Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Vịnh Đỗ Chu

Vịnh Đỗ Chu

Thứ năm - 31/12/2015 12:31
Ltg: Văn xuôi Đỗ Chu uyển chuyển, chữ nghĩa thanh thoát, nhẹ nhàng rất đặc trưng văn xuôi Bắc Hà nhưng rất nhạt với sự hời hợt, phớt Ăng lê trước nỗi đau tột cùng của nhân quần trong chiến tranh dai dẳng huynh đệ tương tàn xương chất thành núi, máu chảy thành sông!  Và tiếc tác phẩm của ông không có tư tưởng gì, chỉ là một thứ tụng ca không mới! Ví như phim Bác Hồ năm 1946, Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Biệt động Sải Gòn, Ván bài lật ngửa, Dòng sông phẳng lặng…
Vậy có thơ rằng:



Đỗ Hoàng


VỊNH ĐỖ CHU


Nhàn nhạt văn xuôi có Đỗ Chu.
Thuộc dòng xưng tụng loại ba xu!
Tum toe mấy chữ kênh bà,
Đốp
Chóp chép vài lời đỡ Bố Cu!
Cứ tưởng đây là quầng điện sáng,
Nào ngờ đấy chính chóp đèn lu.
Văn chương Nam Việt mà như thế.
Không thẹn những thời rạng Đại Ngu!
Hà Nội,  2014
Đ - H

 

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Giữ gìn sự trong sáng thơ Việt - Dịch Vô lối Trúc Thông

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Dịch Vô lối Trúc Thông


Đỗ Hoàng


TRÚC THÔNG VÔ LÔI

    Ltg:  Nhà thơ Tiến sỹ Văn chươg Trần Quang Đạo, nhà thơ Tiến sỹ Triết học Nguyễn Linh Khiếu nói với tôi: “ Vừa qua báo chí, các nhà phê bình tang bốc Trúc Thông lên quá, chúng mình không có mắc mớ gì với ông, ông là người tốt nhưng thơ làm mới của ông hỏng hết, không được cái gì, Đỗ Hoàng nên viết một bài phản biện.
Tôi đáp: “Tôi cũng vậy, anh Thông tốt với mọi người, nhưng thơ làm mới của anh như ma - nơ – canh (tượng gỗ ở các cửa hàng may mặc )! Tôi đã viết bài “Đau chữ không thể thành thi sỹ” và dịch “thơ Vô lối” của Trúc Thông ra thơ Việt  và dịch thơ  Vô lối của những kẻ nhân danh cách tân làm hỏng thơ  Việt”.
Hai Tiến sỹ bảo tiếp: - Cứ viết nhiều vào!
Tôi : Oke! Được ngay!
Văn bản:


          Nhà thơ Trúc Thông

Nguyên bản:

PHẢI LÒNG RỪNG NÚI (1)

Kính tặng nhà giáo Đỗ Đắc Oánh
Bên dòng sông thời gian
Tóc  thầy ngả bạc
 
Thày gieo trong trái tim học trò
Hơn bốn mươi năm qua
Một mối tình tận tụy
Vượt các giáo trình
Thày dạy môn yêu thương
 
Cả đời người sống với vùng cao
Vẫn không quen rượu
Nhưng thay say say
Men tình người
Ôi những bản không thể còn nghèo hơn
Và không thể tốt hơn được thế…
 

Ít dịp xuôi thành phố
Thày mong mong về lại những chiếng xưa
Cơm bày ra gà đã gáy canh ba
Tâm sự bốn mươi năm tới sáng.
Ngắm tóc nhau ngả bạc
Bên màu xanh trong suốt của rừng
(Rút trong tập Vưà đi vừa ở  NHXB Hội Nhà văn 2005)
(1)   Bài in trên báo Văn Nghệ  số 46 ngày 14-11-2015) 
Lới bình:
 Đây là một bài Vô lối nhạt nhẽo, sơ sài, nội dung không có gì. Ca ngợi một ông giáo cắm bản mà chả thấy toát lên hình ảnh nào cảm động, tình cảm nào sâu sắc. Cách lập luận, cách làm mới ra vẻ cách tân càng làm cho bài viết như một thứ của giả, gượng gạo, khô khan, đầy lỗi trong cách cảm, cách nghĩ và dùng từ!
  Trước hết là cách đặt tựa đề.”Phải lòng rừng núi”  Nó hỏng từ câu này. Hai từ “Rừng núi” thì có thể chọn một từ  “Núi” là đủ nghĩa. Còn phải lòng thì người Việt hay dùng cho trái gái yêu nhau. Cô này phải lòng anh kia, anh kia phải lòng ả nọ.  Thày giáo đến dạy chữ là đem phần trí tuệ thiêng liêng đến cho núi. Tình cảm ấy nằm ở phần kính trọng, cao hơn tình cảm trai gái phải lòng nhau. Có thể thày là con của núi cũng không thể nói núi phải lòng thày hay thày phải lòng núi được, dù sau này thày có thể nên duyên với gái núi.
 “Bên dòng sông thời gian”,  nói cái thực bằng cái ảo, dùng một lần có thể hay, dùng một người có thể được; nhưng dùng nhiều lần, nhiều người dùng như  “đi bên mùa thu”, “gấp đêm làm gối cho ngày rạng ra”, “chạm môi Thăng Long nghìn tuổi”, “đẻo tư tương Nit sơ làm guốc mộc”… thì gượng gạo, kém thẩm mỹ! Mà kiểu nói này không mới, người ta đã dung ngàn năm nay, như: “Trâu Yak mang trên lưng mùa thu” (Tạng thư).
  Nhiều người khen chữ gieo, khen Trúc Thông đã đem cái từ chỉ dùng trong nông nghiệp phân gio vào được thơ. Thực ra là hỏng, nó không có gì hay ho ở việc dùng gieo vào con tim học trò. Con tim phải thắp lên, thổi bùng lên, chớp lên, hình ảnh ấy mới lộng lẫy như hình ảnh Đanko lấy tìm mình thắp lửa thổi bùng lên cho mọi người bước qua đầm lầy!. Còn “gieo” thì “gieo mầm” mùa xuân là quá được rồi. Và cũng nên cho chữ “gieo” này dừng lại ở phần phân gio nông nghiệp.

     “Vượt các giáo trình

      Thày dạy môn yêu thương”

Đây là kiểu nói hàm hồ, nói lấy được. Kiểu nói của người không hiểu nghề dạy học! Chưa một người thày nào, cô nào giỏi đến mức dạy hết giáo trình dạy học, dù giáo trình dạy học từ thời phong kiến để lại. “Thày dạy môn yêu thương” tưởng là kiểu nói làm mới nhưng nó cũ rich và phản cảm. Kiểu nói của đứa trẻ lên ba chưa đi học. Không có môn nào trong các giáo trình của xưa và nay không là môn yêu thương.
Văn ngày xưa cha ông dạy:
“Thương người như thể thương thân
Thấy người hoạn nạn thì thương”…
…”Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Lấy chi đền nỗi khó khăn
Thôi thôi ta lên non gánh đá về xây lăng phụng thờ!”
…”Mụ cài chài (ngư dân) thả con cá long còng cong,
Thương anh đứt tấm ruột, tấm lòng ơi anh ơi!”...
…”Một ngàn ba mươi vạn thằng Tây
Thảm thương cái mụ ăn mày cái xách cái bị loọng toòng, tọ tè ti te tọ tọ tè ti ti tè!
 
Và nay:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt
Lao động tốt”
(Hồ Chí Minh)
Đó không phải môn yêu thương là gì?
   Đấy là chưa kể các môn Luân lý, Đạo đức, Công dân, Chính trị. Ngay môn toán chỉ là con số nhưng cũng tràn đầy yêu thương:
“Mắt em nhìn ngấp nghé góc anpha”
“Bắt được quả tang, sin nằm trên cos”
Hay: “Bên nhà nghe tiếng nói dân công
Thảo luận cùng nhau việc gánh gồng 
Một người hai gánh thừa một gánh
Hai người sáu gánh bốn người không.
Chiến trường bộ đội đang cần đạn
Tính số dân công, số gánh gồng?”
Câu tiếp:
“Cả đời người sống ở vùng cao
Vẫn không quen rượu…”
Câu này Trúc Thông muốn khen ông giáo cắm bản ở với dân vùng cao đầy rượu chè như ông vẫn “trong sạch” không nhuốm hơi men. Tưởng thế là đạo đức lắm, thanh cao lắm. Nhưng nhầm. Phàm con người, ngay cả con vật, thần kinh tốt, tố chất thông minh, sức khỏe hoàn hảo đều rất thích chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, hê rô in, đực cái…). Những bậc kiệt hiệt họ biết dùng và biết dừng. Chỉ những anh lại giống, ẻo lả, nửa đàn ông, nửa đàn bà mới kiêng các món trên. Ngay cả phụ nữ khỏe mạnh, thông minh cũng xài được các thứ ấy. Ông giáo cắm bản của Trúc Thông chắc là pede Thái Lan (!). Giả dối hết mực, sượng sạo hết mực, mậu dịch hết mức! 
   Hai câu này sai không thể chữa được:
“Ở những bản không thể còn nghèo hơn
Và không thể tốt hơn được thế”
Trúc Thông chưa đến bản Là Si của người La Hủ trên biên giới Việt – Trung thuộc địa phận huyện Mường Tè, Lai Châu. Bản không có thày đến dạy như bản của Trúc Thông. Ngườiì ta ở trong túp tranh lá vàng và ăn rễ cây, giun đất, chuột sóc làm gì có trường, có lớp. Bản Là Si sẽ nghèo hơn bản trên là cái cái chắc! nói lấy như thế nên cho điểm không về chỗ!
  Mà bản nghèo ăn không đủ thì giúp ai? Làm sao tốt hơn bà mẹ người Hy Lạp suốt tuần, suốt tháng nấu cơm, đưa thực phẩm, thức ăn, lều bạt cho người tỵ nạn bơi qua Đại Trung Hải thoát vòng I S vừa qua!
   Trong bài câu nào cũng sượng sùng lên gân, sai bét về mặt tâm lý tình cảm. Nhiều câu sáo rỗng dở hơn cả câu văn xuôi:
“Nhưng thày say say
Men tình người”
Có nhiều câu quá dở:
“Một mối tình tận tụy”
 “Phải lòng rừng núi” là một bài thơ Vô lối của Trúc Thông không có giá trị gì,thơ Vô lối của Trúc Thông không có giá trị gì.  Ông phải chuốc lấy sự thất bại thảm hại trong đời thơ của mình!
Như:
“Vỹ nhân công sức còn lại
Càn khôn muôn thế rộng dài
Hòn đá bên đường thành bại
Mỉm cười tay trắng đời trai!
(Đỗ Hoàng)
Đời thơ Trúc Thông thực là tay trắng!
Dịch ra thơ Việt:
Đỗ Hoàng
 
VỚI NÚI
 
Theo dòng sông thời gian
Tóc thày giờ ngả bạc
Thày là người gieo hạt
Mầm xanh tim học trò!
Hơn bốn mươi năm qua
Yêu ghề vẫn nồng mặn
Thức cùng trang giáo án
Lời thày, lời yêu thương!
 
Cả đời gắn vùng cao
Tình nồng như ché rượu
Những cái say muốn níu
Dào dạt men tình người.
Ôi những bản tận nghèo
Ai dám so lòng tốt?
Phố phường thày xuống ít
Chỉ mong về chiềng xưa.
 
