Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019


NGUYỄN NGỌC PHÚ BỐC THƠM HỮU THỈNH
    Đỗ Hoàng
 Hữu Thỉnh không có tài thơ,  lại "vi thi lập thân" (Tiến thân bằng thơ)  nên mắc "tứ chứng thi  y" (sáo, dở, nhạt, nhắng), nhưng người bốc thơm  Hữu Thỉnh nhiều hơn quân số một trung đoàn tăng cường. Xin kể một vài vị nổi cộm : Trường Lưu, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương,  Mã Giang Lân, Phạm Quang Trung, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Khải, Nguyễn Hữu Quý,  Nguyễn Trọng Hoàn, Thú Tứ  (con nhà văn Võ Phiến)... Nay đến lượt Nguyễn Ngọc Phú. Nguyễn Ngọc Phú bình liền bốn bài: Trông ra bờ ruộng, Thư mùa đông, Bữa cơm chiều trong dinh Độc lập, Thưa  thầy...đạt kỷ lục ghi nét Xú (đại xấu xa)! Bốn bài này của Hữu Thỉnh rất tầm tầm, nó chỉ là bích báo (báo liếp) tiểu đội. Đọc xong chưa ngừng hơi đã quên béng đi rồi. Nếu bốn bài này của một người làm thơ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Mù Cang Chải...chắc chắn Nguyễn Ngọc Phú chẳng cất công đọc để chọn in vào tạp chí địa phương Hồng Lĩnh mà Phú cầm chịch, nói chi đến việc cất công bình. Bình phải được cái chi mới bình chớ! Hữu Thỉnh chủ tịch hai hội són cho chút bổng lộc là thơm đời rồi!
  Nguyễn Ngọc Phú làm thơ, viết văn thuộc thế hệ sau 1975 nhưng giọng điệu không khác gì cánh cổ động viên cười học, vè học, khóc học, hát học, ru học, tấu học, reo học, nịnh học... thời chống Mỹ. Cũng  ồn ào, xô bồ, dài dòng văn tự,; cũng xỉ mũi, lấy khăn mùi  - soa lau nước mắt cá sấu, cũng ba voi không ngọt bát xáo; cũng sớ, tấu hài, tò he  rằng choa yêu quê, thương biển, đau đáu thót tim các em thanh niên xung phong cuốc xẻng sửa đường cho xe qua mất từ đời tu huýt:
..."Trên những tấm  nilon phơi vội vã
Quần áo xắn gối lấm bụi đường đỏ quạch
Hạt thóc nằm mơ mùa vàng thao thức
Hạt thóc nằm mơ cổ tích
Đêm quả thị vàng
Nở ra bao điều lạ
Rang, Xuân, Xanh, Hợi, Cúc , Tần...
Tiểu đội 10 cô gái
Mười ngón tay đan vào nhau
Vương vương10 mái tóc
Vương vương10 khuôn mặt"...
(Trường ca Đồng Lộc)
 Tầm thơ nước hến như thế nên mới bình bài " Trông ra bờ ruộng " thế này.
 Nguyễn Ngọc Phú hót:" Nhà thơ nói “Toan tính” chứ không nói tính toán. Ở đây có những lượng lự đắn đo thao thức, đó là phẩm hạnh của một người mẹ Việt thuần nông trước một mảnh bờ quanh quẩn níu bước chân người. Có cả sự hy sinh cam chịu nhường nhịn hết thảy không không yếu mềm khuất phục trước những đám cỏ dày chen lấn cây lúa- cỏ hay là những bon chen giành giật đời thường. Hình ảnh mẹ hiện lên thật đẹp khi “Mẹ tôi gạt cỏ bước lên”. Gạt cỏ chứ không phải là nhổ cỏ! Gạt là một ứng xử nhiều trải nghiệm sống.
Tiếp: "
Hữu Thỉnh thường có những thổn thức như thế nhói vào lòng người đọc bằng cảm thông chia sẻ. Thơ lục bát thường tạo ra cảm giác dàn trải, bằng phẳng, đơn điệu nếu không có những đảo phách tình cảm như thế. Ở đây mẹ “tính người” nhưng ai tính được cho đời mẹ: “Đồng quang bóng mẹ nắng nôi một mình”. Thơ hay thường tạo ra những dư ba lay thức. Nhà thơ không nói trực tiếp về sự hy sinh vất vả của mẹ mà ta lắng được hàm ơn ấy. Tôi bỗng nhớ đến ý một bài thơ khá sâu sắc của một nhà thơ khi viết về cánh đồng “Mẹ gặt hái cánh đồng hay cánh đồng sàng sảy mẹ”. Nhà thơ Hữu Thỉnh tung tẩy mà chạm được đến cõi người nhiều trắc ẩn khi viết về mẹ."
  Thật ra bài "Trông ra bờ ruộng" của Hữu Thỉnh hỏng từ cốt lỏi. Miền Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng đã hô hào ép buộc dân chúng xây dựng xã chủ nghĩa sau khi nửa nước giải phóng ách đô hội của thực dân Pháp khoàng hai ba năm. Tức là năm 1957, 1958 đã vào tổ đổi công chuyển lên hợp tác xã. Hợp tác xã là một kiểu trại linh bên Liên Xô thời Nga hoàng. Ruộng đất nông dân bị Nhà nước lấy hết. Tất cả sung vào hợp tác xã. Nhà nước tuyên truyền là tự nguyện đóng góp cho hợp tác xã nhưng thực tế là ép buộc sung công, sung của. Có nơi còn cho 5%  đất để nông dân sản xuất, nhưng đa phần không có cục đất quăng chó (!) Thì có người mẹ nào còn có ruộng mà cấy lúa, mà "trông ra bờ ruộng? Người mẹ của Hữu Thỉnh chắc là làm ăn riêng lẻ? Thời ấy có mấy ai làm ăn riêng lẻ.  Mẹ Hữu Thỉnh có gan cóc tía mớí đứng ra làm ăn riêng lẻ nên còn có mảnh ruộng (!). Hoang đường! Như hoang đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa "mo cơm quả cà" (!)
  Gia đình Hữu Thỉnh  làm ăn riêng lẻ, không vào hợp tác thì Hữu Thỉnh  làm sao cắp sách đến trường, làm sao vào đoàn, đội, sau này là vào đảng, làm sao hai anh em đều được đi bộ đội lên cấp chỉ huy (!) Khoét lác 100%!
  Quay lại bài thơ. Hữu Thỉnh  làm thơ loại gì cũng tầm thấp. Thơ lục bát như  vè, thơ bốn câu kể lể, trường ca dài dòng văn tự, tấu ,sớ... không có một tí tư tưởng!
" Trông ra bờ ruộng năm nào
Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen"
 Vè này 100 triệu người Việt ai cũng làm được, mà làm hay hơn, không bị hỏng như HữuThỉnh. Ai đời nào châu châu loại côn trùng, sâu bọ hại lúa má  ghìn đời nông dân, hại lúa má mẹ của mình mà vẽ nó "đẹp" như cô gái hoa hậu dancin (nhảy đầm) - "cào cào cánh sen!". Thực tế có một loại cào cào mà bọn trẻ chúng tôi ở làng gọi là châu chấu Lưởt. Thân nó dài mảnh, hai cánh ngoài ôm lấy thân màu xanh lá cây, hai cánh lót nằm trong màu cánh sen đúng như  Hữu Thinh tả. Theo quy luật tâm lý con người không ai đi khen ngợi, tụng ca kẻ phá hoại tài sản, kẻ cướp nước của mình là xinh đẹp là bậc anh hùng!
"Chúng nó đến mây mù kéo đến"
(Tố Hữu)
  Thời chống Mỹ, Việt Nam coi Mỹ là kẻ thù muôn kiếp, nên "Mỹ mà xấu" (Hồ Chí Minh), " Mỹ và đĩ" (Nguyễn Khoa Điềm - giả mạo đảng viên làm to gần đảng trưởng), "Mỹ Thiệu là loài giòi bọ" (Tế Hanh - Hai lời rủa và một khúc ca); dân ta nói theo kẻ cầm quyền: "Không  cho chúng nó thoát, không cho chúng nó thoát chúng bay vào sẽ không có đường ra" ( Lời bài hát  thời ấy). Ngay bọn trẻ học sinh chúng tôi cũng đả phá ai khen kẻ thù  đẹp! Tôi nhớ quảng năm 1967 lớp 10 hung tôi cra Bắc học sơ tán. Khi đi ngang qua một bến đò rộng có mấy anh bộ đội sang cùng. Đò đang đi thì ngoài biển có tốp máy bay "vỹ ruồi" (F105D)  phản lực của  Mỹ bay ngang. Một anh bộ đội để súng AK nơi hai bắp vế, chỉ tay lên trời khen nức nở:  "- Các đồng chí thấy không,máy bay Mỹ bay đội hình đẹp quá". Tốp học sinh sơ tán chúng tôi như đám chim khách xông vào đánh quạ. Thôi thì được bao nhiêu thơ Chế  Lan  Viên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Tế Hanh ...học được trong trường nổ súng tiến công:
-          Không được khen giặc Mỹ! Không được khen máy bay Mỹ bay đội hình đẹp!
-          Giặc Mỹ mày đến đây/ Thì ta tiêu diệt ngay/ Trời xanh ta nổi lửa/ Biển xanh ta giết mày!
-          Súng chỉa vào căn phòng ta ở/ Dao cứa trên cổ họng ta ca!
Các anh bộ đội biết mình sai ngồi đò im thin thít. Bọn tôi cải hơn bộ đội, sướng lắm. Ra đến trường còn vui!"
"Cào cào cánh sen" - Hữu Thỉnh làm thơ vụng dại lắm!
Không nên nói nữa, quá chán. Bài " Trông ra bờ ruộng nên viết thế này mới đúng cảnh các bà mẹ và nông dân làm thuê trong cái hợp tác, hợp te thời đó:
"Trông ra bờ ruộng hợp te
Mưa châm trắng cỏ bọ ve sâu rầy...
Mẹ ta tơi rách nón gầy
Cả mùa công sá chưa đầy bát cơm.
Một chẽn lúa, vạn huyết đờm
Bí thơ, chủ nhiệm giành chơm về nhà.
Đứa con ép buộc tuồn ra
Chân tay mặt mũi giống ma cà rồng
Mong trời đừng có bất công
Nắng mưa tránh đám ăn không, ngồi rồi
Mẹ nghèo toan tính một đời
Làm sao tính được lòng người hiểm sâu!"

*
   Bài "Thư mùa đông"  kể về những người lính thời bình ở trên chốt xa gian khổ thiếu thốn trăm thứ, trầm trọng nhất là thiếu gái nhưng nhạt nhẽo sơ sài đầy lỗi. Người lính thời bình có gian khổ đến mấy cũng làm sao so được với người lính thời chiến. Chừng ấy thôi cũng rõ là tài gì làm thơ về lính thời binh cũng không hay bắng người lính trận mạc đối mặt với sinh tử. HữuThỉnh cũng lại vụng về, lập ý lập tứ so sánh, sắp xếp...
Cái khổ của người lính chốt thời bình Hữu Thinh kể ra chẳng  thấy khổ gì cả:
"Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm"
Có gạo ăn đầy đủ, có đài nghe thế sang rồi. Đòi gì nữa! Người thợ sơn tràng khổ nhục hơn nhiều:
"Con không tiền học ta rúc núi
Rú rậm vách lèn như lưỡi gươm
Suổi lũ gạo không còn vét máng
Cặc đái teo dần giống đuôi lươn

Ngọc Trinh ở lỗ nhìn không cảm
Phim sex thâu đêm chẳng cứng dùi
Đàn bà hai nửa, đàn ông một
Cái kiếp sơn tràng, phận chó thui!
(Thơ minh họa - Đỗ Hoàng)
Hữu Thỉnh rất vụng khi nói đến cái khát khao tình dục của người lính,
Ví dụ trong bài thơ này như:
" Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa ngoài kia ngỡ guốc em"
Người tình của Hữu Thỉnh phải to như con voi mới có tiếng guốc như tiếng vó ngựa (!).
Nó dở và kém không còn nước nào nữa mà chê! Nó thua xa câu ca cũ của người lính xưa:
"Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên"
(Ba năm chui lủi chiến trường
Gặp con lợn nái tưởng nường tiên sa)
(Đỗ Hoàng dịch)
Nguyễn Ngọc Phú phùng má trợn mắt hà tha hà thít nịnh thối " con vịt hai chân" như: " "Hai câu thơ hay nhất, ấn tượng nhất và tài hoa thi sĩ trực cảm nhất vốn là thế mạnh của Hữu Thỉnh khi ông “chộp” được một ám ảnh bất ngờ: “Quanh năm không thấy màu con gái/ Vó ngựa nghe thầm tiếng guốc em…”. Tôi cứ hình dung ra “màu con gái” và hương của cả nét đẹp bình dị thôn quê cứ “lộc cộc” xen vào như tiếng đập dồn của con tim rạo rực: “Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em” thật là thần thái và diệu vợi biết bao. Phải thật tinh tế, sâu sắc, phải thật thi sĩ Hữu Thỉnh mới có cái liên tưởng thần kỳ ấy. Giữa “vó ngựa” của người lính biên phòng với tiếng “guốc em” như là những âm thanh thường trực bao khao khát. Như là một sự bình yên thường trú ngay trong tận sâu thẳm trong tâm hồn người lính."
  Đến mức này thì Vũ Quần Phương, Mã Giang Lân, Lê Thành Nghị, Phạm Quang Trung, Nguyễn Đăng Điệp, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Hữu Quý...cũng phải xin vái Nguyễn Ngọc Phú ba vái (!)
  Bài Thưa thầy là một bài toàn tòng sáo rỗng, đại ngôn từ đầu đến cuối đậm đặc chất  Hữu Thỉnh,, và rất nhạt nhèo, không tí rung động tình thầy trò:
"Đã vấp ngã
thưa thầy
nhiều vấp ngã!
Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người
Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy
Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời mau quá, tóc thầy khói phủ
Giáo án mong manh bão giật đời thường
Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở
Thầy một mình vật vã với văn chương"

Rồi lại vô cùng "tứ chứng thi y" (sáo, dở, nhạt, nhắng):
"Đang mưa bão đường về sông nước ngập
Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau."
Lộ ý, lộ tứ không ra làm sao.
Không một ma xó nào đau cả. Tác giả viết ra có đau đâu mà đọc giả đau (!)
  Nhà toán học Phan Đình Diệu kể một kỷ niệm về người thầy, tôi đọc bao năm rồi vẫn còn nhớ, vẫn còn xúc động:
Phan Đình Diệu:
"Tôi vừa kịp dấu mấy khúc sắn tươi thì thầy Nghĩa đã mở cổng vào nhà. Thầy ngồi xuống chõng tre, đưa mắt nhìn quanh hỏi liền:
-          Có cái chi ăn khôông?
Tôi thưa thật:
-          Dạ thưa thầy, nhà không có chi ăn được!
Thầy tiếp:
-          Có sắn tươi không?
Tôi bẽn lẽn thưa có. Thầy bảo:
-          Đem ra đi!
Tôi vào lấy mấy khúc sắn vừa dấu đưa ra cho thầy. Thầy Nghia quơ bình vôi của mệ, lấy sắn quệt vôi chấm muối ăn ngon lành!"
Tôi đứng nép vào phên cảm thấy mình như là người có lỗi!
Bài của Phan Đình Diệu xúc động vạn lần bài "Thưa thầy" dở hơi của Hữu Thỉnh.
Ta hãy nghe Nguyễn Ngọc Phú bốc:
"Thưa thầy là một lời thưa cũng chính là lời tự thú. Anh đã nhận ra: “Đã vấp ngã. Thưa thầy nhiều vấp ngã!/ Chẳng ở  đâu xa, ở ngay giữa con người “. Câu thơ tự nhiên uốn khúc bậc thang như những chỗ ngoặt của cuộc đời khi mà: “Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ”. Chỉ với mau và  đã tạo cho ta một trạng thái chênh vênh tốc độ và đậm nhạt thời gian. Vấp ngã ngay giữa con người là cách nhìn thẩm thấu và sâu sắc nhiều trực cảm. Hữu Thỉnh là thế, anh luôn thổn thức với đời bằng lắng lặng lắng sâu, bằng cách nói dung dị nhưng chạm được lõi hạt nhân tình người nhân hậu. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đã hai lần thảng thốt nhắc lại: “Đời mau quá“. Mới biết Thương lượng với thời gian(1)là một bản ký kết hết sức ngặt nghèo và tự nguyện. Nhà thơ đưa ra một vài hình ảnh tương phản. “Tóc thầy khói phủ”chứ không phải là tóc bạc và “Giáo án mong manh” đối với “Bão giật đời thường”. Chỉ vài nét chấm phá chan chứa cảm thông đã vẽ nên chân dung người thầy giáo trong gian khó đời thường."
   Nịnh bầy giờ cũng tán dóc, cũng uốn éo như vũ nữ. Đúng là "xảo ngôn nịnh sắc, tiện sỉ nhân"!
*
Bài "Bữa cơm chiều trong dinh Độc lập "là một bài sáo rỗng trụi lui, xơ cứng càng cua dán trên tờ báo liếp của tiểu đội. Cuộc đánh nhau hai miền Nam Bắc Việt Nam mà Bắc Việt xóa sổ NamViệt đáng ra không nên ca mãi. Vì nó huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Thằng anh gian hơn, xỏ lá hơn, ác hơn, nghèo đói hơn, lạc hậu hơn, man di hơn, bần tiện hơn...đã thắng thằng em. Thôi đóng cửa bảo nhau, rút kinh nghiệm. Bài thơ khuất lấp ba bốn chục năm, Nguyễn Ngọc Phú lôi ra tán dóc !
   Mở đầu bài thơ đã thấy sáo rồi. Vừa chiếm được dinh Độc lập cả miền Nam chìm trong hoảng loạn. Dân tình như chim vỡ tổ. Già không có cháo húp, trẻ không có sửa bú, không thương người bị nạn, đi thương nhà báo. Thương nhà báo cũng được thôi, nhưng nhà báo phe chiến thắng còn sướng, còn sang hơn chục lần thằng lính chiến:
..." Khách thường: thương mấy anh nhà báo
Theo tăng băng dốc mấy mươi ngày
Sáng chiếm núi Bông, chiều Cửa Thuận
Vượt đèo Phước Tượng buổi chiều mây."...
Nhạt thếch, vô vị, sến! Rồi cả bài toàn là ầm ào, đại ngôn, đại sáo:
..."Kìa gắp đi anh, ai nấy giục
Có gắp chi đâu, mải ngắm trời
Tự do xanh quá, mênh mông quá
Vượt mấy ngàn bom mới tới nơi"
  Tự do đi trấn lột thằng em, tự do ăn cướp,  tự do có mất đâu mà gào: " Tự do xanh quá, mênh mông quá". Đọc nghe gượng gạo, mùi thum thủm!
Rồi nhớ lãnh tụ. Hình như bài thơ nào của Hữu Thỉnh, của cánh thơ mậu dịch đều cho chút "vị tinh" này vào để bát canh "thơ" cho ngọt , cho có tính đảng, yêu lãnh tụ, tính yêu nác(!):
"Bỏ lại đằng sau bao trận đánh
Kịp vào thành phố sáng tên Người
Độc lập theo tăng vào cổng chính
Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!"
Rồi lại như động rồ: reo, hò, hát, cười, say, tấu, ca cải lương:
 "Ta trẻ như cờ ta trẻ lắm
Ta reo trời đất cũng reo cùng
Ta no cười nói, say đôi mắt
Bát canh ngày hẹn cũng mênh mông."
Hày xem Nguyễn Ngọc Phú tung chiêu bốc thơm:
 "Nhà thơ Hữu Thỉnh - người lính trực tiếp cầm súng với tư cách là phóng viên mặt trận đã có mặt tại Dinh Độc Lập và anh ghi lại “Bữa cơm chiều trong Dinh Độc Lập” thật độc đáo và cảm động trong giây phút thiêng liêng ấy. Góc độ của nhà thơ như một ống kính thu nhỏ đến từng chi tiết nhưng góc mở của tâm hồn thì nới rộng vô biên. Bài thơ viết thật giản dị, có sự phát hiện tinh tế khi anh nhận ra “Hàng cây so đũa cùng ta đó”. Nhà thơ Hữu Thỉnh thảng thốt: “Trời còn đầy ắp hoa và pháo/Nhìn nhau chưa vội mở vung ra”. Giữa chói lọi sắc hoa chiến thắng với bữa cơm dã chiến nấu bằng bếp điện, anh đã nhận ra “Rau muống xanh như hái tự ao nhà”. Chỉ một câu thơ ngắn đã lẫy ra được phía sâu thẳm của tâm hồn người lính thi sĩ. Cái gạch nối giữa chiến trường và hậu phương được rút ngắn lại. Đó cũng là nét đặc trưng thuần Việt của anh lính Cụ Hồ."
Và Phú nịnh tiếp: " Nhà thơ Hữu Thỉnh không nén được niềm vui quá lớn, anh đã reo lên “Tự do xanh quá” là sức xanh trỗi dậy từ tâm hồn người lính trẻ. Chỉ tiếng reo thôi đã cắt nghĩa được vì sao chúng ta chiến thắng, không cần phải lý giải nhiều lời, tất cả đều được ghi lại bằng cảm giác ấn tượng của tâm hồn. Đó chính là chất thơ lung linh lan tỏa từ hiện thực khắc nghiệt của đời sống. Nếu không có cái thảng thốt ấy thì bài thơ giống như một ghi chép báo chí giảm hẳn sức truyền cảm thuyết phục".
  Nhà thơ Việt Nam, nhất là đám cổ động viên, văn nô, tầm thi sĩ rất thấp, tầm chuột nhắt! Các nhà thơ Nga, tầm thi sĩ như núi Hymalaya, cao vời vợi. Người ta đánh tan bấy phát xít, kẻ thù nguy hiểm của nhân loại nhưng người ta cảm nhận nỗi đau của con người trong chiến tranh bởi từ lòng yêu quê hương người thân tận gan ruột của họ:
"Đất không phải đất quê mình
Cánh đồng sẩm nước êm lành bao la
Hương mùa dìu dịu bay qua
Có gì thân đến sâu xa lạ thường
Ô hay là trận bão ròng
Trải bình dị thế qua đồng qua khe
Lăn tăn màu cỏ non kia
Có gì đâu khác bên quê xứ mình
Tưởng trong giây phút thình lình
Chưa hề có cuộc chiến tranh qua rồi
Chưa  bao cách trở xa xôi
Chưa bao nguy hiểm đứng ngồi không yên
Vợ mình hẳn đã già thêm
Con mình độ ấy lớn lên bao rồi
Mình qua cả cuộc đổi đời
Hương mùa xuân mãi bồi hồi nỗi chi!"
(Trên đất Đức - Bằng Việt dịch)

*
Những kẻ tâng bốc, nịnh thối Hữu Thỉnh không vì văn chương, thi ca; họ vì cái bao tử, vì danh vị hảo, danh hiệu hảo, vì phần  thưởng ... kiểu "bà đưa chân giò, ông thò chai rượu". Mà Giang Lân, Vũ Quần Phương nịnh Hữu Thỉnh được Hữu Thỉnh cho giải thưởng Hội Nhà văn, giải thường Nhà nước. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo... cũng vậy.Thu Tứ được Hữu Thỉnh xếp Việt kiều yêu nước cho hai ba nghìn đô la mời về dự hội nghị Đại đoàn kết dân tộc! Nguyễn Ngọc Phú được chọn làm Uỷ viên Hội đồng thơ, được đi Ấn Độ miễn phí... Chẳng đứa nào nịnh công không!
  Thêm tâm tôi, tôi rất nể phục, kính trọng dân Nghệ Tĩnh, nhất là Hà Tĩnh về mặt văn chương. Hà Tĩnh có đại thi hào Nguyễn Du, thi hào Nguyễn Công Trứ; hiện tại có Xuân Diệu, Huy Cận. Nay nảy nòi ra hai gã nịnh thối một cách trơ trẽn, thô lậu là Lê Thành Nghị và Nguyễn Ngọc Phú. Chữ nghĩa bài viết của họ in rành rành, không chối cải được!
Hà Nội 3 - 6 - 2019
Đ - H



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét