Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Giới thiệu nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh - vannghecuocsong.com

Thuê xe 16 chỗLtg: Không nói các trường phổ thông,ngay các trường Đại học văn  XHCN Việt Nam ngườ ta không giới thiệu một dòng  nào về các Văn nghệ sĩ bên kia chiến tuyến. Bản thân tôi (Đỗ Hoàng) học 8 năm Đại Văn, 4 năm (tại chức ) Đại học Văn Tổng văn cũng  không được biết một tí gì về các văn nghệ sĩ bên kia chiến tuyến! Sở dĩ biết được về họ là do  đọc sách cấm mà thôi! Đến như Hàn Mặc Tử, Bùi Giáng cũng không được phép biết.Mong bạn đọc thông   cảm!
Đỗ Hoàng
Tam kiệt Văn chương Việt



Minh Đức Hoài Trinh (15.10.1930 - 9.6.2017), tên thật là Võ Thị Hoài Trinh là một nữ văn sĩ người Việt. Bà cũng dùng một số bút hiệu khác như Hoàng TrúcNguyễn Vinh và Bằng Cử.
Bà sinh ra ở Huế, dòng dõi Xuân Hòa hầu Võ Liêm, thượng thư Bộ Lễ dưới hai triều vua Khải Định và Bảo Đại. Cha bà là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam Võ Chuẩn.
Bà sang Pháp du học năm 1964 ngành báo chí và Hán văn.
Sau khi ra trường, bà làm phóng viên cho đài truyền hình ORTF (viết tắt Office de Radiodiffusion Télévision Française) của Pháp kể từ năm 1967 và được cử theo dõi tường trình Hòa đàm Paris vào năm 1972 giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam.
Bà trở về Sài Gòn năm 1974 dạy ở Viện Đại học Vạn Hạnh.
Trước tác của bà thuộc nhiều thể loại như thơtruyện ngắn, truyện dài.
Có lẽ trong các tác phẩm của bà, được biết đến nhiều nhất là một số bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc trong đó có Phạm Duy: "Đừng bỏ em một mình" và "Kiếp nào có yêu nhau";[3] và Phan Văn Hưng: "Ai trở về xứ Việt".[1]
Sau năm 1975 khi lưu vong sang Pháp bà sáng lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải ngoại. Năm 1982 bà sang Mỹ định cư và mất tại Quận Cam.
Tác phẩm
  • Lang thang, 1960
  • Thư sinh, 1962
  • Bơ vơ, 1964
  • Hắn, 1964
  • , 1964
  • Thiên nga, 1965
  • Hai gốc cây, 1966
  • Sám hối, 1967
  • Tử địa, 1973
  • Trà thất, 1974
  • Bài thơ cho ai?, 1974
  • Dòng mưa trích lịch, Bruxelles, 1976
  • Bài thơ cho quê hương, Paris, 1976
  • This Side The Other Side, 1980
  • Bên ni bên tê, 1985
  • Niệm thư 1, 1987
  • Biển nghiệp, 1990
  • Phim Bao giờ có yêu nhau của Dustin Nguyễn năm 2016 lấy ca khúc "Kiếp nào có yêu nhau" làm cảm hứng.[4]
Thơ:
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, sinh ngày 5-10-1930 tại Huế, là con gái quan tổng đốc Võ Chuẩn. Ông nội bà là Võ Liêm, thượng thư bộ Lễ của triều đình Huế. Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp một thời gian rồi trở về Huế tiếp tục đi học. Năm 1964, bà đi Pháp học chuyên ngành báo chí và Hán văn tại Trường ngôn ngữ Đông phương La Sorbonne, Paris, đến năm 1967 thì ra trường và làm việc tại Đài truyền hình Pháp ORTF. Bà từng là phóng viên chiến trường tại Algérie và Việt Nam. Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hội nghị Paris. Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1974 đến 1975.

Sau năm 1975, bà trở lại Paris.

Kiếp nào có yêu nhau

Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ

Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở

Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ

Lệ nhoà trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi


Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hátĐừng nhìn nhau nữa.
ĐỪNG BỎ EM MỘT MÌNH
Đ
ng b em mt mình

Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hoà đại dương mông mênh

Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh

Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hoà trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình


Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.


Tình chúng mình s được v lên tranh
Chết đi anh cho em được ngồi bên mộ
Cho nước mắt hồng chảy thấm xuống thịt xương
Xin hãy chết đi trong một chiều bão tố
Cho suốt đời vũ trụ khoác thê lương

Nếu anh chết em sẽ ở gần anh mãi
Mỗi chiều về sẽ đốt nén hương xanh
Nghĩa trang tím bước hoàng hôn chậm rãi
Em gục đầu và sẽ gọi tên anh.

Anh còn sống là mình còn xa cách
Vì cuộc đời hay ghét kẻ yêu nhau
Vì hạnh phúc phải xây trên nhiều thử thách
Xã hội điên cuồng, nhân loại ngợp thương đau.

Anh chết đi để cho mình gặp lại
Trong giấc mơ anh sẽ đến tìm em
Em sẽ siết anh trong vòng tay và mãi mãi
Ngạo với thời gian, ánh sáng và hương đêm

Nếu anh chết em sẽ là màu trắng
Vành khăn tang buộc mớ tóc mong manh
Ta sẽ yêu nhau, yêu nhau trong hoang vắng
Tình chúng mình sẽ được vẽ lên tranh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét