Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

"HỎI" - Việc đạo Thơ trắng trợn!



     
"HỎI" - Việc đạo Thơ trắng trợn!
       Đỗ Hoàng
   Hữu Thỉnh trưởng thành từ anh lính xe tăng, làm bích báo tiểu đội, văn hóa thấp, trinh độ khoảng cấp 2, cấp 3 miền Bắc, Việt Nam, nhở khéo léo nên trở thành người quản lý văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không có tài thơ cả tâm linh, lẩn tay nghề, mắc tứ chứng thi y: sáo, dở, nhạt, nhắng. ! Đọc ông, thấy ông ham viết theo tuyên truyền, vụng dại từ nội dung cho đến kết cấu thơ. Ông hay học mót, hoặc mô phỏng các bài thơ nổi tiếng của dồng đội làm ra một bài thơ của mình rất kém, không có thi tứ!.
  Thời chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Duy có bài thơ "Bầu trơi vuông" có tứ lạ, hay,bộ đội ai cũng thích, cũng thuộc.
"Thắng rồi trận đánh thọc sâu
Lại về dưới mái tăng - Bầu trời vuông
Sục sôi bom lửa chiến trường
Tâp tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng
Khoái nào bằng phút ngã lưng
Mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa
Trời tròn có lúc rơi mưa
Trời vuông, vuông suốt bốn mùa nắng xanh!..."
 Hữu Thỉnh copspy làm bài " Bầu trời trên giàn mướp"

"Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu

ngỡ như không phải vất vả chi nhiều
sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ"
  Thơ không có tứ, kể lể rất cải lương, hội tụ đủ bệnh:sáo, dở, nhạt, nhắng...
Hoàng Nhuận cầm làm bài "Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt" rất khá, bộ đội rất thích, rất thuộc:
"Ngụy trang công sự xong rồi
Mới hay đồi chốt là đồi lắm chim
Cứ ôm khẩu khẩu súng ngồi yên
Lắp thêm băng đạn còn đêm ấy mà
Thản nhiên cơn gió chạy qua
Tiếng chim lách chách, gần xa chuyện gì?
Ngây thơ là chuyện chim ri
Khoác lác nhất nhì, chuyện sáo sậu thôi!
Chuyện như nghe ở đâu rồi
Là lời chú vẹt đang ngồi góc kia.
Mạ ơi... đất nước cách chia
Tiếng kêu con quốc chạy về quả tim..."
Hữu Thỉnh mô phỏng viết bài "Chợ chim"
Chợ chim
"Bồ quân bên suối chín vàng
Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Đầu têu tu hú bay lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên cả giày
Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận  mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lộn cả làng cùng xem
Bồ nông ở cữ ăn khem
Cà- siêng có khách vội đem quà về
Con sáo mua bán màu mè
Quạ đen đánh quịt còn khoe đủ điều..."
Nghe quá sến!

   Còn xưa nay các thi nhân học tập tiền nhân, học tập lẩn nhau để làm nên các thi phẩm bất hủ là chuyện bình thường! Ví như ảnh hưởng thơ Pháp đối với các nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu, Huy Cận..
Hàn Mặc Tử và Bích Khê đã sống khổ đau như Poe và Baudelaire, đã trải qua những kinh hoàng của bệnh tật. Tưởng tượng, mộng mơ, âm nhạc, vũ trụhuyền ảo, kinh hoàng, bệnh hoạn, là những yếu tố chính trong thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Thơ họ đứng riêng một cõi, khác hẳn thơ những người trong phong trào Thơ Mới.
  Trong giai đoạn hình thành và phát triển Thơ Mới thập niên 1930-1940, thơ của Hàn Mặc Tử và Bích Khê nổi bật lên tính chất lạ kỳ, huyền bí, khác hẳn thơ của những người cùng thời trong dòng Thơ Mới. Nhưng cả hai thiên tài này đã không được đánh giá đúng mức, bởi thơ họ quá lạ, vượt ngoài sự cảm nhận của người đọc và người phê bình thời ấy, phần đông vẫn còn nằm trong khuôn khổ văn chương lãng mạn. 
 
    Và Xuân Diệu có bài Yêu ảnh hưởng thơ Pháp. "Thơ Pháp: "S'en aller et mourir un peu à " - "Ra đi, là chết trong lòng một ít".Xuân Diệu :"Yêu là chết ở  trong lòng một ít". Bài"Yêu" của Xuân Diệu:
"Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
- Yêu là chết ở trong lòng một ít..."

 Đọc tác phẩm của Xuân Diệu - một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới, có thể tìm thấy nhiều câu thơ dịch sát nghĩa từ thơ Pháp như: “Hơn một loài hoa đã rụng cành / Plus d’une espèce fleurs a quitté les branches”. Cùng với những tứ thơ mượn trong thơ Pháp, tác phẩm của Xuân Diệu còn học hỏi, đổi mới, áp dụng lối dùng từ, đặt câu theo đặc trưng thơ Pháp.
   Ở phương Đông, ảnh hưởng Đường thi đến nhiều nhà thơ, nhiều thế hệ nhà thơ. Người được nói nhiều về thơ trong nước Việt thời Cộng sản cầm quyền là Hồ Chí Minh (có thuyết là Hồ Tập Chương, người Miêu Lạt, Đài Loan), ông học tập Đường thỉ rất sáng tạo.
Xin dẫn:
Nguyên bản của Trương Kế:


Phong Kiều dạ bạc
Trương Kế
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Đỗ Hoàng dịch nghĩa
Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời.
Hàng cây phong bên sông, đèn thuyền chài rọi người đang ngủ mê mệt.
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền
Tản Đà dịch thơ:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài sông bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Thơ Hồ Chí Minh:

胡志明  




Xuân Thủy dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Đỗ Hoàng dịch thơ:

Tết giêng

Rằm tỏ đêm này, tiết tết giêng.
Xuân trời, xuân nước nối xuân tiên
Thẳm mờ khói sóng bày mưu lính
Khuya quá về trăng đẩy nhịp thuyền!
Bài của Hồ Chí Minh ảnh hưởng kiểu thơ, câu chữ, vần điêu, nhưng được nâng tầm thi tứ. Ba câu hay là câu 2, câu 3, câu 4:
"Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền".

     Chất tấu, hài, tò he, quỵ lụy chính trị đậm đặc trong thơ Hữu Thỉnh:
"Văn nghệ đêm nay cù giỏi thật
Đại đội trưởng thế mà duyên
Tưởng cô binh trạm vào chúc tết
Cởi bỏ khăn choàng chinh trị viên"
(Đêm văn nghệ - Âm vang chiên hào)
Chất cò ke, mặc cả:
"Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh"...
(Thương lượng thời gian)
  Chỉ từng ấy thôi Hữu Thỉnh và thế hệ thơ Mậu dịch của ông làm sao viết được bài "Hỏi'!
   Quay lại bài "Hỏi" . Hữu Thỉnh có lần nói với công chúng, Hữu Thinh không biết một ngoại nào hết. Tiếng Đức càng mù tịt, nên bài thơ "Thượng đế làm ra mặt trời" của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig  (sinh năm 1926), trong một tập thơ của bà đoạt giải thưởng Văn chương Bremen 1964, ông không hề hay biết! "Oan này chỉ một kêu trời nhưng xa (!)

Nguyên bản tiếng Đức:

Gott schuf die sonne

Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir

ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir

ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir

ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir

(Christa Reinig, Gedichte, Nxb Fischer 1963, tr. 34)

Bản dịch ra tiếng Việt của miền Nam trước 1975, không rõ tên dịch giả, được lưu truyền như sau:


Chúa tạo ra mặt trời

Tôi gọi gió
gió trả lời tôi
- Gió luôn ở bên em.

Tôi gọi mặt trời
mặt trời trả lời tôi
-        Đang ở bên em.

Tôi gọi những ngôi sao
trả lời tôi
tất cả vì bạn

Tôi gọi mọi người
trả lời tôi
Tôi gọi - họ im lặng.
không có ai trả lời tôi.

Bài thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002:

Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.

Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi.

        Bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig). Nguyên văn "Hỏi" như sau:

Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

(Đoạn này tham khảo trên mạng). - Đặt hai bài thơ của hai tác giả một Đức một Việt cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay. Ví dụ:

Tôi hỏi bò: Bò sống với bò thế nào?
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.

Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn thế nào?
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.

Tôi hỏi chó: Chó sống với chó thế nào?
- Chúng tôi sủa cùng nhau.

Nhưng muốn bài thơ có tứ hay, nhất thiết là phải giữ nguyên đối tượng thứ tư, đấy là con người, thì bài thơ mới trở nên hoàn chỉnh. Với bài thơ “Bò lợn chó” trên đây, chỉ cần ghép thêm vào đoạn kết của Christa Reinig hoặc của Hữu Thỉnh là không chê vào đâu được.

Vậy thì nhà thơ cần sáng tác ra bài thơ, hay chỉ cần đi sửa lại đôi chút thơ người khác? Tất nhiên đã là nhà thơ thì phải tự mình làm ra ý, ra tứ, ra lời, tức là làm ra “bài thơ của mình”. Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ… những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh “trẻ người non dạ” mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội Nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biêt nó là giải thật hay giải dỏm?

Nghe nói Hữu Thỉnh là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc ca dao tục ngữ. Nhưng ông đâu chỉ ảnh hưởng ca dao tục ngữ - thơ ca khuyết danh, có cóp cũng chẳng sao. Tỷ như Hữu Thỉnh đã “sửa” hai câu thơ của Tự Đức (vì tưởng là của Khuyết Danh?): “Đập cổ kính ra tìm thấy bóng - Xếp tàn y lại để dành hơi” thành ra thơ của mình: “Mở trăng ra tìm – Trăng còn in bóng - Mở cỏ ra xem - Cỏ còn hơi ấm”. Nhưng cứ như bài thơ “Hỏi” thì ông còn “ảnh hưởng” cả thơ hữu danh của Đức. Nếu mà ông không biết chuyện này, sang làm việc với các nhà thơ Đức, lại đem bài thơ “Hỏi” ra đọc, và người ta dịch lại tiếng Đức bằng chính bài thơ của Christa Reinig, chắc sẽ được vỗ tay đến không về nước được.

Văn nghệ Việt Nam gần đây kể cũng hơi bị buồn. Chưa xong câu chuyện “tự nguyện” rút khỏi giải thưởng khi bị các nhạc sĩ tố giác “đạo nhạc” của nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc, đã đến chuyện “đạo thơ” và tự trao giải thưởng cho mình của ông Chủ tịch Hội Văn. Âu cũng là câu chuyện có vay có trả vậy. Thôi thì người của công chúng cũng “nhân bất thập toàn” mà. Tôi đưa ra cái chuyện “Ai đạo ai” này chẳng qua cũng là muốn trị bệnh cứu người, và muốn những nhà soạn sách giáo khoa cũng nên xem kỹ lại bài thơ “Hỏi” mà thôi. (Hết)

                                           Hà Nội 4 - 2020
                                                 Đ - H

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Ai đạo Thơ ai?


Thường Nhân
Ai “đạo” ai?
(Bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của Christa Reinig)
 
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng khen bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh: “Đọc Hữu Thỉnh, dễ nhận thấy anh thường chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là “nhà thơ nhiều câu ít bài”, kể cũng có lý của họ… (Nhưng trong tập Thư mùa đông - TN) hiệu quả lập tứ hiện rõ ở các bài “Người ấy”, “Chạm cốc với Xa-in”, và đặc biệt là bài “Hỏi” (…) Đấy là một nghệ thuật cô đúc, tinh vi chặt chẽ đến nỗi, ít mà không thiếu, nhiều mà chẳng thừa. Tác giả hoàn toàn làm chủ những con chữ của mình, mà người đọc vẫn cảm thấy như tự bài thơ nó vốn thế, nó là một khối vẹn toàn, lấp lánh tâm hồn và trí tuệ. Những bài thơ như thế làm mới Hữu Thỉnh…” (Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá Thông tin 1999).

Nhận xét như thế là rất đúng với bài thơ “Hỏi”. Nhưng lúc đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không hề biết là trước Hữu Thỉnh, đã có bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig [1] (sinh năm 1926), trong một tập thơ của bà đoạt giải thưởng Văn chương Bremen 1964.

Nguyên bản tiếng Đức:

Gott schuf die sonne

Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir

ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir

ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir

ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir

(Christa Reinig, Gedichte, Nxb Fischer 1963, tr. 34)

Bản dịch ra tiếng Việt của miền Nam trước 1975, không rõ tên dịch giả, được lưu truyền như sau:

Thượng đế tạo ra mặt trời

Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em.

Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em.

Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em.

Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi.

Bài thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002:

Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.

Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi.

Còn bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig). Nguyên văn như sau:

Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Đặt hai bài thơ của hai tác giả một Đức một Việt cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay. Ví dụ:

Tôi hỏi bò: Bò sống với bò thế nào?
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.

Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn thế nào?
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.

Tôi hỏi chó: Chó sống với chó thế nào?
- Chúng tôi sủa cùng nhau.

Nhưng muốn bài thơ có tứ hay, nhất thiết là phải giữ nguyên đối tượng thứ tư, đấy là con người, thì bài thơ mới trở nên hoàn chỉnh. Với bài thơ “Bò lợn chó” trên đây, chỉ cần ghép thêm vào đoạn kết của Christa Reinig hoặc của Hữu Thỉnh là không chê vào đâu được.

Vậy thì nhà thơ cần sáng tác ra bài thơ, hay chỉ cần đi sửa lại đôi chút thơ người khác? Tất nhiên đã là nhà thơ thì phải tự mình làm ra ý, ra tứ, ra lời, tức là làm ra “bài thơ của mình”. Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ… những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh “trẻ người non dạ” mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội Nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biêt nó là giải thật hay giải dỏm?

Nghe nói Hữu Thỉnh là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc ca dao tục ngữ. Nhưng ông đâu chỉ ảnh hưởng ca dao tục ngữ - thơ ca khuyết danh, có cóp cũng chẳng sao. Tỷ như Hữu Thỉnh đã “sửa” hai câu thơ của Tự Đức (vì tưởng là của Khuyết Danh?): “Đập cổ kính ra tìm thấy bóng - Xếp tàn y lại để dành hơi” thành ra thơ của mình: “Mở trăng ra tìm – Trăng còn in bóng - Mở cỏ ra xem - Cỏ còn hơi ấm”. Nhưng cứ như bài thơ “Hỏi” thì ông còn “ảnh hưởng” cả thơ hữu danh của Đức. Nếu mà ông không biết chuyện này, sang làm việc với các nhà thơ Đức, lại đem bài thơ “Hỏi” ra đọc, và người ta dịch lại tiếng Đức bằng chính bài thơ của Christa Reinig, chắc sẽ được vỗ tay đến không về nước được.

Văn nghệ Việt Nam gần đây kể cũng hơi bị buồn. Chưa xong câu chuyện “tự nguyện” rút khỏi giải thưởng khi bị các nhạc sĩ tố giác “đạo nhạc” của nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc, đã đến chuyện “đạo thơ” và tự trao giải thưởng cho mình của ông Chủ tịch Hội Văn. Âu cũng là câu chuyện có vay có trả vậy. Thôi thì người của công chúng cũng “nhân bất thập toàn” mà. Tôi đưa ra cái chuyện “Ai đạo ai” này chẳng qua cũng là muốn trị bệnh cứu người, và muốn những nhà soạn sách giáo khoa cũng nên xem kỹ lại bài thơ “Hỏi” mà thôi.

© 2006 talawas



[1]Christa Reinig (1926): Trước 1964, Christa Reinig là nhà thơ Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức). Tuy nhiên, ngay từ năm 1951, bà đã bị cấm xuất bản tại Đông Đức. Năm 1964, nhân dịp đi Bremen (Tây Đức) nhận giải thưởng cho tập thơ xuất bản năm 1963 – trong đó có bài “Gott schuf die sonne” – bà đã ở lại Cộng hoà Liên bang Đức, không trở về Đông Đức nữa (chú thích của talawas).