Và cơm trong tiếng gà
Chuyện một đời tới sáng
Ngắm tóc nhau bạc trắng
Bên màu xanh núi rừng!
 
Hà Nội ngày 27 – 12 – 2015
Đ - H
 
 
 
 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Diệt khủng bố IS

Diệt khúng bố IS

Thứ ba - 22/12/2015 10:47


DIỆT KHỦNG BỐ IS

Lts: Không chỉ loài người, muôn vật vẫn có hình thái khủng bố. Loài người từ nguyên thủy đến nay khủng bố luôn luôn xảy ra..Không chỉ kẻ yếu mới dùng khủng bố, kẻ mạnh cũng tận dụng hết công lực của loại này. Thể chế chính trị nào cũng có  quốc gia nào cũng có. Nó chỉ biểu hiện dạng này hay dạng khác mà thôi. Thời xưa và thời nay người ta còn dùng động vật thay người khủng bố, như các trại huấn luyện denphin (cá heo) mang mìn bom, thậm chi mang nguyên tử để hủy diệt đối phương. Bởi thế cái IS nước tự xưng bé như mắt muỗi mà các siêu cường không làm gì nỗi. Vì ông nào cũng có lò đào tạo trùm khủng bố.  Giet tap po, SS Quốc xã Đức, CIA Mỹ, KGB Nga, Phòng Nhì Pháp,  Du kích Tàu, tình báo Hoa Nam Trung Quốc, đặc nhiệm , đặc công, biệt động thành Việt Nam… nên hoà cả làng!

Vậy có rằng:

Đỗ Hoàng

 DIỆT KHỦNG BỐ IS

IS cha sinh IS con.
Văn minh nhân loại bị no đòn.
Đoàng đoàng lựu đạn quăng tan núi,
Ục ục mìn mo giật nát non!
Máu thắm người hiền rơi lả tả,
Xương tươi cây cỏ rớt long ton!
Diệt bầy khủng bố nên trừ gốc.
Những cái lò sinh đẻ sỏn sòn!
 
Hà Nội, ngày 18 – 12 – 2015
Đ - H
 

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Vịnh Vũ Khiêu






Vịnh Vũ Khiêu

Chủ nhật - 13/12/2015 07:03

Đỗ Hoàng


VỊNH VÚ KHIÊU
“Giả Giáo sư mãn kiếp bút nô, điếm nhục tiên hiền Vũ tộc
Ngụy anh hùng thân khuyển mã tu tàn liệt tổ Đặng gia”
Đào Thái Văn

Giá dạng Giáo sư lắm kế điêu
Văn nô  thời thượng quả gian liều.
Đặng tông đổi họ theo chân cọp,
Vũ tộc thay tên lủi vuốt miêu!
Múa mép cùng quan trò vét đĩa,
Lu loa với lại chước vơ niêu
Anh hùng bán chữ , tiền lên giá.
Đời rởm sinh ra bác Vũ Khiêu!



Hà Nội ngày 12 – 12 – 2015
Đỗ  Hoàng



 

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Triệu Lam Châu viết về Đỗ Hoàng

NHÀ THƠ TRIỆU LAM CHÂU VIẾT VỀ ĐỖ HOÀNG



Trieulamchau Caobang

CẢM PHỤC NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Loại thơ vô lối đang hoành hành (Lời của Nhà thơ Đỗ Hoàng). Là một người yêu thơ chân chính, Triệu Lam Châu tôi rất buồn khi cả một guồng chính thống Văn học - thơ ca của nước nhà (Bao gồm Đài phát thanh – Truyền hình quốc gia, Các toàn soạn Báo Nhân dân – Quân đội nhân – Công an nhân dân – Các Báo và Tạp chí Văn nghệ từ trung ương tới địa phương…) mà không có một ai hay Báo hay Đài nào lên tiếng bảo vệ quyết liệt Sự trong sáng của thi ca Việt Nam ngàn năm thiêng liêng. Chỉ có mỗi cá nhân Nhà thơ Đỗ Hoàng lên tiếng MỘT CÁCH CƯỜNG TRÁNG VÀ HÙNG VĨ VÔ SONG VỚI KIẾN THỨC UYÊN BÁC CỦA MÌNH dịch thơ Việt ra thơ Việt.
Trong các nền thi ca của nhân loại từ trước tới nay, có lẽ Nhà thơ Đỗ Hoàng là người đầu tiên phát kiến ra một kiểu dịch độc đáo nhất: Dịch thơ tiếng mẹ đẻ ra tiếng mẹ đẻ!
Tôi nghĩ đấy là một nỗi đau, có lẽ cũng thuộc loại đau nhất thế giới trong lĩnh vực sáng tạo thi ca!
Tôi xin khẳng định rằng: Lịch sử thi ca nước nhà mai sau sẽ ghi công Nhà thơ Đỗ Hoàng là MỘT ANH HÙNG ƯU TÚ NHẤT trong sự nghiệp bảo vệ sự trong sáng của nền thơ Việt Nam ngàn năm thiêng liêng!
Kính chúc Nhà thơ Đỗ Hoàng mạnh khoẻ và tiếp tục thành công trong sự nghiệp quang vinh có một không hai của mình trên thế gian này! (6/12/2015)
  Nhà thơ Triệu Lam Châu

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Dịch Vô lối của Nguyễn Phan Quê Mai ra Thơ Việt

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Dịch Vô lối  Nguyễn Phan Quê Mai



Lts: Nguyễn Phan Quế Mai thông dịch tiếng Anh. Tiếng Anh của chị chắc giỏi, nhưng tiếng Việt của chị khi sử dụng làm thơ thì quá xoàng! Chị thừa biết tiếng Anh đa âm. Môt từ của nó như một câu thơ. Nên vần điệu trong tiếng Anh (và các ngôn ngữ châu Âu) được đặt hàng thứ yếu. Tiếng Việt thì ngược lại, vần điệu trong câu thơ rất quan trọng. Làm thơ không vần trong tiếng Việt là cuộc Cách mạng ngôn ngữ thơ. Một bài thơ tiếng Việt không vần thành công là viên ngọc quý. Cha ông ta đã từng làm hàng nghìn năm nay. Làm thơ không vần không mới. Nguyễn Phan Quế Mai và nhiều tác giả khác làm thơ không vần và không mấy ai thành công. Nhà thơ Đỗ Hoàng dịch thơ  tiếng Việt của chị ra Thơ Việt để giữ gìn sự trong sáng Thơ Việt. Xin gới thiệu cùng đọc giả.
   vannghecuocsong.com                                      
 
Nguyên bản:
QUÊ NGOẠI
 
Bẹ chuối gầy trở mình
Khu vườn đầy gió
Quê ngoại những bàn chân lam lũ
Những bước chân không ngủ
Rợp giấc mơ tôi những năm tháng đi xa
 
Lời ru bà tôi hời trên những cụm tre già
Giếng nước cạn hốc mắt tôi đầy nước
Bước ra từ cổ tích
Dáng bác tôi gầy xuyên chiêm bao
 
Hoa sim ơi đâu tuổi thơ của mẹ?
Sông Lam ơi nước có chảy về nguồn?
Sau năm mươi sáu năm Núi Đại Huệ xanh hơn vì bàn tay rướm máu của mẹ?
Những bàn tay nhỏ bé
Tự che chống mình qua bão dông, trừng phạt
Những bàn tay tay tự cất lên tiếng hát
Gọi hoa sim về nở tím chân đồi
 
Mẹ cõng phận mồ côi
Vượt núi rừng cắt ngang thung lũng
Những bàn chân vẫn trũng vào chiều
Tôi trở về nằm cuộn mình bên bàn chân của mẹ
Những bàn chân quê ngoại tôi lam lũ
Rưng rưng
nở tím
những lưng đồi
N – P -  Q – M
(*) Bài in trên báo Văn nghệ số 46 (ngày 14 – 11 -2015)
 
Đỗ Hoàng dịch:
 
QUÊ NGOẠI

Bẹ chuối gầy trở mình
Trong khu vườn đầy gió
Quê ngoại hiền lam lũ
Rợp mơ tôi ngày xa!
 
Bà hời ru tre già
Giếng mắt tôi đầy nước!
Bước ra từ cổ tích
Quê gầy xuyên chiêm bao!
 
Tuổi sim mẹ ở đâu?
Sông Lam ơi, nguồn cội!
Sáu mươi năm Núi Đợi
Nhờ tay mẹ xanh hơn
 
Bàn tay gầy nhỏ bé
Chống chọi cả bão dông!
Bàn tay cất tếng hát
Hoa sim tím cầu vồng!
 
Mẹ cõng phận mồ côi
Vượt rừng nghìn thung lũng
Dáng mẹ hiền nhỏ nhoi
Chân bước làm chiều trũng!
 
Quê ngoại bao thương yêu
Con về quấn chân mẹ
Những bàn chân trần thế
Rưng rưng tím lưng đồi!
 
Hà Nội ngày 1 – 12 – 2015
Đ - H

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

BỌ LẬP TÙ SƯỚNG

Nhà văn Nguyễn Quang Lập là nhà văn viết “ ta thắng địch thua”. Ông nổi tiếng với chuyển thể các truyện của nhà văn khác ra kịch hoặc phim. Tôi nhớ ông viết truyện ngắn “ Người lính hay nói trạng” nhân đọc truyện trạng Vĩnh Hoàng. Chuyện thế này: - Một anh bộ đội cao xạ bị hàng ngàn hàng vạn đạn 14 ly 5 của mày bay Mỹ găm vào đầu, đến khi chải tóc nó rơi ra một đống như chấy, rồi cười ha hả coi như không. Nguyễn Khoa Điềm lúc ấy Thư ký hội văn nghệ Bình Trị Thiên mời lên trụ sở 26 - Lê Lợi – Huế khen nức nở. Lập sướng như điên.
Khi nghe ông tướng X ở Quảng Trị rút ra Bộ Công an, ký quyết định bắt giam Lập, tôi viết ngay bài thơ thơ: BỌ LẬP bị tù nhằm bày tỏ chính kiến là không nên bắt tù nhà văn, dù nhà văn đó chống Cộng sản. Huống gì Bọ Lập lúc đó vẫn là Đảng viên và viết vẫn là “Ta thắng địch thua”.
Nhưng vừa rôi Bọ Lập ra tù kể với anh em ngoài Hà Nội là : “Không biết may mắn thế nào khi người ta giam ông với tù thường phạm (đầu gấu), ông được tôn vinh là Đại Bàng. Và sướng hơn Vua thật!
Tôi cũng có thơ.
Xin post hai bài lên:
Đỗ Hoàng
BỌ LẬP BỊ TÙ
Nghe tin Bọ Lập bị còng tay
Bắt đến nhà văn thực xót thay
Đối mũi bạo quyền chơi mặt thớt,
Giơ đầu ác bá chọi dao phay!
Tự do cho nước bao thây đổ,
Độc lập dâng đời vạn trôốc bay!
Xin rán vài năm mùi ngục tối
Danh truyền hơn vạn cái mề đay!
Hà Nội 2015
BỌ LẬP TÙ SƯỚNG
Bọ Lập ngồi tù sướng lắm thay!
Đế vương độc trị chẳng so tày
Ngày xia mấy ổng khom nâng cẳng,
Đêm ngủ bao o ngửa nắn tay!
Trà ngát lưu ly chưa thể tỉnh,
Rượu nồng xị đế vẫn còn say!
Ở tù như thế choa xin ở
Trăm lạy tứ phương cuộc thế này!
Hà Nội ngày 15 – 11 – 20`15
Đ - H

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Dịch Thơ Việt ra Thơ Việt - Dịch thơ Mã Giang Lân

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT

DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT


Lts: Như có lần đã viết về Nhà thơ Mã Giang Lân, ông cố làm mới nhưng càng sa vào lẩn thẩn,hết văn nô đến vô lối, khập khễnh, ăn cắp thi hữu, hoặc bê nguyên xi tiêng nước ngoài . Đó là một  việc hết sức tệ hại của một người Việt bình thường, không nói đến nhà giáo, nhà thơ.
Điển  hình bài BAIYOKE SKY HOTEL
Đây là bài viết sơ sài nó chỉ là tự thuật của một người có đi qua Bangkok và qua Đức. Những người làng tôi qua Đức bồng cháu cho con xuất khẩu lao động đều đi được. Họ quá giang Bangkok rồi sang Beklink.
Hồ Chủ tịch nói: “Tiếng ta có nên dùng tiếng ta, lúc nào tiếng ta không có  thì mới vay mươn tiếng nước ngoài”. Từ  hotel (hâu theo) – tiếng Anh ta có đầy: âm Hán Vi ệt – có khách sạn, điếm phạn, lữ quán, tiếng Việt có nhà trọ, nhà  nghỉ, quán cơm. Hotet cũng là anh em họ Nhà nghỉ, Nhà thổ….
Nguyên bản:
Mã Giang Lân



BAIYOKE SKY HOTEL

Chiếc bút chì
                 dựng đứng
viêt lên trời xanh
Baiyoke sy hotel
300 mét
84 tầng
Đêm Bangkok xoay quanh
 
Tầng 84 xoay quanh
chiếc cối xay nặng nề xay thóc
văn minh lúa nước phương Đông
 
Tôi đã ngồi tầng chót
365 mét cao
Tháp truyền hình nước Đức
Cốc café êm ru trên tay
 
Ước sao vọng tới quê nhà
nỗi niềm Bangkok
chiếc cối xay
quay
mệt nhọc…
 
Đêm chin rồi
dưới kia sao rụng đầy đường phố
Bangkok 8- 2004:
 
 
Đỗ Hoàng dịch ra Thơ Viêt:
Mặc dầu khách sạn Baiyoke của Thái Lan rất nổi tiếng ai muốn đặt phòng nghỉ cũng được,nhưng so sánh nó là chiếc bút chì thì rất phản cảm. So nó cái linga khổng lồ thì đúng hơn! Nhà nghỉ, nhà thổ ai cho viết lên trời xanh. Chỉ có Tháp Bút mới được viết lên trời xanh!

NHÀ NGHỈ NỐI BẦU TRỜI

Chiếc bút chì dựng đứng (*)
Viết tên lên cao xanh
“Nhà nghỉ nối bầu trời”
Gần trăm tầng sừng sững
Đêm Bangkok xoay quanh
 
Tầng 84 xoay quanh
Chiếc cối xay mệt  nhọc
Đang nặng nề xay thóc
Kiểu lúa nước phương Đông!
 
Tôi đã ngồi tầng chót
Gần bốn trăm mét cao
Tháp truyền hình nước Đức
Nhấm café ngọt ngào.
 
Ước vọng tới quê nhà
Nỗi niềm này Bangkok
Chiếc côi quay mệt nhọc
Đêm, đêm!  Đêm chin rồi
 
Dưới sao rơi vàng ngọc!
 
Hà Nội tháng 10 năm 2015
Đ – H
 
(*) Có thể so sánh:

Chiếc linga dựng đứng
Phóng tên lên trời xanh
Nhà nghỉ nối Bầu trời
Đêm Bangkok xoay quanh.