Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

介绍 杜皇的诗《对士兵的信心》


   

介绍 杜皇的诗《对士兵的信心》

标题
士兵在营的另一边?
在许多站立拥挤的街道上。
明天不知道在哪里打架?
某些人必须死于不公正!



越南现代文学
 杜 皇

向士兵谈论
诗集

翻译的意思


文学出版社1996
作家协会出版社2018(重印)


我的AK

这个 AK,我的团队给了我
我收到真心的爱.
当他把枪握在胸前时
我了解我的生活原因!

这个国家不和平的日子
令人兴奋的入伍
我有信念和梦想
当他用枪过他的肩膀!

我知道我的祖国,我的队友看着我
听到你的身体被枪燃烧
所有的眼睛朝一个方向看
对面是敌人的顶峰!

这个AK,我的队友给了
我了解每颗子弹的价格。
我的同志,有人死了
让我,枪完好无损1

哦,亲爱的,亲爱的!
谢谢!
我知道我不能说全部!
相信您的团队寄给我!

觉得我的生活就像冲锋枪
仇恨变成子弹
我的生命在救火
敌人还没有撤离这片土地时!

这个 AK,我的团队给了我
我收到真心的.
当他把枪握在胸前时
我了解我的生活原因!

越南和老挝边界在1972年达到最高峰176
 (还有更多)

Introducing the poem "Confident soldier" by the poet Do Hoang



Introducing the poem "Confident soldier" by the poet Do Hoang

title
Odiers over there battalions ?
Lots of people stand on the road
Tomorrow don't know where to fight
Certain people must die unjust!

Vietnamese modern literature

Do Hoang


Confide in the soldier
Poetry collection
Translation of meaning

Literary publisher in 1996
Writers Association Publishing House 2018 -  (republish)

Autumn rain

Rain suddenly withdraws
Leaves fly over the porch
Rustling bucket sound
As the season the water rises!

Startled cold wind
What reminds us?
The breath is strong
Night flying with many flowers!

The moon is not bright outside
Where are the flying guys?
Why silent grass?
Let the forest more deep!

All the heartbreak vague
Lightheadedly collected night
Rain outside and lost
A sad sound between the countryside!


Who loves this night?
Autumn is not coming back?
Who reminds our heart?
But remember the immensely!


Hundred years to forget?
Autumn is not coming back?

Forward hospital 44
September 1973

My AK gun

This AK gun, given to you by your teammates
I welcomed it with true love.
When you hold the gun, hold your chest across
I understand that I should live my life!

In those days the country was not peaceful
The departure was excited
I have both faith, dream
When putting the gun over his shoulder!

I know my homeland, my teammates look at me
Hear your whole body hot with guns
All eyes look in one direction
The other side reports hostile points

This AK gun, given to you by your teammates
I know the price of each bullet
My teammate has someone gone
Let me have the original gun!

Oh! All love
Oh! Appreciate!
I did not finish
Belief in love, my teammates send me!

I think my life is like a submachine gun
Anger turned into a bullet fired.
I am on the hot trench
When the enemy has not left my hometown

This AK gun, given to you by your teammates
I welcomed it with true love.
When you hold the gun, hold your chest across
I understand that I should live my life!

Peak peak of 176, the Vietnam-Laos border in 1972
Dat Tuan translated meaning (more)

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Văn Chinh bốc thơm Hữu Thỉnh


 

ĐÁM BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH
-        HỌC THUÂT THẤP,
-        NHÂN CÁCH KÉM...
GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO VĂN HỌC, NHÂN DÂN (tiếp theo)
       Đỗ Hoàng
(Tiếp theo)
  Văn Chinh tâng bốc Hữu Thỉnh khi còn làm báo nông nghiệp Việt Nam, có người gọi báo "phân gio" vì có vợ làm ở báo Văn nghệ, báo do Hữu Thỉnh làm Tổng biển tập. Cách nịnh thối của Văn Chinh không thua gì tiến sĩ bò Phạm Quang Trung:
"Tiến sĩ trâu Phạm Quang Trung
Có quyền, có bạc thì bâu khen phò"!
  Trơ trẽn nhất là bên bài "Hỏi" của Hữu Thỉnh ăn cắp nguyên xi bài " Thượng đế làm ra mặt trời" của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926). Hữu Thỉnh cắp lộ liễu, Văn Chính nịnh thối trơ trẽn đến nỗi nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải viết: "“VĂN CHINH BÊNH BÀI THƠ HỎI LÀ BÊNH CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM” VÀ ĐÃ KIẾM ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 !?
Giải thưởng Lý luận phê bình Hội Nhà văn VN 2012 đã được trao cho cuốn “Đa cực và điểm đến” của nhà văn Văn Chinh. VC+ đã nhận được khá nhiều email về giải thưởng Hội Nhà văn năm nay.
   Đã có ý kiến nêu rằng, sau những lần “đeo khiên” che chắn nắn bi cho nhà thơ – Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh mà giờ Văn Chinh có tí “ti bột ngọt”; còn cái loại vung tay, đá chân ngang ngóc nhìn giải thưởng mà khóc nhé, sữa thơm chỉ vắt cho chú nào biết cúi xuống. Bài biện dưới của nhà văn Văn Chinh, cho rằng bài thơ “Hỏi” của nhà thơ Hữu Thỉnh không đạo văn...
Dù Văn Chinh cũng giỏi cãi, song “hàng lộ” rồi, thơ ta và thơ tây đều “nguyên con” ở đấy, dân tình có quáng đâu mà nhìn gà hóa quốc. Thật là, yêu nhau như thế bằng mười hại nhau, làng văn đều dưới quyền ông chủ tịch Hội, đã lâu rồi, đều lờ lớ lơ quên đi bài thơ “Hỏi”, thì Văn Chinh lại bạo gan bới thối lại. Phải chăng…?
  Rồi Văn Chinh bốc thơm tiếp trường ca Biển của Hữu Thỉnh. Trường ca biển của Hữu Thỉnh là một bài kể lể dài dòng văn tự không ra tấu, không ra vè, nhạt nhẽo, vô hồn. Nó đặc trưng cho sản phẩm của Hữu Thỉnh và của thế hệ tụng ca của Hữu Thỉnh:
"Thơ như các ông
Chỉ có toàn hò hét
Trang trang đều dài dòng
Câu câu đều nhạt hoét!"

Thế mà Văn Chinh nhịnh thối:

   "Hữu Thỉnh có một mảng thơ nữa làm nên tầm vóc thơ ông, ấy là lòng yêu nước. Nhưng, khi nói về điều này, tôi chợt lại nhớ đến tập tính văn nghệ quần chúng. Năm 1977, là năm mà cái TV đen trắng Neptun của Ba Lan còn vô cùng quý hiếm, chúng tôi những văn nghệ sỹ tỉnh lẻ còn đang chúi mũi vào xem tất cả mọi chương trình. Một lần như thế, Hữu Thỉnh xuất hiện và đây là lời chào hỏi của ông:
- Hỡi các nhà văn thi sĩ, hãy vươn tầm mắt khỏi tầm ăng ten của sự ngắn ngủi trước mặt để nhìn cho rõ hình bóng quân thù và nghe thấy những bước chân rậm rịch của chúng nơi biên thùy tổ quốc!
Đó cũng là năm Hữu Thỉnh chuẩn bị để viết Trường ca Biển và ông đã khởi thảo ngay trong những năm tháng mà vinh quang của Đường tới thành phố còn đang chói lọi. Biết làm sao, khi cái nhậy cảm trời phú cho thi sĩ khiến ông sớm nhận ra:
Cơn lốc đen đánh úp lá bàng
Tôi cảm thấy mùa thu đang mất máu
Còn một chút hoa rong giềng cuối dậu
Sợ một ngày sương muối đến mang đi
Biết làm sao, khi kinh nghiệm của chiến thắng mấy ngàn năm và của cuộc chiến vừa qua chỉ còn là những đồng tiền để tiêu trên mặt đất:
 - Tôi đã đi suốt hai đầu đất nước
Biển hiu hiu thán phục
 - Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời
Biển hiu hiu thán phục
Và biển chỉ hỏi anh đơn giản điều này:
- Anh có biết bơi không
Và, biết làm sao, khi trong trận tuyến mà ông tiên cảm có rất nhiều vấn đề trong đội ngũ:
- Người lính nói:
- Không phải ai cũng biết bơi. Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay hãnh tiến
Biển nói:
- Họ đang bơi trên số phận của mình
Một nửa trí khôn của con người là tìm cách chứng nhận mình và chứng nhận lẫn nhau
Trong những vấn đề thuộc đội ngũ, có nhược điểm căn tính của người Việt là nhạt biển, xa rừng như nhà văn hóa TS Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra. Và Hữu Thỉnhlà nhà thơ nhiều âu lo về căn tính ấy, ông như các sĩ phu tiền nhân, lo trước cái lo của thiên hạ; ông trở thành tham mưu trưởng trên mặt trận văn học. Chiến lược của ông là quê hương hóa biển khơi, kéo biển gần lại với mỗi con người. Đây là câu thơ thuộc chương Hóa thạch những dòng sông:
Khi gặp biển là lúc dòng sông đem cho lần cuối, một cuộc cho trọn vẹn huy hoàng như thơ cho, như mùa dâng quả, cô gái đi lấy chồng làm mẹ nơi xa để lại sau lưng bao tiếng thở dài. Và khi không còn gì để cho, sông như tráng sỹ không còn vũ khí, giáo chủ không còn mật kinh, võ sư không còn bí quyết; sông như nghệ sỹ đã sắm xong vai, một kẻ trắng tay giầu có đo mình bằng kích thước của biển.
Còn câu thơ sau lại biến cái vô cùng là biển khơi thành một góc quê hương vừa cụ thể trước mắt vừa ngàn năm da diết:
Ta bới sóng đi tìm các dòng sông
Gặp cái chao chân khi em mười tám tuổi
Ta đi vớt tiếng sáo diều đắm đuổi
Thúc ba hồi trống quân
Như một đặc sản trong trường ca Hữu Thỉnh, ở Trường ca Biển cũng có rất nhiều câu thơ hay nhưng thi pháp để viết chúng đã có bước chuyển động mạnh mẽ để dứt khoát hiện đại:
Đảo nhỏ quá nói một câu là hết
(…) Đảo có lính, cát non thành tổ quốc
(…) Nổi chìm bao kiếp người
Dìu nhau ngoi trên sóng
Hữu Thỉnh có biệt tài chênh chao hóa cái cô đơn:
Em muốn đem tóc xanh
Buộc trời cho khỏi bão
Em muốn gửi tròn tay
Gối mềm trên cát đảo
Cũng như có biệt tài bình dân hóa, cố nông hóa sự vĩ đại:
Anh đã húp bát cháo loãng cuối cùng của chiến tranh
Rồi lặng lẽ đi rửa bát
Như thế, tôi nghĩ Trường ca Biển đứng ở hàng đầu những tác phẩm văn học xứng đáng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này."
  Nịnh thổi như thế thì "con vịt không phải hai chân" mà  "con vịt mười chân"!
  Để trả công ton hót của Văn Chinh, năm 2012, Hữu Thỉnh cho Văn Chinh giải thưởng Hội Nhà văn với tập tiểu luận" Đa cực & tiểu cực". Khi Văn Chinh về hưu ở báo Nông nghiệp Việt Nam Hữu Thỉnh cho làm tạp chí Nhà văn & Tác phẩm. " Bánh ít trao đi, bánh chì trả lại".
Thật là:
"Quan quyền cài sẵn trong vi tính
Cơ cảnh giang sơn quá mịt mờ!"
...
Thi ca cài sẵn trong vi tính
Văn nghiệp Việt Nam quá mịt mờ!

Hà Nội 6 - 2020
  Đ - H
 (Còn nữa)


Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Gửi nhà cầm quyền


Đỗ Hoàng


GỬI NHÀ CẦM QUYỀN (*)

Nhà văn không tấc quyền, tấc bạc, tấc tiền.
Bắt nhà văn là sự nắn gân của chính thể.
Những nước văn minh dân chủ tự do không bao giờ họ làm thế
Nước Anh cho xuất bản sách nghìn trang cho tha hồ nói xâu nước Anh
Nước Mỹ cũng cho xuất bản sách nghìn trang sách cho tha hồ nói xáu nước Mỹ.
Người ta vẫn siêu cường văn minh hiện đại dân chúng giầu sang có sao đâu.

Ở Việt Nam ta nhiều cán bộ có chức quyền sau thời hậu chiến không dính hòn đạn mũi tên quá có nhiều kẻ tham nhũng, tham nhúng không còn là một con sâu mà nhiều những bầy sâu
Điều này chủ tịch nước, tổng bí thư Đáng Cộng sản Việt Nam đã công nhận trước bàn dân thiên hạ và trước truyền thông toàn cầu!
Ai cũng trốn tránh trách nhiệm của mình,chỉ đổ lỗi cho hệ thống.

Thế thì sự lên tiếng đòi tự do, dân chủ  công bằng văn minh đúng nghĩa của những nhà văn, nhà báo, blosger…với chính quyền là điều vô cùng hệ trọng
Để cứu sự tồn vong của dân tộc Việt Nam.
Những nghĩa cử máu thịt của người có lương tâm

Chưa ở đâu đặc quyền đặc lợi cho giới quan gian tham cầm quyền sau hậu chiến ở Việt Nam lại vô cùng hậu hỹ
Chỉ một miếng đất Hồ Tây vàng đã hơn một nửa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ
Ô tô nhà lầu, biệt thự sân gôn, của chìm của nổi của kẻ quan gian tham không thể nào đưa lên bàn cân.
Đó là những con số biết nói khi họ thanh trừng cấp dưới lúc công bố với toàn dân!
Đám quan gian tham hưởng đặc quyền, đặc lợi hiện nay sống vương giả trên lưng người cày ruộng
Điều mà những ông tổ của họ Max, Anghen…kiên quyết đạp xuống
Để thay thế một thế chế công bằng dân chủ văn minh.
Nhưng sự không tưởng của chủ nghĩa Max đã sụp đổ tan tành trên khắp hành tinh.

*

Bắt bớ nhà văn, nhà báo, blogsger, người biểu tình…
Trấn áp nhứng người bất đồng chính kiến
Là sự bất lực của nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản chậm tiến
Trước sự đòi dân chủ, tự do có thực của những người còn lương tâm!

Hà Nội, ngày 8-12-2014

Đ – H
(*) Tết năm Giáp Ngọ - 2013, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp mặt trí thức văn nghệ sỹ, ông có nói (đại ý): - Đảng cầm quyền nghe hết mọi ý kiến đóng góp kể cả ý kiến phản biện, bất đồng chính kiến!

Tel: 0913369652


Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Dịch thơ Việt ra thơ Việt - Dịch vô lối Nguyễn Khoa Điềm



BÀI VÔ LỐI "THỜI SỰ CUỐI NGÀY" CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
 
Bài này đã in trên các trang mạng xã hội một vài năm trước. Nó là một trong những bài theo khuynh hướng Vô lối, mà Nguyễn Khoa Điềm là một trong những đại biểu. Nói chung Vô lối là sự bất lực của sáng tạo thi ca. Tôi không muốn động bút vì trang mạng xã hội thì hòa cả làng, không ai chấp. Nhưng nay nó được Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm của Hội Nhà văn Việt Nam in trang trọng chùm thơ Nguyễn Khoa Điềm gồm 7 bài trên số 2 /2013 nên buộc tôi phải dịch nó ra thơ Việt để mọi người hiểu.
 Cách đây mấy năm nhà thơ Triệu Nguyễn có viết cho tôi đại ý là:
“Thiều chi thơ Tống, thơ Đường
Mà sao ngửi cái mắm tương thối trời
Thương cho bác Đỗ bạn tôi
Lại đi dịch cái dở hơi thơ nhà!...”
Tôi vẫn dịch cho mọi người rõ.

Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên văn:
THỜI SỰ CUỐI NGÀY

5 giờ chiều. Từ trên cầu Tràng Tiền
Một cô gái nhảy xuống sông tự tử
Ngay lập tức có hai chàng trai
Từ cầu lao xuống nước
Vớt cô lên
Cả ba ra về. Không một lời để lại

Tôi chỉ muốn nói to:
Tôi mừng cho sông Hương
Trong sạch
Tôi mừng cho nước tôi
Vẫn còn Thạch Sanh
Dù không ít tên Lý Thông đĩ bợm
3 – 6 -2013
Ng – Kh – Đ

Đỗ Hoàng: Bài Vô lối này rất kém. Các bạn học văn chương đã biết bài “Chuyện hai người tự tử” của Lê Đạt nổi tiếng làm thay đổi những trường phái thơ tụng ca thời 1956 – 1957 ở miền Bắc Việt Nam.

Đỗ Hoàng
Dịch ra thơ Việt:

GÁI TRINH TỰ TỬ

Tràng Tiền chiều muộn dòng Hương
Gái trinh tự tử nát xương còn gì
Hai người lực lưỡng tu mi
Từ cầu lao xuống tức thì vớt lên.

Ra về không để tuổi tên
Tôi gào muốn vỡ hai bên bên bờ:
"Mừng Hương Giang sạch đường tơ
Mừng cho đất nước như thơ trong lành.
Vẫn còn hảo hán Thạch Sanh
Lý Thông đĩ bợm đành hanh vẫn còn!"

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2013
Đ -H

Vịnh Quan Vẹo - Bách Diện vịnh



Đỗ  Hoàng

VỊNH QUAN VẸO
(Bách diện vịnh)
Quan Vẹo có tên Cố Lớ Rờ
Đi đâu cũng nhép mấy vần thơ.
Nước đang phơi phới miền non mộng,
Dân cũng tưng bừng chốn suối mơ!
Tột xứ tự do không nhất nhị, (*)
Đầu nguồn hạnh phúc chẳng ong đơ!(**)
Quan quyền cài sẵn trong vi tính
Cơ cảnh giang sơn quá mịt mờ!
   Hà nội 6 - 2020
Đ - H
(*) Tiếng Hán : (Một, hai) -  Nhất, nhị 一二
(**) Tiếng Pháp: (Một, hai) -  un deux











































oàng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Tam kiệt Hoàng, Đạo, Khiếu

         
Khiếu, Đạo, Hoàng, Vũ

TAM KIỆT NHẬU

Trước tuần vừa rồi (trung tuần tháng 6/ 2020), ba chúng tôi : Đỗ Hoàng, Trần Quang Đạo, Nguyễn Linh Khiếu thường gọi nhau "Tam kiệt nhậu" đên quán Hải Xốm đường Nguyễn Du - Hồ Hoa Le uống bia. Đạo vừa ra tập thơ "Bay trong mơ". Khiều tập trường ca"Phồn Sinh", tôi 810 vị văn sĩ Việt. Cuộc bia có nhà báo Vũ VOV nữa! Rất vui

Vũ Hiển say và tỉnh


Chuyên mục: Nhà văn & Tác phẩm 


                        VŨ HIỂN (VŨ ANH VŨ) SAY & TỈNH
                                      Đỗ Hoàng
    Tôi xin đi học khóa I trường Viết văn Nguyễn Du, nhưng mãi đến khóa III mới dứt được công việc cơ quan lều chõng ra Kinh kỳ thi đỗ và vào học khóa III, nhưng chưa tốt nghiệp. Đến khóa IV,  tôi lại lều chõng ra Kinh thi lần nữa, được đỗ và học tiếp mớí thi tốt nghiệp.
     Khóa này tôi gặp nhà thơ Vũ Anh Vũ tên thật là Vũ Hiển. Tôi không gọi bút danh mà thích gọi tên thật Vũ Hiển. Tôi thấy tên Vũ Hiển gây ấn tượng hơn. Vũ Hiển quê Hải Phòng, ăn sóng nói gió lại trải qua đời quân ngũ khá dài nên chất "hảo hán" trong anh rất đậm. Vũ Hiển dáng cân đối, cao vừa phải và rất cao đàm khoát luận! Tuy có thành tích trong chống Mỹ, anh có bằng chứng nhận" Dũng sĩ diệt Mỹ" nhưng khi đi học thì không có chế độ gì cả, phải tự lực cánh sinh. Nhờ bố làm thuốc Bắc nuôi ăn học. Anh bị thương sọ não nên bố anh phải chu cấp cho anh suốt đời! (Nghe nói bị thương sọ não nhưng chẳng có giấy tờ thương binh nào cả).Anh em bạn học giễu anh:" Bố 70 nuôi con 40, bố 80 nuôi con 50, bố 90 nuôi con 60...".Vũ Hiển đi học tự túc nên rất "bô nhếc". Anh nhảy tường qua Đại học Mỹ thuật và nhà hàng phố vặt là me, bầu bí về nấu canh ăn là chuyện thường. Anh thích rượu, nên việc cắm quán như cơm bữa. Ông bà Duẫn bán quán ngoài cổng trường thay nhau chân cao, chân thấp vào tận phòng ở của Vũ Hiển đòi nợ tửu! Mười lần xuống đòi nợ thì hết mười một lần về không. Bị vết thương sọ não đã hâm hấp rồi:lại mê rượu nên có khi anh"thẳng ruột ngựa"chẳng kiêng dè ai cả.
  Một lần có nhà thơ đến nói chuyện rồi khoe đã in 5 tập thơ. Tất cả học viên mừng xã giao cho nhà thơ thì Vũ Hiển vỗ bụng bèm bẹp:
-        Cung cấp giấy chùi đít làm gì, chỉ cần một bài thơ, một câu thơ là đủ!
 Không ai bịt miệng được Vũ Hiển. May là Nhà thơ cười bỏ qua, không thì lớp bẻ mặt.
Sau khi anh hạ hỏa, không say tôi mớí trao đổi - Ai cũng muốn đời nhớ thơ mình, dù một câu hoặc một chữ cũng quý hóa lắm rồi. Khương Hữu Dụng "một tiếng chim kêu sáng cả rừng",  người ta chỉ nhớ đúng có chứ "Sáng"! Nhưng muốn có một chữ, một câu đời nhớ, nhà thơ phải lao lực một đời viết ra hàng vạn bài may ra có còn lại một đôi chữ!
  Vũ Hiển nghe xuôi tai im lặng.
Hôm cimine một bạn trong lớp, Vũ Hiển đứng lên phát biểu: "Bài thơ "Khóc Nguyên Hồng" này thay tên " Khóc Nguyên Ngọc" hay "Khóc Nguyễn Tuân" gì mà chả được.  Thính giả cười ồ, Nguyên Ngọc ngồi dưới dự nghe mặt đỏ như gấc chín!
"Lợi danh ai chẳng hám
Riêng ta trời là vung
Ếch quen ngồi đáy giếng
Ngôn luận bàn lung tung"
(Chân dung tự họa - Giọt rơi đáy giếng)
Anh em trong trường Văn thông cảm không thể chấp! Nhưng có một lần mọi người không chịu được, cả lớp họp bàn đuổi học Vũ Hiển. Họ làm căng lắm, tôi phải đứng lên bênh vực bạn. Tôi nói: "Tôi thân anh Vũ Hiển, tôi biết anh vô cùng trung thực với bạn bè, với đất nước! Không nên đuổi một người mười năm ở chiến trường đánh giặc, có danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ", bị thương sọ não ra khỏi trường Đại học Viết Văn Nguyễn Du! Mọi người im lặng, sau đó cũng êm chuyện! Vũ Hiển một lần hú hồn!
 Khi tỉnh, anh hào hiệp như dân Nam bộ, hay mời bạn bè nhậu. Tôi và anh là đôi bạn nhậu rất "ăn rơ".
"Ta mới nhấp một chén
Người đã ba chén tàng
Nốc vào say ngất ngưởng
Tiên còn kém cô hàng.

Ta với người vui đó
Ơi! Người thơ dềnh dàng
Hết tiền ra cắm quán
Cạn ly, đừng từ nan."...
((Rượu cùng bạn - Giọt rơi đáy giếng)

  Nhậu có gì đâu, vài bìa đậu, khô mực (loại cá biển rẻ tiền rất tanh), cút rượu ba xu, chuột uống phải, chuột "chết". Rượu vào thì lời ra, ai cũng nhất quả đất.Vũ Hiển nhất quả đất, Đỗ Hoàng nhất quả đất. Trên đời chỉ có một thằng nhất.  Nên phải so găng! Tôi chẳng dũng sĩ, dũng siếc gì hết, dân trinh sát đặc công có cách hạ đối thủ "gia truyền", lấy " đoàn binh chế trường trận". Lúc ấy tôi mặc bộ pirama, áo rộng dễ múa,quần rộng dễ đá, tôi chơi chiêu "quyền cước liên hoàn" đá Vũ Hiển đang ngồi xếp bằng trên bàn phòng học văng ra ngoài cứa sổ!
  Cư dân trong trường Văn mè nheo:" Trường Viết Văn Nguyễn Du học
võ chứ đâu phải học Văn" (!).
      Từ đó ngôi thứ đã định đoạt, Vũ Hiển chuyên tâm học văn, không võ vai gì nữa!
      Ở Hà Nội Vũ Hiển có nhiều bà con và người quen, tôi dân biên trấn ra học chẳng ai bà con, quen thân. Tuy tôi là cán bộ đi học có lương cao nhưng những lúc hết gạo, hết tiền cũng chớí với lại bám cậy nhờ "Gã Khờ" Vũ Hiển. Vũ Hiển dẫn đi ăn chực (ăn ké) khắp Hà Nội. Khi thì ăn ớ bà chị họ đường Trần Quý Cáp gần ga Hà Nội, khi thì bãi Phúc Xá, Phúc Tân...
    Bà chị họ của Vũ Hiển buôn bán vặt ở ga Hà Nội, có nhà trong khu tập thể đường Sắt tiếp hai học viên Văn rất tận tình chu đáo.Bữa ăn có đủ món ăn nổi tiếng Hải Phòng: bùn cá cay, bún đa nem nâu, nem rán, thịt lợn luộc, rượu, bia...Món nào bọn tôi cũng thích.
 Bà chị Vũ Hiển tâm tình:
-Họ em làm kỹ sư, bác sĩ đã có, bộ đội úy, tá đã có;  bên chính trị nhiều người làm cán bộ cấp thành phố, nhưng chưa có ai nhà thơ. Cậu Hiển đi học Nhà thơ cả họ mừng. Nhiều người  nói đi học nghề ăn mày, song tôi bảo chú tôi, cho cậu Hiển đi học,lên Hà Nội cháu nuôi ăn học!
  Tôi vô cùng cảm kích lời tâm tình của bà chị họ Vũ Hiển.
   Tôi nhớ buồn thương nhất lần Vũ Hiển dẫn tôi đi xin tiền một người thân ở phố Lò Đúc. Tôi nghĩ người này chắc lại đại gia "Tàu Viễn dương", "Địa ốc" hoặc "Chủ Sáu Kho" nổi tiếng của Hải Phòng...Ai ngờ leo lên đến tầng 5 vào phòng trọ của một sinh viên Nhạc viện Hà Nội. Anh sinh viên cao mà rất gầy, da trắng nhợt gần như bạch tạng suốt ngày ngồi bên cái máy đan len kiếm thêm tiền để học.. Thấy tôi và Vũ Hiển vào nhà, anh rời máy đứng lên pha nước tiếp khách, rồi ba anh em đàm đạo văn chương, âm nhạc. Anh hiểu âm nhạc đã đành, anh còn hiểu sâu văn chương. Anh thích văn chương bình dị, không kiểu cách. Anh rất yêu thơ Vũ Hiển. Anh thuộc nhiều bài và đọc cho chúng tôi nghe bài  'Thơ và em"
Thơ hay là đau khổ
Mà cuộc đời ngả nghiêng
Em hay là bão tố
Mà biển trời đảo điên

Mà thơ là đau khổ
Nên càng yêu cuộc đời
Và em là chân trời
Nên càng say bão tố

Hay đừng làm thơ nữa?
Để trong ta bình yên
Hay đừng yêu em nữa?
Cho biển trời dịu êm.

Thơ ơi! Dù đau khổ
Càng si mê không rời
Em ơi! Dù bão tố
Càng đắm say chân trời.

Thật là tri âm, trị kỷ!
  Sau đó anh đưa tiền cho Vũ Hiển về tiêu pha. Tiễn hai anh em ra cửa, anh nhỏ lời: "Tôi khi chưa mua được máy đan len cũng vất lắm. Có nó tôi đỡ bấn, có thể bám học tốt nghiệp Nhạc viện. Anh Hiển và anh đừng ngại, khi nào túng thiếu đến tôi, tôi có thể  giúp chút ít!
  Vũ Hiển lúng túng cám ơn rối rít. Tôi ái ngai và xấu hổ quá. Hai thằng thân dài, vai rộng sức như trâu có thể quật voi chết mà đi xin tiền một sinh viên gầy yếu, xanh nhớt đan len kiếm sống nhiều hơn học nhạc!
Tôi bảo Vũ Hiển:
-        Tưởng ông xin tiền đại gia,  ai lại bóp nặn cánh sinh viên nghèo khổ như mình!
-        Quân tử cố cùng bất câu liêm sỉ - Tao không còn chỗ nào xin nữa mày ạ! - Vũ Hiển chắc chẳng sướng sung gì nói.
 Vũ Hiển thường bị chê hâm hâm, dở dở, "viêm túi mãn tính" (không có tiền) , chính anh cúng tự nhận "Hâm hấp rồi dở dở/ Dại dại, lại điên điên (Chân dung tự họa -  Giọt rơi đáy giếng), nhưng khóa IV viết văn , Nguyễn Du, Vũ Hiển có nhiêu ấn tượng tốt để lại. Vũ Hiển được in thơ dự thi báo Văn nghệ năm 1989-1990  hai bài. Bài Tượng Lê Chân và một bài thơ tình. Tôi đến thăm anh Bế Kiến Quốc, tổ trưởng tổ thơ báoVăn nghệ, nhà ở căn hộ khu Trung Tự ,nghe anh báo tin tuần tới báo ra có thơ Dự thi của Vũ Hiển. Anh khen thơ Hiển  hay .Tôi về trường báo tin cho Hiển. Vũ Hiển sung sướng đến mức nhảy múa hát mấy vòng ở sân trường. Sau đó kéo tôi ra cắm quán Bà Duẩn hơn lít rượu " xếc" đắng như thuốc sâu:
"Ta mớí nhấp một chén
Người đã ba chén tàng
Mặt người vừa đo đỏ
Da ta chớm vàng vàng
...
Say rồi lăn ra ngủ
Hai đầu hai quả dừa
Ta biết đời quá ngắn
Dẫu chết, rượu không chừa..."
(Rượu cùng bạn - Giọt rơi đáy giếng)
   Đến việc Vũ Hiển yêu người đẹp Thúy M, đứng thứ 6 vùng chung kết thi hoa hậu năm 1989 - 1990. Thúy M  học năm cuối khoa Văn hóa quần chúng, Đại học Văn hóa Hà Nội. Tôi và Vũ Hiển có nhiều lần đến ký túc xá của Thúy M chơi. Yêu được hay không được, không quan trọng, nhưng Vũ Hiển có nhiều thơ tình hay về người đẹp là quý rồi.
"...Một mình giữa bến cô liêu
Lục tìm thương nhớ những điều vu vơ
Bên tai vẳng một vần thơ
Còn mong ai nữa đứng chờ ngoài hiên
Mắt buồn dõi ánh sao đêm
Một mình tâm sự sương mềm bờ vai

Bần thần đếm khắc canh dài
Bóng mình, cứ ngỡ bóng ai đợi mình!
(Cô đơn - Giọt rơi đáy giếng)

  Ấn tượng nhất là  ngày thi trắc nghiệm tốt nghiệp, học viên trả lời trực tiếp các câu hỏi do giáo sư, nhà văn hỏi. Vũ Hiển đối đáp rất lưu loát rồi đọc ngay thơ mình minh họa. Các giám khảo phải phì cười cho điểm cao:
"...Trẻ chi mà già chi
Rượu say rồi nói khoác
Tiền là Bạc lắm khi
Nợ đời không cần nhắc

Thàng ngày lam lũ đấy
Rảnh rỗi nhắp vài chung
Dở hay lời phải trái
Ngôn luận bàn lung tung

Lợi danh ai chẳng hám
Riêng ta trời là vung
Ếch quen ngồi đáy giếng
Vùng vẫy lắm coi chừng

Văn cũng không bằng vẽ
Tài cũng chẳng bằng tiền
Hâm hấp rồi dở dở
Dại dại , lại điên điên

Câu thần chen câu vụng
Thơ thẫn lẫn dại khờ
Áo cơm đời rẻ rúng
Tình riêng vẫn ơ hờ

Cần tìm mau con vợ
Sửa túi cùng nâng khăn
Cho dù là cái nợ
Mặc xác, ta cóc cần.
(Chân dung tự họa - Giọt rơi đáy giếng)
 Từ đó đến nay anh cứ "tình riêng vẫn ơ hờ"
"Em ơi! Chiều rồi
Đêm đã`về, nắng sót
Em ơi! Muộn rồi
Cánh hoa sầu không nhặt

Đêm qua trong mơ
Thấy em về nhắc nhở
Em ơi! Chiều rồi
      Ngủ
      Tìm vĩnh cửu hư vô
       Chẳng bao giờ đi tới
       Chiều rồi!
                 Muộn rồi
      (Chiều rồi - Giọt rơi đáygiếng)

*
  Tốt nghiệp ra trường,  anh em trong lớp đều có việc làm, riêng Vũ Hiển thì vẫn ông 90 nuôi ông 70.  Mỗi lần công tác xuống Hải Phòng tôi đếu ghé thăm nhà Vũ Hiển. Bố Vũ Hiển bốc thuốc Bắc.  Nhà cửa ở phố đàng hoàng. Bố Vũ Hiển đã cao tuổi. Lúc đó ngoại bát tuần. Nhưng trông cụ quắc thước, cao ráo, có chữ nghĩa. Hai cô con gái, một chị, một em gì đó của Vũ Hiển đang dạy cấp 3 gần nhà.
     Đi làm có tiền, tôi mời bia Vũ Hiển. Hai đứa từng đã uồng khuynh thiên, đảo địa nên cuối tuần rỗi rải tha hồ lai rai!
-        Drink beer, or drink alcohol?- (Uống bia chứ?, hay uống rươu?,)
-        Drink beer (Uống bia!).
Uống mỗi đứa đã 6 vại, tôi hỏi vũ Hiển:
-        Uống nữa không?
-        "Thất tràm sớ chứ" ( Nghĩa là phải 7 vại)
-        Ok! (Tốt thôi)
Nhưng phải đến ten, eleven, twelve, thirteen...(mười, mười một, mười hai, mười ba...) mới rời quán.
Sau khi tỉnh, một việc"quan trọng" khi về Hải Phòng là ra Đồ Sơn tìm người đẹp. Một địa nổi được nới lỏng cho du khách xả hơi.
Vũ Hiển nói: - Tớ có chỗ quen, khỏi phải ngủ độn (phải đeo capot).
Hồi trẻ khoản này, tôi năm bờ oăn (I am number one), số một - 180 phút không kể thời gian  chép đề.
 Tôi xong việc,Vũ Hiển chờ bạc tóc. Vừa bước ra cửa, Vũ Hiển hô to:
-        Xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ba mươi năm mà để thằng Huế ra khai hóa văn minh! Đúng là năm bờ oăn (số 1)
-        Number one! Số 1!

*
    Tôi viết chân 810 vị Văn sĩ Việt. Hải Phòng chọn nhiều nhiều người trong đó có nhà thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển). Trên mặt bằng văn chương được đăng tải, Vũ Anh Vũ không bằng một số người khác. Tên anh rất ít xuất hiện trên báo chí chính thống. Không chỉ anh, nhiều nhà thơ khác cũng chịu cảnh rủi ro trong cơn kinh tế thị trường. May cho anh, tôi người làm sách tôi biết anh, bạn học của anh, tôi đọc thơ anh nhiều nên tôi quyết định chọn anh. Nhiều vị thời thượng được công luận công kênh nhưng tôi cho là thùng sắt tây rỗng, tôi không chọn. Tôi làm cuốn sách này tránh được hai điều, nếu nhà nước làm thì họ đưa cán bộ tuyên huấn, cán bộ chính trị chay vào đứng trong danh sách nhà văn; nêu tư nhân làm vì không có tiền nên các đại gia, doanh nghiệp gia đứng trong hàng các nhà văn (!).
  Không hiểu sao Vũ Anh Vũ biết tôi làm sách kẹt tiền, Vũ gửi lên Hà Nội hai lần độ trên 5 triệu đồng. Tôi vô cùng càm kích tấm lòng tốt của bạn, không biết bạn đào đâu ra tiền?
"Vũ Hiển ngơ ngơ ngẩn ngẩn
Hâm hâm dở dở, tàng tàng
Chén rượu trắng tay xin bạn..."
 

*
        Chắt lọc một đời thơ, anh xuất bán tập thơ "Giọt rơi đáy giếng" - Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2017. Tập thơ có nhiều bài hay: Tượng Lê Chân, Thu phải sang, Chân dung tự họa, Nhìn, Tìm xuân, Uống rượu một mình, Thơ và em, Chiều rồi, Rượu cùng bạn...Điều đó thật đáng mừng cho Nhà thơ Vũ Anh Vũ (Vũ Hiển). Đời không phụ lòng tốt của anh. Anh không bị lãng quên:
                                             "Vũ Hiển không thể nào quên
                                             Lê Chân nữ tướng dựng nên Hải thành"
                                                    Hà Nội 2020
                                                              Đ - H