Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Đỗ Chiểu - Thơ chống giặc nội ngoại xâm (tiếp theo)

Thê xe 16 chỗ

13 - ĐỖ CHIỂU
Cụ Chiểu tha đui giữ đạo nhà
Hơn phường có mắt phản ông cha
Van bầy giặc đỏ như van khái,
Giết đám dân đen tựa giết gà!
Tấc biển, tấc sông đem gán quỷ,
Thước vườn, thước núi hiến dâng ma!
Người mù còn nghĩa hơn thằng rạng.
Gương ấy hãy nhìn mở mắt ra!

Hà Nội quảng 2102

Cáo phó - Nhà thơ Nguyễn Sĩ Lương từ trần

Thuê xe 16 chỗ

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Lương (còn có Bút danh Phố Giang Ninh) - Sinh năm 1950 tại Sơn Ninh, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Là cán bộ nghỉ hưu. Nay thường trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước năm 1990 có nhiều thơ đăng trong "Hương rừng" - THƠ LÂM NGHIỆP. Có thơ in trong “Cội nguồn” – 2005 (nhiều tác giả). Xuất bản riêng “Hồn quê 1” - 2007, “Hồn quê 2” - 2009 .Khoảng trời cổ tích - NXB Hội Nhà văn 2019.  Ông là cộng tác viên thân thiết của  vannghecuocsong.com. Ông mất ngảy 30 - 9 - 2019 .Xin chia buồn cùng gia đình
vannghecuocsong.com
Xin trân trọng giới thiệu với đọc giả chùm thơ của Nguyễn Sĩ Lương
BƯỞI MỒ CÔI
Hoa bưởi rụng nhiều, gần hết mùa xuân
Hai đứa bé ngây thơ nhặt hoa bưởi
Cài vào tai cho nhau làm hoa cưới
Đưa dâu rồng rắn quanh sân
Trò chơi mẹ con làm giả vợ chồng
Ríu rít ríu ra đầu sân trước ngõ
Tiền đi chợ những đồng tiền lá
Trái bưởi làm con đứa mẹ đứa cha
Bưởi đã bao lần thay lá đổi hoa
Xuân lại về sân rụng đầy hoa bưởi
Sau trận bom rơi mùa hoa lần cuối
Hai bé không về thương bưởi mồ côi
Vũng Tàu tháng 4 -2006
ĐƯA  EM  VỀ
Lối mòn từng bước tìm về
Rừng xanh đã ngớt tiếng ve gọi chiều
Thẹn thùng em bước lần theo
Lòng lâng lâng giữa nắng chiều Tây Sơn
Đại ngàn gió thoảng mơn man
Mây trời phảng phất trên làn vai em
Ngỡ ngàng lối nhỏ chưa quen
Tình anh nâng bước cho em đi về
Xa xa vọng tiếng họa mi
Bềnh bồng chiếc lá trôi về nơi nao
Sông ơi nước chảy về đâu?
Mười hai bến nước một câu đá vàng.
Bà Tô tháng 04 -2008

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Lương
GỬI NẮNG CHO EM
Nắng Vũng Tàu anh gửi cho em
Ngoài quê mình mùa Đông lạnh lắm
Gió Bấc thổi rạt rào qua Ngàn Hống
Bầm tím ngón tay ruộng cấy chưa xong
Gửi về quê chút nắng mùa Đông
Đất miền Trung mùa này hiếm nắng
Bởi chút nhớ, chút thương
                        khoảng trời như trống vắng,
Thương ! nên gửi nắng về
                         khô tà áo mưa bay.
Gửi cho em chút nắng hôm nay
Bớt nổi nhọc nhằn mưa trơn lầy lội
Bớt  cóng lạnh, ngày Đông gió thổi
Trải  óng vàng mượt khắp quê hương
Gửi hạt nắng gửi nỗi nhớ niềm thương
Cho cánh đào Hương Sơn thắm nở
Cho Phố Giang đêm trăng rằm sáng tỏ
Cho rú Nầm cao ngất mây bay
Gửi về quê chút nắng hôm nay
Bến Thủy mùa Đông lung linh sắc nắng
Gió nhẹ thổi phất phơ tà áo trắng
Bờ sông Lam sóng nước vỗ lao xao
Bừng sáng lên hạt nắng hồn thơ
Nắng mùa Đông lung linh trong khóe mắt
Hạt nhớ hạt thương tuôn về rạo rực
Má ửng hồng đâu bởi nắng mùa Đông.
Vũng Tàu  25 - 10  -2010


LỐI  NHỎ
Chưa phải đường mà chỉ là lối nhỏ
Nhật ký dấu chân tuổi ấu thơ
Qua bờ dậu lối sang nhà để ngõ
Đường của hai con bướm dại khờ
Cứ mỗi ngày thêm dấu chân in
Chiếc đòn gánh đầu thương đầu nhớ
Nụ chúm chím trên cành hé nở
Bình minh trong tiếng lá xôn xao
Lối nhỏ thành đường chẳng nhớ khi nao
Bước chân  nhẹ biết thương biết nhớ
Mổi lần anh đi sang bên nớ
Thấy rộn lòng khấp khởi vu vơ
Lớn lên rồi mỗi đứa một nơi
Biền biệt nơi góc biển chân trời
Nơi xa có biết, người năm ấy
Lối nhỏ chỉ còn lối nhỏ thôi..!
Vũng Tàu tháng 3 2010

Bách diện vịnh (tiếp theo)

Thuê xe 16 chỗ

1 - HỒ TẬP CHƯƠNG VỊNH (2)

Người ta lăng tẩm, khói trầm hương.
Không nắm đất tàn Hồ Tập Chương!
Lặng lẽ trời cao trùm xóm phố,
Im lìm đất thấp chụp thôn phường!
Công lao vua chúa không ai biết,
Đức độ thánh tăng chẳng kẻ tường!
Lạnh lẽo tấm thân vùi bốn cõi
Vía hồn lưu lạc tới muôn phương!

Hà Nội 31 – 8 – 2016

Thơ chốngj giặc nội ngoại xâm (tiếp theo)

Thuê xe 16 chỗ
VẠN BÀI THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM
Đỗ Hoàng
THƠ THÁNG 9 NĂM 2017
Đỗ Hoàng
THƠ CHỒNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM (tiếp theo)
Tháng 9 – 2017
LỜI QUÊ CHO BỌN THAM
Trên dưới mét tư thuộc giống lùn
Tứ trường, ngũ đoản loại chồn khun!
Chia trời cho Hán ông khom vái,
Cắt đất dâng Tàu ả ngửa hun!
Tướng soái ngồi trên vàng nhét túi,
Tớ tôi đứng dưới ngọc lăn cùn!
Đài loa, báo chí mần chi được
Cơ cảnh giang sơn buổi ỉa đùn!
Hà Nội 13 – 9 - 2017
Đ – H
Đỗ Hoàng
LỜI QUÊ CHO BỌN THAM (2)
THIÊN HẠ AI ƠI!
Thiên hạ ôi ơi! Có biết khôông? (*)
Giêng hai ló má hết trên đôồng.
Tơ vơ ả mướp đi dâng sữa,
Lọ mọ ôông còm đến hiến lôông!
Quan lại váo vênh ngênh ngánh ngảnh
Dân cò xơ rác chôổng môồng môông!
Con Rồng, cháu Lạc giờ tan thế.
Ai hãy dóng lên một tiếng côồng!
Hà nội 14 – 9 – 2017
Đ - H
(*) Tiếng phổ thông đọc - khôông : không
Đỗ Hoàng
LẠ CHI LỤT BÃO QUÊ TUI
Lụt bão quê tui có van đời
Làng nghèo, nghèo đến rớt mồng tơi
Chỉ quan sung sướng như hơn bạc
Đói rét dân đen bởi tại trời!
Đỗ Hoàng
VỊNH PHÓ ĐỨC PHƯƠNG
Phó nói: “Tớ làm đứa mặt rô.
Khác chi con đĩ đứng tô hô!”
Om sòm tiếng chưởi lên bàn cúng,
Ru riến lời than xuống đáy mồ!
Chút nhạc cõi còm không quỉ hát,
Lời thơ dặt dẹo chẳng ma hò!
Hồ trên núi ấy ra hồ tặc
Nhạc sĩ đời nay hóa nhạc đồ!
Hà Nội sáng 16 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
VỊNH VÕ KIM CỰ
(Phỏng theo bài “Lời quê gửi bọn tham” của cùng tác giả)
Trên dưới mét năm thuộc giống lùn.
Võ Văn Kim Cự loại chồn mun.
Cắt trời cho Hán ông khom vái,
Chia biển dâng Tàu ả ngửa hun!
Chỉ Phổ ma sa dân rách áo
Riêng Vi na síp đảng lành cùn!
Gian manh vật tế thần linh chuột
Mồ mả cha bây bị ỉa đùn!
Hà Nội 16 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
QUAN MỪNG BÃO ĐẾN
Bão về đã sướng bụng quan chưa?
Thâm hụt thu chi báo bão lùa!
Tháp đổ truyền hình do sấm sét
Đò chìm lộn sóng bởi ngao cua!
Tối tăm làng mạc im lời hát
Rực sáng cao lâu dậy tiếng đùa
Bão cứ tràn vào càng thỏa chí
Quan chòm sung sướng thật hơn vua!
Hà Nội 17 – 9 -2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
MẠT KẾ MOI TIỀN
Anh em cùng tuyến chúng còn xiên.
Báu vật gì đâu đến ngụy…quyền!
Vơ vét ngọc vàng moi mả tổ,
Trưng thu lầu trại xóa gia tiên!
Đuổi hình biệt xứ đừng nên dại,
Quyét bóng xa miền chớ bị điên!
Dân đói bão càn không cháo húp
Vòng tay hòa hợp kế moi tiền!
Hà Nội 18 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
Phóng tác thư Hữu Thính gửi Phan Nhật Nam và thư từ chối Phân Nhật Nam gửi Hữu Thỉnh
PHONG TÁC THƯ ĐIỆN TÍN HỮU THỈNH MỜI PHAN NHẬT NAM VỀ DỰ HÒA HỢP DÂN TỘC
Xin gửi tiên sinh điện tính này.
Nước nhà tổ chức nối vòng tay.
Anh Kha gặp bác bia nghiêng ngả,
Mỗ Thỉnh thấy hình tửu ngất ngây!
Đỏ lửa mùa hè tôi đọc biết, (*)
Trường ca tới biển bác xem hay! (**)
Hận thù quá khứ ta găm lại
Đại diện Đáng, Đoàn hân hạnh thay!
Hà Nội ngày 20 – 9 – 2017
Đ - H
(*) Mùa hè đỏ lửa ký Phan Nhật Nam
(**) Trường ca Biển thơ Hữu Thỉnh
Đỗ Hoàng
PHÓNG TÁC THƯ TỪ CHỐI CỦA PHAN NHẬT NAM
Trước hết là tôi từ chối bay!
Gửi về quốc nội để ông hay.
Một trăm năm cộng dân tan tác,
Hai thế kỷ ma đảng đọa đày!
Mồ mả quê nhà tàn tán tác,
Thân già hải ngoại còm còm cay!
Bao giờ cộng sản không còn nữa
Khỏi khiến chúng tôi sẽ đến ngay!
Hà Nội 20 – 9 – 2017
Đ - H
Đỗ Hoàng
BÀY CHỌI GÀ MẠT KẾ MOI TIỀN CHÙA
Chúng trói gà nhà khóa cẳng tay
Mời gà rừng tới đá lăn quay!
Phổng phao mái bự xiên bơ rán,
Núc níc trống cồ xé thịt phay!
Huyết đổ nghìn đời, sông suối nghẽn,
Xương phơi vạn thuở, núi đồi lay!
Chọi gà trò cũ moi hào mới
Cách kiếm tiền chùa mạt kiếp thay!
Hà Nội 30 – 9 – 2017
Đ - H

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Dichj thơ Việt ra thơ Việt (tiếp theo) - Lê Văn Ngăn

Thuê xe 16 chỗ
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT (tiếp)
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản:
GIỚI THIỆU
Mẹ tôi sinh tôi ra dưới đáy xã hội
nuôi tôi lớn lên dưới đáy xa hội
Để tin tôi chữ lâu bền
Có từ người mẹ khổ hiền
Từ dưới vực sâu , tôi thường nhìn thấy một mảnh trời xanh ở trên cao
lắng nghe tiếng guốc vọng về từ dòng thời gian xa tắp
ước mơ một cảnh đời sáng tươi không phải của mình .
Mẹ tôi sinh tôi ra dưới đáy xã hội
nuôi tôi lớn lên dưới đáy xã hội
Bao nhiêu năm, qua bao nhiêu chiều nắng tắt, bao nhiêu mùa phượng hồng
mẹ vẫn lấy chữ nghĩa trộn với mồ hôi của mình
bện thành một chiếc thang vượt thóat .
Con ạ, đây là chữ nghĩa, mồ hôi và chiếc thang vượt thóat
con mau thoát khỏi cảnh sống tối tăm nầy
còn mẹ, mẹ không còn đủ sức để đi xa hơn nữa .
Giờ đây, tôi đã leo lên bờ vực tối, sống ngang hàng giữa mọi người
nhưng ở dưới xa, mẹ tôi vẫn một mình nằm lại
Hy sinh , tôi thường đọc thầm hai chữ ấy mỗi lúc đi qua các thương trường
để tin vẫn còn những người biết quên hạnh phúc của riêng mình
để nhớ đôi chút kiến thức của tôi vốn sinh ra
từ một người mẹ không biết chữ .
Giờ đây, trong những dòng chữ tôi viết giữa đêm khuya
dường như vẫn lấp lánh nước mắt của người đã khuất .

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
GIỚI THIỆU
"Mẹ sinh tôi dưới rốn đời
Nuôi tôi khôn lớn nên người hôm nay
Vực sâu, tôi thấy trời mây
Vọng về tiếng guốc tháng ngày xa xăm
Mơ đời tươi đẹp như rằm
Với tôi cảnh ấy ngoài tầm pha phôi.
Mẹ sinh tôi dưới rốn đời
Nuôi tôi khôn lớn nên người hôm nay
Nhiều năm nắng, phượng hao gầy
Mồ hôi mẹ trộn thêm đầy nghĩa nhân.
Bện thành thang vượt thoát thân
Mồ hôi chữ nghĩa thang thần con lên.
Con mau thoát cảnh màn đêm
Mẹ không còn được đá mềm chân săn.
Giờ con vượt vực tối tăm
Sống ngang hàng giữa hàng trăm con người.
Dưới xa nằm lại mẹ tôi.
Hy sinh, tôi nhẩm từng lời bán buôn.
Để tin mọi viêc vuông tròn
Hạnh phúc người đã mỏi mòn riêng quên!
Tôi giờ có chữ thánh hiền
Từ người mẹ không biết tên lớp trường.
Những dòng viết giữa đêm sương
Ánh lên nước mắt, mẹ thường sẻ chia!

Hà Nội quảng mười năm trước
Đ - H




Câu chuyện quá cảm động

CÂU CHUYỆN QUÁ CẢM ĐỘNG
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT QUA LỜI KỂ CỦA NHÀ THƠ HỮU LOAN
"Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền.
Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, Tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.
Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi ; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.
Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no … Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa..."
Ảnh nhà thơ Hữu Loan và bà Phạm Thị Nhu năm 2009.


.

Bạch diện vịnh

Thuê xe 16 chỗ
      
Ltg: Tôi đã viết được 100  gương mặt, rất nhiều bộ mặt Cán bộ cấp cao tham nhũng lớn (Quan Tham). Nhưng mỗi ngày Quan Tham lại nảy nở nên tôi lại tiếp tục viết. Thể thơ Đường luật rất thích hợp cho việc chống tiêu cực này. Vì vậy tôi dùng để sáng tác.
Đỗ Hoàng
BÁCH DIỆN VỊNH  - (2)

Đỗ Hoàng

73 - VỊNH NGUYỄN TẤN DŨNG  (*)

Từ eng y tá mới a, o.
Cuộc thế tôn trên lớp diễn trò.
Phe phái tam khoanh mang óc chó,
Bầy đàn tứ đốm lộn gan bò!
Núi sông đổi chác vàng căng lẩm,
Đồng ruộng tráo lường bạc chật kho!
Mười mấy năm liền làm Thủ tướng
Giang sơn xơ xác nát con đò!

Hà Nội 2015
(*) Từng Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất

74 - NGYỄN KHOA ĐIỀM

Đời đau hơn hoạn kiếp Hời, Chiêm
Giả mạo đảng viên, Đảng buá liềm.
Ngom ngóp kẻ tù lời kỵ nghị,
Nghênh ngang cụ Thượng tiếng thanh liêm!
Coi văn, lận báo rung Lào, Thái,
Đốt sách, gian phim chuyển Hán, Xiêm!
Cài cắm, leo cao nghề gián điệp
Lưu manh đĩ bợm Nguyễn Khoa Điềm!  (*)

Hà Nội 2007
(*) Giả mạo đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam leo lên đến Ủy viên Bộ Chính trị cuả Đảng này!

VỊNH NGYỄN TƯ THOAN  (*)

Người làng Đá Moọc rất gian ngoan (**)
Nứt một cục to Nguyễn Tử Thoan. (***)
Thờ phụng Nhật Tây cùng hát nhóm,
Theo hầu Minh Việt kết ca đoàn!
Quảng Bình vang dội gương hai giỏi,
Lệ Thuỷ lừng danh ảnh bốn khoan!
Nửa vạn chục ngày trùm Tỉnh ủy
Chết rồi không ả Méc, bà Đoan!

 Hà Nội quảng 2003

(*) Từng Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình
(**) Thuộc xã Hoa Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình - quê Ngyễn Tư Thoan
(***) Tên thật của Ngyễn Tư Thoan


76 - VỊNH ĐINH LA THĂNG (*)

Xuất thân kế toán chạy lăng nhăng
Lươn lẹo xu thời tiến vọt hăng.
Sớm lội công trường dâng thiếp, vợ,
Chiều ngồi cửa sấm đón tiên, hằng!
Tư duy tính toán em câu cống,
Tầm nghĩ đo lường bác cột xăng!
Chạy chọt tước chức bằng hủ bạc
Ván bài chính trị sớm teo phăng!

   Hà Nội 2017
(*) Từng Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Cướp, dối, láo...

Thuê xe 16 chỗ
Ltg; Qua việc chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân chở bọn bất hảo phản quốc (đào tẩu ở Hàn Quốc) ta thấy giới chính trị Việt Nam nát bét. Xin in lại 2 bài "Dối" và "Láo" để thấy được bản chất của họ.
Đỗ Hoàng

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM CỦA ĐỖ HOÀNG

DỐI

Dối người, dối đất, dối trời xanh.
Dối để mơ riêng được tác thành.
Dối giỏi dối luôn bầy giả dối
Dối hay dối cả bọn lưu manh!
Dối đau thấy địch co chuồn trước
Dối ốm nhìn thù cố vọt nhanh!
Dối cả thánh thần đang cúng viếng
Dối làm đất nước sớm tan tành!

Hà Nội, ngày 7-12-2014

LÁO

Láo cáo thời nay đã giỏi nghề.
Láo siêu huyền thực chẳng còn chê.
Láo thầy, láo bạn nơi trướng lớp
Láo dân láo thợ chốn nhà quê.
Láo viết sách hay nhiều kẻ đọc
Láo ghi văn giỏi lắm người phê!
Láo thời láo thế, ông cha láo.
Láo cáo thời nay quá giỏi nghề!



Hà Nội, ngày 7-12-2014

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Hãy đến Sapa

Thê xe 16 chỗ

HÃY ĐẾN SA PA
Hải Đăng
Đến Sapa, tôi lại nhớ bài thơ của nhà thơ Xuân Hoàng (Quảng Bình)
Sapa đã vãn khách rồi
Sườn non thu lặng xuống đồi từ lâu
Sa mu xanh ngắt một màu
Không cô đơn cũng dải dầu nắng mưa
Sa mù trời hẹn quên trưa
Đài thiên văn chọn đồi xa có buồn
Ở đây thanh thản lạ thường
Đất trời như có tâm hồn của thơ!
...
Ô Quy Hòa hẹn người lên.
Muốn đi thêm sợ chừng quên lối về.
Dịu dàng hơi rét săn se
Thu eemar thế sao nghe nhớ người.
Phải chăng quen với biển rồi
Đến đây vẫn nặng cuộc đời sau lưng!
Hãy đếnvới Sapa! Có bao nhiêu điều mới lạ!
Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào cỡ 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,...
Có nhà nghiên cứu về Sa Pa nghĩ rằng, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ chữ Chapa, tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông - Sa Pa ngày nay. Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sa Pa[4].
Dẫu vậy ý kiến này thiếu cơ sở, và không có tư liệu nào khác để kiểm chứng. Người Pháp khá thận trọng khi đặt địa danh ở vùng núi hoặc vùng thưa dân. Điều này là do trước đây một thế kỷ thì các buôn bản cách nhau hàng ngày đường, sẽ rất rắc rối nếu cần tìm người địa phương khuân đồ đến địa danh mà họ không biết. Vì thế những tên vùng ở miền núi như Dalat (Đà Lạt, có gốc là Đạ Lát hay Đạ Lạch) thì người Pháp chỉ chuyển sang đọc kiểu Pháp các tên bản địa của dân tộc đang hỗ trợ họ ở vùng đó. Tại vùng xuôi đông người Pháp, hoạt động nhộn nhịp và tầng lớp thị dân dễ chấp nhận tiếng Pháp thì người Pháp mới đặt tên Pháp, như "cảng Courbet" (Bãi Cháy, Hồng Gai), hay "Cap Saint Jacque" (Mũi Ô Cấp, Vũng Tàu). Mặt khác nếu tra tên họ người Pháp và người Âu gần nước Pháp, sẽ chẳng thấy tên "Đờ-Cha-pa" ở đâu cả.
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai. Phía bắc giáp huyện Bát Xát; phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; phía nam giáp huyện Văn Bàn; phía tây giáp huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên (Lai Châu).
Khí hậu trên toàn thị xã Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18 °C. Diện tích tự nhiên của thị xã là 678,6 km². Dân số thị xã Sa Pa hiện khoảng 61.498 người, bao gồm các dân tộc: H'Mông, Dao, Tày, Giáy, Phù Lá, Kinh, Hoa.
Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ thang 5 tới tháng 8.
Sa Pa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa[6]
. Linhdamtour.com
Tel: 0984800680
Địa chỉ: Lô 24, Dich vụ 11, Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Thơ tự do của Đỗ Hoàng (Bài 20, 21)

Thuê xe 16 chỗ

THO TU DO @1 – DO HOANG

NHẶT TỪ BÙN (*)

Nhặt từ bùn
Bông sen trắng, bông sen hồng
Hương thơm nghìn năm!

Nhặt từ bùn
Hòn than đen nhánh ánh trời   
Mà cánh rừng đại ngàn còn in dấu vết 
Biết đốt những mùa đông
Sưởi nồng trái đất      

Nhặt từ bùn
Hạt thóc
Nằm trong tối đen hơn trăm triệu năm
Đến hôm nay
            qua hơi bàn tay người lại mọc
Cho mùa màng thêm hạt
Như tinh yêu ủ chin bất ngờ

Và cũng bất ngờ
Nhặt từ bùn câu thơ
Thời gian
không hóa thạch!

Huế 1982

NGỦ QUÊN

Không có mặt trời
Trái đất
ngủ quên
Trong triệu năm băng giá

Không có con thuyền
Dòng sông
Ngủ quên
Và tự xóa mình khi về biển cả!

Không có người đi
Con đường
Ngủ quên
Và cũng vào cây cỏ!

Không có tình yêu
Trái tim ngủ quên

Bao lứa đôi
Hóa đá!

Huế 1982

(*) Rút trong tập thơ Khi em xa Huế - Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên năm 1988





Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM ngày 15-12-2014

Thuê xe16 chỗ

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI  XÂM  ngày 15-12-2014

Đỗ Hoàng


PHỤC

Phục bao nghĩa sỹ sống vì dân.
Phục bậc chí cao biết xả thân!
Phục tổ tiên thiêng dành lộc thánh
Phục cha ông giỏi gửi ơn thần!
Phục người giúp nước qua nghèo đói,
Phục  đấng  cho dân được thoát bần
Phục chí khí cao dân nước Việt.
Phục mừng sông núi vẫn hùng anh!

Hà Nội, ngày 12-12-2014

LẠI NÓI VỀ TƯƠNG MĂM

Hòa bình đằng đẳng bốn mươi năm
Giặc dữ cong vòi đã biệt tăm
Làng xóm yên bình không súng nổ,
Phố phường ổn thỏa chằng bom xăm!
Nườm nượp trên non đầy tướng uống,
Nhấp nhô dưới suối lắm quân ăn!
Hai vạn tấn thóc năm dân nộp (*)
Để cho nghìn tướng chỉ tài măm!

Hà Nội, ngày 11-12-2014

(*) Bình quân một tướng ăn 20 tấn thóc/năm. 1 000 tướng x 20 tấn = 20 000 tấn.
(20 000 tấn x 10 triệu đồng/tấn = 200 000 000 000 đồng)  -  200 tỷ VND (tính giá thóc  thị trường năm 2014)


Đỗ Hoàng

HẬU HOA, HOA HẬU

Ngắm hình hoa hậu thật là vui
Răng chính mấy lần vẫn tiến lui.
Móm mém mồm như con cá ngão,
Gồ ghề trán tựa đực trâu cui!
Ngoại hình chỉnh sửa trông xơ xác
Nội tạng nắn bơm ngó búi xùi!
Nước Việt chắc không còn ả xấu?
Nên tôn người đẹp thật là xui!







HẬU HOA, HOA HẬU
Cuộc thi hoa hậu lắm đam mê.
Có kẻ để thơ phải cháy khê.
Đứa đợi vợ con không trở lại,
Thằng trông bồ bịch chẳng quay về!
Mấy đêm hoan hý thân tê dại,
Một phút huy hoàng xác mệt mê
Nén bạc thọc vào cung thắm ấy.
Mỹ nhân người ngọc quá ê chề!
Hà Nội, 9-12-2012

LUẬN VỀ CẨU

I
Cứ tha hồ chưởi chó
Cứ tha hồ chưởi mèo
Chẳng ai làm gì được
Đời cứ êm veo veo!

Hà Nội, 15-12-2014

II

CHÓ VIỆT


Khốn cùng kiếp chó Việt
Cứt không có mà ằn.
Pháp nó đã vét hết (*)
Chỉ còn đứng nhăn răng!

15-12-2014
(*) Thời Pháp thuộc, Pháp lấy cứt người Việt chở về nước để trồng nho.


III

Đã làm cái kiếp chó
Bị chủ chưởi suốt ngàổ
Như bao lớp cùng khổ
Ở trên cõi thế này!

15-12-2014

IV

Chó là loài ăn cứt
Nhưng làm tình tuyệt vời
Con người sành điệu nhất
Phải học nó kiều chơi!

15-12-2104


V

Chó mà đeo áo mũ
Rồi đặt nó lên ngôi
Trái đất sẽ chao đảo
Chó sẽ xơi tái người!

15-12-2014

VI

Khuyển mã loại chi tình
Con người không thương tiếc
Sau những cuộc giao tranh
Chúng đều bị chọc tiết!

Hà Nội, ngày 15-12-2014


VII

Đừng cậy mình là đỏ.
Đừng ỷ mình nhiều ló (*)
Riêng có một cách chới
Người phải đều học chó!

Hà Nội, ngày 15-12-2014

(*) Lúa

DÒM HOA

Lạ lùng thì ai cũng ham dòm.
Đỏ đỏ đen đen hòm hỏm hom.
Gia lão nhón chân cong cổ gập,
Trai tơ trèo gối thắng lưng khom.
Nhìn xuôi thì thấy trên hai chiếc,
Ngó ngược thời trông dưới một chòm.
Cha mẹ sinh ra toàn cục thịt.
Bọn cò bày biện mất tiền nom!

Hà Nội, ngày 13-12-2014


NHỐ NHĂNG

Lũ trộm bây giờ rất nhố nhăng.
Đáng ông thì chúng gọi là thằng.
Một nền kinh tế đem san phẳng,
Hai cơ xã hội bị cào bằng.
Đưa thằng vô lại làm sao sáng,
Tiến ả giang hồ tạc hỏa đăng!
Thua xa cái thời mông lung ấy.
Dân Việt bây chừ có biết chăng?

Hà Nội, 18-12-2014

TAM CƯỜNG MỸ, NGA, TÀU

Mỹ Nga Tàu, Tàu Mỹ Nga
Ba cường quốc muốn chia ba địa cầu.
Tàu Ô kế hiểm mưu sâu,
Sẽ làm chúa tể đứng đầu hành tinh!

Hà Nội, ngày 18-12-2014

LÀM THUỘC ĐỊA

Có sừng, có mỏ
Thì khỏ lẩn nhau.
Dân nào ngu lâu
Chịu làm thuộc địa

18-12-2014

AO NHÀ HÁN

Tàu muốn biến Biển Đông
Làm ao nhà nước Hán
Mua bọn quan tham ăn
Thì thế nào cũng thắng

18-12-2014

Cho quan Việt giữ ngôi
Vỗ về như man tộc
Chiếm An Nam dễ thôi
Không tốn một cân thóc!

18-12-2014

CŨNG VẬY THÔI

Tàu hay Nga cũng vậy
Chỉ lấy thịt đè người
Dân thường cũng đã thấy
Chúng sắp tràn đến nơi!

18-12-2014

SẼ CÓ PHÙ ĐỔNG MỚI

Sau cái thời tướng măm.
Chỉ đánh giặc bằng mồm
Giang sơn sẽ xuất hiện những người anh hùng cầm thanh gươm nghìn cân ra trận
Họ chẳng có quân hiệu quân hàm, sao vạch gì lấp lánh
Họ chỉ có bụi tre ngà và niêu cơm Thạch Sanh
Học Phù Đổng vươn vai, lũ giặc sẽ tan thành.

Rồi lặng lẽ lên trời!

18-12-2014

CỨU NẠN DÂN LÀNH

Cả nước vô cùng cảm kích và xúc động
Khi cứu nguy cho dân lành mười hai mạng sống
Mà thần chết muốn cướp đi.
Những cán bộ cao cấp bộ trưởng tỉnh trưởng, những sỹ quan và những chiến sỹ binh nhì
Bằng nghị lực tài trí và tấm lòng quả cảm

Dân tộc rất tự hào
Những con dân Việt
Biết làm những việc phi thường.

Việt Nam rất nhiều người tốt
Bao tấm lòng sẻ chia từ Nam chí Bắc
Với nghĩa đồng bào.

Trả lại mười hai mạng sống cho dân lành.
Công này vang vọng trời xanh!

Hà nội, ngày 19- 12-2014