Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Giữ gìn sự trong sáng thơ Việt - Dịch Vô lối Trúc Thông

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Dịch Vô lối Trúc Thông


Đỗ Hoàng


TRÚC THÔNG VÔ LÔI

    Ltg:  Nhà thơ Tiến sỹ Văn chươg Trần Quang Đạo, nhà thơ Tiến sỹ Triết học Nguyễn Linh Khiếu nói với tôi: “ Vừa qua báo chí, các nhà phê bình tang bốc Trúc Thông lên quá, chúng mình không có mắc mớ gì với ông, ông là người tốt nhưng thơ làm mới của ông hỏng hết, không được cái gì, Đỗ Hoàng nên viết một bài phản biện.
Tôi đáp: “Tôi cũng vậy, anh Thông tốt với mọi người, nhưng thơ làm mới của anh như ma - nơ – canh (tượng gỗ ở các cửa hàng may mặc )! Tôi đã viết bài “Đau chữ không thể thành thi sỹ” và dịch “thơ Vô lối” của Trúc Thông ra thơ Việt  và dịch thơ  Vô lối của những kẻ nhân danh cách tân làm hỏng thơ  Việt”.
Hai Tiến sỹ bảo tiếp: - Cứ viết nhiều vào!
Tôi : Oke! Được ngay!
Văn bản:


          Nhà thơ Trúc Thông

Nguyên bản:

PHẢI LÒNG RỪNG NÚI (1)

Kính tặng nhà giáo Đỗ Đắc Oánh
Bên dòng sông thời gian
Tóc  thầy ngả bạc
 
Thày gieo trong trái tim học trò
Hơn bốn mươi năm qua
Một mối tình tận tụy
Vượt các giáo trình
Thày dạy môn yêu thương
 
Cả đời người sống với vùng cao
Vẫn không quen rượu
Nhưng thay say say
Men tình người
Ôi những bản không thể còn nghèo hơn
Và không thể tốt hơn được thế…
 

Ít dịp xuôi thành phố
Thày mong mong về lại những chiếng xưa
Cơm bày ra gà đã gáy canh ba
Tâm sự bốn mươi năm tới sáng.
Ngắm tóc nhau ngả bạc
Bên màu xanh trong suốt của rừng
(Rút trong tập Vưà đi vừa ở  NHXB Hội Nhà văn 2005)
(1)   Bài in trên báo Văn Nghệ  số 46 ngày 14-11-2015) 
Lới bình:
 Đây là một bài Vô lối nhạt nhẽo, sơ sài, nội dung không có gì. Ca ngợi một ông giáo cắm bản mà chả thấy toát lên hình ảnh nào cảm động, tình cảm nào sâu sắc. Cách lập luận, cách làm mới ra vẻ cách tân càng làm cho bài viết như một thứ của giả, gượng gạo, khô khan, đầy lỗi trong cách cảm, cách nghĩ và dùng từ!
  Trước hết là cách đặt tựa đề.”Phải lòng rừng núi”  Nó hỏng từ câu này. Hai từ “Rừng núi” thì có thể chọn một từ  “Núi” là đủ nghĩa. Còn phải lòng thì người Việt hay dùng cho trái gái yêu nhau. Cô này phải lòng anh kia, anh kia phải lòng ả nọ.  Thày giáo đến dạy chữ là đem phần trí tuệ thiêng liêng đến cho núi. Tình cảm ấy nằm ở phần kính trọng, cao hơn tình cảm trai gái phải lòng nhau. Có thể thày là con của núi cũng không thể nói núi phải lòng thày hay thày phải lòng núi được, dù sau này thày có thể nên duyên với gái núi.
 “Bên dòng sông thời gian”,  nói cái thực bằng cái ảo, dùng một lần có thể hay, dùng một người có thể được; nhưng dùng nhiều lần, nhiều người dùng như  “đi bên mùa thu”, “gấp đêm làm gối cho ngày rạng ra”, “chạm môi Thăng Long nghìn tuổi”, “đẻo tư tương Nit sơ làm guốc mộc”… thì gượng gạo, kém thẩm mỹ! Mà kiểu nói này không mới, người ta đã dung ngàn năm nay, như: “Trâu Yak mang trên lưng mùa thu” (Tạng thư).
  Nhiều người khen chữ gieo, khen Trúc Thông đã đem cái từ chỉ dùng trong nông nghiệp phân gio vào được thơ. Thực ra là hỏng, nó không có gì hay ho ở việc dùng gieo vào con tim học trò. Con tim phải thắp lên, thổi bùng lên, chớp lên, hình ảnh ấy mới lộng lẫy như hình ảnh Đanko lấy tìm mình thắp lửa thổi bùng lên cho mọi người bước qua đầm lầy!. Còn “gieo” thì “gieo mầm” mùa xuân là quá được rồi. Và cũng nên cho chữ “gieo” này dừng lại ở phần phân gio nông nghiệp.

     “Vượt các giáo trình

      Thày dạy môn yêu thương”

Đây là kiểu nói hàm hồ, nói lấy được. Kiểu nói của người không hiểu nghề dạy học! Chưa một người thày nào, cô nào giỏi đến mức dạy hết giáo trình dạy học, dù giáo trình dạy học từ thời phong kiến để lại. “Thày dạy môn yêu thương” tưởng là kiểu nói làm mới nhưng nó cũ rich và phản cảm. Kiểu nói của đứa trẻ lên ba chưa đi học. Không có môn nào trong các giáo trình của xưa và nay không là môn yêu thương.
Văn ngày xưa cha ông dạy:
“Thương người như thể thương thân
Thấy người hoạn nạn thì thương”…
…”Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Lấy chi đền nỗi khó khăn
Thôi thôi ta lên non gánh đá về xây lăng phụng thờ!”
…”Mụ cài chài (ngư dân) thả con cá long còng cong,
Thương anh đứt tấm ruột, tấm lòng ơi anh ơi!”...
…”Một ngàn ba mươi vạn thằng Tây
Thảm thương cái mụ ăn mày cái xách cái bị loọng toòng, tọ tè ti te tọ tọ tè ti ti tè!
 
Và nay:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt
Lao động tốt”
(Hồ Chí Minh)
Đó không phải môn yêu thương là gì?
   Đấy là chưa kể các môn Luân lý, Đạo đức, Công dân, Chính trị. Ngay môn toán chỉ là con số nhưng cũng tràn đầy yêu thương:
“Mắt em nhìn ngấp nghé góc anpha”
“Bắt được quả tang, sin nằm trên cos”
Hay: “Bên nhà nghe tiếng nói dân công
Thảo luận cùng nhau việc gánh gồng 
Một người hai gánh thừa một gánh
Hai người sáu gánh bốn người không.
Chiến trường bộ đội đang cần đạn
Tính số dân công, số gánh gồng?”
Câu tiếp:
“Cả đời người sống ở vùng cao
Vẫn không quen rượu…”
Câu này Trúc Thông muốn khen ông giáo cắm bản ở với dân vùng cao đầy rượu chè như ông vẫn “trong sạch” không nhuốm hơi men. Tưởng thế là đạo đức lắm, thanh cao lắm. Nhưng nhầm. Phàm con người, ngay cả con vật, thần kinh tốt, tố chất thông minh, sức khỏe hoàn hảo đều rất thích chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, hê rô in, đực cái…). Những bậc kiệt hiệt họ biết dùng và biết dừng. Chỉ những anh lại giống, ẻo lả, nửa đàn ông, nửa đàn bà mới kiêng các món trên. Ngay cả phụ nữ khỏe mạnh, thông minh cũng xài được các thứ ấy. Ông giáo cắm bản của Trúc Thông chắc là pede Thái Lan (!). Giả dối hết mực, sượng sạo hết mực, mậu dịch hết mức! 
   Hai câu này sai không thể chữa được:
“Ở những bản không thể còn nghèo hơn
Và không thể tốt hơn được thế”
Trúc Thông chưa đến bản Là Si của người La Hủ trên biên giới Việt – Trung thuộc địa phận huyện Mường Tè, Lai Châu. Bản không có thày đến dạy như bản của Trúc Thông. Ngườiì ta ở trong túp tranh lá vàng và ăn rễ cây, giun đất, chuột sóc làm gì có trường, có lớp. Bản Là Si sẽ nghèo hơn bản trên là cái cái chắc! nói lấy như thế nên cho điểm không về chỗ!
  Mà bản nghèo ăn không đủ thì giúp ai? Làm sao tốt hơn bà mẹ người Hy Lạp suốt tuần, suốt tháng nấu cơm, đưa thực phẩm, thức ăn, lều bạt cho người tỵ nạn bơi qua Đại Trung Hải thoát vòng I S vừa qua!
   Trong bài câu nào cũng sượng sùng lên gân, sai bét về mặt tâm lý tình cảm. Nhiều câu sáo rỗng dở hơn cả câu văn xuôi:
“Nhưng thày say say
Men tình người”
Có nhiều câu quá dở:
“Một mối tình tận tụy”
 “Phải lòng rừng núi” là một bài thơ Vô lối của Trúc Thông không có giá trị gì,thơ Vô lối của Trúc Thông không có giá trị gì.  Ông phải chuốc lấy sự thất bại thảm hại trong đời thơ của mình!
Như:
“Vỹ nhân công sức còn lại
Càn khôn muôn thế rộng dài
Hòn đá bên đường thành bại
Mỉm cười tay trắng đời trai!
(Đỗ Hoàng)
Đời thơ Trúc Thông thực là tay trắng!
Dịch ra thơ Việt:
Đỗ Hoàng
 
VỚI NÚI
 
Theo dòng sông thời gian
Tóc thày giờ ngả bạc
Thày là người gieo hạt
Mầm xanh tim học trò!
Hơn bốn mươi năm qua
Yêu ghề vẫn nồng mặn
Thức cùng trang giáo án
Lời thày, lời yêu thương!
 
Cả đời gắn vùng cao
Tình nồng như ché rượu
Những cái say muốn níu
Dào dạt men tình người.
Ôi những bản tận nghèo
Ai dám so lòng tốt?
Phố phường thày xuống ít
Chỉ mong về chiềng xưa.
 
Và cơm trong tiếng gà
Chuyện một đời tới sáng
Ngắm tóc nhau bạc trắng
Bên màu xanh núi rừng!
 
Hà Nội ngày 27 – 12 – 2015
Đ - H
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét