Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thuê xe 16 chỗ
        

Để đôi bờ Bắc Luân bình yên

                             Bút ký của Đỗ Hoàng

            Đã gần mười năm, tôi mới có dịp trở lại Móng Cái. Móng Cái một thị trấn đường biên lặng lẽ trước đây nay đã là một thành phố sầm uất đêm ngày sôi động.  Trước khi tôi về mấy ngày, tháng 11 năm 2008, Móng Cái đã được Nhà nước ta công nhận là thành phố. Sự thay đổi tên từ thị trấn lên thành phố xứng đáng với tầm vóc của Móng Cái hôm nay để cho Móng Cái càng ngày càng phát triển đi lên.
  Không nhắc tới thời xa xăm của Móng Cái mà ngay từ đầu thập kỷ 70 thế ký trước Móng Cái còn là một thị trấn nhỏ lưa thưa vài dãy phố huyện.
       Móng Cái ngày xưa gọi là Múng Cỏi. Đầu thế kỷ 19, là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng, từng là thủ phủ của "Xứ Nùng tự trị". Móng Cái là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Ninh cũ từ năm 1906.
         Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt - Trung trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên., Móng Cái bắt đầu phát triển. Móng Cái giáp với thành phố Đông Hưng tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Khối lượng thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đạt tới 2,1 tỉ đô la Mỹ vào năm 2006. Trong tương lai, Móng Cái sẽ trở thành một thành phố lớn với nhiều ngành công nghiệp. Móng Cái là một trong những nơi có GDP bình quân đầu người cao nhất Việt Nam
      Từ một bài hoang chiến địa thập kỷ cuối 70 thế kỷ trước nay Móng Cái đã có những đường phố rộng rãi, thẳng tắp, những khu phố buôn bán sầm uất. Trung tâm thành phố có quảng trường lớn. Cửa khẩu Móng Cái lưu lượng khách hai nước và cả nước ngoài qua lại có ngày từ 2 nghìn đến 3 nghìn lượt khách.
  Hàng hoá chất ngất ở các siêu thị, chợ búa và cả nhà dân. Một khung cảnh thanh bình lý tưởng mà ai ai cũng hằng ao ước!
  Sông Bắc Luân dịu dàng xanh thắm như bao con sông của đất Việt êm đềm trôi ra hoà cùng biển xa bát ngát.
  Đôi bờ Bắc Luân phố Việt, làng quê Việt; phố Hoa, làng quê Hoa cao ốc, buy đinh, tre xanh, đồng xanh, trời xanh trong lành yên bình như mơ!
     Sông Bắc Luân tiếng Trung gọi Bắc Luân Hà là một con sông tại tại khu vực biên giới Việt Nam - Móng Cái, Quảng Ninh và tỉnh Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sông này bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn của Phòng Thành, chảy theo hướng đông nam tới thị xã Đông Hưng và đi dọc theo biên giới Đông Hưng-Móng Cái, sau đó chảy vào vịnh Bắc Bộ tại Hải Khẩu. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Trung Quốc - Việt Nam là 60 km.
   Đối diện với thành phố Móng Cái là thành phố Đông Hưng của Trung Quốc. Đông Hưng từ lâu đã là một thành phố khang trang hiện đại với những nhà cao tầng, với những khu phố sầm uất.
    Đông Hưng tớc đây là một huyện cấp thị thuộc Phòng Thành Cảng của Quảng Tây, Trung Quốc. Theo phân cấp hành chính của Trung Quốc thì nó là đơn vị hành chính thuộc cấp huyện. Nay nó là một thành phố đường bệ, sôi động.  Đông Hưng nằm ở phía tây nam của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, với sông Bắc Luân chảy dọc theo biên giới Việt-Trung vào vịnh Bắc Bộ tại Hà Khẩu. Phía đông và phía bắc Đông Hưng là quận  Phòng Thành của thành phố Phòng Thành Cảng. Phía tây tiếp giáp với Việt Nam, phần thuộc thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Hai thị xã này cách nhau chưa đầy 100 mét, nằm bên hai bờ sông Bắc Luân. Cửa khẩu Đông Hưng là cửa khẩu quan trọng về mậu dịch và du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc đi lại giữa hai bên diễn ra tại cầu Bắc Luân. Khoảng cách tới các thành phố lớn: Nam Ninh - Trung Quốc: 180 km, Hạ Long - Việt Nam: 180 km, Hà Nội - Việt Nam: 308 km  Đông Hưng được hình thành vào đời nhà Minh, phát triển mạnh trong đời nhà Thanh, với trên 400 năm lịch sử. Vào thập niên 1940, Đông Hưng là cửa khẩu thông thương giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp v.v.., được mệnh danh là "Tiểu Hương Cảng.  Đông Hưng, bao gồm 3 thị trấn là Đông Hưng, Giang Bình và Mã Lộ, với đường biên giới đất liền dài khoảng 33 km, đường bờ biển khoảng 50 km, tổng diện tích 481 km², dân số 120.000 người. Đây cũng là khu vực duy nhất có dân tộc Kinh của Việt Nam sinh sống Trung Quốc.  Theo dự kiến, năm 2010, khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động và Đông Hưng có tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa.
       Tôi đi theo Đoàn công tác của báo Biên phòng do nhà văn Phạm Thanh Khương - Đại tá, Phó Tổng biên tập dẫn đầu.
 Anh Khương nói với tôi:
  - Muốn hiểu sự bình yên hôm nay của đôi bờ Bắc Luân xin hãy đến cùng với anh em cán bộ chiến sỹ đồn Biên phòng. Các anh sẽ biết hết.
    Trời vừa mờ tối, ánh điện trên các đường phố đã bật sáng, xe chúng tôi mới đến được Đồn 5, một đồn năm bên bờ sông Bắc Luân.
   Trung tá đồn trưởng Đỗ Quang Minh và các cán bộ chiến sỹ đã chờ sẵn. Tôi thấm thía câu nói của bộ đội Biên phòng: Đồn là nhà, biên giới là quê hương.
  Đây là lần thứ hai tôi được cùng ăn, cùng ở nơi tiền tiêu của các chiến sỹ Biên phòng. Tôi chia sẻ niềm vui và cả nỗi gian truân của họ.
  Trung tá Đỗ Quang Minh quê ở Hải Dương, đã có 34 năm trong quân ngũ. Nhìn nước da vàng đậm của anh biết anh là một người lính phong trần và dạn dày nơi biên ải.
  Anh chân tình nói:
  - Cuộc sống cán bộ chiến sỹ Đồn 5 chưa phải là gian khổ nhất, có nhưng nơi biên cương khác gian khổ hơn nhiều. So với cuộc sống chiến đấu của bộ đội Biên phòng thì đây cũng là “lý tưởng”. Nhưng công tác bảo vệ biên giới hai bờ sông Bắc Luân thì căng thắng không phải từng giờ mà là từng phút, từng giây. Bọn buôn lậu, gian thương, bọn phản động luôn luôn quấy nhiễu. Cán bộ chiến sỹ lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
    Thiếu tá Dương Văn Khoa, Thiếu tá Đoàn Đức Hoan, là hai đồn phó trinh sát cho chúng tôi biết thêm: - Đồn 5 quản lý đường biên dài 13,5 km. Đường biên Đồn 5 quản lý có nhiều phức tạp. Đây là đoạn sông Bắc Luân có chiều ngang khá hẹp. Dân chúng có thể đi thuyền nhỏ qua về mà không kiểm soát được. Kẻ gian lợi dụng sự thông thương trà trộn vào dân chúng đẻ trốn qua biên giới tẩu thoát khỏi sự truy bắt của chúng ta.
  Cũng như anh Minh, anh Khoa, anh Hoan đều là những người lính xa xa nhà. Vợ con các anh ở Hạ Long, Đông Triều. Quê anh Khoa còn ở tận trong Nghệ An. Không chỉ các anh, những người lính Biên phòng có mấy ai được vợ con ở gần bên. Thời chiến thì không nói, nhưng thời bình đó là sự hy sinh không nhỏ.
  Anh Khoa cười : - Chúng tôi cũng may mắn lắm rồi, vợ ở thành phố Hạ Long, một tuần, nửa tháng có thể về thăm vợ, thăm con được. Nhiều người còn phải hai ba năm thì sao!
  Tôi nói: - Các anh là những người lính can trường!
    Để hiểu thêm công việc của các chiến sỹ Biên phòng tôi theo các chiên sỹ đi lên đường biên.
  Mùa đông, trời Bắc Luân se lạnh. Bãi hoang, đồng cỏ lau sậy xạc xào. Những quả đồi nhấp nhô mờ mờ trong một màn sương đùng đùng đục. Một vài con chim nghe tiếng động đập cánh sèn sẹt trên những ngọn cây cao bay vút vào thinh không. Cây cỏ, cảnh vật vùng biên im lặng một cách đáng sợ.
   Thiếu tá Trần Trung Kiên, Đội phó phòng chống ma tuý, Trung uý Nguyễn Thế Cường, Đội trưởng vận động quần chúng dẫn chúng tôi đi nhắc nhở cẩn thận khi đi theo trinh sát. Trung uý Cường là một sỹ quan trẻ nhưng anh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên truyền vận động bà con quần chúng cùng tham gia với bộ đội bảo vệ đường biên giới. Anh Kiên là sỹ quan dạn dày kinh nghiệm. Anh đã công tác ở Đồn 5 hai mươi năm nay. Anh đã triệt phá hàng trăm chuyến buôn lậu ma tuý qua biên giới để cho nhiều người tránh được cái chết trắng.
  Đường biên Bắc Luân bây giờ không không mìn gài, pháo tấp nhưng nhiều đối tượng bất hảo như buôn lậu, ma tuý, chích hút, vượt biên, phản động có thể gây ra những tình huống bất ngờ mà mình không lường trước được. Những đồi lau, đồng hoang là chỗ chúng dễ ẩn nấp, trú ngụ để làm những công việc mờ ám.
  Tôi tuy giã từ quân ngũ đã lâu nhưng những thao tác cần thiết phải đối phó  với kẻ địch của một người lính trinh sát tôi không thể quên được. Tôi theo kịp các đồng chí bộ đội đi vào vùng biên giới.
  Đoạn sông Bắc Luân do Đồn 5 quản lý đã cắm mốc xong. Sông Bắc Luân được làm biên giới thiên nhiên giữa hai nước Việt - Trung. Theo thông luật quốc tế mà các chiến sỹ Biên phòng cho biết; người ta chia chỗ lòng sông sâu nhất làm biên giới hai quốc gia.
  Luật là luật quốc tế nhưng có những quốc gia muốn lấy hết lòng cảc con sông. Ở Bắc Luân này cũng vậy, phía bên bạn cũng đã nhiều lần muốn cắm mốc sang bên ta. Các chiến sỹ Biên phòng là người phải trực diện đấu tranh trước tiên. Ông cha đã từng dạy: - Không để mất một tác đất sông núi. Ai để mất một tấc đất núi song người đó có tội với Tổ quốc!
     Muốn không mất một tấc đất sông núi, mồ hôi, máu hàng thế kỷ của dân tộc phải đổ ra. Trước hết là mồ hôi, máu của các chiến sỹ đang ngày đêm sẵn sang chiên giới đấu nơi biên thuỳ..
  Bờ sông Bắc Luân hiện ra trong tranh tối, tranh sáng. Phía bên ta chỉ trừ khu vực cửa khẩu và phố chợ Móng Cái có người đi lại còn ngoài đồng trảng và xóm làng yên lặng như tờ. Bên Trung Quốc thì khác hẳn. Phố xá Đông Hưng đèn điện sáng trưng, dọc bờ phía Bắc Luân ca nô thuyền bè lên xuống chen chật. Xe ben chở đất đá, xe tải chở hàng hoá chạy ầm ầm. Dân bốc vác, dân chuyển hàng hóa lên xuống dày đặc bờ sông.
   Gió bấc thổi về vù vù, tiếng lau sậy vi vút xạc xào. Các chiến sỹ đi tuần đường biên áo bông trùm kín người, súng AK khoác chéo qua ngực trông hùng dũng dáng của người lính chiến.
  Chốt đường biên là một túp lều nhỏ lợp bằng tôn brô xi măng trông như một thảo lư ngoại nội cỏ. Cán bộ chiến sỹ đi tuần lấy nơi đấy làm chỗ quan sát và là trạm dừng chân. Anh em chia nhau ngôi trên những cái ghế băng mảnh ván thô tự tạo.
  Anh Kiên, anh Cường đi trinh sát một vòng quay lại nói với chúng tôi:
   - Đêm nay bình yên, các chiến sỹ sẽ đưa các đồng chí đi một vòng đường biên để xem cột mốc.
       Hai chiến sỹ Biên phòng chở tôi và Đại tá Phạm Thanh Khương đi thực địa. Tôi ngồi và anh Khương ngôi sau xe máy của hai chiến sỹ.
        Chúng tôi đến thăm cột mốc 1373. Đây là cột mốc vừa được cắm xong trong quý IV năm 2008. Đây là chủ quyền của Tổ quốc đã được ghi nhận từ hàng ngàn năm nay, không một ai có thể vi phạm được. Lòng tôi bồi hồi xúc động, tự hào và biết ơn ông cha đã giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Đến đây tôi mới hiểu vì sao một tấc đất của Tổ quốc thiêng liêng đến thế. Để mất một tấc đất của Tổ quốc là coi như để mất Tổ quốc. Một tấc đất Tổ quốc còn là cả Tổ quốc còn:
“Dẫu một tấc giặc thù không cướp được/ Dẫu một tấc cũng là Tổ quốc/ Còn một hòn đất là Tổ quốc còn đây (Đ – H)
  Để giữ gìn những cột mốc iên giới, các chiến Biên phòng không kể đêm ngày lúc nào cũng có mặt, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu chông lại những thế lực muôn lấy đi cột mốc này để chiếm những phần đất khác của nước ta.
  Chúng tôi quay lại chôt tiền tiêu gặp gỡ các chiến sỹ ở các đơn vị khác đang tuần đêm cùng chia sẻ cái lạnh mùa đông biên ải.
   Sáng hôm sau, chúng tôi đến làm việc với đồn Móng Cái. Đồn Móng Cái đóng ngay trung tâm buôn bán của thành phố. Bên này là những khu siêu thị của ta, bên kia là thành phố đô hội Đông Hưng của Trung Quốc. Ở đây không có cảnh đùi hiu, cô lạnh của những đồn biên. Mà lf sự rộn rang, náo nhiệt của thành phố cửa khẩu. Trong tuyến đồn biên khắp cả nước ít có đồn nào ở vào vị trí lý tưởng như đồn Móng Cái. Tuy thế công việc của cán bộ, chiến sỹ của Đồn thì không dễ dàng chút nào.
 Thượng tá Bùi Văn Điểm, Chính trị viên đồn cho chúng biết về tình hình công tác của Đồn:
      - Đường biên của đồn Móng Cái chỉ dài 2 km nhưng nằm trong thành phố Móng Cái, đối diện bên kia là thành phố Đông Hưng của Trung Quốc lại là nơi cửa khẩu quốc tế chính Móng Cái và cửa khẩu phụ Ka Long nên tình hình trật an ninh, buôn bán vô cùng phức tạp. Lưu lượng khách hàng mỗi ngày có từ 900 đến 1000 lượt người với 40 quốc tịch khác nhau.
       Thực hiện chỉ đạo kế hoạch của Đảng uỷ Biên phòng tỉnh, căn cứ vào chương trình hành động, kế hoạch của cấp trên và tình hình thực tế của đơn vị, đồn Móng Cái đã xây dựng nhiều nhiều kế hoạch để triển khai thực hiên tốt các nghị quyết được ban bố. Đơn vị thường xuyên đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền cho cán bộ chiến sỹ trong từng đơn vị như: tổ chức đọc báo nghe đài, xem truyền hình, xem thông tin thời sự, tổ chức học tập các nội dung về hội nhập quốc tế, những vấn đề đặt ra đối với công tác đối ngoại biên phòng, đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá của các lực lượng lượng thù địch Việt Nam.
   Công tác tổ chức quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, lưu thông cửa khẩu, phục vụ tốt cho việc hợp tác mở cửa giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.”
  Đồn Móng Cái đã xây dựng kế hoạch bảo vệ biên giới năm 2008, các kế hoạch chuyên ngành báo cáo bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh. Duy trì công tác nắm tình hình nội và ngoại biên. Chủ động nắm các hoạt động phân giới cắm mốc, nắm tình hình các loại đối tượng hoạt động trên địa bàn, kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn. Duy trì tuần tra, kiểm soát bảo biên giới 24/24 giờ. Đơn vị đã tuẩn tra kiểm soát. mật phục 1545 lượt tổ, có 7560 cán bộ chiến sỹ tham gia, xua đuổi 1549 lượt người dân Việt Nam vi phạm quy chế biên giới., tổ chức 93 lượt tổ với 279 cán bộ chiến sỹ phối hợp với các ngành quản lý phương tiện vận chuyển trên sông Ka Long.
    Công tác đấu tranh chống các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại góp phần làm cho kinh tế phát triển bền vững cũng đạt hiệu quả cao.
  Trong năm 2008, đơn vị đã phát hiện và bắt giữ 82 vụ với 114 đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, trong đó Việt Nam 78, Trung Quốc 36. Điều ta bắt giữ 16 vụ hình sự với 23 đối tượng, giải cứu 16 phụ nữ và 6 trẻ em thu giữ 8 059 gam hê rô in, 26 viên ma tuý tổng hợp, 30 triệu đồng tiền giả Việt Nam và 50 000 USD…
   Nét nổi bất của đồn Móng Cái trong năm qua là dã đẩy mạnh công tác đối ngoại biên phòng, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị giữa hai nước. Năm 2008 đồn Móng Cái đã phố hợp với lực lượng biên phong Trung Quốc cụ thể là Trạm Kiêm tra Biên phòng Đông Hưng, Trạm Hội ngộ, hội đàm bộ đội Biên phòng Khu Phòng Thành trong công tác xuất nhập cảnh, thường xuyên trao đổi thông tin tình hình, hiệp thương giải quyết tốt các vấn đê biên giới cửa khẩu, góp phân duy trì tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực biên giới, cửa khẩu, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triẻn tốt đẹp hơn!
      Tháng 11 v ừa qua hai bên Việt Nam – Trung Quốc đã tổ chức giao lưu hát đối Việt - Trung trên sông Bắc Luân. Liên hoan hát đối trên sông giữa thanh niên hai nước đã diến ra tại khu vực ngã ba Xoáy Nguồn trên dòng sông Bắc Luân thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh và thành phố Đông Hưng, Trung Quốc. Trong bộ trang phục truyền thống của mình, thanh niên hai nước thể hiện những bài dân ca, điệu múa ca ngợi tình hữu nghị Việt – Trung, ca ngợi tình yêu đối lứa. Đây là lần thứ 7 hoạt động này được tổ chức và là một trong những hoạt động giao lưu văn hoá nhằm thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc cùng phát triển không chỉ về kinh tế mà còn về văn hoá xã hội.
     Thành phố Móng Cái có được sự yên bình, rộn rịp sầm uất hôm nay trong đó có công những chiến sỹ Biên phòng Móng Cái.
  Chia tay cán bộ chiến sỹ của đồn Móng Cái, chúng tôi về Đồn 7. Đồn 7 nằm ngay cửa sông Bắc Luân khoáng rộng xa mờ.
        Khác với sự đô hội của Móng Cái, Đồn 7 vắng vẻ và đìu hiu hơn. Trên bãi sông, ngoài bờ biển xa xa thảng hoặc có vài tốp người đi mò ngao, bắt ốc. Một vùng trời nước mênh mông đến vô tận. Bên bờ bắc sông Bắc Luân phía nước bạn, những xóm nhà của người Kinh sống lâu đời nỏi hẳn lên trời xanh với bóng tre, bóng cau, nhà tầng hiện đại.
  Đồn 7 là đồn mới thành lập vào ngày 3 – 11 -1987. So với các đồn trên tuyến Bắc Luân, Đồn 7 có tuổi đời trẻ nhất. Nhưng sự nguy hiểm,phức tạp kể cả chết chóc thì đêm ngày đang rình rập.
  Đồn 7 ở gần địa bàn hai xã là Trà Cổ và Bình Ngọc. Các xã đều có đồng bào dân tộc sinh sống, có người mới đến, có người đến từ lâu.
Như người Tày, người Hoa, người Nùng
  Cửa Bắc Luân vẫn chưa cắm xong cột mốc. Ở đây có sự tranh chấp khá quyết liệt. Bên Trung Quốc muôn cột mốc phải căm ngay bờ Nam sông Bắc Luân. Bên ta đấu tranh phải theo luật quốc tế.
  Thượng tá Hoàng Việt Thanh, đồn trưởng Đồn 7 nói với chúng tôi:
    - Nếu mốc cắm qua bờ nam thì tàu thuyền cảu bà con đánh cá của ta làm sao ra vào bờ biển được. Mỗi lần đi ra đi vào đều phải làm thủ tục xuất nhập cảnh. Không thể cắm mốc như chủ ý của bạn. Hai bên phải tuân theo luật quốc tế. Chúng tôi đấu tranh và không khoan nhượng.
           Đến đây, tôi chạnh nhớ đến lịch sử biên giới xa xưa của hai nước. Đời Tân, đời Tần Quảng Đông, Quảng Tây mới có tên trong bản đồ của Trung Quốc, còn xa trước nữa nó thuộc cương vực của người  Bách Việt. Bây giờ ở Trung Quốc phía bờ bắc Bắc Luân vẫn còn nhiều làng Việt làm ăn sinh sống.
       Theo sử cũ, tỉnh Quảng Tây thuộc tự trị dân tộc Choang. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Quảng Tây thuộc Lĩnh Nam, là vùng đất của cư dân Bách Việt. Năm 214 trước công nguyên, nhà Tần thống nhất Trung Quốc, đặt Lĩnh Nam thành 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng, trong đó quận Quế Lâm bao gồm phần lớn Quảng Tây ngày nay, tên tắt “Quế” cũng bắt đầu có từ đấy. Thời Nguyên (1279 – 1368), thành lập Quảng Tây hành trung thư tỉnh. Thời Minh (1368 – 1644), Quảng Tây là một trong 13 Bố chính sứ ty trên cả nước lúc đó, có tên đầy đủ là Quảng Tây Thừa tuyên Bố chính sứ ty, tên “Quảng Tây” bắt đầu được gọi cố định từ đây. Thời Thanh (1644 – 1911), tỉnh Quảng Tây được thành lập và tồn tại đến thời Dân quốc. Thủ phủ tỉnh trong phần lớn thời gian được đặt tại Quế Lâm, chỉ trong thời gian từ năm 1912 – 1936 thủ phủ được dời đến Nam Ninh.
        Anh Hứa Quảng Hồng người Trung Quốc qua Việt Nam làm ăn từ hồi miền Nam mới giải phóng cho biết:  - Những làng Việt ở bên Trung Quốc có cuộc sống khá cao. Thôn xóm được Chính phủ cho xây cất khang trang. đường ô tô đã đến từng thôn xóm. Anh nói sỏi tiếng Việt trước khi qua Việt Nam làm ăn cũng là nhờ học ở bà con người Việt sống bên ấy. Việc bên bạn đòi cắm mốc hết òng sông Bắc Luân là vô lý!
  Tôi biết cán bộ và chiến sỹ Đồn 7 đã phải luôn luôn sống trong không khí căng thẳng. Họ vừa có nhiệm vụ bảo vệ đường biên, vừa giữ mối quan hệ hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Nếu có một hành động sơ sảy thì hậu quả để lại có khi khôn lường.
      Như tất cả những đồn biên phòng khác, Đồn 7 đã làm tốt công tác vận động quần chúng cùng bộ độ bảo vệ biên giới.  Không chỉ bà con bên lương mà bà con bên giáo cũng coi cán bộ chiến sỹ của Đồn như người thân, họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Các chiến sỹ biên phòng với bà con bên đạo, cha xứ thường cộng tác để làm những việc có ích cho địa phương, đất nước.   Những hội, ngày lễ bà con công giáo cha xứ cũng mới các chiến sỹ đến tham dự. Ngược lại những ngày kỷ niệm đơn vị, ngày lễ của quân đội các cha xứ và bà con bên đạo cũng được Đồn mới đến giao lưu, chia vui.
  Thiếu tá, Chính trị viên phó Bùi Đức Chương nói thêm:
 - Năm vừa rồi Đồn 7 đã bắt 3 vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới và phá 5 vụ buôn ma tuý, nếu không có bà con Trà Cổ, Bình Ngọc phối hợp, chúng tôi không làm được. Các anh xem thì thấy đó: Cửa biển thì rộng dài, biển khơi thì mênh mông, mấy chiến sỹ của đồn làm sao mà phá được các đội tượng hoạt động phi pháp ở điạ bàn. Tất cả chỉ có dựa vào dân. Bên lương, bên giáo đều tận tình giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ của chúng tôi. Đấy là một nét đẹp của các bộ đội Biên phòng.
      Và vào lúc 2 giờ sáng ngày 1 – 1 – 2009 vừa qua, cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt – Trung đã cắm xong. Đấy là một tín hiệu rất đáng mừng. Từ đây, hai nước cùng có trách nhiệm với nhau để giữ cho đôi bờ Bắc Luân mãi mãi bình yên.
    Tổ quốc chúng ta đã được thanh bình, mong muốn cho sự bình yên này là mãi. Các chiến trên biên cương ngày đêm không ghỉ ngơi đề có sự bình yên này luôn luôn vĩnh cửu!

 Hà Nội 12 – 2008
  Đ - H
 

  
   



    



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét