Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Đỗ Trung Lai dịch phá nát Thơ Đường


ĐỖ TRUNG LAI DỊCH PHÁ NÁT THƠ ĐƯỜNG
MAI QUỐC LIÊN BỐC THƠM ĐỖ TRUNG LAI!
Đỗ Hoàng
Như đã nhiều lần tôi nói: “ Đỗ Trung Lai dựa vào các bản dịch nghĩa, dịch t
hơ của tiền nhân, thêm bớt, phịa ra một vài chữ mới lấy tên mình là dịch giả. Nhưng vì không biết chữ Hán nên dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Nguyên tác bị hỏng, bài thơ dịch không có giá trị gì.”
Xin dẫn tiếp Đỗ Trung Lai dịch bài CỔ Ý của Thẩm Thuyên Kỳ:
沈佺期
古意 
盧家少婦鬱金香, 
海燕雙棲玳瑁梁。 
九月寒砧催木葉, 
十年征戍憶遼陽。 
白狼河北音書斷, 
丹鳳城南秋夜長。 
誰為含愁獨不見, 
更教明月照流黃。
Cổ ý
Lư gia thiếu phụ uất kim hương,
Hải yến song thê đại mạo lương.
Cửu nguyệt hàn châm thôi mộc diệp,
Thập niên chinh thú ức Liêu Dương.
Bạch Lang hà bắc âm thư đoạn,
Đan Phụng thành nam thu dạ trường.
Thuỳ vị hàm sầu độc bất kiến,
Cánh giao minh nguyệt chiếu lưu hoàng.
Nghĩa là:
Người thiếu phụ nhà họ Lư đeo cỏ uất kim hương (Hoa Tulíp)
Từng đôi én bể đậu trên rường nhà bằng đồi mồi
Chín tháng, tiếng chày lạnh lùng giục lá cây rụng
Mười năm đi lính xa xôi nhớ về Liêu Dương
Ở miền bắc sông Bạch Lang tin tức vắng bặt
Nơi phía nam thành Đan Phụng đêm thu dằng dặc
Ngậm mối sầu tủi vì ai riêng chẳng thấy
Để vầng trăng sáng dọi vào màn lưu hoàng.
Đỗ Trung Lai dịch thơ:
Vợ chàng Lư, nghĩ mà thương,
Đẹp như cây uất kim hương bên trời.
Én đôi rủ rỉ rường đôi,
Vợ chồng mắt mắt môi môi ngày ngày.
Thế rồi trời nổi heo may,
Tiếng cây rụng lá, tiếng chày ngẩn ngơ.
Chàng đi từ bấy đến giờ,
Mười thu dằng dặc bãi bờ Liêu Dương.
Quê nhà ngần ấy đêm trường,
Thư chàng không lại, dứt đường chim bay.
Vì đâu xa mắt cách mày?
Ai làm ra đến nỗi này người ơi!
Thế mà trăng cứ đầy trời,
Rắc vàng xuống khắp cõi người, đêm đêm!
Đọc qua nghe ương ương, thương thương, ơi ơi, trời trời…kẻ nhẹ dạ như đàn bà ngỡ là mật rót vào tai. Nhưng bị nhầm. Người không có chữ Hán như Phan Cẩm Thượng, Dương Kỳ Anh nịnh thối và nhầm đã đánh, đến như Mai Quốc Liên chữ Hán đầy mình mà cũng nức nở khen hay (!). Bài “dịch” của Đỗ Trung Lai không biết gọi là gì? Phỏng dịch cũng không phải, tác dịch cũng không phải, bịa dịch cũng không phải. Nó là TÀO LAO dịch!
Nguyên bản CỔ Ý của Thẩm Thuyên Kỳ là Thơ Đương thất ngôn bát cú, chỉ 8 câu, Đỗ Trung Lai dịch bằng lục bát. Dịch lục bát cũng được. Tản Đà cũng dịch thất ngôn bát cú, bát cú trường thiên ra lục bát, song thất lục bát, chẳng sao. Nhiều tiền nhân cũng dịch thế nhưng người ta bám sát nghĩa, bám sát câu mà lại dịch hay! Không ai vẽ rắn thêm chân, phịa ra thô thiển như Đỗ Trung Lai.
Tản Đa cũng dùng lục bát dịch thất ngôn bát cú:
黃鶴樓 
昔人已乘黃鶴去, 
此地空餘黃鶴樓。 
黃鶴一去不復返, 
白雲千載空悠悠。 
晴川歷歷漢陽樹, 
芳草萋萋鸚鵡洲。 
日暮鄉關何處是, 
煙波江上使人愁。
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Câu nào cũng bám sát nghĩa, dịch đúng tám câu của nguyên bản, ý tứ quá hay!
