Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Thơ tự do của Đỗ Hoàng



THƠ TỰ DO CỦA ĐỖ HOÀNG (Bài 7)           

TẶM SỰ NGƯỜI LÍNH


QUÊN


Rồi người ta sẽ quên tất cả,
Chuyện những gì hôm nay đời còn cổ động rùm beng.
Rồi người ta sẽ vất vào một xó.
Cả cái thế giới này đảo điên!

Ta chán ngán những vần thơ mòn vẹt
Những tình cảm chà nghiền còn hơn thớt cối xay
Ta căm giận những phương nói phét.
Xui loài người chém giết chẳng ghê tay!

Đọc làm gì nhiều
Nhớ làm gì nhiều.
Những dòng chữ, những trang sách bụi bậm,
Những dòng chữ, những trang sách
đảo lộn đời đen trắng
Phận số, kiếp đời, hạt bụi tro than!
          
Gửi lòng mình vào nơi dâu?
Khi trên đời này còn cảnh ngỗn ngang
 người chém. giết.
Gửi trái tim mình vào nới đâu?
Ích gì thơ này cho ai mà ham viết?

Như đã hết
Một thời mơ ước cao xa,
Như đã diệt
Một đời thơ đã chết
Thế giới này buồn
          Theo chiều gió
                          Cuốn trôi đi!

Rồi lịch sử sẽ quên tất cả
Chuyện cuộc đời vặt vãnh hôm nay
Rồi người ta sẽ vứt vào một xó
Cả cái thế giới chiến tranh này
đảo điên!

                 Chiến trường Quảng Trị đẩm máu    25 – 2 – 1974
(*) Rút trong tập thơ Tặm người lính - NXB Văn học 1996- NXB Hội Nhà văn 2018 (Tái bản)

Lý Bằng và hội nghị Thành Đô

Thuê xe 16 chỗ

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Văn nô thời nay

Thuê xe16 chỗ

NHỮNG PHÙ THUỶ VĂN NÔ


 VHVN trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đõ Hoàng về sự thật của hai cuốn nhật ký một thời nổi tiếng ở Việt Nam, nó gần như là sách gối đầu dường của những thanh niên, sinh viên thời hiện đại theo lí tưởng cộng sản: Mãi mãi tuổi 20  và Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Chia sẻ bài viết của tác giả Đỗ Hoàng, bài viết được giữ nguyên như trên trang cá nhân của tác giả.
Link – Nick của tác giả bài viết trên facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004356009698&fref=nf
THÁI DOÃN HIỂU
Lts:
ĐỖ HOÀNG VỊNH VĂN NÔ
Đời nào cũng có lũ văn nô.
Thấy vịt ngôi cao chúng tụng hô.
Khúm núm trước bầy quan hút máu,
Vênh vang sau đám mọi ăn hồ!
Câu văn dựa thế mùi rơm rác,
Mấu báo xu thời khí cóc khô!
Kẻ sỹ danh mang mà tệ thế.
Tang thương sông núi nát cơ đồ!
Huế 30-3-2015
Đ – H
Bài viết của Học giả Thái Doãn Hiểu:
NHỮNG PHÙ THUỶ VĂN NÔ
Nguyễn Văn Thạc là một thanh niên học sinh có số điểm đủ để đi du học nước ngoài. Nhưng gia đình lý lịch xấu, chính quyền địa phương bắt anh vào lính, đẩy vào chiến trường B. Thạc có thể trở thành anh hùng trên tuyến đầu chống Mỹ được không? – Không, khó có thể. Nhưng ai từ Nhật ký của liệt sỹ Thạc đã phù phép cho anh trở thành anh hùng, thành tấm gương điển hình phát động thanh niên toàn quốc học tập?
Bác sỹ Đặng Thùy Trâm đi chiến trường bị người yêu phụ bạc, cô phá phách luôn đời mình bằng cách làm vợ tháng, rồi vợ năm cho Bí thư huyện ủy Tam Kỳ để anh hai lo cho sinh mệnh chính trị tương lai cho em út.
Khi sống ở nước ngoài, tôi có dịp tiếp xúc với văn bản gốc Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Nó rậm rạp lắm, phơi bày những bí mật bản năng thật thà của con người. Nhờ sự cắt gọt tỉa tót của ông phù thủy biên tập mà nó trở thành tác phẩm văn học hoàn hảo có lợi cho nhân vật và việc tuyên truyền chính trị. Văn của người biên tập chiếm đến 1/3. Tính trung thực của thể ký bị xâm hại đến nghiêm trọng, không đáng tin cậy.
Hay ho thật đấy! Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm đã từng bị lừa (trong đó có tôi và chúng ta) xả thân vào cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn đẫm máu, để bảo vệ một ý thức hệ nhảm nhí. Nay, người ta lại còn dựng lại hai hồn ma này dậy để tiếp tục lừa con cháu chúng ta lần nữa! Nên chăng?
Nếu bất cứ quyển nhật ký nào của cây viêt không chuyên, được bàn tay phù thủy của bọn văn nô phù phép như nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm rồi quảng cáo um xùm lên để trở thành một kiệt tác văn học bán hót thì nền văn học hiện đại Việt Nam đã đến thời kỳ mạt vận.

Trung Quốc đối đầu với Mỹ ...

Thuê xe 16 chỗ


Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.
Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn.
Sức mạnh đó đã được thể hiện trong chuyến thăm Trung Quốc mới nhất của tôi vào đầu tháng Bảy. Sau một loạt các cuộc họp và thảo luận, tôi có thể đưa ra ba kết luận. Mỗi kết luận trong số đó đều thách thức cách lưỡng đảng ở Mỹ đáng “ác quỷ hóa” Trung Quốc.
Thứ nhất, tăng trưởng chậm lại không phải là lý do cho sự sợ hãi đối với các lãnh đạo Trung Quốc như nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây vẫn nghĩ. Đúng, nếu so với quá khứ, báo cáo về tăng trưởng GDP mới nhất là yếu: tăng trưởng hàng quý xuống mức chậm nhất kể từ khi hệ thống báo cáo thống kê hiện tại được thông qua vào năm 1992, và thậm chí còn tồi tệ hơn so với ghi nhận một thập niên trước khi đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng tỷ lệ 6,2% trong quý 2 năm 2019 là mức giảm tương đối nhẹ (0,5%) so với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,7% của tám quý trước đó. Ngược lại, việc giảm xuống còn 6,6% trong quý đầu năm 2009 là một sự giảm tốc đột ngột, mất tới 5,5% so với tốc độ tăng trưởng trung bình 12,1% trong tám quý trước đó. Một sự giảm tốc vừa phải không phải là sự sụp đổ tăng trưởng như nhiều người tưởng tượng.
Điều đó cũng không đáng ngạc nhiên. Trung Quốc có nhiều đòn bẩy chính sách hơn so với các thách thức tăng trưởng. Vẫn còn dư địa để nới lỏng tiền tệ hơn nữa, cũng như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các hình thức kích thích tài khóa khác, do đó chính quyền Trung Quốc ít quan tâm đến một “tai nạn” tăng trưởng bất ngờ như quan điểm của Mỹ vẫn thường nói.
Hơn nữa, việc Washington nhấn mạnh về việc ai sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại bỏ qua một sự thay đổi cấu trúc cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2018, xuất khẩu ròng chỉ tương đương 0,8% GDP của Trung Quốc, cho thấy một mức thu hẹp đáng kể so với một thập niên trước khi xuất khẩu ròng tương đương 7,5% GDP thực tế. Mặc dù không phải là một ốc đảo bình yên trong một nền kinh tế toàn cầu đang dần suy yếu, nhưng Trung Quốc ngày nay cũng ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc thương mại so với trước đây. Ngay cả khi thua cuộc chiến thương mại – một khả năng vẫn còn gây tranh cãi – thì thiệt hại đối với tăng trưởng kinh tế nói chung của Trung Quốc sẽ không đáng kể.
Đồng thời, sự đổ vỡ của Ngân hàng Baoshang ngày 24 tháng 5 – lần đầu tiên một ngân hàng sụp đổ tại Trung Quốc trong khoảng 20 năm qua – đã gây ra nguy cơ lây lan rủi ro sang các ngân hàng khác. Với việc các khoản nợ xấu tăng lên hơn 30% tổng các khoản cho vay, ngân hàng tư nhân hạng trung của khu vực Nội Mông này rõ ràng là nạn nhân của tình trạng tham nhũng. Việc các nhà quản lý tài chính cùng ngân hàng nhà nước tiếp quản có phối hợp ngân hàng này đã giúp kiểm soát các thiệt hại trực tiếp, đồng thời gửi đi một cảnh báo rủi ro đạo đức quan trọng đến những ngân hàng kỷ luật kém khác. Nhưng thị trường cho vay liên ngân hàng vẫn còn rung lắc, với tác động lan tỏa đến các ngân hàng nhỏ hơn, bao gồm cả những ngân hàng ở khu vực nông thôn. Điều trớ trêu là Trung Quốc dường như có thể quản lý các rủi ro thương mại tốt hơn là quản lý sự bất ổn trong hệ thống tài chính của họ.
Kết luận thứ hai có thể rút ra từ các cuộc thảo luận gần đây của tôi là Trung Quốc kiên nhẫn và có phương pháp trong việc đối phó với các biến số bên ngoài – đặc biệt là chính trị Hoa Kỳ. Các quan chức Trung Quốc sẽ không đặt cược vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 khi xây dựng phản ứng chiến lược đối với cuộc xung đột thương mại. Rõ ràng, Trung Quốc rất quan tâm đến kết quả bầu cử; nhưng tuân theo quan điểm “Trường chinh” của Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kéo dài kiểu Chiến tranh Lạnh, bất kể ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử đó.
Điều đáng kể là nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc không chia sẻ quan điểm rộng khắp tại Hoa Kỳ rằng quỹ đạo chính sách Trung Quốc của Mỹ sau năm 2020 sẽ không thay đổi – dù Donald Trump có thắng cử hay không. Trong trường hợp Trump thua, người Trung Quốc tin rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ quay trở lại một cách tiếp cận đa phương và tập trung vào các liên minh hơn. Hy vọng lớn nhất của họ là khôi phục tính toàn vẹn, truyền thống đối với quá trình hoạch định chính sách của Mỹ.
Giống như nhiều người ở Mỹ, người Trung Quốc cũng thấy khó đối phó với những sự thay đổi khó lường, gần như vô lý, liên quan đến thuế quan và các biện pháp trừng phạt. Ngay cả khi một tổng thống mới vẫn kiên quyết chống Trung Quốc, một chiến lược chặt chẽ và rõ ràng hơn của Hoa Kỳ cũng sẽ giúp định hình tốt hơn cuộc tranh luận và mang lại hy vọng giải quyết các bất đồng một cách mang tính xây dựng.
Thứ ba, Huawei là một vấn đề lớn đối với Trung Quốc. Người khổng lồ công nghệ này được coi là một “nắm đấm thép” của quốc gia và là biểu tượng cho nỗ lực của Trung Quốc hướng tới đổi mới bản địa, là trung tâm của tham vọng phát triển và tăng trưởng dài hạn của Bắc Kinh. Bằng cách lợi dụng các “điểm nghẽn” trong chuỗi cung ứng của Huawei, chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc của Trump được coi là đang tìm cách kìm hãm những khát vọng đó.
Không có gì phải bàn cãi khi Huawei cảm nhận được sức nóng khi Mỹ siết chặt chuỗi cung ứng bằng cách gây áp lực lên các nhà cung cấp chip bán dẫn, linh kiện và phần mềm hàng đầu của Mỹ – các công ty như AMD, IBM, Marvell, Intel, Google và Microsoft . Theo ban quản lý của Huawei, doanh thu của công ty trong năm nay sẽ giảm khoảng 30 tỷ đô la so với dự kiến.
Trong khi các quan chức cấp cao của Mỹ gửi tín hiệu mâu thuẫn nhau về việc nới lỏng các hạn chế đối với Huawei, thì việc “vũ khí hóa” chính sách thương mại của Mỹ đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc: việc giải quyết các điểm yếu trong chuỗi cung ứng của các công ty công nghệ hàng đầu là ưu tiên chính sách hiện nay.
Các quan điểm phổ biến ở phương Tây cho rằng Trung Quốc sẽ cần mười năm để xây dựng một ngành công nghiệp phần mềm hoặc một con chip trong nước nhằm lấp đầy khoảng trống được tạo ra bởi các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Nhưng những người Trung Quốc tôi nói chuyện cùng hồi đầu tháng 7 cảm thấy rằng lỗ hổng đó có thể được bịt kín sớm hơn nhiều, có thể trong vòng hai năm. Những đe dọa Trump đưa ra chống lại Huawei dường như đã đóng vai trò như một hồi chuông cảnh tỉnh cho chiến dịch tự lực tự cường của Tập. Đòn bóp nghẹt của Hoa Kỳ có thể diễn ra ngắn ngủi một cách đáng ngạc nhiên.
Hết lần này đến lần khác, tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận ngắn hạn của Mỹ. Không cần phải nói, điều này đã trở nên rõ ràng hơn trong suốt hai năm rưỡi qua với những canh bạc chính sách mà Trump thực hiện trên Twitter. Một nhà hoạch định chính sách cấp cao của Trung Quốc thừa nhận ông kiểm tra các dòng tweet của Trump mỗi buổi sáng. Điều đó không có gì bất ngờ. Tôn Tử đã từng nói trong cuốn Binh pháp nổi tiếng của mình rằng “Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”.
Stephen S. Roach là cựu Chủ tịch và kinh tế trưởng của Tập đoàn Morgan Stanley chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương. Ông còn là thành viên cấp cao tại Viện Jackson về các vấn đề toàn cầu của Đại học Yale, và là giảng viên cao cấp Trường Quản lý thuộc Đại học Yale. Ông là tác giả cuốn sách Unbalanced: The Codependency of America and China.
16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu
Nguồn: OPEC states raise oil pricesHistory.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước.
Việc tăng giá này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đã diễn ra từ đầu năm 1979. Cuộc tấn công vào mỏ dầu của Iran và cuộc Cách mạng Tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực Trung Đông, và việc OPEC trước đó cũng đã tăng giá đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất mọi thời đại. Vào thời điểm Khủng hoảng Con tin Iran bắt đầu vào tháng 11, người Mỹ đã phải hứng chịu những ảnh hưởng của “cú sốc dầu” này: dòng người xếp hàng dài với vẻ mặt khó chịu tại các trạm xăng, hoảng loạn trước việc thiếu xăng và khí đốt, đồng thời giận dữ và thất vọng với các loại xe hao tốn nhiên liệu được sản xuất bởi các nhà sản xuất ô tô Mỹ.
Những bất tiện này khiến nhiều người Mỹ nhớ về Khủng hoảng Dầu mỏ năm 1973-1974, khi một lệnh cấm vận của các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khiến giá xăng tăng vọt: Tính đến thời điểm cấm vận kết thúc, giá bán lẻ xăng trung bình đã tăng lên 84 cent/gallon từ mức 38 cent/ gallon. Kết quả là, các xe hơi lớn, nặng nề vốn đã làm các nhà sản xuất ô tô Mỹ nổi tiếng nay trở thành thứ phương tiện cực kỳ đắt đỏ – nhiều loại xe chỉ đi được chưa tới 10 dặm cho mỗi gallon xăng! Nhiều người chấp nhận bán tháo những chiếc xe kềnh càng hao xăng hay những chiếsedan sang trọng khổng lồ để mua loại xe compact nhỏ gọn tiết kiệm nhiên liệu. Sự kiện này đã kết thúc không mấy tốt đẹp đối với các nhà sản xuất ô tô Mỹ, những người đã vội vã đưa một số dòng xe ô tô nhỏ ra thị trường mà không kiểm tra kỹ lưỡng, và từ đó chỉ khiến họ mang tiếng có chất lượng không đáng tin cậy và kém cỏi. Sau khi cuộc khủng hoảng lắng xuống, hầu hết các xe compact nội địa đã bị bỏ lại trong bãi đỗ của các đại lý.
Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1979, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản trở nên nổi tiếng nhờ việc chế tạo những chiếc xe rẻ tiền, đáng tin cậy, hiệu quả đặc biệt phù hợp với thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” mới. Năm đó, Datsun, Subaru, Toyota và Honda – với chiếc Accord sedan sau trở thành là một trong những chiếc xe thành công nhất của năm 1979 – đã đạt được một chỗ đứng lâu dài tại thị trường Mỹ.
FacebookTwitterLinkedInEmailChia sẻ
Campuchia ngã theo Trung Quốc
Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs17/08/2018.
Biên dịch: Huỳnh Hoa
Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?
Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia.
Vì vô số lý do, từ lâu Washington đã coi Campuchia như một mục tiêu chiến lược đã mất. Nhưng việc quốc gia này quay sang Trung Quốc có thể là lời cảnh báo về sự hiện diện kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc, đặc biệt là ở các quốc gia chuyên chế, có ý nghĩa như thế nào đối với vùng Đông Nam Á, và rộng hơn là với khu vực Á-Âu. Để ứng phó một cách hiệu quả, Hoa Kỳ và các đồng minh cần nhìn Campuchia bằng cách nhìn mới, coi đây vừa như một thách thức về an ninh quốc gia vừa như một cơ hội. Mặc dù Hun Sen đã siết chặt quyền kiểm soát đất nước này và đẩy nó tới gần Bắc Kinh hơn, thực sự vẫn có một nỗi căm giận ngày càng rộng lớn, có thể là thầm lặng, trong dân chúng bình thường trước sự thần phục Trung Quốc của chính phủ.
Những mối quan hệ ràng buộc
Trong hai thập niên qua, Trung Quốc ra sức vun đắp mối quan hệ với nhà độc tài Campuchia. Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Hun Sen khi ông này giải tán đảng đối lập chính của Campuchia, đẩy lãnh tụ của nó vào tù, lũng đoạn mạng xã hội để tăng sự ủng hộ bề nổi của ông ta và chủ trì cuộc trấn áp hai tờ báo độc lập lớn nhất đất nước. Khi cuộc đàn áp đối lập chính trị bắt đầu hồi giữa tháng Mười Một, Trung Quốc đã đứng ra bảo vệ chính phủ [Campuchia]. Sau cuộc gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) hồi cuối tháng Ba, Hun Sen viết trên trang Facebook cá nhân: “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn ủng hộ và mong muốn Samdech Techo [Hun Sen] chiến thắng cuộc bầu cử và dẫn dắt vận mệnh của Campuchia, làm cho nó phát triển hơn trong tương lai”. Và trước cuộc bầu cử tháng Bảy, đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đã tham gia cuộc tuần hành vận động bầu cử của đảng cầm quyền tại Phnom Penh.
Sự ủng hộ này còn có nhiều hình thức cụ thể. Tháng Mười Hai năm ngoái, Trung Quốc cam kết cho Chiến dịch Bầu cử Quốc gia của Campuchia 20 triệu đô la Mỹ để dựng phòng bỏ phiếu, máy vi tính và các thiết bị khác. Trong chuyến thăm Campuchia hồi tháng Sáu, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc công bố một gói viện trợ quân sự trị giá 100 triệu đô la và tuyên bố rằng Campuchia là một “người bạn trung thành”. Bắc Kinh cũng làm việc cật lực để vun đắp lòng trung thành đó ở quốc gia láng giềng phương nam của mình. Để giúp Hun Sen bù đắp sự phê phán ở trong nước và quốc tế về bước ngoặt ngày càng chuyên chế của ông ta, Trung Quốc đã gia tăng viện trợ và đầu tư, công bố các món cho vay ưu đãi trị giá hàng trăm triệu đô la, hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở và nâng số du khách Trung Quốc thăm viếng Campuchia trong năm ngoái thêm hơn 40 phần trăm. Hiện nay Trung Quốc là nước viện trợ lớn nhất của Campuchia.
Đáp lại sự ủng hộ tận tình của Bắc Kinh, Campuchia dưới quyền Hun Sen ngày càng trở thành nước chư hầu của Trung Quốc, giúp mở rộng các tham vọng địa phương và khu vực của Bắc Kinh. Chính phủ Campuchia đã giải tỏa hàng chục ngàn hộ gia đình người Campuchia cho các dự án mà Trung Quốc tài trợ. Quá đáng nhất là trong một thỏa thuận vi phạm luật pháp quốc gia Campuchia, chính phủ đã bí mật nhượng cho một công ty Trung Quốc hơn 20 phần trăm dải bờ biển của Campuchia. Hun Sen đã tận tụy đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ đầu tư của Trung Quốc, phải tấn công những kẻ nào đặt nghi vấn về sự phụ thuộc kinh tế ngày càng nặng của Campuchia vào nước láng giềng phương bắc. Ông ta cũng bảo vệ các dự án phát triển của Trung Quốc ở nước ngoài, gạt sang một bên những lời phê phán rằng những dự án như vậy đặt gánh nặng không chịu đựng nổi lên các quốc gia tiếp nhận, gây ra những thiệt hại môi sinh về lâu dài và khiến người lao động địa phương phải rời bỏ quê hương.
Đối với những tham vọng khu vực của Trung Quốc, mối quan hệ với Campuchia mang lại những khoản lợi lộc liên tục. Mặc dù không phải là một nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, Campuchia đã kiên trì ủng hộ hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở đó. Campuchia đã che chắn Bắc Kinh khỏi sự phê phán của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bằng cách nhiều lần ngăn chặn các biện pháp buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho hành vi xâm lấn của mình. Ngoài ra, việc Trung Quốc thâu tóm nhiều khu đất rộng lớn trên dải bờ biển của Campuchia và xây dựng các cơ sở cảng biển ở thành phố duyên hải Sihanoukville hé lộ những vị trí tiềm tàng cho các căn cứ hải quân Trung Quốc trong tương lai, cho phép Bắc Kinh có khả năng phóng chiếu sức mạnh ra toàn khu vực và xa hơn nữa. Và năm ngoái, Campuchia đã bãi bỏ một chương trình viện trợ quân sự kéo dài đã lâu của Hoa Kỳ đồng thời nâng cấp hoạt động phối hợp và huấn luyện với quân đội Trung Quốc.
Có lẽ điều quan trọng nhất với một chế độ Trung Quốc mà hình ảnh bị hoen ố ở nước ngoài là Campuchia đã phục vụ như một tiếng nói trung thành, cung cấp sự tuyên truyền tích cực cho Bắc Kinh. Đứng bên cạnh một quan chức cao cấp từ ban tuyên giáo của đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng Tư vừa qua, Hun Sen đã chủ trì việc phát hành cuốn sách về tư tưởng Tập Cận Bình bản dịch tiếng Khmer và khuyến khích “các quan chức, giáo sư, sinh viên Campuchia đọc cuốn sách ấy”. Khi truyền thông độc lập bị bịt miệng ở Campuchia, các cơ quan báo chí do nhà nước điều hành của Trung Quốc như báo China DailyThời báo Hoàn Cầu (the Global Times) và Tân hoa xã (Xinhua) lập tức vào lấp chỗ trống, đăng đầy các trang bình luận của báo chí Campuchia và biến chúng thành cái loa tuyên truyền cho Trung Quốc. Về phương diện này, Campuchia là một ví dụ đáng lo ngại về một nhà nước hoạt động nhịp nhàng với bộ máy tuyên truyền và kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Trong khi đó, quan hệ với Trung Quốc gây nguy hiểm tiềm tàng cho độc lập và chủ quyền của Campuchia mà chỉ mang lại rất ít lợi lộc cho người dân thường. Mặc dù vốn đầu tư của Trung Quốc mở ra nhiều dự án xây dựng trên khắp Campuchia, các nhà quan sát đã bày tỏ mối lo rằng “các dự án bạch tượng, các thành phố ma và các ngôi làng Potemkin”[1] không làm được gì cho sự phát triển tương lai của đất nước. Theo đúng cung cách làm ăn mà họ thực hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới, các công ty quốc doanh Trung Quốc mang theo lao động Trung Quốc để làm đường sá, đập nước, cầu cống mà không thuê mướn lao động địa phương hoặc chuyển giao kiến thức, chuyên môn cho các cộng đồng địa phương. Tiêu biểu cho cách làm này là đầu tư của Trung Quốc ở thành phố duyên hải Sihanoukville, nơi các sòng bài và du khách Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào. Như phóng viên Anna Fifield tường thuật trên báo The Washington Post, một nỗi căm ghét đang dâng trào trong những người dân thường Campuchia. “Tất cả công cuộc xây dựng mà họ đang làm chỉ có lợi cho người Trung Quốc. Nó tốt cho bọn chủ đất chứ không phải cho dân thường”, một người đàn ông ở Sihanoukville nói. “Trong rất nhiều trường hợp, lợi ích là rất bé nhỏ hoặc chỉ có thiệt hại”, ông Sebastian Strangio, tác giả sách Hun Sen’s Cambodia (Nước Campuchia của Hun Sen), nhận xét. Vốn đầu tư của Bắc Kinh cũng dẫn tới sự suy thoái về môi trường sinh thái ở một đất nước đã phải vật lộn với hàng loạt vấn đề môi sinh.
Một lĩnh vực đáng quan tâm khác là khía cạnh ngoại giao bẫy nợ của viện trợ của Trung Quốc. Trung Quốc đã sắm một vai trò quá lớn trong sự phát triển của Campuchia, đóng góp khoảng 44 phần trăm tổng số vốn đầu tư nước ngoài mà Campuchia nhận được từ năm 1994 đến 2014. Ước tính có khoảng 70 phần trăm số đường sá và cầu cống ở nước này được Trung Quốc hỗ trợ tài chính qua khoản cho vay gần 2 tỉ đô la, tương đương với một phần mười tổng sản lượng GDP của Campuchia. Dòng tiền Trung Quốc đổ vào đã đẩy Campuchia vào một mối quan hệ bấp bênh, thậm chí lệ thuộc vào Bắc Kinh. Campuchia hiện mắc nợ Trung Quốc hơn 4 tỉ đô la, bằng bốn mươi phần trăm tổng số nợ công chưa trả của quốc gia, theo một số dự tính.
Washington sẽ bước vào?
Sự kiện Campuchia ngã theo Trung Quốc đã xảy ra trong sự thiếu vắng một mối quan hệ gắn bó bền vững với Hoa Kỳ và phương Tây. Đây là chuyện không may bởi vì cuộc đấu tranh đang diễn ra ở Campuchia là mô hình thu nhỏ của một cuộc chiến rộng lớn hơn nhiều nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Trong Chiến lược An ninh quốc gia Hoa Kỳ năm 2017, Washington thừa nhận rằng “cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa tầm nhìn tự do và tầm nhìn áp bức về trật tự thế giới… đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Nếu Hoa Kỳ muốn ủng hộ các xã hội tự do và cởi mở thì Washington phải làm sao để nêu bật chuyện các chế độ chuyên chế như Campuchia đã không phục vụ nhân dân mình như thế nào.
Các nhà hoạch định chính sách ở Washington thường lãng quên Campuchia trong những cuộc thảo luận rộng rãi hơn về những vấn đề này vì một số lý do. Đây là một nước nhỏ đang phát triển, không có lãnh thổ hoặc biên giới mang tính chiến lược; nó đã bị Hun Sen cai trị hơn ba mươi năm rồi và nói chung nó được coi là một nước hầu như đã nằm trong túi áo của Trung Quốc. Vì vậy, từ quan điểm kinh tế, dân chủ, chính trị và chiến lược, Campuchia bị coi là vùng lãnh thổ cằn cỗi, đáng được công nhận nhưng không đáng chú ý hoặc giúp đỡ.
Đây là một sai lầm. Campuchia có lẽ là kẻ báo hiệu cho những gì có thể xảy ra trong chính trị và chính sách của một quốc gia có chủ quyền khi chính phủ của nó chuyển hoàn toàn sang phe Bắc Kinh; nhưng điều đó không biến nó thành một trường hợp vô vọng. Hoa Kỳ có thể và nên chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc như là một phần của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Và làm như vậy ở một đất nước như Campuchia cũng sẽ cho thấy cam kết của Hoa Kỳ với toàn bộ khu vực chứ không chỉ ở những nơi thuận lợi mà thôi.
Nếu Washington và các đồng minh xem xét lại cách suy nghĩ về Campuchia, sẽ có nhiều việc họ có thể làm – cả trong phạm vi nước này và rộng hơn ở khắp Đông Nam Á. Tính cấp bách của việc cạnh tranh với một nước Trung Quốc ngày càng phi tự do ở Đông Nam Á đang tăng lên, nhưng các nguồn lực của Hoa Kỳ đã không tăng lên tương ứng. Tăng cạnh tranh mà không tăng nguồn lực không phải là công thức để thành công. Để cạnh tranh hiệu quả, Washington cần cam kết thêm nhiều ngân quỹ để thúc đẩy hoạt động ngoại giao công cộng và giao lưu nhân dân với Campuchia. Hai là, cần phải làm nhiều hơn để chống lại các chiến dịch tung tin giả. Trong vòng một năm rưỡi qua, Campuchia đã từ một môi trường truyền thông tương đối cởi mở chuyển sang một môi trường càng lúc càng bị chế ngự bởi tuyên truyền và thông tin méo mó. Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo về cách giúp người dân Campuchia tiếp cận thông tin nhiều hơn – hoặc dùng công nghệ để phiên dịch truyền thông nước ngoài sang tiếng Khmer hoặc gia tăng nguồn lực cho đài Voice of America và Radio Free Asia – tạo ra bên trong Campuchia một cuộc thảo luận cởi mở hơn về phương hướng tương lai của đất nước và hoạt động của Trung Quốc trong phương hướng đó. Ngoài ra, mở rộng danh sách các cuộc cấm vận có mục tiêu vào những cá nhân đã tiến hành cuộc đàn áp người bất đồng chính kiến có thể sẽ làm gia tăng áp lực bên trong chế độ, buộc họ phải suy nghĩ lại về sự trung thành vô điều kiện với Hun Sen.
Washington có thể nỗ lực gấp đôi về hỗ trợ và đầu tư nhằm giúp người dân Campuchia, kể cả thông qua viện trợ nhân đạo và ủng hộ các nỗ lực rà phá bom mìn. Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mới đây có thể cung cấp một bệ phóng để khích lệ đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào Campuchia, vừa nhắm thúc đẩy tăng trưởng tương lai của Campuchia vừa không chỉ khai thác tài nguyên của nước này. Nhiều người Campuchia cảm thấy rằng Trung Quốc chẳng quan tâm gì tới bảo vệ môi trường, quyền của người lao động, huấn luyện nhân viên hoặc tính minh bạch. Đây là lãnh địa có tiềm năng thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân của Hoa Kỳ, vốn bền vững, do thị trường dẫn dắt, đáp ứng những tiêu chuẩn cao về an toàn và có ý định góp phần thúc đẩy tăng trưởng hơn là lôi kéo quốc gia ấy xuống bằng những món nợ không cáng đáng nổi.
Tuy nhiên, để những ý tưởng trên vận hành được, Hoa Kỳ và các đối tác cần thực hiện một nỗ lực nhịp nhàng để cung cấp một mô hình thay thế khả thi về phát triển bền vững. Tính gộp lại, nguồn lực của Hoa Kỳ, Úc, châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Hàn là rất to lớn. Tất cả các quốc gia này đều chính thức ghi nhận tầm quan trọng của Đông Nam Á trong sự phát triển tương lai của mình – và đang tiến hành một nỗ lực bền bĩ để cung cấp một hình mẫu thay thế có tác động mạnh mẽ. Làm được như vậy ít ra cũng cung cấp cho các quốc gia như Campuchia một sự lựa chọn thật sự. Gia tăng áp lực lên Hun Sen – hoặc bằng cách nêu bật hơn nữa mối liên kết cá nhân gần gũi của ông ta với Bắc Kinh hoặc tiến hành những cuộc cấm vận có phối hợp nhằm vào những kẻ chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền trong chế độ của ông ta – không phải là một mục đích tự thân. Thay vì vậy, những công cụ chính sách này nhằm chống lại sự lan tràn ảnh hưởng của Trung Quốc và truyền sự tự tin cho người dân Campuchia.
Những cuộc bầu cử gần đây ở Campuchia chỉ nhận được một khoảnh khắc ngắn ngủi sự quan tâm và lên án ở Washington. Nếu như đó là tất cả sự ràng buộc của Washington thì quả là một cơ hội bị bỏ lỡ. Trò chuyện với hàng trăm người Campuchia là sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp, sĩ quan quân đội, viên chức chính phủ và nhà báo trong các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy rằng đất nước còn rất trẻ này có xu hướng thân Hoa Kỳ. Cùng với nỗi khó chịu ngày càng tăng với Trung Quốc là khát vọng có thêm sự ràng buộc với Hoa Kỳ. Campuchia không phải đang nằm trong túi áo của Trung Quốc, cho dù giới lãnh đạo hiện thời của nó làm như vậy. Hãy tận dụng thực tế đó để đấu tranh cho lợi ích của nhân dân Campuchia, làm suy yếu vòng kiềm tỏa của Trung Quốc lên Phnom Penh và làm cho chiến lược của Hoa Kỳ có thêm sức cạnh tranh trong khu vực.
Charles Edel là nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại trường đại học Sydney; trước đây từng phục vụ trong bộ phận hoạch định chính sách của bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Ông cùng với Hal Brands là đồng tác giả cuốn sách sắp xuất bản The Lesson of Tragedy: Statecraft and World Order (Bài học của Bi kịch: Tài trị quốc và Trật tự Thế giới).

Nỗi buồn ga lẻ

Thuê xe 16 chỗ

NỖI BUỒN GA LẺ
Xuân Hoàng (*)
...Ở đây mà vẫn còn ga lẻ.
Heo hút nằm trên tuyến viễn hành
Bỗng thấy thương sao chiều tỉnh lỵ.
Bốn mùa chỉ có gặp trời xanh!
Bun ga ri thập kỷ 70 thế kỷ trước.
X - H
(Ở thủ đô vẫn buồn
Huống hồ là tỉnh lẻ.
Sợ cả thằng trưởng thôn
Dấu vài câu trọ trẹ!)
(*) Nhà thơ Xuân Hoàng 1925 - 2005) tên thật Nguyễn Đức Hoàng, nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Bình

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Luận văn Nguyễn Phú Trọng...

Thuê xe 16 chỗ
             
PHONG VỊ CA DAO, DÂN CA TRONG THƠ TỐ HỮU (1)
                        
                                                  NGUYỄN PHÚ TRỌNG
 
     Nhân tưởng niệm mười năm mất của nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002) Tạp chí Thơ xin được trân trọng giới thiệu lại bài tiểu luận của GS, TS Nguyễn Phú Trọng đề cập một trong những cống hiến lớn về thi pháp của tác giả Từ ấy, Việt Bắc , Gió lộng Việt Nam máu và hoa...Các nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã nói nhều đến tính dân tộc luôn thấm đẫm trong mỗi dòng thơ Tố Hữu, rằng chính đặc điểm này khiến thơ Tố Hữu được hàng triệu người thuộc nằm lòng đã trở thành một sức mạnh tinh thần lớn lao trong cuộc đấu tranh giành lấy và giữ gìn Tự do Độc lập cho Tổ quốc.
   Tiểu luận này đã được tác giả Nguyễn Phú Trọng viết từ hơn bốn mươi năm trước, song có lẽ giờ đây vẫn còn mang ý nghĩa sâu sắc với chúng ta trong tiến trình phát triển và định hướng cho thơ hôm nay.
             

                  Thơ Tố Hữu có nhiều bài, nhiều đoạn có dáng dấp và phong vị của thơ ca dân gian. Hoặc đó là bài Voi có "vang dội tiếng hò của ngươiiiời kéo gỗ" Nguyễn Đình Thi - (Mấy vấn đề văn học) hay đó là bài Bầm ơi "một bài ca dao thuộc lòng rất dễ dàng" (Xuân Diệu - Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ)). Các bài Việt BắcBà bủ "kế thừa  sáng tạo và sâu sắc vốn cổ điển và vốn dân gian" (Chế Lan Viên - Lời nói đầu tập thơ Tố Hữu; bài Bà mẹ Việt Bắc, Lượm" đọc lên nghe phảng phất nhớ lại những bài hát vè kể chuyện của quần chúng" (Hoàng Trung Thông - Chặng đường mới của văn học chúng ta); bài Trên dòng Hương Giang  Phá đường, Trường tôi "Kết cấu theo lối đối đáp của ca dao dân ca" (Cao Huy Đỉnh) - Tạp chí Văn học số 9 - 1966)  v.v... Nói một cachs khác trong thơ của mình, Tố Hữu đã chịu nhiều ảnh hưởng của sáng tác dân gian.
  Go-rơ-ki từng nói:"Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi". Ka-li-nin nói:"Những tác phẩm ưu tuscuar các nhà thơ vỹ đại ở tất cả các nước đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong dân gian. Học tập và kế thừa truyền thống văn học dân gian là một điều tối cần thiết, và là lẽ sống của văn học dân tộc. Bởi vì không còn nghi ngờ gì nữa, nền văn học dân gian là những gì nhân dân để lại truyền tụng hàng bao thế kỷ, là hình thức cao nhất hay nhất là thiên tài nhất" (1). Tại hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc hồi cuố năm 1949 Tố Hữu đã nói: "Việc nghiên cứu cái hay nhất của văn nghệ cổ truyền giúp cho sự phát triển  dân tộc tính  của văn nghệ, giúp cho văn nghệ sĩ dễ đại chúng hóa, vì đại chúng  chính là những kẻ vận tải cái hay ấy qua các thời đại, nên học rất dễ  dân đời trước  rất quen thuộc với họ".
 Sau đây chúng tôi muốn tìm hiểu ảnh hưởng của ca dao dân ca trong thơ Tố  Hữu, xem Tố Hữu đã học tập và kế thừa vốn cũ như thế nào?
   Đọc bài Việt Bắc của Tố Hữu chúng ta như được đọc một bài  ca dao dài được chứng kiến một buổi sinh hoạt dân ca trong đó có lời hát tiễn đưa nhau của một đôi trai gái. Đôi trai gái ấy yêu nhau tha thiết hơn bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau. Từ cảnh chia ly đến nỗi nhớ nhung, từ điều tâm sự nhắc nhủ đến nỗi ước mong hò hẹn...đều in rõ dấu vết của lối hát nam nữ trong ca dao, dân ca. Nhưng có thật đây là một đôi trai gái nào không? Không hẳn như vậy, Tố Hữu mượn mối tình nồng nàn thắm thiết của một đôi trai gái trong ca dao, dân ca để nói đến nghĩa tình keo sơn gắn bó của người cán bộ cách mạng đối với nhân dân, đối với kháng chiến, cụ thể là đối với chiến khu Việt Bắc. Tố Hữu đã sử dụng dân ca để nhắn nhủ những người cán bộ đừng bao giờ vì những ngày hưởng hòa bình sung sướng giữa Thủ đô mà quên " những khi giặc đến, giặc lùng, rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây"; quên những ngày gian khổ kháng chiến. Tố Hữu cũng muốn khẳng định tình đoàn kết khăng khít giữa đồng bào miền xuôi và nhân dân miền ngược...Bài thơ mở ra hàng loạt vấn đề thời sự, chính trị của thời đại mà không cứng nhắc, khô khan. Phong vị thơ ca dân gian đã làm cho ý thơ kín đáo, tình nghĩa đậm đà, lời thơ sinh động và bóng bẩy.
  Đọc hai câu:
Mình về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Ta không khỏi nhớ tới câu ca dao:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Trong ca dao có rất nhiều Ta và Mình:
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
Hay là:
Mình về ta chẳng cho về...
Mình ơi ta hỏi thực minh...
 Trong bài Việt Bắc Tố Hữu cũng sử dụng nhiều Ta với Mình. Có thể nói nhân vật chính của bài thơ là Ta Mình. Ta - Mình, Mình - Ta cứ xoắn xuýt với nhau, quyện lẫn vào nhau như không nỡ rời như tình không bào giờ dứt:
Ta với mình mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
    Mình với Ta trong ca dao thường là cách xưng hô của những chàng trai cô gái, những đôi lứa yêu thương. Mà đã là tình yêu trai gái thì hẳn là tha thiết sôi nổi, nồng nàn mà sắt đá. Người ta đã bảo:
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
  Tố Hữu dùng TaMình của ca dao để tượng trưng cho mối tình của người cán bộ kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc của đồng bào miền xuôi đối với đồng bào miền ngược thì ta hiểu mối tình ấy khăng khít và sâu sắc đến mức nào.  MìnhTa trong thơ Tố Hữu cũng có một tình cảm sâu sắc mãnh liệt như Mình  Ta trong ca dao truyền thống,  nhưng MìnhTa trong thơ Tố Hữu mang tính chất thời đại mới, có ý nghĩa xã hội cao hơn. Rõ ràng nhân vật trong bài thơ có nhiều nét của nhân vật trong ca dao dân ca (2)
  Đó là những kiểu xưng hô bóng gió. Tố Hữu còn thành công trong cả việc xây dựng từng nhân vật cụ thể cách miêu tả từng con người riêng biệt.  Tố Hữu đã học tập ca dao để nói về những nhân vật trong đời sống hiện đại. Ở bài Phá đường chúng ta thấy tính cách của người phụ nữ Bắc Giang có dangs dấp người phụ nữ trong ca dao. Đó là người phụ nữ vất vả đảm đang, tần tảo nuôi chồng, nuôi con:
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế, con bồng...
  Trong rất nhiều bài, Tố Hữu chú ý đến cách xây dựng nhân vật như thế.  Đó là những nhân vật kế thừa được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa mang những đặc điểm của thời đại  Một em Lượm, một chị phụ nữa phá đường, một anh vệ quốc quân một bà mẹ Suốt...Là sự khái quát những đức tính tốt đẹp xưa nay của người Việt Nam của dân tộc Việt Nam. Nỗi đau của một bà mẹ Việt Bắc, sự vất vả cực nhọc của một bà bầm, những đêm trằn trọc nhớ thương con của một bà bủ, tính tình dịu ngọt của một bà mẹ xứ Huế, cái gan góc dạn dày của một bà mẹ Suốt, sự hi sinh âm thầm vĩ đại của một bà má Hậu Giang hay một bà mẹ Tơm  v.v...tất  cả đều là "những trái tim như ngọc sáng ngời", tất cả đều là sự phát triển đến hoàn hảo những nét tốt đẹp nhất của các bà mẹ Việt Nam bà mẹ nghèo khổ, hiền từ yêu chồng, thương con rất mực nhưng cũng yêu nước hết lòng, sẵn sàng hi sinh, hy sinh tất cả những gì quý giá nhất vì cách mạng.
  Những con ngư đó rất quen thân gần gủi mà cũng rất mới, rất riêng mà cũng rất chung. Tố Hữu đã tiếp thu ca dao, dân ca, sử dụng những yếu tố truyền thống của ca dao, dân ca, để khắc họa sâu hơn, đúng hơn hơn tính cách của những con người hiện đại. Nhân vật trong thơ Tố Hữu đã kế tục và phát triển được tính cách của nhân vật trong ca dao, dân ca theo tinh thần mới của thời đại. Nhà thơ đã luôn luôn gắn nhân vật với thời đại, tình cảm cá nhân với tình cảm tập thể làm tăng thêm ý nghĩa xã hội trong bản chất con người truyền thống.
  Trong thơ Tố Hữu, ta còn bắt gặp hàng loạt câu theo kiểu của ca dao dân ca truyền thống.
  Như lối mở đầu:
-        Em là con gái Bắc Giang...
-        Chém cha ba đứa đánh phu...
-        Chém cha cái lũ thực dân..
như kiểu ví von:
-        Dù ai nói ngả nói nghiêng...
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân...
-        Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu...
-        Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
-        Thương mình thương một thương ông thương mười...
hay lối nói của thành ngữ:
-        Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay...
-        Đời ta gương vỡ lại lành
-        Càng tức nước càng xui bờ vỡ.
-        Lòng dân ta như lửa thêm dầu.
-        Đã leo đằng cẳng, lại lân đằng đầu.
-        Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao v.v...
Rồi ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu nhịp điệu, các biện pháp trùng điệp cách kể tên các địa phương hay sản phẩm địa phương...Tố Hữu đều cố gắng nói theo cách nói của các tác giả dân gian. Và ở đây cũng có sự sáng tạo của nhà thơ. Tính chất cổ truyền đã nhập vào tính chất hiện đại, bổ sung cho tính chất hiện đại.
 Ta hãy trở lại với đoạn đầu của bài thơ Phá đường "Em là con gái Bắc Giang" mới chỉ là câu xưng danh, câu tự gới thiệu thường thấy trong ca dao xưa:
-        Em là con gái Đồng trinh...
-        Em là con gái Phủ Từ...
-        Em là con gái Phụng Thiên..
-        Em là...
Câu thơ đưa ta về với phong cách dân gian gợi cho ta những nét cổ truyền của dân tộc. Nhưng đến câu sau:
Rét thì mặc rét nước làng em lo
  tứ thơ ở hẳn ra, nói lên tinh thần hăng hái lòng yêu nước nồng nàn của người phụ nữ Việt Nam mới, người phụ nữ hiện đại.
Lại đến:
Nhà em phơi lúa chưa khô
Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong
Nhà em con bế con bồng...
Đây là lối phô diễn trong ca dao cổ:
-        Nhà em công việc bề bê
-        Nhà em lắm ruộng nhiều trâu...
"Nhà em" rất vất vả, neo đơn, việc làm bề bộn. Nhưng vụt một cái:
          Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
Thế là chỉ với mấy câu thơ mà ta đã thấy tính chất truyền thống - hiện đại hiện đại - truyền thống cứ xen kẻ lẫn nhau đan dệt vào nhau, gắn bó chặt chẽ. Thơ là một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Tính chất truyền thống - hiện đại nằm ngay trong từng câu, từng vế nhỏ. Ngôn ngữ của đoạn thơ là thứ ngôn ngữ bình dị mà thông tầm xã hội. Kết cấu của đoạn thơ là lối kết cấu trùng điệp, sự việc nối tiếp sự việc, dồn dập căng thẳng, kiểu như:
Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông, sông dài.
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa.
  Hay như mấy câu sau đây trong bài Việt Bắc thì không chỉ là thơ, mà còn là những câu ca dao mới, những câu ca dao hiện đại:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông.
  Tố Hữu học tập và vận dụng lối kể tên địa phương của ca dao để miêu tả cuộc sống mới để tiên đoán ra cái cảnh đổi thay tưng bừng, tấp nập rộn rã của đất nước sau ngày được giải phóng và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng là những câu thơ hiện đại với cảnh sống hiện đại mà vẫn có giọng những câu ca dao truyền thống:
...Gió đưa cành trúc la đà
  Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương...
....Chàng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm Phố Mía nhớ chè Đông Viên.
  Rất nhiều yếu tố trong thơ ca dân gian đã được Tố Hữu sử dụng như những biện pháp nghệ thuật. Chẳng hạn như tiếng hát ru...
  Trong cuốn Tục ngữ và dân ca Việt Nam Vũ Ngọc Phan có viết: "Hát ru em là một loại dân ca phổ biến khắp trong nước, mỗi miền hát một cách khác nhau nhưng các điệu hát đều ngân nga êm ái". Hát ru thường gây cho chúng ta lúc còn thơ ấu những cảm xúc mạnh nhất. Tố Hữu vốn được lớn lên trong tiếng hát ru ngọt êm của người mẹ hiền xứ Huế, hồn thơ Tố Hữu là một hồn thơ trữ tình. Tố Hữu thường hay nhắc đến tiếng hát ru, tiếng hát "nhớ thương", " nhè nhẹ":
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
Hà ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ...
 -  Hát cho con nghe như tiếng mẹ ngày xưa...
 - Sông vòng quanh như đôi cánh tay tròn
Ôm con nhỏ ru trong lòng mát rượu...
-             Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày...
Và nhà thơ đã trở đi, trở lại nhiều lần với thể hát ru. Ta nghe tiếng à ơi của người trong bài bà ru cháu  trong bài Cá nước haay tiếng mẹ ru con trong bài Phá đường, Đời đời nhớ ông, Tiếng ru.  Tố Hữu đã bằng lối hát ru mà trở về với sinh hoạt quen thuộc của quần chúng đồng thời đem đến cho họ một tình cảm mới mẻ, lành mạnh.  Tình quân dân và tinh thần kháng chiến trong Cá nước  Phá đường; tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cá nhân trong Tiếng ru, lòng yêu kính lãnh tụ , tinh thần quốc tế vô sản trong Đời đời nhớ ông... tất cả đều không xa lạ với họ. Chính vì thế mà tiếng ru ở đây lại vui vui hồ hởi, không còn cái giọng ngậm ngùi của những con người phải sống cảnh "mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn, mèo con phải vạ..."  hờn hờn tủi tủi như ngày xưa nữa, và cũng không phải là:
Tiếng mẹ ru xưa chồng chất đắng cay
Trong đôi mắt thức đêm dài thăm thẳm (3)
   Hình thức hát ru làm cho nội dung mới trở thành tất yêu phải có gắn bó mật thiết với đời sống tình cảm của nhân dân. Nó như những chuyện thường tình - chuyện "cày cẩy" , ra chợ bán chè, bán cau" chuyện "thương cha thương mẹ, thương chồng - từ đời nảo, đời nào trong đời sống và tình cảm của cha ông chúng ta. Nó như đã thành máu, thành thịt trong con người ta. Cái cao xa đang trở thành gần gủi, cái mới lạ đang trở thành quen thuộc. Tình cảm gia đình quyện với tình cảm xã hội cái riêng hòa vào cái chung, tư tưởng cách mạng dễ hóa ra một nếp nghĩ hồn nhiên:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông, thương mười
Yêu con yêu nước, yêu đời
Yêu bao nhiêu lại yêu người bấy nhiêu.
  Như tiếng ru của Tố Hữu dường như ta không phân biệt được đâu là chính trị, đâu là tình cảm, đâu là cổ truyền thống, đâu là hiện đại...  Tư tưởng của bài thơ cứ ngấm dần, ngấm dần vào trong tâm hồn ta như chất men say, như tiếng mẹ ru ta tha thiết từ những năm nào:
-        Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
-              Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
     Tố Hữu đã có ý thức rõ rệt trong việc sử dụng hình thức hát ru. Và nhà thơ chăm chút soi đi soát lại từng chữ từng câu sao cho không xa lạ mà cũng không sáo mòn. Ngôn ngữ của những bài hát ruà thứ ngôn ngữ bình dị trong sáng của quần chúng.
  Ta gặp lại ở đây những lời khuyên răn nhắn nhủ kín đáo nhẹ nhàng:
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
          Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên màu vàng 
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
  Vì vậy nhà thơ Tố Hữu rất gần gủi với quần chúng. Có nhiều bài in ra "trăm miệng một lời đều yêu thích.  Chưa bao lâu nhiều người đã thuộc, và ở các xã, các mẹ, các chị đã hát ru con".(4)
Thơ ca dân gian hay tả nỗi nhớ nhung, thì Tố Hữu cũng vậy.
Trong bài Việt Bắc, nhà thơ nhớ rất nhiều:
Nhớ từng bản khói cùng sương...
Nhớ từng rừng nứa bờ tre...
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...
Nhớ cô em gái hái măng một minh...
"nhớ chiến khu", "nhớ những nhà", "nhớ những hoa cùng người". Và nhớ cả "nhớ khi giặc đến, giặc lùng,  rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây". Nhớ từ những đội "quân đi điệp điệp trùng trùng" "dân công đỏ đuốc từng đoàn" đến những "tin vui chiến thắng trăm miền" . Nhớ một buổi họp trung ương, một "lớp học i tờ", "một vầng trăng" thu" một tiếng hát ân tình. Nhớ " ngòi Thia, sông Đáy"  , "phủ Thông, đèo Giàng"  Nhớ sông Lô nhớ phố Ràng  nhớ từ Cao Lang nhớ sang Nhị Hà" v.v... Tóm lại là nhớ tất cả những gì đáng nhớ trong kháng chiến.
  Những nỗi nhớ trong ca dao da diết đến cháy ruột, cháy lòng
 Những là:
-        Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ nhớ ngày quên ăn
Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn
Đã bưng bát đến lại dằn xuống mâm
-        Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ...
-        Nhớ ai bổi hổi bồi hồi...
-        Nhớ ai như nhớ thuốc lào...
  Nhớ nhung là một trạng thái tình cảm thường xảy ra mà ai cũng có. Xa nhau người ta nhớ nhau. Nhớ cha, nhớ mẹ nhớ người yêu, nhớ bạn bè...  Nhà thơ nnào chẳng nói về nỗi nhớ ấy, nhớ một cách thiết tha chân thành. Nhưng có lẽ không ai nhớ được như Tố Hữu. Trong bài Việt Bắc của Tố Hữu , cái nhớ đa dạng, bát ngát mênh mông. Nó cụ thể mà bao quát gần gủi mà thiêng liêng, tha thiết mà không bi lụy; nó rất khỏe khoắn, vui tươi. Nó là tình cảm cổ truyền của dân tộc. Tố Hữu đã làm cho nó mới lên.
  Nhiều chi tiết có tính chất ký ức trong bài thơ đã làm cho nỗi nhớ không đơn điệu, khô khan, nên cho nên bài thơ đi vào lòng ta rất ngọt ngào thấm thía.
    Tố Hữu tiếp thu yếu tố truyền thống của ca dao, dân ca theo cách nói trên. Nhà thơ đã triệt để khai thác sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những tinh hoa của thơ ca dân gian cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức biểu hiện. Tiếp thu văn học cổ truyền là để góp phần diễn tả một cách sinh động những tư tưởng tình cảm mới của thời đại làm tăng tính chất dân tộc của các bài thơ, để cho thơ gắn với quần chúng. Tiếp thu văn học dân gian không phải là nhắc lại, rập khuôn hoặc quá lạm dụng nó, mà phải biết chắt lọc, tinh chế  loại bỏ cái xấu, cái dở, mở rộng và nâng cao cái đẹp cái tốt theo quan niệm của chúng ta ngày nay;  theo tinh thần mới của thời đại. Tính chất hiện đại trong thơ Tố Hữu vẫn là linh hồn, là bản chất. Đọc thơ Tố Hữu ta cảm thấy "mạch đời đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da" (Ka - li - nin). Việc tiếp thu ca dao dân ca không hề làm cho thơ Tố Hữu đi vào lối mòn, vết cũ tự mình xóa mờ  cá tính của mình đi mà trái lại càng tạo ra cho nhà thơ một phong cách độc đáo. Thơ Tố Hữu vừa là của riêng Tố Hữu, của một con tim chan chứa yêu thương, vừa là tiếng nói của thời đại, là lời ca của quần chúng nhân dân.
   Và cũng  không nên nghĩ rằng, muốn sáng tác tốt chỉ cần học tập và kế thừa vốn cũ là đã xong. Muốn sáng tác tốt điều cơ bản hơn cả là phải có thế giới quan đúng đắn và phải luôn luôn tắm mình trong dòng cuộc sống nhân dân. Thơ Tố Hữu là kết quả của một quá trình tu dưỡng và rèn luyện gian khổ. Từ chỗ còn "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời"  sau khi được Đảng giác ngộ được "mặt trời chân lý chói qua tim", Tố Hữu đã mau chóng trở thành con người của Đảng, tự nguyện  "làm con của vạn nhà"  làm "em của vạn kiếp phôi pha". Nhà thơ  đã hẳn về phía nhân dân, về phía cách mạng nguyện đem lời thơ, đem "tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí" của mình phục vụ nhân dân, phục vụ những con người "trong sáng nhất, minh mẫn nhất, cao đẹp nhất" (6). Mấy mươi năm qua là mấy mươi năm Tố Hứu đã lăn lộn nhiều, phục vụ những con người ấy. Và càng ngày tư tưởng, tình cảm của Tố Hữu càng chan hòa với tư tưởng , tình cảm của thời đại. Tố Hữu đã có lần tâm sự: " Nói cho cùng thơ là kết quả của sự nhập tâm đời sống, trí tuệ, tài năng  của nhân dân. Nhập tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời mình gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình. Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến một mức nào đó thì thơ ấy thành hình. Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi tim ta cuộc sống đã thật đầy." (5). Nhân dân, thời đại đã cho Tố Hữu một hồn thơ, một "đôi mắt thần chủ nghĩa" . Chính vì vậy mà  phong vị ca dao dân ca không thể không sống dậy trong thơ Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu tất yếu trở thành tài sản của nhân dân ngày nay.
                                                      N.P.T

1 - Ka-li-n:in: - Các bài báo và diễn văn từ đại hội VII  đến đại hội VIII của Xô viết toàn Liên bang. Nxb Đảng - 1936
2 - Đôi khi chữ Mình trong thơ Tố Hữu còn có ý nghĩa khác, chẳng hạn như trong câu:
 Mình đi mình có nhớ mình
hay là:
Mình đi mình lại nhớ mình
Mình đây không phải Mình đại từ ở ngôi thứ hai mà Mình có ý nghĩa là Ta ở ngôi thứ nhất (n như chữ Mình ở cuối câu thứ nhình ở đầu câu thứ hai). Cũng trong bài Việt Bắc, với cách dùng tương tự, Tố Hữu còn dựng lên hai nhân vât. Cũng trong bài Việt Bắc, với cách dùng tương tự, Tố Hữu còn dựng lên hai nhân vật tượng trưng Non và Nước (Nước trôi, nước có về nguồn...). Đây là lối nói tượng trưng, kín đáo của các tác giả dân gian. Trong ca dao chúng ta thấy có rất nhiều nhân vật kiểu như thế: Trúc - Mai, Mận - Đào, Thuyền - Bến, Rồng - Mây, Loan - Phượng, Nước - Non...
3 - Thơ của Xuân Quỳnh - trong tập Tơ tằm chồi biếc Nxb Văn học 1963.
4 - Xuân Diệu - Phê bình giới thiệu thơ - Nxb Văn học, 1960.
5 -  1, 2, 3...Tố Hữu - Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí - Tạp chí Văn nghệ số 48 tháng 5  - 1961.