Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Những bài nô bút ...của Văn nô



NHỮNG BÀI VIẾT NÔ CỦA VĂN NÔ VÔ CÙNG NGUY HẠI
             Đỗ Hoàng
 Khi chính trị lạc hậu, giả dối, đi ngược lại tiêu chí ban đầu đặt ra mà đám văn nghệ sĩ vẫn cam tâm cung phụng thì họ là những kẻ viết nô, nhân dân tẩy chay tác phẩm của họ ra khỏi tâm khảm!
  Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng thuộc thời tiền chiến có Từ ấy với những câu thơ bất hủ cho đời:
"Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay độ chế độ này?"
Bỗng trở thành con hát tụng ca cho cái ác:
"Hôm qua tiếng gọi ngoài đồng
Tiếng loa xót ruột, xót lòng con ơi!
Stalin oi! Stalin ơi!
Nghe tin ông mất, đất trời có không.

Thương cha, thương mẹ, thương chông...
Thương mình, thương một; thương ông, thương Mười!"

    Viết sến đến mức phía bên kia chiến tuyến, Phan Nhật Nam mè nheo: "Chúng mày (chỉ miền Bắc Cộng sản) Stalin chết, cả nước khóc lóc, nhà thơ lớn chúng mày làm thơ tiếc thương: "Thương mình một, thương ông mười"; bên tao Ken nơ đi chết có đứa nào khóc đâu, báo nào đưa tin đâu!" (Mùa hè đỏ lửa)
  Không có một tình thương nào quái đản như thế của nhân loại! Trong khi Stalin được cho là ác quỉ thứ nhất thế kỷ XX!
  Khi Cách mạng thành công lập được Chính quyền, Tố Hữu trở thành yếu nhân của thể chế (Trưởng Ban Nông nghiệp Đảng Cộng sản Việt Nam) thì sự tụng ca phản lại hiện thực xã hội chủ nghĩa, phản lại lương tâm thi sĩ:
..."Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn"....
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
  Nếu Tố Hữu nhìn đúng sự thật, nói đúng sự thật thì Chính phủ thay đổi chinh sách nông nghiệp thì có lợi cho dân, cho nước  biết bao nhiêu! Nhưng người nói thực đó là nhân dân thấp hơn cỏ, tiếng kêu làm sao đến triều đình:
"Sống không lô,không lạng
Chết trám bạng, mưng ri..."
"Bây chừ hợp tác, hơp te
Nỏ có méng vải để che cái lồn!"
  Tan nát đến mức phải xỏa sổ cái hợp tác, hợp te, chuyển qua cái hợp tác giả cầy nuôi đám chạy long tong, gồm bí thư chi bộ, chủ nhiệm hợp tác...!
Tố Hữu cũng ca ngợi bạo chúa Tàu cộng:
"Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình anh em!"
'''
Cờ bay Vạn lý trường thành
Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng
Bạn mừng ta những chiến công
Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương!"
   Chế Lan Viên nổi tiếng với Điều tàn tầm trên giải Nobel nhưng khi theo Cách mạng có chút bổng lộc còm thì lại "đi với ma mặc áo giấy":
"Bác Mao chẳng ở đâu  xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao"
 Có người nói đó là thâm ý của Chế Lan Viên so sánh hai gã ác độc thế kỷ XX, kẻ tám lạng, người nửa cân, nhưng thời 60, 70 Chế Lan Viên đang say máu tô hồng chắc không phải. Chế Lan Viên tỏ rõ "phẩm chất" con hát  thành thực của mình!
"Súng chỉa vào căn phòng ta ở
Dao cứa trên cổ họng ta ca"
...
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ,như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn nuí con sông"...
(Sao chiến thắng)

  Mao Trạch Đông là bạo chúa thế giới đã giết gần 100 triệu người vô tội. Hồ Chí Minh cũng bị một tờ báo Skalovichs, Liên Xô (cũ) xếp tên trong13  người ác thế kỷ XX!
  Đúng là lấy nòi nịnh vua đi đổ rổ ốc kiếm vài con ốc sót!
 Tế Hanh nhà thơ tài hoa nổi tiếng thời tiền chiến với tác phẩm Hoa niên nhưng cũng khom lưng, quì gối nịnh ác quỉ:
"Quê hương lãnh tụ thêu mây trắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao!"
  Con cháu bây giờ chúng nó phải bưng mũi, không thể đọc được, khi nghe tin Cách mạng văn hóa vô sản Mao đã giết trên 50 triệu người!
  Sau này làm con hát thể chế Vẹm, Tế Hanh cũng không thua Tố Hữu, Chế Lan Viên hô khẩu hiệu lấy được " Hai lởi rủa một khúc ca", "Hai lần đền Hiền Lương"
"Bên kia sông không ra đỏ ra vàng
Cờ ba que hoen úa cả không gian"
...
"Ngày mai đây hoa mở hội tưng bừng
Trăm sắc múa huy hoàng trong ánh sáng
Ngày đẹp nhất là ngày sinh nhật Đảng
Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa xuân

Xuân 1965
  Chửi địch rồi ca ngợi Đảng (CSVN), hai cái đều rất sáo rỗng, kém cỏi. Nếu không nói là bị thần kinh! Một lối viết giả tạo mà thế hệ tụng ca sau theo đóm ăn tàn!
Ngày đẹp nhất phải là ngày "nhân loại không còn người nào đói, không còn người không có áo mặc,cơm ăn! Còn ngày sinh nhật Đảng, Đảng nào chả là lợi ích nhóm,  nhóm lưu manh. Sao gọi ngày sinh ra tốp lâu la là ngày đẹp nhất được!
   Trong khi miền Nam, có quê của Tế Hanh nó sống sung sướng hơn, có phần Dân chủ hơn!
  Tế Hanh cũng xông xáo đi thực tế ca ngợi cái không tưởng:
"Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài"
 Nếu viết cho một địa danh,vùng quê nào đó nó sẽ bất hủ, như:
"Đồng Yên (*) ta rộng mênh mông - Làng quê Tế Hanh.
Trăng lên , trăng lặn vẫn không ra ngoài"
  Cái nông trường nó tan tác còn hơn hợp tác, hợp te. Hình mẫu coppy của Nga Xô, Tàu cộng ra bụi khói! Hai câu thơ trên thành trò cười!
 Rồi như đám con hát được tí đi nước ngoài, Tế Hanh ca ngợi bạo chúa không ngượng mồm:
"Quê hương lãnh tụ thêu mây trắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao!"
  Rồi đến Hoàng Trung Thông, ông nghè Đỏ cũng bưng bô như thế:
"Anh làm chủ nhiệm đã ba năm
Ba năm vật lộn cùng khó khăn
...
Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc màu bay với gió
Mắt tôi ôm hết cả đồng xanh
Cả dáng hình anh thành bức tranh"
Cái đám lý trưởng, hương vệ đời mới, nói như nhà thơ Hữu Loan: "Đi ba tháng tìm gương tốt, chả thấy đâu, rặt một bầy "mèo mả chó hoang". Chúng nó đúng như nhân dân ca thán:
"Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xa
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho Chủ nhiệm xây nhà, xây sân!"
 Những bài viết nô vô cùng tác hại cho nhân quần. Những bài viết của người có chữ, người danh tiếng, văn sĩ ...thì càng nguy hại cho đời sau!
  Xuân Diệu cũng là một nguyên súy thơ mới, tiếng tăm lấy lừng nhưng đi theo Cách mạng cũng làm anh ton hót chế độ (chữ văn nghệ sĩ bên kia chiến tuyến tặng Xuân Diệu). Xuân Diệu cũng sáo, nhạt, dở nhắng... không thua gì:
Ca ngợi lãnh tụ:
"Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi ba sợi bạc vì chúng con".
 Phải nói nược lại chứ:
"Trên đầu tóc cháu sương ghi
Biết bao nhiêu sợi bạc vì thi ca!"
 Bởi vì "Thơ văn nhạc tiền chiến còn, nước Việt Nam còn!" Một thời văn nghệ ngắn ngủi chưa đầy mươi, sống trong nô lệ tuỉ nhục, bị phong kiến thực dân chèn ép mà văn nghệ sĩ tài hoa thế hệ Xuân Diệu đã lưu dấu kỷ lục ghi nét cho dân tộc! Mà đến nay văn nghệ sĩ công nông binh được bao cấp kinh phí Nhà nước - thuế Dân,không mảy may là ra hồn một mẩu vè!
Xuân Diệu viết:
"Thi sĩ ngày xưa mơ mỹ nhân
Mơ khói trầm bay quyện cõi trần
Thi sĩ ngày nay bên ruộng lúa
Hết lòng ca ngợị gái nông dân"
  Nói vậy, Xuân Diệu đố có làm vậy. Đi thực tế nông thôn chưa đươc hai ba ngày đã thấy Xuân Diệu đạp xe về Hà Nội. Xuân Diệu lắc đầu: "Mình không ở được nông thôn một tuần!"
  Cái giả dối, viết không thật tâm của các văn sĩ tên tuổi thời trước nó như vi rút HIV lây lan khó gỡ nổi thế hệ sau.
Nguyễn Đình Thi viết như không thực thơ mình:"
"Chào Hà Nội của ta sáng đẹp
Giữa đêm trăng trong biếc mênh mông
Thành phố tình yêu thành phố thép
Ta chào trái tim đất nước anh hùng

Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em."
(Chia tay em trong đêm Hà Nội)
...
"Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn"
(Lá đỏ)
  Thành phố của miền Nam sao gái trai quyếtđánh rồi hẹn nhau vào đó?
  Cái giả dối, chung chung, ca ngợi một chiều.."sáo, dở, nhạt, nhắng... nâng cao ở tên giả Đảng viên Cộng sản luồn sâu leo cao Nguyễn Khoa Điềm:
"Tôi rưng rưng trong buổi đầu kết nạp"
...
Mỹ và đĩ
Những xnach ba
...
"Người ơi người tôi yêu người tha thiết
Tôi sống vì người, chết vì người"
  Và mức độ " sáo, dở , nhạt, nhắng, sến nó càng nâng cao hơn ở Hữu Thỉnh:
Sáo:
"Bỏ lại đằng sau bao trận đánh
Kịp vào thành phố sáng tên Người
Độc lập theo tăng vào cổng chính
Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!

Ta trẻ như cờ ta trẻ lắm
Ta reo trời đất cũng reo cùng
Ta no cười nói, say đôi mắt
Bát canh ngày hẹn cũng mênh mông"
(Bữa cơm chiều trong dinh Độc Lập)
Nhạt: - Coppy của nữ Thi sĩ Đức "Thượng đế làm ra Mặt Trời"
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
  (Hỏi)
Nhắng:
..."Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em..."
(Thơ viết ở biển)
...
Sến:
..."Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em..."
 (Thư mùa đông)
Những bài viết nô để lại hậu quả khó lường, một số bút nô khác tán tụng, bốc thơm, phổ nhạc, đưa vào sách giáo khoa gây ra nhiều tai họa cho đời sau. Chúng ta cần loại bỏ các tác phẩm có hại ấy!
  Hà Nội 30 - 11 - 2019
   Đ - H

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Văn học Thiểu số Trung Quốc (tiếp theo)


Phần tiếp theo
VĂN HỌC THIÊU SỐ  70 NĂM TRUNG QUỐC  MỚI
Năm 1950, trong "Văn học nhân dân",  số đầu tiên của Trần Thanh Chương, Bằng Phi, Mạnh Hòa Ba Đặc v.v.do Mộc Lâm  dịch, biên soạn, chỉnh lý  bởi Mai Lâm. Năm 1952, "Văn học nhân dân" được xuất bản trong số đầu tiên có tên nhà văn Mông Cổ, Mã Lạp Thẩm Phu. Tiểu thuyết "Người ở đồng cỏ Khoa Nhĩ  Thấm" của  Mã La Thẩm Phu, .. Bản dịch của nhà thơ Bố Tạp La về bài thơ "Cô gái báo thù"  nhà thơ người Kap Sa Khắc Văn gốc Ấn Độ,  Vĩnh Anh nhà thơ  dân tộc Miêu "Chúng tôi là một nhóm của Miêu gia"...  Văn học dân gian thiểu số và văn học nhà văn đã trở thành những bông hoa lộng lẫy trong khu vườn lớn của Cộng hòa.  
Văn học của các nhà văn thiểu số đã được coi là một phần quan trọng của văn học Trung Quốc mới ngay từ đầu và  nhà văn được giao  việc viết văn như việc đặc biệt.
   Nên  Nhân dân nhật báo ca ngợi văn học mới của người dân thảo nguyên " Khoa Nhĩ  Thẩm" , " Đã viết chủ đề mới, cuộc sống mới, nhân vật mới, phản ánh các lực lượng tiên tiến trong cuộc sống thực, giáo dục mọi người với đạo đức mới. Năm "tin tức" này đại diện cho định hướng cơ bản của đánh giá của đất nước về nội dung tư tưởng của văn học thiểu số. Vì lý do này, trong báo cáo của Đại hội văn học lần thứ hai năm 1953 với tựa đề "Phấn đấu sáng tạo các tác phẩm văn học và nghệ thuật xuất sắc hơn", Chu Dương đã mô tả sự trỗi dậy của văn học thiểu số là "một điều đáng chú ý đặc biệt trong lĩnh vực văn học". Hiện tượng ", ông đánh giá cao vai trò quan trọng của văn học thiểu số trong việc xây dựng văn học Trung Quốc và văn hóa xã hội chủ nghĩa từ ba khía cạnh: nội dung tư tưởng của các nhà văn thiểu số, nội dung tư tưởng của văn học thiểu số và lịch sử văn học thiểu số,  ca ngợi văn học thiểu số đương đại "Các tác giả của các dân tộc thiểu số mới" đã xuất hiện, "họ đã tạo ra hình ảnh của các yếu tố tiên tiến trong cộng đồng dân tộc thiểu số trong tinh thần anh em giữa tất cả các dân tộc trong nước, và mô tả thực sự các điều kiện mới và cũ về cuộc sống của các dân tộc thiểu số", "các tác phẩm của họ  đánh dấu sự phát triển mới của văn học của các dân tộc thiểu số khác nhau ở Trung Quốc. " Điều này là một đánh giá tổng thể khá tốt của dòng văn học thiểu số.  Sự phát triển của văn học thiểu số luôn luôn đạt được với sự quan tâm của Đảng và đất nước với sự thúc đẩy chung của các nhà văn thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Vào tháng 1 năm 1955, Mã  Lạp Thẩm kêu gọi đề xuất hỗ trợ phát triển văn học thiểu số từ góc độ phát triển văn học đa sắc tộc tại một quốc gia đa sắc tộc thống nhất.  Vào tháng 5 năm 1955, Hội Nhà văn Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về văn học thiểu số để tìm hiểu về lịch sử và tình hình hiện tại của văn học dân tộc, lắng nghe ý kiến và đề xuất của các nhà văn dân tộc về sự phát triển của văn học thiểu số. Năm 1956, tại cuộc họp hội đồng lần thứ hai (mở rộng) của Hội Nhà văn Trung Quốc, Lão  Xá đã làm một "Báo cáo về công tác văn học dân tộc thiểu số   anh em". Báo cáo giới thiệu toàn diện tình hình cơ bản của văn học thiểu số từ bốn khía cạnh: "sự trỗi dậy của di sản văn học quốc gia và văn học mới", "thực hiện bộ sưu tập, phân loại và nghiên cứu", "vấn đề dịch thuật" và "khắc phục chủ nghĩa dân tộc Hán và chủ nghĩa dân tộc địa phương".  Những vấn đề tồn tại, chỉ ra: "Các quốc gia có các ký tự viết, như Mông Cổ, Duy Ngô Nhĩ, Káp sa khắc văn ..., đã có một kỷ nguyên mới của văn học hiện thực. Các tỉnh trước đây không có người  viết  nay cũng đã  sinh ra nhiều nhà văn cho  Trung Quốc. Văn học và nghệ thuật không còn là những từ trống rỗng nữa. "Để đáp lại sự thiếu quan tâm đối với các dân tộc thiểu số và các vấn đề trong phát triển văn học.
    Trong bối cảnh kỷ nguyên kỷ niệm 10 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959, "Tin tức văn học và nghệ thuật" đã đánh giá cao sự phát triển của văn học thiểu số trong 10 năm qua với một "bước nhảy vọt nhanh chóng", nêu rõ: "Nhiều quốc gia huynh đệ đã thành lập Văn học mới đã sản sinh ra những nhà văn và nhà thơ mới viết bằng ngôn ngữ của họ hoặc viết bằng tiếng Trung Quốc, nhiều ca sĩ dân gian cũ đã lấy lại cuộc sống ca hát của họ "," Chúng tôi cũng đã biến lĩnh vực văn học anh em đã từng rất nghèo nàn "nhất bần nhị bạch " thành hàng triệu người  viết trong khu vườn rộng lớn muôn tía, nghìn hồng.  Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử. " Ngoài ra, Thiệu Toàn Lân đặc biệt chỉ ra trong "Thập kỷ văn học" rằng lịch sử văn học Trung Quốc lần đầu tiên có sự phát triển thịnh vượng chung của văn học đa sắc tộc". Trong "Một số hiểu biết về sự phát triển của văn học Trung Quốc mới trong thập kỷ vừa qua", Mao Tinh cũng đề cập đến việc khai quật và tổ chức di sản văn học của các dân tộc thiểu số và sự phát triển của các nhà văn thiểu số là "một sự kiện lớn đáng được quan tâm đặc biệt trong sự phát triển của văn học Trung Quốc. Phát triển mới trong kỷ nguyên của chủ nghĩa xã hội. " Trong cuốn "Văn học dân tộc anh em trong thập kỷ thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" của Quách Quang, văn học đương đại của tộc Duy Ngô Nhĩ, tộc Kap sa khắc, Mông Cổ, Hàn Quốc và các nhóm dân tộc khác được tóm tắt và đánh giá tương ứng. Các đánh giá trên đều chỉ ra một thực tế cơ bản: "Nếu không có sự quan tâm của đảng và đất nước, và những nỗ lực chung của các nhà văn thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, việc phát triển văn học thiểu số sẽ không thể thực hiện được".

Năm 1960, "Báo cáo về tác phẩm văn học dân tộc" do Lão Xá  làm tại Hội nghị lần thứ ba (mở rộng) của Hội Nhà văn Trung Quốc, được thu thập và tổ chức từ văn học dân gian, biên soạn lịch sử văn học dân tộc, được tổ chức bởi văn học dân tộc và ngôn ngữ Tạp chí văn học, tạo ra các ngôn ngữ thiểu số, sự phát triển của các nhóm nhà văn thiểu số và các hoạt động sáng tạo đại chúng, v.v., đã tóm tắt một cách toàn diện những thành tựu của văn học thiểu số kể từ khi thành lập Trung Quốc mới, và đưa ra những vấn đề cấp bách. Báo cáo phản ánh đầy đủ những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực khác nhau của văn học thiểu số kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới.
                  Đầu những năm 1960, hàng ngũ các nhà văn dân tộc đã bắt đầu hình thành: Lão Xá, Mã Lạp Nhĩ Phu, Lý Kiều, Ba Đại, Tổ Mông,  Hà Địch Nhĩ, Khắc Đắc Mộc,  Hạo Tư Lực Hãn, Tô Hiểu Tinh,  Ân Phi, Na Gia Luật  Ngũ Lúc, Khổng Kiện Trung ,  Quan Mạt Nam,Lý Huệ Văn, Lý Căn Toàn, Ngột Ba Tang,  Ba Khấu An Cẩu, La Lạp Ca Hồ, Đức Kỳ Nhĩ,Thiết Y Ngãi Lý Ma Phu, Khổ Nhĩ Ban  A Li , Uông Thừa Đống, Vỹ Kỳ Lân, Dương Sa, Miêu Diên Tú, Bao Ngọc Đường, Ngô Kỳ Lạp Đạt, Khang Lạng Anh,Khang Lạng Đổng, Mao Y Hân và Bà Kiệt  v.v.v... Sau khi họ trở thành nhà văn có nhiều ảnh hưởng tốt sâu xa đến nền văn học nước nhà!  Các tác phẩm xuất sắc đã được sáng tác ở nhiều lĩnh vực như tiểu thuyết thiểu số, thơ, kịch và văn học điện ảnh, như Thảo nguyên mênh mông, Sông Kim Sa cùng cười,  Miền Nam tươi đẹp,  Khởi điểm, Rèn luyện, Đường Đỏ, Trên đường hạnh phúc, Váy dệt chưa xong, Thế hệ vàng, Vàng,  Bài hát xuân, Vách hổ già, Cho tôi khẩu súng, Người Gia Đồng, Từ nhà nhỏ đến thế giới, Bài hát lễ hội,  Hoa cuộc sống,  Chị Lưu, Ai Thi Mã,  Cáp Sa Viết , Gia Mễ Lạp, Đình hôn...  và nhiều tác phẩm khác. Những kiệt tác này phản ánh chân thực và sinh động những thay đổi lịch sử đã diễn ra ở các dân tộc thiểu số, đã định hình một số lượng lớn các nhân vật với đặc điểm quốc gia đặc biệt, và đã thể hiện một tư tưởng và nghệ thuật cao.
(còn nữa)
Đỗ Hoàng theoTân Hoa mạng

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Nhật ký đường về - Tố Hữu

CÁC CHÚ KHÁCH ƠI, THA HỒ XÂY ĐẶC KHU, LÀM ĐƯỜNG SẮT...
TỐ HỮU
NHẬT KÝ ĐƯỜNG VỀ
(Trích)
Sáng 10-8
Sáng Bắc Kinh
Sáng rồi! Rộn rã trong tim
Đường về phơi phới, cánh chim tung hoành
Cờ bay Vạn lý trường thành
Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng
Bạn mừng ta những chiến công
Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương.
...
1964
Nhại:
CHIỀU VÔ ĐỊNH
QUA HOA KỲ
Thiên đường nổi giữa ngàn sao
Gái như tiên nữ thuở nào là đây
Thưa rằng Mỹ quốc chốn này
Tam quyền phân lập những ngày chưa xa
Rõ ràng Dân chủ đó mà
Nơi Lầu Năm Gốc, kia Nhà Trắng sang!
Nơi đấy lắm gạo nhiều vàng
Xóa gian ác độc, giải oan trái nhiều
Thấy trong thiên hạ bao nhiêu
Con cháu cộng sản cùng liều gửi thân.
Thưa rằng, toàn thể nhân dân
Làm được như Mỹ mười phần mộng mơ!
Đỗ Hoàng
Nguyên bản Tố Hữu (Nhật ký Đường về)
...Chiều 4-8
Qua Hoa Kỳ
Trông vời mặt đất, xinh sao!
Hỏi cô “tiên nữ” nơi nào qua đây?
Thưa rằng: Bắc Mỹ chốn này
Hết đưa chước quỷ lại bày mưu ma
Âm ti một cõi đó mà
Nọ Lầu năm góc, kia Nhà trắng… tang!
Cười rằng: cậy súng khoe vàng
Càng gian ác lắm, càng oan trái nhiều.
Xem trong thiên hạ bao nhiêu
Ai khen, ai sợ, ai chiều, ai thân?
Bốn bề nổi lửa nhân dân
Mỹ như hùm đã sa chân vào tròng...
1964

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Giới thiệu Nhà thơ Hoài Quang Phương




GIỚI THIỆU NHÀ THƠ HOÀI QUANG PHƯƠNG

Hoài Quang Phương (1941-) tên thật là Nguyễn Quang, quê ở Thái Lai, Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, giáo viên cấp III, giáo viên Chính trị trường Đảng Lê Duẫn...Ông là nhà thơ, Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Trị. Thơ Hoài Quang Phương không ồn ào,xô bồ, cô đọng, chân tình, khá kiệm lời, kiệm chữ nhưng rất âm vang, ông lặng lẽ viết và in, được bạn đọc lặng lẽ đón nhận!
vannghecuocsong.com
Xuanduc.vn : Có câu : gừng càng già càng cay, câu ngạn ngữ này rất đúng đối với cây bút thơ Hoài Quang Phương. Thơ anh đã có mặt rất sớm, từ thủa còn là sinh viên sư phạm, rôi mấy chục năm làm thầy giáo cấp III, giáo viên trường chính trị Lê Duẩn, thơ cứ rải rác dọc đường đời như hoa cỏ nở vô tình khiến người ta chợt quên, chợt nhớ..Cho đến khi tuổi quá lục tuần, rời bỏ tất cả các chức danh công vụ, trở về nơi hẽm phố với nghề gia truyền  lương y, bỗng nhiên như dòng suối dè xẻn bao ngày, thơ Hoài Quang Phương ùa tràn ra hối hả. Mới cách đây 3 năm, một trường ca của anh đoạt giải chính thức cuộc thi của báo Văn nghệ về đề tài Bác Hồ, cách đây hơn một năm, người ta lại thấy anh trình làng thêm tập thơ mới. Còn vào giờ này, Hoài Quang Phương vừa hoàn chỉnh xong một trường ca nữa, gạ mãi mà chưa cho ai đọc. Tính anh vốn rất cẩn thận đến mức cầu toàn.
    Hoài Quang Phương sinh ra ở làng biển Vĩnh Thái ( Vĩnh linh). Thơ anh là hồn, là hơi thở của biển. Thơ rất ít chữ, rất kiệm lời, Hoài Quang Phương như con coòng nhẫn nại vo vón từng núm cát dưới chân và hì hục mải miết trên những trảng cát dài. Vì thế mà biển trong thơ của HQPhương không lai láng, dập dìu, mà là những hạt muối kết tinh đậm đặc vị mặn mòi của thời gian và sự chiêm nghiệm cuộc sống.
Nhà văn Xuân Đức.
Tác phẩm:
- Đài kỷ niệm (In chung) VN QTGP 1973
- San hô trắng - Tập thơ - Hội VHNT Quảng Trị 1997
- Ngôi nhà hạnh phúc - Tập ca dao hát ru - Hội VHNT Quảng Trị 1998
- Lửa mùa đông - Tập thơ - Hội VHNT Quảng Trị 1999
- Sáng nguồn - Tập thơ lục bát - Hội VHNT Quảng Trị 2002
- Lục bát - Tập thơ chọn lọc - NXB Hội Nhà Văn VN - Hà Nội 2002
- Bác Hồ của chúng ta - Tập thơ chọn lọc - NXB Hội Nhà Văn VN 2005
- Ngôi nhà của mẹ - Trường ca - NXB Văn hoá dân tộc - Hà Nội 2005
- Thơ tình tuyển Bước đầu chọn - NXB Hội Nhà Văn VN - Hà Nội 2007
- Vầng trăng biển - Trường ca - NXB Hội Nhà Văn VN - Hà Nội 2009
- Mặt phẳng lòng tôi - Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn VN - Hà Nội 2010
- Ngõ biển - Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn VN - Hà Nội 2012

1.   
 ÁNH SAO THƠ
Anh và em nhìn lên trời đêm
sao về chi chít
nhiều hơn cỏ đồng làng

Có những ngôi sao con người đặt tên
hằng hà sa số
vô danh
làm nên trời đêm lấp lánh

Mỗi ngôi sao muốn sáng hết mình
ánh sao tỏ mờ
ngôi sao nho nhỏ
tư duy sao mở dọc đường vũ trụ
vĩnh hằng và khoảnh khắc đời sao

Ngồi bên nhau, em nhìn sao thầm thĩ
giá như rắc được hạt thơ lên khắp bầu trời

Thơ không nhiều hơn cỏ xanh và sao sáng
nhưng cỏ rồi tàn
sau đêm sao tắt
còn thơ em xanh ấm mãi đời anh

2011
Nguồn: Ngõ biển (thơ), Hoài Quang Phương, NXB Hội nhà văn, 2012

SỢI HƯƠNG  XUÂN

Biết là Xuân sẽ đến
sau cuống lá mùa đông
bụi mưa vàng óng ánh
rắc xuống ngày xanh non

Biết mùa Xuân về lại
đếm một vòng thời gian
quên rồi năm tháng cũ
sao còn ngân tiếng đàn

Thế rồi Xuân bỗng đến
ngỡ ngàng bên giao thừa
sợi hương còn mỏng mảnh
đan qua từng hạt mưa...

2003

TIẾNG CƯỜI TRONG ẢNH

Biết là không có phép thần tiên
để em bước ra ngoài bức ảnh
sao anh rối bời một chiều mây vắng
ngóng em về...

Điều không mong lại đến - tái tê
mưa rơi!
cây đứng đợi đầm đìa chiếc lá
Độc thoại gió
không ai nhận nửa lời
chỉ mình nghe tiếng của lấp vùi

Gió còn lại đôi môi và chiếc cánh
sau chiều mưa óng ánh
tiếng em cười trong ảnh vọng ra

Nguồn: Ngõ biển (thơ), Hoài Quang Phương, NXB Hội nhà văn, 2012



Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Chuyện trò với Đào Tiu


CHYỆN NHẶT  (103)
TRÒ CHUYỆN VỚÍ ĐÀO TIU
Đào Tiu điện từ Đồng Hới , Quảng Bình ra Hà Nội cho tôi vảo 15 - 11 - 2019,  hội trường 60 năm Đại học Thuỷ lợi sẽ gặp nhau và muốn thăm nơi ăn chốn ở của tôi tại đất Kinh kỳ! Tôi ok và đợi bạn.
 Đào Tiu là bạn học cấp ba Lệ Thủy với tôi từ  năm học 1966 - 1967,  1967 - 1968. Tôi phải bỏ học một năm 1965 - 1966 nên  khi vào học tiếp lớp 9  thì gặp Ngô Minh Khôi (nhà thơ Ngô Minh), Trần Văn Hải (nhà thơ Hải Kỳ), Đào Tiu và Bích Diệp, phu nhân Đào Tiu học cũng lớp Ăn uống với Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước)...Đào Tiu hồi ấy người gầy yếu, ôm ốm, bạc bạc...Cả các bạn trên ai nấy đều ti toe làm thơ nêm rất thân thiết với nhau.
  Tôi nhớ mãi hôm gánh đất đắp hầm tránh máy bày ngoài đồng ở xóm Choi, Cỗ Liễu, Đào Tiu và anh Lê Quang Ước - cán bộ Chi đoàn lớp 9c đến bên tôi thì thầm động viên:
-        Bạn được Ban chấp hành Chi đoàn nhất trí kết nạp rồi nhưng trong Lý lịch có một điểm cần bổ sung cho rõ.
Tôi im lặng.
Một lát sau Tiu nói:
-        Bạn khai bố chết, nhưng chết vì gì?  Ốm đau, tai nạn bị máy bay ném bon... khai rõ ra!  Thế thôi là được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Lao động- Cánh tay phải của Đảng!
Anh Ước nói thêm:
-         Không Đoàn viên khó được đi Đại học em à!
Đó là một buổi chiều những gánh đất đè nặng  trên vai tôi như những quả bom tấn!
*
 Đúng hẹn,  tôi lên Đại học Thủy lợi đón ĐàoTiu về thăm nhà. Sau đó Tiu nói đãi bia tôi, tiền thoải mái!
  Tôi nói: - Tháng 8 năm 1968 Tiu ra trường Đại học thủy lợi học thì tháng 9 năm ấy, tôi ôm ba lô về quê lao động cải tạo theo yêu cầu của địa phương!
-        Đỗ Hoàng là người nhất Thế giới này quyết tâm vươn lên vượt hoàn cảnh!
Tôi cười cảm động:
-        Nhất lớp mình thì được! Năm đó Đại học không phải thì, ai cũng đi Đại học, tôi một mình trở về lao động cải tạo. Buồn thật!
Đào Tiu cười chia sẻ:
-        Bạn nhất Thế giới là đúng rồi!
Trào miệng (chém gió) một lúc, tôi bình tĩnh nói:
-        Giá như tôi làm với Tiu một cơ quan tôi sẽ vào được Đảng!
Tiu cười thoải mái:  
-        Ngon ơ! -  Đỗ Hoàng vào thì lợi cho Đảng biết mấy!
                       '
                                 Hà Nội 19 - 11 - 2019
                                    Đ - H