Còn Đỗ Trung Lai kéo dài ra 14 câu gần gấp đôi bằng vè lục bát Việt Nam, nhưng thêm thắt. nhợt nhạt.
盧家少婦鬱金香, 
海燕雙棲玳瑁梁。
L
ư gia thiếu ph ut kim hương, 
H
i yến song thê đại mo lương
Ngh
ĩa là: 
Thi
ếu ph nhà h Lư đeo hoa Ut kim cương (Hoa Tu líp)
Đôi v chng én bin khm đồi mi trên xà nhà.
Th
ế mà Đỗ Trung Lai pha ra không biết t đâu ti:
V
chàng Lư, nghĩ mà thương,
Đẹp như cây uất kim hương bên trời.
Én đôi rủ rỉ rường đôi,
Vợ chồng mắt mắt môi môi ngày ngày.
Lư gia thiếu phụ là thiếu phụ trong nhà họ Lư. Vợ chàng Lư ở đâu ra?. Thiếu phụ đeo hoa uất kim hương trong nhà mình. Cây uất kim hương ở bên trời , ở đâu ra? Vợ chàng Lư phải là Lư sinh thê, bên trời phải là thiên biên chứ!
“Hải yến song thê đại mạo lương” nghĩa là “Trên xà nhà khảm đồi mồi đôi én biển”. Sao Đỗ Trung Lai sáng tác ra “Én đôi rủ rỉ rường đôi?”. Vợ chồng mắt mắt , môi môi ngày ngày, là vợ chồng Đỗ Trung Lai. Vợ chồng người đi lính thú mười năm nhớ Lạc Dương làm sao có được?
九月寒砧催木葉, 
十年征戍憶遼陽。
C
u nguyt hàn châm thôi mc dip, 
Th
p niên chinh thú c Liêu Dương. 
Ch
ín tháng lnh lo tiếng chày giã lúa làm cho lá rng, mười năm làm lính thú nhớ vô cùng đô thị Liêu Dương! Có câu nào thế rồi trời nổi heo may?
Đỗ Trung Lai bịa ra:
Thế rồi trời nổi heo may,
Tiếng cây rụng lá, tiếng chày ngẩn ngơ.
Chàng đi từ bấy đến giờ,
Mười thu dằng dặc bãi bờ Liêu Dương.
Nguyên bản:
白狼河北音書斷, 
丹鳳城南秋夜長。
B
ch Lang hà bắc âm thư đoạn,
Đan Phụng thành nam thu dạ trường
Nghĩa là :
Ở miền bắc sông Bạch Lang tin tức vắng bặt
Nơi phía nam thành Đan Phụng đêm thu dằng dặc
Đỗ Trung Lai phịa tiếp:
Quê nhà ngần ấy đêm trường,
Thư chàng không lại, dứt đường chim bay.
Vì đâu xa mắt cách mày?
Ai làm ra đến nỗi này người ơi!
Lại à ơi, lại người ơi, ơi ơi, ôi , ôi tơi tơi, lục vè, lục bát…Buồn nôn không muốn nói nữa!
Nguyên bản:
Thuỳ vị hàm sầu độc bất kiến,
Cánh giao minh nguyệt chiếu lưu hoàng
Nghĩa là:
Ngậm mối sầu tủi vì ai riêng chẳng thấy
Để vầng trăng sáng dọi vào màn lưu hoàng
Đỗ Trung Lai lại cho “thăng hoa” tiếp:
Vì đâu xa mắt cách mày?
Ai làm ra đến nỗi này người ơi!
Thế mà trăng cứ đầy trời,
Rắc vàng xuống khắp cõi người, đêm đêm!
Lại tiếp, lại à ơi, lại ơi người người ơi… để ru kẻ tối dạ từ Phan Cẩm Thượng, Dương Kỳ Anh đến Mai Quốc Liên…!
Dù dịch ra lục bát, Tản Đà vẫn giữ nguyên số câu trong nguyên bản, nhiều dịch giả khác cũng vậy. Có dịch giả giữ đúng hình thức hiện đại của nguyên bản như Nguyễn Hữu Bỗng trong bài “Ký viễn”:của Lý Bạch:
李白
寄遠
美人在時花滿堂, 
美人去後餘空床。 
床中繡被卷不寢, 
至今三載聞餘香。 
香亦竟不滅, 
人亦竟不來。 
相思黃葉落, 
白露濕青苔。
Ký viễn
Mỹ nhân tại thì hoa mãn đường,
Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng.
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,
Chí kim tam tải văn dư hương.
Hương diệc cánh bất diệt,
Nhân diệc cánh bất lai.
Tương tư hoàng diệp lạc,
Bạch lộ thấp thanh đài.
Dịch nghĩa
GỬI PHƯƠNG XA
Khi người đẹp ở đây, hoa nở đầy nhà
Khi người đẹp đi rồi, chỉ còn dư cái giường không
Trên giường chăn gấm đã cuốn lại không ai nằm
Nay đã ba năm còn nghe mùi hương thừa lại
Hương cũng rốt cuộc không bay đi hết
Người thì cũng rốt cuộc không trở lại
Nhớ nhung lá vàng đã rụng hết
Sương trắng làm ướt rêu xanh
Bản dịch Nguyễn Hữu Bỗng
Người đẹp còn đây, nhà đầy bông,
Người đẹp đi rồi, giường bỏ không.
Giường không, đệm cuốn, nào ai ngủ,
Nay đã ba năm, hương còn xông.
Hương thơm, thơm không dứt,
Người đi, đi không về ?
Nhớ nhau lá vàng rụng,
Rêu biếc sương dầm dề.
Hoặc tôi (Đỗ Hoàng) trong bài Tây Thi vịnh của Vương Duy:
王維
西施詠 
艷色天下重, 
西施寧久微。 
朝為越溪女, 
暮作吳宮妃。 
賤日豈殊眾, 
貴來方悟稀。 
邀人傅脂粉, 
不自著羅衣。 
君寵益驍態, 
君憐無是非。 
當時浣紗伴, 
莫得同車歸。 
持謝鄰家子, 
效顰安可希。
Tây Thi vịnh
Diễm sắc thiên hạ trọng,
Tây Thi ninh cửu vi.
Triêu vi Việt khê nữ,
Mộ tác Ngô cung phi.
Tiện nhật khởi thù chúng,
Quý lai phương ngộ hy.
Yêu nhân phó chi phấn,
Bất tự trước la y.
Quân sủng ích kiêu thái,
Quân liên vô thị phi.
Đương thì hoán sa bạn,
Mạc đắc đồng xa quy.
Trì tạ lân gia tử,
Hiệu tần an khả hy.
Đỗ Hoàng dịch :
VỊNH TÂY THI - THƠ VỀ NÀNG TÂY THI
Sắc tiên ai chẳng quý
Tây Thi đâu mãi hèn
Sớm gái quê nước Việt
Chiều bà chúa Ngô tiên
Lúc hèn không ai biết
Khi sang mới khó tìm
Sai người đưa son phấn
Bảo kẻ choàng y xiêm
Vua yêu càng hợm hĩnh
Vua thương mặc chê khen!
Bạn thời cùng giặt lụa
Xe rồng dễ gì chen
Xin cô nàng hàng xóm
Nhăn mặt càng buồn thêm!
(Cao điểm chốt 176 – Biên giới Việt – Láo 4 – 6 – 1973)
Đỗ Hoàng
Nói chung buồn nôn không muốn viết tiếp, thế mà Mai Quốc Liên vẫn bốc thơm: “ Tôi đã đọc đi đọc lại các bản dịch của anh. Nói cho hết lẽ thì phải có một bài nghiên cứu so sánh dài lắm, mà hiện nay thì không có thời gian. Tôi chỉ muốn nói rằng: với một sự đam mê hiếm có đối với thơ Đường, đối với cổ thi, bản dịch của Đỗ Trung Lai nhiều lúc lóe lên ánh sáng của sự sáng tạo. Dịch khó lắm! Dịch còn khó hơn sáng tác, đó là ý của Lỗ Tấn. Nhiều khi dịch sát chữ sát nghĩa thì không hay. Mà dịch cho hay thì dễ xa rời nguyên tác! Như một người đàn bà đẹp, đã đẹp thì dễ không chung thủy, mà chung thủy thì lại không đẹp!
Dưới đây tôi thử chọn một vài bài, giới thiệu đến bạn đọc Hồn Việt. Gần đây, Đỗ Trung Lai có Kể chuyện những ngày có giặc, một bài thơ dài hơi, nhiều đoạn đáng đọc, chứa đựng những tâm huyết của anh về kháng chiến - cách mạng, về lịch sử dân tộc. Cộng cả sáng tác và dịch thơ, Đỗ Trung Lai là một nhà thơ có cống hiến trên thi đàn.”
Nói tóm lại kẻ có chữ mà không có tâm thì cũng vứt đi. Nhân quần bị hỏa mù đủ thứ. Mai Quốc Liên cũng tung một quả hỏa mù xứ Quảng của mình, bốc thơm không phải lối Đỗ Trung Lai!
Hà Nôi 11 – 10 – 2017
Đ - H
(còn nữa)
Ảnh : Đỗ Trung Lai


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét