Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Đan rỗ Lê Thành Nghị...

ĐAN RỖ LÊ THÀNH NGHỊ BỐC THƠM – NGUYỄN KHOA ĐIỀM "KHAO KHÁT ĐẾN NHỮNG MIỀN TRONG XANH"
"Lê Thành Nghị dân đi cày
Phê bình thơ phú đã bay về trời"
Rốt cuộc Lê Thành Nghị chẳng được cái gì. Chỉ còn lại giàu có!
vannghecuocsong.com
Đỗ Hoàng
Đan rỗ (1) Lê Thành Nghị vừa viết một bài “Nguyễn Khoa Điềm khao khát đến những miền trong xanh” (2). Bài viết khá dài nhằm tâng bốc, tụng ca ông quan to Nguyễn Khoa Điềm đứt gánh giữa chừng đã về vườn!
Bài viết chọn trong tập vô lối Cõi Lặng và những bài lẻ in trên các tạp chí báo giấy và tạp chí, báo mạng, công và tư để ca ngợi. Việc khen chê là quyền của mối người. Khen đúng, chê đúng thì bạn đọc tán thưởng, khen không đúng, chê không đúng thì bạn đọc phê phán trở lại. Điều ấy cũng bình thường trong văn giới. Bởi vì văn chương vô bằng cứ. Thời này khen, thời sau không khen, thế lực này thích, tầng lớp khác không thích. Không sao cả. Còn cái hay thì muôn đời ngưỡng mộ!
Chỉ biết rằng tập vô lối Cõi Lặng và những bài viết sau khi hồi hưu của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một sự tiếc nuối quyền lực, bổng lộc, một sự uất ức, bực tức khi mình phải rời ngôi vị quyền lực to đùng, ngôi vị hái ra vàng tấn, ngọc tạ. (Đọc Cõi Lặng – Một tập sách yếu kém dưới trung bình – Đỗ http://xn--hong-vannghecuocsong-xwb.com/)
Để bạn đọc khỏi mất thì giờ xin đi thẳng vào những câu Đan rổ Lê Thành Nghị trích dẫn để tâng bốc!
Trích dẫn câu “Mải miết trên hoạn lộ” của một ông quan to để khen thơ quan là không nên. Nguyên văn: “Anh mải miết trên đường hoạn lộ/ Ngảnh về quê hư ảo một vầng trăng” (Viết cuối năm).
Một người đam mê làm quan say hơn cả thuốc phiện, Nguyễn Khoa Điềm không dấu việc này. Ông nói toạc móng heo ra giữa thanh thiên bạch nhật, đảng viên ăn trước đồng bào, những thằng thấp học lại cao ghế ngồi.. Chứ không như nhiều kẻ khác “tôi làm cán bộ, làm cách mạng, tôi là công bộc của dân, tôi vì dân, vì nước, tôi không động cái kim sợi chỉ của dân, đạn bom chết chóc tôi lên trước, làmg nước theo sau, ăn nhậu tôi đi sau đồng bào đi trước…”. Nguyễn Khoa Điềm nói thẳng bằng thơ, ông đếch sợ hại uy tín đảng ông. Kệ! “Cứ thi dĩ nhôn chí cái đã”. Cho thỏa bong bóng! Nhưng ông có đảng viên đâu, ông bị tố cáo không đảng viên luồn sâu leo cao vào Đảng Cộng sản Việt Nam (3)
Dù Nguyễn Khoa Điềm chân tình bộc lộ mộng quan lại của mình một cách thành thật, người phê bình cũng không nên trích ra mà nịnh. Đấy là chưa kể một ông trùm tư tưởng – văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự vạch mặt nạ giả dối của mình ra để cho
bàn dân thiên hạ thấy bản chất thực của ông quan ta còn tệ hơn vạn lần ông quan phong kiến.
Ông quan phong kiến còn dè dặt hơn:
“Chưa được làm quan những ước quan
Làm quan mới biết khó vô vàn”
(Dặn con – Nguyễn Khuyến)
Quan lại – nhưng kẻ trị dân ngày xưa quá xấu xa để lại nhiều nỗi khiếp sợ cho đân lành:
“Miệng quan trôn trẻ”
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
“Bộ Binh bộ Hộ bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”
(Ca dao)
Từ thuở ấu trò đi học, các thầy cô dạy chúng ta đều nói quan lại chỉ phong kiến đế quốc là bầy xấu xa, không ai gọi cán bộ cách mạng như : Chủ nhiệm hợp tác xã, chủ tích xã, chủ tịch huyện, tỉnh là quan. Mà là “Anh cán bộ thì tôi bộ đội, anh xí nghiệp thì tôi dân cày cùng chung xây phong trào, chung xây phong trào đi lên…” (Lời bài hát Việt, nhạc Trung).
Lên một vài lớp nữa thì các cô thầy cho chúng ta biết thêm: Quan là chức quan, mỗi người giữ một việc gì để trị nước đều gọi là quan.(Hán Viêt từ điển – Thiều Chửu – NXB Văn hóa – Thông tin năm 2009)
Hoạn là làm quan – (Từ điền Hán Việt – Thiều Chửu – NXB Văn hóa Thông tin năm 2009)
Hoạn là nghề làm quan
Họan lộ - Hoạn đồ là đường công danh của bọn quan lại phong kiến – (Từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội năm 1967).
Vì quan lại phong kiến xấu như thế nên người Cách mạng không gọi là quan mà gọi cán bộ hoặc chức vị họ nắm giữ ví dụ như: Ông Trạch Văn Đoành, chủ tịch xã, ả Lê Thị Mẹt chủ tịch huyện… Và các từ quan lại, hoạn lộ không có trong giao tiếp , trong sách vở trong thơ ca Cách mạng. Chỉ trừ khi nói đến đế quốc phong kiến mới dùng đến chúng. Thơ ca Cách mạng sạch bóng các từ quan lại, hoạn lộ, tri huyện tri phủ, tổng đốc, tuần vũ, cửu phẩm…
Anh mải mê hoạn lộ thì làm sao anh đồng cảm nổi đau của nhân quần, anh là sao “đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác, dân đói khổ cơ hàn, thơ chết áo đắp mặt (Phùng Quán). Còn anh đã mải miết đi với quan thì thơ vô cùng lạnh nhạt, dân ứa lệ cơ hàn, quan sống vàng lút mặt!
Bài “Đi bên mùa thu” in tạp chí Sông Hương lần đầu từ thập kỷ 80 thế kỷ trước là bài thơ chẳng hay ho gì nếu chẻ sợi tóc ra làm tư thì lắm thứ rắc rối. Vì nó sống sượng khômg môt âm ba nên người ta quên đi, bây giờ Đan rỗ Lê Thành Nghị lại trích dẫn:
“Đã rung lên như lửa cháy
Một mùa thu đã chết tận xa xôi
Cho tôi sống bồi hồi
Trên chân trời rung cảm khác”
(Đi bên mùa thu)
“Tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986) gồm những bài viết trong khoảng 10 năm sau chiến tranh. Vẫn còn xốn xang trong tâm hồn trước cái đẹp. Mùa thu và cô gái mặc áo vàng”.(Đan rỗ Lê Thành Nghị - Bài đã dẫn) Và tán tiếp: “Như để chuẩn bị cho khoảng lặng, hát một lời buồn có ưu tư của đắng cay từng trãi nhưng cũng đầy lạc quan vốn vậy.”
Thế hệ cha anh, thế hệ mình đã làm cho mùa thu sống lại, anh không rán mà xây đắp, anh bỏ mặc kệ nó xác xơ để mơ về “chân trời rung cảm khác”. Hóa ra cái mùa thu anh có được không đáng sống chút nào! Nguyễn Khoa Điềm đáng phê phán rồi nhưng Đan rỗ Lê Thành Nghị đáng phê phán hơn. “Người nói đi không hại, nhắc lại mới nguy!”
Đan rỗ Lê Thanh Nghị trích tiếp:
“Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng”
(Hy vọng)
Hai câu này không phải thơ, nó là một chút sám hối của kẻ đã từng làm nhiều điều ác. Khi đương chức, đương quyền thì anh ra lệnh đốt sách, cấm xuất bản , cấm in ter net, cấm mạng, cấm tự do báo chí, đàn áp dân chủ tự do, đấy nhiều văn nhân vào tù, làm nhiều thi sỹ văn nhân sống dở chết dở, đánh quá nhiều dự án ma để chia chác…Nay về vườn anh mới ngộ ra một vài điều hiền lương nhưng nó quá muộn và quá lạc lõng!
Chưa hết Đan rỗ Lê Thành Nghị còn trích tiếp những câu đại sáo, đại rống, dao to búa lớn sượng sạo để tán dương:
“Bao giờ nơi nào anh đọc được mình
Qua nỗi đau nhân loại”
Đấy là anh không chịu đọc. Nếu chịu khó đọc, anh đọc được khi anh mơi nằm trên nôi, khi anh là ấu trò, đâu đợi đến lúc anh ngoài 70 tuổi.
“Thương người như thể thương thân
Thấy người hoạn nạn thì thương”
(Ca dao)
“Ăn mày là ai
Ăn mày là ta
Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày
(Ca dao)
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
(Ca dao)
“Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc dành cho không”
(Hải Thượng Lãn Ông)
Bài vô lối Sông Hương là một bài dài dòng, tù mù chung chung lập luận không đầu không cuối nhạt nhẽo, cũ ríc thua xa hàng nghìn lần bài tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà Đan rỗ Lê Thành Nghị vần tung hứng: “Cõi lặng cũng có tthể đã đến lúc trôi:
Đặt mình trên con nước, đầu hướng về biên, anh trôi đi
Cùng hình bóng những đền đài, những cạm bẫy của thời gian, nước mắt người đã chết
Anh trôi đi cùng phù du phiêu sinh vật, những tiếng chuông không ngày về…
Anh trôi đi
Không bắt đầu, không kết tthúc, không bờ bến
(Sông Hương)
Trôi đi và mang biết bao tâm sự, những sự tưởng như trải dài bất định, không bắt đầu , không kết thúc, bình yên và lặng lẽ, những tâm sự thấm thía lẽ đời, tiếng chuông không ngày về,thấm thía nỗi đau những cạm bẫy của thời gian, nước mắt người đã chết, nhưng không phải buông, không phải lãng quên, vây kín bằng những ký ức như những nốt trầm lan tỏa trên mặt sóng thời gian, không gian. Trôi nhưng vẫn nguyện làm hạt nước.” (Hết trích)
Tán thế này thì bó tay chấm com về sự nịnh thối! Những câu vô lối không phải thơ làm mình làm mẫy, giận cá chém thớt dẫn đến suy diễn sai nói sai không chỉ phương hại một người mà phương hại đến nhân loại, Đan rỗ Lê Thành Nghị chẳng tiếc lời:
“ Nhưng trên tất cả, Cõi Lặng là thì hiện tại ngỗn ngang thế sự . Đây là khoảng thời gian:
- Anh là một với cánh đồng
Cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ là những ngày gió gọi anh đi
Là chuyến về không hạn định
Chi tay với nắm đấm micro
Giã từ cà vạt...(Bây giờ là lúc) Một không gian tự do và thanh thản, đã có thể an , nhiên tự tại, một khoảng trời mênh mông bù đắp cho những gì bị mất trước đó…”(Hết trích)
Như vậy làm quan to đến đứng đầu trăm quan trong Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mà như bị cầm tù thế sao? Không có một khoảng trời tự do nào và luôn luôn bị mất mát (!). Thề thì “anh mải miết trên đường hoạn lộ” để làm gì?. Hóa ra tất cả đều giả. Làm quan to cũng giả, làm thơ cũng giả, kẻ đan rỗ tụng ca quan lớn cũng giả.
“Bây giờ là lúc” là bài Vô lối tệ hại. Khi anh đang lên xe xuống ngựa, đi chuyên cơ ‘miệng quan có gang có thép, thì khi về thường dân anh cũng phải “giấy rách phải giữ lấy lề” ai lại ăn chịu với cỏ, cánh hẩu với quán cóc bao giờ!. “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng “ kia mà! Cái anh thứ dân hạ đẵng cũng không mần như vậy. Rồi vì căm tức đồng liêu, cậu vợ mình sát hại phanh phui chuyện mình giả mạo giấy tờ man khai lý lịch Đảng, anh ta tự làm mình làm mấy: “Chia tay nắm đấm micro/ Giã từ cà vạt”. Nguyễn Khoa Điềm tưởng là chỉ có cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam mới xài micro, mới diện comle cà vạt. Nhầm to. Cái ấy nhân loại làm ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đâu có làm ra. Nhân loại làm ra thì ai cũng xài được. Xin nhớ cho, Đan rỗ Lê Thành Nghị không nên tán bừa!
Rồi những câu:
“Hung bạo trên mạng, trên sàn diễn, trong lớp học
Hung bạo giữa bàn nhậu, trong cửa sau công sở, hung bạo đường phố
Hung bạo văn chương tố giác nặc danh
(Nghe tin hai nhà khoa học bị tai nạn xe máy)
Đây là những câu trong bản báo cáo của công an xóm gửi lên cấp trên. Không thể gọi đấy là thơ được. Gọi Vô lối cũng không xong!
Thế mà Đan rỗ Lê Thành Nghị ca không tiếc lời: “Sự ngang nhiên của cái ác, sự im lặng cam chịu của người tốt, sự phai nhạt niềm tin, sự tàn nhẫn hung bạo trong con người…Cái giá phải trả cho công cuộc làm ăn kinh tế, mặt sau của sự phát triển, khi đồng tiền và tiện nghi vật chất được đề cao quá đáng, văn hóa chưa được chú ý đúng mức, đẫ xuống cấp của đạo đức tinh thần diễn ra khắp mọi ngõ ngách của đời sống. Một số người trở nên hung bạo mất nhân tính. Họ lấy cảm hứng làm đau người khác làm thói quen sống của mình.” (Hết trích)
Nên viết thêm về hung bạo:
“Hung bạo bày các dự án ma để chia chác
Hung bạo với người đã chết
Hung bạo với lễ tang tướng công thần Trần Độ
Hung bạo cắt lời điếu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hung bạo với tư tưởng tự do dân chủ
Hung bạo cấm in ternet
Hung bạo ngăn cản dân chủ, tự do
Hung bạo đốt sách nhà văn
Hung bạo bắt nhà văn cầm tù…”
Bài “Thời sự cuối ngày” thua cả một mẩu tin trên báo. Nó là lời của một cán bộ thôn ở Thừa Thiên – Huế thời nay:
“Tôi mừng cho nước sông Hương
Trong sạch
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm”
Thơ Nguyễn Khoa Điềm thời chống Mỹ chỉ là những câu hô khẩu hiệu phong trào cố động cho một phía đánh nhau trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, không có giá trị gì về nội dung và nghệ thuật. Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi làm quan và về thường dân càng không có giá trị gì về nội dung và nghệ thuật. Nội dung thì giả dối, đại rỗng, đại ngôn, đại sảo:
Người ơi, tôi yêu người tha thiết
Tôi sống với người, chết vì người
(Cõi Lặng)
Dịch ra thơ Việt:
Yêu người tha thiết thiêng liêng
Nguyện cùng sống chết đảo điên vì người
(Đỗ Hoàng)
Nghệ thuật thì hầu như không có gì, chỉ là những kiểu viết vô lối hoặc nói vo sơ sài…
Nguyễn Khoa Điềm rất kém khi sử dụng từ ngữ và lạm dụng dùng từ Hán Việt chưa được Việt hóa: Vô ngôn, Hự tự, Hoạn lộ…
“Anh mải miết trên đường hoạn lộ”, Nói “đường hoạn lộ” khác nào nói “thuốc tân dược” , “tân dươch mới”, “tân niên mới”, “Xin tạm biệt hẹn gặp lại” …
Đan rỗ Lê Thanh Nghị tán dương “Nguyễn Khoa Điềm khao khát đến những miền trong xanh”, thế thì cái miền thời hiện tại đang sống đây, cái miền do những bậc tiên liệt cộng sản lãnh đạo nhân dân Việt Nam vùng lên giành độc lập và dựng được nước hôm nay là không trong xanh, còn nhiều dơ bản nên phải tìm một miền trong xanh khác! Đúng là nịnh quan lại hại hơn mười giết quan!
Hà Nội 12 – 5- 2016

Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét