Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Đỗ Trung Lai đánh trống qua cửa Sấm!

Thuê xe 16 chỗ

ĐỖ TRUNG LAI ĐÁNH TRỐNG QUA CỬA SẤM!

                                          Đỗ Hoàng

 
    Thi thoảng cũng có người dịch thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch nghĩa của người khác ra thơ tiếng mẹ đẻ. Bài thơ dịch thành công hay không thành công tùy thuộc vào sự cảm thụ của người dịch qua việc chuyển nghĩa của người dịch nghĩa. Người dịch thơ như thế cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Ở nước ta có người dịch như thế làm thành cuốn sách này sang cuốn sách khác và công bố rầm rộ trên những báo văn học chính thống: Văn nghệ, Tạp chí Thơ, Nhà văn, Nhà văn và Tác phẩm, Người Hà Nội... như là một “tài năng” dịch thơ, đó là Đỗ Trung Lai (!).  Đỗ Trung Lai dịch thơ các đại thi hào, thi hào Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Mục... bằng bản dịch nghĩa, dịch thơ tiếng Hán của người khác sang thơ Việt. Nhiều người nể, nhiều người chê. Có người cho rằng Đỗ Trung Lai làm vậy khác nào chế biến thức ăn bằng thực phẩm ôi. Tôi cố gắng đọc lại những bản dịch thơ của ông và để thưa với bạn đọc.
 Trước hết ông Đỗ Trung Lai như ông tự nhận là không biết chữ Hán cả nói, cả viết, cả nghe, cả đọc ...nghĩa là không biết tí gì về Hán ngữ, mà chịu khó đọc qua bản dịch nghĩa để cảm thụ thơ tiền nhân Trung Hoa và dịch thơ theo ý riêng của mình là điều đáng trân trọng. Nhưng người không biết ngoại ngữ dịch thơ nước ngoài ra thơ tiếng mẹ đẻ khó thành công. Vì bản dịch nghĩa dù chính xác đến đâu thì người dịch lại ra thơ đều “tam sao thất bản”. Có khi sai nghĩa nguyên bản bài thơ trầm trọng. Ngay nhà thơ Tản Đà uyên thâm Hán học mà dịch thơ Vương Duy câu “An thiền chế độc long” (Đắc đạo trong Phật trị được rồng dữ) bay nghĩa thành: (Quy y đạo Phật sửa mình là hơn). Huống gì người không biết chữ Hán. Việc dịch thơ như vậy rất phản tác dụng. Đỗ Trung Lai là thế.
Bài “Bất kiến” là bài thơ Đỗ Phủ viết cho Lý Bạch khi Lý Bạch gần 60 tuổi rồi mà vẫn vướng vào vòng lao lý. (Lúc Lý Bạch 55 tuổi theo Lý Lân - Vĩnh Vương chống An Lộc Sơn, nhưng Lý Hanh - Túc tông sợ Lân thắng giặc sẽ chiếm mất ngai vàng nên phái đại quân đánh bại Lân. Lân bị giết, Lý Bạch bị ghép vào tội mưu phản, đày đi biết xứ  - Quý Châu. Nửa đường may có lệnh được ân xá). Đỗ Phủ và Lý Bạch là hai người bạn vong niên. Đỗ Phủ thua Lý Bạch 12  tuổi. Thời xưa khoảng cách tuổi tác này là lớn lắm. Nhưng hai người quý trọng tài nhau và viết cho nhau những bài thơ bất hủ về tình bạn thơ. Nhưng bản dịch nghĩa trong bài thơ Bất kiến Đỗ Phủ gọi Lý Bạch là chàng không chính xác lắm đâu. Tiếng Hán hay Hán - Việt “sanh” - (sinh) có khi là đại từ anh, bác, bậc trí thức...
Nguyên bản: (trích)


杜甫











“Thế nhân giai dục sát
Ngô ý độc liên tài
Mẫn tiệp thi thiên thủ
Phiêu linh tửu nhất bôi...”
Nghĩa là:
“Người đời ai cũng muốn giết
Ý ta riêng vẫn thương tài
Trí mau lẹ viết nên hàng nghìn bài thơ
Lưu lạc vẫn vui cùng chén rượu...”
Đỗ Trung Lai dịch thơ:
“Bao người mong chàng chết
Riêng ta thương chàng tài
Vung bút thơ ngàn áng
Nâng ly mặc kệ đời...”
 Cả bài thơ Bất kiến có 40 chữ, Đỗ Phủ chỉ một lần nhắc tên Lý sinh - chàng Lý (Bất kiến Lý sinh cửu). Đỗ Trung Lai mới dịch 2 câu thơ trên mà đã nhắc 2 chữ “chàng” rồi (chàng chết, chàng tài). Trong nguyên bản có chàng đâu (!). Đây là một sự bịa “vẽ rắn thêm chân”!
 Câu thơ của thi thánh Đỗ Phủ như hai viên ngọc dạ quang:
“Thế nhân giai dục sát
Ngô ý độc liên tài”
Câu thơ dịch của Đỗ Trung Lai:
“Bao người mong chàng chết
Riêng ta thương chàng tài”
như hai viên phân dơi!
 Không biết chữ Hán dịch thế là quá vụng, quá dỡ nhưng còn tha thứ được vì nó chưa bay nghĩa, còn dịch câu “Phiêu linh tửu nhất bôi “ ra “Nâng ly mặc kệ đời” là hỏng hoàn toàn bài thơ của Thánh thi!
 Lý Bạch là người ôm mộng kinh bang tế thế, không chỉ nói bằng thơ mà ông còn cầm kiếm ra thi thố với đời. Ông theo Lý Lân chống loạn An Lộc Sơn. Đỗ Phủ  viết bài Bất kiến chính là khuyên Lý Bạch già rồi “Đầu bạch hảo quy lai” nên lui về. Lưu lạc vẫn vui, “phiêu linh tửu nhất bôi”  nhờ có chén rượu là Lý Bạch vẫn tin vào đời và nặng đời lắm chứ! “Nâng ly mặc kệ đời” dịch thế thì dịch cho Chí Phèo thì được!
 Đỗ Trung Lai dịch không hay hơn tiền nhân rồi vì không hiểu nghĩa gốc nên phịa ra nhiều việc sai nguyên bản. Như bài Thạch Hào Lại:
Nguyên bản: (Trích)

杜甫


...




“...Dạ cửu ngữ thanh tuyệt
Như văn khốc u yết
Thiên minh đăng tiền đồ
Độc dữ lão ông biệt!”

(Đêm khuya đã dứt lời
Như nghẹn ngào ảo nảo
Sáng từ biệt lên đường
Chỉ còn độc ông lão!)
(Phạm Lệ Duyên và Tương Như)

“Dạ cửu ngữ thanh tuyệt” (Đêm khuy khoắt tiếng nói im bặt) có tường vách đâu mà Đỗ Trung Lai phịa ra tường vách và mô phỏng vần điệu, ý tứ dịch giả trước đã dịch rồi dịch theo:
“Tiếng người im ngoài tường
Đêm nghẹn ngào ảo nảo
Sáng chia tay lên đường
Chỉ còn mình ông lão”
(Thạch Hào Lại - Đỗ Trung Lai dịch lại)
Người dịch thơ không được “sáng tác” ra kiểu này.
Đỗ Trung Lại hay “sáng tác “và  thêm thắt làm cho bài thơ nguyên bản sai hắn nghĩa. Như bài:

VÔ GIA BIỆT (Trích)

杜甫




...


...




VÔ GIA BIỆT
(Cuộc chia tay kẻ không nhà)
“Làng xưa giờ toàn ngõ trống
Mặt trời gầy guộc thảm thê
Cáo dại, chồn hoang đẩy cửa
Dựng lông dọa cả người về
Sinh con chưa từng nhờ cậy
Một đời biết mấy khổ đau
Còn nhà đâu mà ly biệt
Mà dâng mẹ bát canh rau...”
(Đỗ Trung Lai dịch lại)
Nguyên bản:
...
Viên lư đãn cao lê
...
Nhật khấu khí thảm thê
...
Đãn đối hồ dữ ly
Thụ mao nộ ngã đề
...
Sinh ngã bất đắc lực
Chung thân lưỡng toan tê
Nhân sinh vô gia biệt
Hà dĩ vi chưng lê!?
Dịch nghĩa:
Nhà vườn toàn là cỏ dại
...
Ánh nắng thoi thóp cảnh tượng thê lương
...
Đối mặt ta là cáo và cầy
Xù lông sủa ta
...
Đẻ ra ta mà chẳng được nhờ
Suốt đời mẹ con đều chua xót
Đời người không có nhà để mà từ biệt
Thực làm dân đen không đáng?

Bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng
Vườn lều chỉ có gai
...
Buồn tênh bóng nắng gầy
...
Chỉ gặp cầy với cáo
Xù lông khịt dọa tôi
...
Sinh tôi chẳng được gì
Suốt đời hận cả đôi!
Người không nhà mà biệt
Sao gọi được là người?

Câu kết : “Hà dĩ vi chưng lê - Thực làm kẻ dân đen cũng không đáng - Là câu thơ tầm tâm linh trí tuệ của bậc Đại thi hào Đỗ Phủ, Đỗ Trung Lai “sáng tác” ra “Mà dâng mẹ bát canh rau” nói thật là bôi bẩn Thi thánh!

Bài “Đăng cao” là bài thơ Đường thất ngôn bát cú thuộc loại kinh điển của Đường thi. Bài thơ có 8 câu đối cả tám. Người xưa đã bình bài này ở tầm vóc lớn của một trí tuệ cao siêu, nghệ thuật điêu luyện bậc thầy, tình cảm cường liệt hiếm có mới viết nên thi phẩm có một không hai trong thơ Đường. Nhiều bản dịch của dịch giả ở nước ta như : Tản Đà, Tương Như,  Nhượng Tống, Nam Trân, Khương Hữu Dụng...đều chưa đạt với nguyên bản. Đọc nguyên bản vẫn thấy hay hơn!
Đỗ Trung Lai không biết niêm, luật, đối của Đường thi và nhất là của “Thất ngôn bát cú” nên dịch hỏng bài Đăng cao, đảo ngược đảo xuôi, lộn tùng phèo, thật đáng trách!
Nguyên bản:

杜甫










ĐĂNG CAO
Thiên cao, phong cấp viên khiếu ai
Chử thanh, sa bạch điều phi hồi
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
Bất tận trường giang cổn cổn lai
Vạn lý bi thu thường tác khách
Bách niên đa bệnh độc đăng đài
Gian nan khổ hân phồn sương mấn
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi!”

Nam Trân dịch thơ:
LÊN CAO
“Gió gấp trời cao, vượn nỉ non
Bến trong cát trắng lượn chim cồn
Rào rào lá trút rừng cây thẳm,
Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn
Thu quạnh nghìn khơi lòng khách nảo
Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn
Gian nan khổ hạnh đầu thêm bạc
Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn!”

Đỗ Trung Lai dịch lại:
“...Bãi vắng chim về trên cát trắng
Trời cao gió lộng vươn than dài
Lá đổ tơi bời trên đất lạnh
Trường Giang cuồn cuộn chảy về xuôi...”
Không đạt một tí gì!
  Hồi trẻ học ở trường các thầy có bảo: “Kẻ yếu kém mà càng nhiệt tình thì thành kẻ phá hoại lớn”. Đỗ Trung Lai không biết chữ Hán càng cố dịch thơ Hán ra thơ Việt in hết tập này đến tập khác rồi đăng đàn diễn thuyết các hội thơ lớn như “Hội thơ Văn Miều hàng năm” thiết nghĩ là một việc  không nên làm. Tác hại của nó không lường hết.  Đỗ Trung Lai đã đánh trống qua cửa Sấm!



Hà Nội ngày 5  tháng 5 năm 2016
Đ - H
Phụ lục:


杜甫












Đỗ Phủ

BẤT KIẾN

Bất kiến Lý sinh cửu
Dương cuồng chân khả ai
Thế gian giai dục sát
Ngô ý độc liên tài.
Mẫn tiệp thi thiên thủ
Phiêu linh tửu nhất bôi
Khuông sơn độc thư xứ
Đầu bạch hảo quy lai!

Đỗ Hoàng dịch thơ:

LÂU KHÔNG GẶP

Lâu không gặp Lý Bạch
Giả điên thật thương thay.
Người đời đều muốn giết
Riêng chỉ ta thương tài.
Trì lẹ nghìn thi tứ
Lưu lạc chén mềm môi
Núi Khuông còn sách đọc
Đầu bạc nên về thôi!

Cao điểm chốt 280 - Biên giới Việt Lào năm 1972
Đ - H
 
VƯƠNG TRỌNG DỊCH HỎNG CHINH PHỤ NGÂM GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO NHÂN DÂN VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN
Đỗ Hoàng
Vương Trọng dịch Chinh phụ ngâm ra thơ lục bát in trên báo mạng (1) cách đây mấy năm, rồi tiếp những bài phê bình của ông về bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (hay Phan Huy Ích).
Tôi đọc bản dịch nghĩa, dịch thơ (lục bát) Chinh phụ ngâm của ông (ông nói có tham khảo bản dịch nghĩa của cụ Vũ Huy Động), nên tôi phải lên tiếng phê bình về chất lượng bản dịch của Vương Trọng để cho bạn đọc biết!.
Trước hết, Vương Trọng và cả cụ Vũ Huy Động đa phần đã dịch bỏ chữ, bỏ ý hoặc thêm chữ, thêm ý chủ quan của mình, nhiều chỗ sai nghĩa một cách trầm trọng bản Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Rất nhiều chữ dịch sai, cụm từ dịch sai, cả câu dịch sai. Dịch nghĩa không ra dịch nghĩa, dịch thơ không ra dịch thơ! Đây là điều rất tối kỵ trong dịch thuật. Về dịch thơ có thể bỏ ý nhỏ, nhưng ý chính luôn luôn phải giữ, không thể “tác dịch” như một vài dịch giả hiện nay. Điều này, người đọc không còn hiểu đúng nguyên bản, càng phản tác dụng khi người dịch thơ rất kém.
Nguyên văn:
      
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
      
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Nghĩa là:
Tiếng trống trận nơi Trường Thành đánh dồn dập làm náo động cả vầng trăng
Ngọn lửa báo hiệu có giặc ở chốn Cam Tuyền cháy bỏng đến tận tầng mây.
Hai câu thơ hay quá không cần trình độ Hán ngữ, người Việt ai cũng cảm được và hiểu được!
Vương Trọng dịch thơ:
Trăng rung nhịp trống Trường Thành
Cam Tuyền lửa hắt rạng hình ngàn mây.
Câu một dịch sai nghĩa hoàn toàn. Sao là trăng rung nhịp trống? 
    - Cổ bề thanh động là tiếng trống trận đánh dồn dập liên hồi kỳ trận đến mức làm náo động cả vầng trăng. Trống trận chứ không phải tiếng trống thường! Thế mới là không khí chiến tranh tang thương!
Về thơ, hai câu dịch này quá dở, thô thiển, vần lại không chuẩn, ép vần. Về nghĩa ý, tư tưởng câu đầu hỏng.
Tiếp:
      
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
      
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
Nghĩa là: Đương khi ấy nghe tin, nhà vua nổi giận rời chiếu ngồi, vỗ gươm đứng dậy
Tức thì, nửa đêm truyền hịch chuyển nhanh như bay đến các tướng quân
Ở đây xin nói thêm chữ : Trùng (
).
Chữ “Trùng” âm Hán - Việt còn đọc là “Trọng”.
Đọc “Trùng: thì có 2 nghĩa: 1- Trùng, Lặp lại (cửu trùng – nơi vua ở, vua, trùng cửu, phúc bất trùng lai, trùng trùng điệp điệp, trùng tang, trùng phùng, trùng dương… 2 - Lần (Chín lần “cửu trùng”, tám lần “bát trùng”, hai lần “nhị trùng”…)
Đọc “Trọng” thì có nhiều nghĩa: 1 - quý trọng, trọng thị, kính trọng, quan trọng…2 – nặng nhẹ: nhất bên trọng, nhất bên khinh, trọng án… 3 – bệnh tật: trọng bệnh..4 - chuộng : trọng nông, ức thương…5 - công bằng: trọng tài…
Nếu chữ 
 - Trùng hiểu theo nghĩa là “ - lần – chữ Nôm” thì đúng là “chín lần gươm báu trao tay” như có bản chép Đoàn Thị Điểm dịch thơ Nôm theo nghĩa này. Nhiều bản dịch đề “chín tầng” nhưng không chép chữ Nôm là “ – tầng” mà vẫn chép chữ Nôm “lần - ” như:
𠃩 “” 鎌宝𢶢𢬣
Chín tầng gươm báu trao tay,
(Website: Wikisource, tiếng Việt - 
https://vi.wikisource.org và Từ điển Wikipedia tiếng Việt)
Còn chữ : 
 - Tịch: chiếc chiếu, ngồi.
Ngoài nghĩa “chiếu:, “ngồi” còn chỉ chức vụ người đang giữ như: 
  (Chủ tịch – Người đứng đầu trong một tổ chức đơn vị) ,   (Hình tịch – Người coi về hình danh). Nên nghĩa “lần” thì:
𠃩吝鎌宝𢶢𢬣 . (chữ Nôm)
 虧傳檄定𣈗出征
(Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh)
Là dịch thơ hay mà có bám sát nghĩa.
Bởi vì “
  – cửu trùng – chữ Hán” và “𠃩  - chín lần – chữ Nôm” vốn là số từ thuần túy!
Vương Trọng dịch nghĩa:
Nhà vua bỏ tiệc, chống kiếm đứng lên
Dịch thế là dịch nghĩa sai. Trong nguyên bản chả có từ nào chỉ yến tiệc. Dịch nghĩa thêm từ mới, bỏ từ trong nguyên bản (
  - đương tịch,   – tướng quân) là dịch không tôn trọng văn bản và tác giả!
Nên dẫn đến dịch thơ :rất xoàng. Chữ “ngay” thêm vào cho hiệp vần là rất kém, không thơ chút nào:
“Vua chống kiếm đứng lên ngay
Nửa đêm khẩn cấp hịch bay lệnh truyền”
Câu thơ dịch như vè vẻ vè ve, nghe vè lá lốt (!)!
Tiếp: 

      
Thanh bình tam bách niên thiên hạ
      
Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
Nghĩa là:
Ba trăm năm thiên hạ được thái bình
Nhưng từ nay võ quan lại phải mặc áo lính ra trận
Vương Trọng dịch thơ:
“Áo nhung quan võ khoác lên
Hết ba thế kỷ ấm êm thanh bình”.
Câu thơ dịch vừa sơ sài, vừa dở, vừa kém, Vương Trọng dịch rất tùy tiện, đảo ý câu trên xuống câu dưới, ý câu dưới lên câu trên! Không có một tí gì sáng tạo từ mới. Bê nguyên xi từ cũ của Đoàn Thị Điểm “ 
  (chữ Nôm) - áo nhung -” vào câu thơ dịch. Mà từ này cũng không Việt hóa lắm. Nó vừa Nôm vừa Hán.
 - Nhung : đồ binh (cung, nỏ, gióa, mác, kích – ngũ nhung).
“Đẩy xe vâng chỉ đặc sai
Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung”.
“Đổng nhung” là trông coi, đốc suất việc quân
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du))
  :
Nhung y là trang phục của binh lính nói chung. Dùng từ “áo nhung” thời bà Điểm còn được chỉ áo giáp, quân phục người ra trận,, thời này nói áo nhung thi phải nói quần nhung, tất nhung, váy nhung, mũ nhung, xi líp nhung, xu chiêng nhung, coóc - sê nhung, vớ nhung (cho bộ đội nữ)… thì nó ra làm sao? Bê những cái thời trước không hợp thời nay, mà không chịu sửa chữa. Câu thơ dịch thời nay chẳng Việt hóa tí nào, vẫn giữ nguyên âm Hán Việt chưa được Việt hóa bao nhiêu của những ba thế kỷ!:
Dịch thơ thế này là rất dở:
   
Thiên địa phong trần
   
Hồng nhan đa truân
“Đất trời gió bụi nổi lên
Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não nùng”
(Vương Trọng)
‘Thiên địa phong trần – Đất trời gió buị” là quá đủ ý, quá hay rồi. “Đất trời gió bụi nổi lên” là vẽ rắn thêm chân. Phải như Đoàn Thị Điểm là vào cái “Thuở” câu thơ dịch mới có thần:
𨤧𡗶坦常欺逾𡏧 (chữ Nôm)
𦟐𡗉餒迍邅
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
“Hồng nhan”, “truân chuyên” là những từ Hán. Đoàn Thị Điểm còn Việt hóa – “Khách má hồng” còn Vương Trọng thì vẫn y sỳ giữ âm Hán “Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não nùng”. Câu thơ dịch quá nặng nề Hán tự, không một tí sáng trong tiếng Việt. Chữ nghĩa của Vương Trọng hình như quá ít hay sao? Thiếu gì chữ Việt:
“Đất trời gió bụi đảo điên
Má hường trắc trở, tơ duyên nổi chìm!.”
Đỗ Hoàng ví dụ thế!
Tiếp:
      
Trượng phu thiên lý chí mã cách
      
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Nghĩa là:
Người anh hùng với chí “mã cách” chiến đấu ngoài nghìn dặm dẫu có chết lấy da ngựa bọc thây đem chôn
Và tính mệnh nặng như Thái Sơn, cái chết nặng như Thái Sơn nhưng khi hất xuống coi nhẹ tựa lông chim hồng!
Vương Trọng dịch nghĩa:
Ngàm dặm chí trai da ngựa bọc
Tay nhấc Thái Sơn nhẹ như lông hồng.
Dịch nghĩa mà như dịch thơ. Chí trai là chí “mã cách” . Mã cách là lấy da ngựa bọc thây chôn tử sỹ. “Mã cách” là điển tích từ câu nói của Mã Viện đời trước, làm trai chiến đấu ngoài chiến trường nếu chết bọc da ngựa đem chôn, chứ không ru rú chết già xó giường. Không nên dịch Nôm “chí trai da ngựa bọc”. “
  - Mã cách” nguyên là danh từ chuyển sang nghĩa tính từ hoặc trạng từ bổ nghĩa tùy theo văn cảnh sử dụng.
Vượng Trọng hiểu sai nên dịch ra thơ thì phá hủy thơ Đoàn Thị Điểm hoàn toàn:
“Lấy da ngựa bọc chí trai
Thái Sơn tay nhấc nhẹ thay lông hồng”
“Lấy da ngựa bọc chí trai”, nó vừa sai nghĩa, vừa nghe bẩn thỉu, thô lậu, mất vệ sinh thế nào, như cái thời hiện đại:
“ Lấy ca pốt bọc cặc trai!
Tha hồ đụ chắc (*) có ai phê bình”. (*) (Đéo nhau)
Còn dịch “Thái Sơn tay nhấc nhẹ như lông hồng!” không ăn nhập gì với câu thơ của Đặng Trần Côn. Dịch nghĩa sai, dịch thơ hỏng. “Trịch” - là đặt, gieo, ném, quăng, hất, để, giằn… Sao lại dịch là “tay nhấc”?... Xin xem thêm (**)
Vương Trọng dịch nghĩa, dịch thơ sai quá nhiều như thế, mà dịch thơ rất yếu, câu thơ lục bát lỗi vần, ép vần nhan nhản, hồn thơ nhạt nhẽo, sơ sài như nói vo, thử hỏi còn gì Chinh Phụ ngâm!
Dẫn chứng thêm: - Vương Trọng không hiểu thấu Chinh phụ ngâm, nên dịch sai nghĩa, từ đó dịch thơ hỏng. Chất lượng bản dịch nghĩa, dịch thơ rất kém cả về ý lẫn lời:
      
Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt
      
Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn
      
Trịch ly bôi hề vũ Long Tuyền
      
Hoành chinh sáo hề chỉ hổ huyệt
      
Vân tuỳ Giới Tử liệp Lâu Lan
      
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện
 穿     
Quân xuyên trang phục hồng như hà
      
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết
Vương Trọng dịch thơ:
“Bước đi níu áo chẳng rời
Theo chàng lòng thiếp sáng ngời vầng trăng
Lòng chàng chiến trận dõi trông
Buông ly rượu tiễn gươm vung múa rền
Chỉ hang hổ giáo vung lên
Trông như Giới Tử bắt liền Lâu Lan
Như Mã Viện ở khe Man
Ngựa chàng tuyết trắng, áo chàng ráng pha”.
Chữ nghĩa rất kém. Hai chữ “vung” trong hai câu lục bát liền nhau là rất kỵ: “gươm vung múa rền”, “giáo vung lên”, “sáng ngời vầng trăng”, “lòng chàng chiến trận dõi trông”, lại còn múa rền, lại còn “Trông như Giới Tử bắt liền Lâu Lan. Như Mã Viện ở khe Man””
… 
      
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện (Phấn chấn hành quân theo lối đến Man Khê giết giặc luận bàn chuyện danh tướng Mã Viện, )
Vương Trọng dịch như trên, nghe sến, cải lương như khẩu hiệu của các gã thôn trưởng hô hào dân đen nộp thuế ruộng, thua vè mấy mụ nhà quê, thua xẩm mấy ông Mán miền núi!. Khí thơ quá tầm thường, nhạt nhẽo:
Đoàn Thị Điểm dịch:
“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Bản dịch thơ tiếng Pháp:
Traduit en Français
par
Tuần Lý HUỲNH KHẮC DỤNG
…Mon cœur vous poursuit à l'instar de la lune
Tandis que votre esprit voguait vers le Thiên Sơn.
Lâchant le vin d'adieu et dégaînant de suite,
Vous pointâtes la lance vers l'antre des fauves.
Vous suivriez, dîtes-vous, l'exemple de Giới Tử
Pourchassant les Lâu Lan et, quand il s'agirait
D'écraser les Man Khê, ces hordes d'insoumis,
Vous utiliseriez les ruses de Phục Ba.
Votre cuirasse avait la pourpre des nuages
Et l'on eût dit de neige votre blanc coursier…
Đúng một bên là chim phượng hoàng nghìn sắc, một bên con cú chết trôi xù lông, xù cánh!
Rồi còn tiếp tục:
“Chàng đi nắng dãi mưa dồn
Thiếp thì về lại căn buồng đêm qua”
Nên chọn vần “ồn” cho lục bát đạt chuẩn vần “chính”, chứ vần “uồng” cũng chưa phải vần “thông” nói chi đến vần chinh!
“Chàng đi nắng dãi mưa dồn
Thiếp thì về chỗ công đồn đêm qua”
Từ câu thứ 1 đến câu thứ 417, Vương Trọng dịch thơ đã nhạt, dở, kém mà lại đều ép vần, lỗi vần, thất vận một cách trầm trọng. Ngày xưa viết chữ Nôm tiền nhân đọc, viết ép vận như : “đoàng - vàng”, “thành – hình”, “truyền – lên”, “ôi – ai”, “phòng – trình”, “trình – thanh”, , “trường – vàng”, “duyên – xem” còn tha thứ được, như trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng lỗi vận đến nghìn câu như thế. Nay tiếng Việt hiện đại dùng chữ La tinh ghi âm nên các nhà thơ Việt sáng tác thơ lục bát, song thất lục bát hoặc thơ truyền thống, Đường luật nên tuân thủ chặt chẽ vần điệu theo chữ La tinh mới thể hiện tài năng sử dụng tiếng Việt của mình.
Câu mở đầu bản dịch thơ lục bát Chinh phụ ngâm, Vương Trọng đã ép vận:
“Đất trời gió bụi nổi lên
Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não nùng”
Phải:
Đất trời gió bui nổi lên
Mà hường gánh chịu truân chên não nùng”
Câu thứ 4 đến câu thứ 6 :
“Trần gian bao chuyện đau lòng ai sinh?
Trăng rung nhịp trống Trường Thành
Cam Tuyền lửa hắt rạng hình ngàn mây”
Nếu đổi “Trăng rung nhịp trống Trường Thình” thì vần điệu ba câu này chỉnh chu biết mấy!
Câu thứ 23 đến câu 27:
“Lấy da ngựa bọc chí trai
Tay nhấc Thái Sơn nhẹ thay lông hồng
Chiến chinh xa chốn khuê phòng
Gió ào cầu Vị, roi vung hành trình
Đầu cầu Vị nước thanh thanh…”
Câu 54, 55:
“Cờ đưa quân tiến mấy bề bóng loang
Trông mây thiếp biết xa chàng”…
Câu 77 đên câu 80:
Bạch thành Hán chiếm sớm nay
Còn vùng Thanh Hải sáng mai Hồ rình
Thấp cao Thanh Hải núi xanh
Suối trong trước núi hiện hình sau cây”…
Câu 99, 80:
“Trăng soi mộ cũ Kỳ Sơn
Bến Phì mộ gió mới than canh trường”…
Câu 103, 104:
“Chinh phụ khi đã lìa đời
Cậy ai tô mặt, cây ai gọi hồn”…
Câu 111, 112:
“Gió thu bãi cỏ từng quen
Tên vèo trước mặt, quan san trăng đầy”…
Câu 139,142:
Nay đào tàn tạ gió đông
Mai gìa nở với phù dung bờ này
Chàng hẹn thiếp đến Lũng Tây
Giữa trưa chẳng thấy bóng ai hút tầm”…
Câu 145, 146:
Chàng hẹn thiếp cầu Hán Dương
Hết ngày nào thấy bóng chàng chàng ơi”…
Quá nhiều lỗi, quá nhiều sai không kể xiêt!...
Câu 395, 399:
Ngang Phiêu Diêu khoản ghi công chiến trường
Ngàn năm bia đá bảng vàng
Vợ con ân hưởng đàng hoàng dài lâu
Thiếp và Tô Phụ khác nhau
Lạc Dương trai giỏi có đâu hơn chàng?”…
Câu 403
Vì chàng dâng chén rượu ngà tận tay
Vì chàng thiếp chải tóc mây
Vì chàng trang điểm mặt mày thêm duyên
Giở khăn lệ cũ chàng xem
Câu 408, 409:
“Thơ sầu chuyển tiếp thơ vui
Thơ ngâm rượu chuốc liên hồi cùng nhau”…
Nên sửa:
“Thơ sầu đổi lại thơ vui
Rượu ngon mới kể ngậm ngùi trước sau”…
Vừa chỉn chu vần điệu , vừa đúng nghĩa nguyên bản:
      
Xướng bất xướng hề Tử lưu thiên
       
Nguyện châm cửu uấn hề xướng song liên
(
 𢝙 𢬭   
𨢇     𨍦  𠳒) - chữ Nôm
Câu vui đổi với câu sầu.
Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Bà Điểm dịch thời tiếng Việt chưa phát triển mấy mà vần điệu, ý từ thanh thoát bay bổng, vừa sát nguyên bản , vừa làm nguyên bản hay hơn nhiều; Vương Trọng dịch sau 300 năm, tiếng Việt phát triển đến mức cao chưa từng thầy khi la tinh hóa con chữ, thế mà ý tứ đã kém, sai xa nguyên bản, khi thơ tầm thường, vần điệu lại lỗi, sai trầm trọng. Thật uống công tôi đọc và viết bài phê bình!
Bản dịch nghĩa, dịch thơ Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn của Vương Trọng quá kém lại sai quá nhiều làm hỏng nguyên tác, bôi nhọ tiền nhân như thế này mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa làm “Tác phẩm văn học trong nhà trường” thì thật nguy hại cho dân chúng và học sinh, sinh viên vô cùng!
Kẻ phá hoại di tích văn hóa vật thể và phi vật thể đều cấu thành tội phạm. Vương Trọng dịch hỏng Chinh phụ ngâm, Đỗ Trung Lai (dịch phá hỏng Đường thi) đều phải vào vòng lao lý. Những kẻ phá hoại các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như hai ông là có tội lớn. Hai ông vì cuồng danh, vì ngộ nhận tài năng của mình mà gây ra tai họa lâu dài cho dân chúng và học sinh, sinh viên!
Hà Nội 2012
Đ – H
(*) In trên 
lethieunhon.com
(**) Tham khảo thơ Lý Bạch
李白
結襪子
燕南壯士吳門豪,
築中置鉛魚隱刀。
感君恩重許君命,
太山一擲輕鴻毛。
KẾT MIỆT TỬ
Yên nam tráng sĩ Ngô môn hào,
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao.
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh,
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.
DỊCH NGHĨA
Tráng sĩ miền nam nước Yên và hào kiệt đất Ngô
Dấu dao cùn trong đàn trúc, dấu đao trong bụng cá
Cảm ơn vua nên đem tính mạng đền ơn
Gieo núi Thái Sơn nhẹ như lông chim hồng
"Kết miệt tử" là tên một điệu hát cổ, có nghĩa là người đan vớ, ngụ ý là người quyết chí báo ơn.
Trần Trọng San dịch thơ:
Ngô Môn có bậc anh hào,
Lòng đàn bụng cá giấu dao tung hoành.
Đền ơn vua, quyết dâng mình,
Một gieo núi Thái, nhẹ tênh lông hồng.

Khoi Tran Cảm ơn Nhà thơ- Nhà Phê bình Văn hoc Đỗ Hoàng đã chuyển cho TK bài viết khá hay- Khách quan, chính xác khoa học, thể hiện tư duy trí tuệ uyên thâm, sự tìm tòi khám phá công phu để có được bản dịch sát, đúng đặng nhắc nhở mọi dich giả với thơ Đường tiếp cận với Hán Nôm cần hết sức cẩn trọng. Chúc mừng Nhà thơ Đỗ Hoàng "một gương mặt mới mẽ của Viện Hán Nôm Học VN "


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét