Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Nhà văn Cao Duy Sơn đóng giả người Tày 50 năm nay để hưởng nhiều ưu đãi!

 


                      Cao Quý

                                                                           SỰ TRUNG THỰC             

 

               Điều trước tiên tôi muốn nói với mọi người rằng: làm người sống ở đời cần  phải sống trung thực. Ý tôi muốn nói ở đây là sự trung một tiêu chí quan trọng để làm người mà ai cũng phải có. Đối với nhà văn, tiêu chí về sự trung thực lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Là nhà văn, anh không thể sống thiếu trung thực và viết dối trá. Nhà văn phải luôn luôn sống trung thực và viết những cái gì máu thịt nhất. Trong cuộc sống thật, nhà văn không thể đi ăn cắp, ăn trộm, khai man lý lịch... Trong sáng tác, nhà văn càng không thể đi đạo ăn hoặc ăn cắp ý tưởng của người khác, không thể giả dối mà lên mặt dạy đời...

               Tóm lại là, sống ở đời dù nhà văn hay người thường cũng đều phải sống trung thực, chứ không thể dối trá, lừa lọc. Ai mà dối trá, lừa lọc thì cũng như cái kim sắt để ở trong túi vải, lâu ngày rồi cũng sẽ chọc thủng lòi ra. Ai dối trá và lừa lọc sẽ không giấu nổi đâu. Người không thấy thì trời thấy. Kết quả cuối cùng là sẽ phải nhận chịu nhân quả báo ứng, hiện tại chưa thấy thì đời con, đời cháu sẽ phải nhận những điều đó.

               Tôi muốn nói có một số nhà thơ, nhà văn trong Hội nhà văn Việt Nam họ sống rất gian trá và xảo quyệt. Điều dễ thấy nhất là họ đạo thơ, đạo ý văn từ các nhà văn nước ngoài mà báo trí và các trang mạng liên tục năm này sang năm khác nói mãi về vấn đề này. Họ ăn cắp thơ người khác như đi chợ, từ Chủ tịch Hội là nhà thơ Hữu Thỉnh cho đến các hội viên. Tất nhiên, không phải là tất cả, nhưng chắc chắn có nhiều hội viên đạo thơ như báo chí vẫn đưa. Đạo thơ, ăn cắp văn của người khác là một điều xấu xa nhất mà giới văn chương nghệ thuật cũng như các độc giả cần phải lên án và đã lên án từ nhiều năm nay nay.

               Xin nói về nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Từ khi Hữu Thỉnh lên làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông ta đã giải tán các ban văn học đề tài của Hội. Trong đó có Ban Văn học Dân tộc. Để che giấu tội lỗi của mình, Hữu Thỉnh đã giả vờ quan tâm đến văn học các dân tộc thiểu số bằng cách trao giải thưởng cho một số tác giả dân tộc thiểu số. Người mà Hữu Thỉnh quan tâm nhất là nhà văn Cao Duy Sơn quê ở Cao Bằng. Cao Duy Sơn là Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học và giải thưởng văn học Aseean...

               Hữu Thỉnh đi đến đâu vẫn rêu rao là văn học các dân tộc thiểu số vẫn được quan tâm. Nhưng trên thực tế, Hữu Thỉnh chỉ dùng sự lừa dối này để quảng bá cho sự lừa dối khác. Cao Duy Sơn tự khai là dân tộc Tày, quê ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhưng thực tế không phải vậy! Gia đình Cao Duy Sơn có 8 anh chị, em thì bảy người khai là dân tộc Kinh. Chỉ có duy nhất Cao Duy Sơn khai dân tộc Tày. Tại sao lại như vậy? Chuyện thật thế này: Cao Duy Sơn là tên bút danh thôi, chứ tên thật của Cao Duy Sơn là Nguyễn Cao Sơn. Bố và mẹ của Sơn là người cùng quê Thái Bình, hai người lấy nhau rồi dắt díu lên Cao Bằng làm ăn. Bố là thợ cắt tóc, còn mẹ bán hàng xén. Lúc đầu ở huyện Nguyên Bình, rồi huyện Trùng Khánh... Về sau mới chuyển ra thị xã Cao Bằng. Sơn học đến lớp 9 hệ 10 của bậc học phổ thông rồi đi vào bộ đội. Sau này đi bộ đội trở về thì công tác ở Phòng văn hóa xuất bản – Sở văn hóa Cao Bằng. Từ đó Sơn tập tành viết truyện ngắn và lấy tên bút danh là Cao Duy Sơn. Hai lần đem truyện ngắn đi thi vào Trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội đều bị trượt. Đến lần thứ ba, Sơn đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Tày để được hưởng chính sách ưu tiên thì  may mắn đến với Sơn. Thế là Sơn được gọi vào trường và học Khóa 4 của Trường viết văn Nguyễn Du. Công nhận trong thời kỳ này Sơn rất chăm chú học và rất chịu khó viết. Kết quả cho đến nay Sơn cũng đã viết được vài ba cuốn sách cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Kể ra cũng tạm được, tuy không phải là xuất sắc như Hữu Thỉnh đôn lên.

               Nếu Sơn không khai man lý lịch và không giả mạo dân tộc thì không sao. Nhưng thực tế, nhà Sơn có 8 anh em ruột thì chỉ mình Sơn khai dân tộc Tày còn lại 7 người kia vẫn khai dân tộc Kinh thì lộ liễu và gian dối. Không nên ăn gian như vậy, nhất là nhà văn.

               Hữu Thỉnh đã lấy cái giả dối này để tâng bốc cái giả dối khác. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì Hữu Thỉnh từng là người đạo thơ có nghề ở trong làng văn Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của Hữu Thỉnh không đáng để nhận giải thưởng nhà nước , rồi giải thưởng Hồ Chí Minh. Những điều Hữu Thỉnh đã làm quả là đáng trách và đáng phê phán.

                                                                                                                       

                                                                                                                                                      CAO QUÝ

 

 

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Hữu Thỉnh phải trả lại giải thưởng Văn chương ....

 


HỮU THỈNH PHẢI LẠI CÁC GIẢI THƯỞNG ĐÃ NHẬN                           ĐỂ LÀM CẦU CHO HỌC SINH ĐI HỌC

 

                        Đỗ Hoàng

Lts : Hữu Thỉnh là ngườì khéo léo, hòa đồng, gần như chẳng mất lòng ai!Ông biết đường đi nước bước trong một cơ chế xin cho, lấy mưu mẹo, láu cá, khôn vặt, ném lựu đạn,...thay cho đại nghĩa, đại lượng, thông minh, thẳng thắn, trung thực, vì nghĩa lớn. Nên là người không có tài văn chương, tài thơ mà ông vẫn nghiễm nhiên ẳm nhiều giải thướng lớn văn chương. Bài viết của nhà thơ Đỗ Hoàng cho ta hieeur rõ thêm điều đó.

     

                HỮU THỈNH PHẢI LẠI CÁC GIẢI THƯỞNG ĐÃ NHẬN

                    ĐỂ LÀM CẦU CHO HỌC SINH ĐI HỌC

 

  Tôi đã viết nhiều chuyên luận, tiểu luận về cái gọi là thơ Hữu Thỉnh và khẳng định: "Hữu Thỉnh không có tài thơ". Thơ Hữu Thỉnh mang tứ chứng "Thi Y" (sáo, dở, nhạt , nhắng). Bây giờ chỉ dẫn ra những cái mà người làm thơ Việt dù là người bình dân nhất tối thiểu không được mắc phải.

   Trước về các thể thơ truyền thống như lục bát chẳng hạn. Hữu Thỉnh viết lục bát rất kém, chưa nói đến ý tứ, nghĩa từ mà riêng chuyện vần điệu Hữu Thỉnh làm rất lởm khởm:

Khi 20 tuổi:

"Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này nghe đã thiu thiu ngủ rồi"

(Nhà đồi năm 1962)

Nên sửa:

"Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này nghe đã thiêu thiêu ngủ rồi".

Tiếp:

"Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này căm mãi cái mưu Tú Bà"

(Nhà đồi năm 1962)

Nên sửa:

"Đêm quá bên ấy ru Kiều

Bên này căm mãi cái miêu Tú Bà".

Khi 35 tuổi - Giải thưởng Hội Nhà văn năm  1980 - Giải thưởng Nhà nước.

"Mùi mồ hôi, mùi rễ cây

Mặn nồng sẽ kể với người đến sau"

(Ngọn lửa chiến trường - Trường ca Đường tới thành phố)

Nên sửa:

"Mùi mồ hôi, mùi rễ cây

Đốt lên để nướng con cầy ăn cơm"

Gần 50 tuổi - Giải thưởng Nhà nước

"Có gì  trời đất mang theo

Thế gian muôn nỗi cánh diều mong manh

Có gì vực xoáy chông chênh

Gió neo tay mẹ bỗng thành thiên thu"

(Ngõ Thu)

Nên sửa:

"Có gì trời đất nóng thiêu

Thế gian muôn nỗi cánh diều mong manh

Có gì vực xoáy hông  hanh

Gió neo tay mẹ bỗng thành thiên thu"

Khi 65 tuổi - Giải A sian

"Bao năm không có màu con gái

Vó ngựa ngoài kia tưởng guốc em"

(Thư mùa đông - Giải A sian)

Nên sửa:

"Bao năm không có mùi con gái

Tiếng hót chim rừng tưởng tiếng em"

Khi 70 tuổi - Giải Thưởng Hồ Chí Minh

"Ra sông lấy sóng mà yêu

Lên núi qua suối lấy đèo mà tin"

(Trường ca Biển)

Nên sửa:

"Ra sông lấy sóng mà yêu

Lên non, vượt núi cắm điều làm tin"

  Tóm lại : Hữu Thỉnh nên trả tất cả giải thưởng văn chương để Nhà nước bắc cầu cho trẻ em đến trường học.

   Hà Nội 28 tháng 9 năm 2020

         Đ - H

 

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Vịnh Tướng măm (1)

 


TƯỚNG ĂN

 

Giặc giã có đâu, rặt tướng ăn

Phong hàm, phong vị dễ dàng măm.

Sân bay, quân cảng chia vàng tỷ

Đảo nối đảo chìm sẻ ngọc trăm

Biệt thự xây đồi nhìn nắng rực

Vi la dưới biển ngắm trăng rằm!

Vợ con, chó mèo bồ đều béo

Nghe sấm trên trời chạy biệt tăm!

 

Hà Nội, ngày 8-12- 2014

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Vịnh lũ Văn nô, nước Đồng Tâm

 


VỊNH ĐÁM VĂN NÔ - NƯỚC ĐỒNG TÂM

Đỗ Hoàng

Cả lũ văn nô thảy nín câm

Mặc bầy hành quyết nước Đồng Tâm!

Bút xoay chế độ đành chia đoạn,

Nghiên đổi công luân cũng đổ rầm!

Xà xẻo mấy hào dân lúa nộp,

Quơ quèo dăm cắc đảng ngô xầm!

Sách ra ca tụng bầy dao búa.

Mặc kệ nông dân máu đỏ bẩm!

 

   Hà Nội 9 - 2020

        Đ - H

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Dịch Vô lối Nguyễn Khoa Điềm ra thơ Việt

 


Dịch Vô lối Nguyễn Khoa Điềm ra thơ Việt

Nguyên bản:

Nguyễn Khoa Điềm

CHỢ  HẺM 

(Tạp chí Thơ tháng 7&8/2020)

Những người đàn bà  rì rầm trong đêm

Đêm đúng là đêm thảng thốt mơ hồ

Gần xa tiếng gà gọi sáng

Tiếng lê dép các bà về họp chợ

 

Hẻm nhỏ

Họ ngồi hàng hai

Không có chiều cạp điều

Cũng không có gạch Bát Tràng xây giếng rửa chân

Họ bó gối trên những mảnh ni long xanh, đỏ

Bên những mẹt rau, dưa, thịt cá

Một vuông chiếu áo quần may sẵn

Dăm bó hoa, mấy khuôn đậu phụ

Thúng xôi ủ kín

Những nải chuổi vàng

Họ cố dầu những đôi chân lội bùn nứt nẻ

Lại để lộ giọng nói vùng quê lam lũ

 

Họ chia đều mỗi người mỗi mảng bóng đêm

Và lấp kín bằng niềm mong mỏi

Họ đợi sáng

Rồi ánh ngày cũng bắt đầu

Tiếng chao chát nói cười, tiếng than thở hả hê

Tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn

 

Phiên chợ hẻm lại bốc mùi quen thuộc

Của rau dưa khắm khú mỗi ngày

Ủ ê từng gian bếp cũ

Dần dà nuôi lớn đời ta!

Đỗ Hoàng dịch  ra Thơ Việt

CHỢ HẺM

Tiếng đàn bà rì rầm, thì thọt

Từ trong đêm tháng thốt mơ hồ

Gần xa gà gáy xô bồ

Tiếng lê dép chợ bà cô về đầy.

 

Hẻm nhỏ họ ngồi đây từng cặp

Không chiếu  điều sắp đặt lối hàng

Không men, không gạch Bát Tràng

Không bờ mép giếng gái làng rửa chân!

 

Họ bó gối bên manh nhựa đỏ

Mấy mẹt rau củ cỏ, thịt dưa

Áo quần may sẵn, dệt thưa

Hoa tươi từng bó cũng vừa bày ra.

 

Mấy thúng xôi hơi xòa ủ kín

Nải chuối vườn ửng chín vàng ươm

Dấu bàn chân nẻ bùn vương

Lộ ra cái tiếng quê hương trọ trề!

 

Họ chia nhau đêm về mỗi mảnh

Lấp kín niềm ráo hoảnh muốn mong

Ngồi chờ đợi đến hừng đông

Rồi ngày rạng tới, ánh hồng hé ra

 

Tiếng chao chát, cười la hả hể

Tiếng rỉ rên bạc bể vụn dành

Thuộc quen mùi chợ nồng tanh

Rau dưa khắm khú đã thành hương quê

 

Từ gian bếp ủ ê chốn cũ

Nuôi lớn ta, chín ủ đời ta

Và thằng trẻ nít lên ba

Hôm nay ta lão gian tà vô song!

       Hà Nội tháng 9/ 2020

                     Đ - H

 

 

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Thơ, vè Hữu Thỉnh làm tổn hại đến Danh thắng lịch sử!


    

Bến Xuân Bồ, huyện Lệ Thủy

Thơ, vè Hữu Thỉnh làm tổn hại đến Danh thắng lịch sử!

 Xuân Bồ thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình là địa danh nổi tiếng trong chống Pháp. Nơi đây trung đoàn 18 , sư 325 của bộ đội ta đã đánh bại đoàn quân đông như kiến cỏ của Pháp. Tiêu diệt tại chỗ trên 500 tên địch. Nổi tieengsv[í anh hùng Lâm Úy vật nhau với tên quan hai Pháp lăn xuống sông dìm chết nó. Khi vớt xacs lên, hai hàm răng người anh hungfcong cắn chặt cổ họng tên địch: Câu thơ nổi tiếng thành lời bài hát thời đó vang vọng hàng triệu con tim người Việt:

" Hoan hô chiến sĩ Xuân Bồ
Năm trăm quân Pháp không mồ vùi thây!"

Thế mà Hữu Thỉnh đi qua Xuân Bồ, Lệ Thủy mần 2 câu vè dở ôi dở:
" Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ
Bây giờ binh trạm cải gù, gà choai..."
(Âm vang chiến hào - Tập thơ in chung với Lâm Huy Nhuận năm 1975)
, làm tổn hại đến danh thắng thiêng liêng của miền đất và của những anh hùng.
  Hữu Thỉnh phải chịu tội với lịch sử!

Những ca khúc viết về Lệ Thủy
Cập nhật lúc 10:34 04/07/2017

Trong kho tàng âm nhạc Quảng Bình, ca khúc viết về Lệ Thủy khá nhiều và được ra đời vào những năm kháng chiến chống Pháp, đến nay cũng đã bảy thập kỷ.
Trong phong trào tân nhạc, ca khúc đầu tiên viết về Lệ Thủy là bài Chiến Thắng Xuân Bồ của tác giả Trần Đình Hiếu. Năm nay, ông đã 93 tuổi, ở làng Di Luân, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch. Ngày ông sáng tác ca khúc Chiến thắng Xuân Bồ, ông chỉ mới 25 tuổi, là chiến sĩ ở Trung đoàn 18, thuộc Sư đoàn 325, đang chiến đấu ở Lệ Thủy.
Tôi có dịp gặp ông Trần Đình Hiếu, ông tâm sự: Việc ra đời của bài hát Chiến thắng Xuân Bồ cũng rất tình cờ. Sau khi trận Xuân Bồ chiến thắng giòn giã, quân dân ta vô cùng phấn khởi, đặc biệt là nhân dân vùng Lệ Thủy. Bà con Xuân Bồ đi làm đồng thường hô vang: "Hoan hô chiến thắng Xuân Bồ, năm trăm giặc Pháp không mồ vùi thây".
Mở đầu bài hát bằng những câu thật súc tích, ngắn gọn, đầy ý nghĩa về tình quân dân: "Đồng quê một ngày qua mùa lúa chín giặc tàn hung hòng vơ vét cướp phá ngang tàng dày xéo. Chiến sĩ về cùng đồng lúa thơm thề không cho một bông lúa qua tay thù, một bông lúa giặc cướp đi. Hoan hô chiến sĩ Xuân Bồ, năm trăm giặc Pháp không mồ vùi thây. Sông sâu máu thắm loang đầy. Thôn quê bừng tiếng dân cày cười vui"...       
Ngay sau trận chiến thắng Xuân Bồ, anh bộ đội Cụ Hồ Trần Đình Hiếu, thuộc Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 đã thức trọn đêm để sáng tác xong bài hát Chiến thắng Xuân Bồ, vào đêm 20, rạng ngày 21/5/1950.
Trong dịp Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức một đoàn nhạc sĩ đi thực tế vùng tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh những năm đánh Mỹ có hai ca khúc ra đời, đó là Mùa lúa bên bờ Kiến Giang của nhạc sĩ Trần Chung, quê Lý Nhân, Nam Hà và Bên bờ Kiến Giang của nhạc sĩ Lê Quang Nghệ, quê Triệu Phong, Quảng Trị.
Bài hát Mùa lúa bên bờ Kiến Giang có 4 lời ca, viết cho tốp ca nam nữ, mang âm hưởng mái xắp trong hò khoan Lệ Thủy, nghe rất rộn ràng không khí ngày mùa: "Lúa trĩu bông vàng xuôi về bờ Kiến Giang. Ơ khoan ơ khoan hò khoan! Nắng trên đồng quê vui sao mà rộn rã. Ơ khoan ơ khoan hò khoan! Tiếng ai bên dòng sông mà vút cao giọng hò nhịp mái (ơ) chèo. Thuyền ta đi chở lúa (ơ) về. Bát ngát hương tỏa xóm làng"... (Lời 1).
Trong bài Bên bờ Kiến Giang, nhạc sĩ Lê Quang Nghệ nói lên không khí thi đua sản xuất ở Hợp tác xã Đại Phong nổi tiếng cả miền Bắc trong những ngày chiến tranh chống Mỹ: "Ai về quê mẹ miền Trung, lắng nghe giọng hò văng vẳng triền sông tâm tình câu chuyện Đại Phong (ơ... hò). Ơ... hỡi đoàn thuyền ngược dòng về đâu. Kiến Giang còn phủ sương mờ khoan tay chèo cho em nhắn hỏi. Ơ... đây đoàn thuyền chèo về miền Tây. Đi phá đồi dựng bao cánh đồng cho lúa vàng tràn khắp núi rừng"... Bài hát viết cho đồng ca, với 2 lời ca, có hát đối đáp nam nữ, theo lối hò khoan đối đáp, nghe rất sôi nổi, nhộn nhịp và tình cảm.
Sau những ca khúc của các tác giả và nhạc sĩ viết khá sớm từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, là những ca khúc của tác giả Hoàng Đình Luyện, một cán bộ hoạt động văn hóa cùng thời với các nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc về Lệ Thủy nói trên.
Tác giả Hoàng Đình Luyện, sinh năm 1933 tại Liên Thủy, Lệ Thủy. Ông sáng tác nhiều ca khúc phục vụ phong trào văn nghệ quần chúng, tiêu biểu nhất là bài Quê hương Lệ Thủy kiên cường"Ghé về Lệ Thủy Kiến Giang nghe đôi bờ làng xóm đẹp tình quê. Quê hương vang Xuân Bồ chiến thắng. Bóng cờ nay càng thắm đỏ. Đại Phong Lệ Thủy kiên cường. Kiến Giang xanh rợp bóng làng xanh đồng xanh lúa, lượn sóng lượn xanh xanh biển trời. Mừng ta có Đảng tiền phong dìu dắt chiến thắng"... Bài hát có 2 lời ca, nhịp 2/8 nghe rất rộn ràng.
Cũng trong thời gian này, ca khúc Quê tôi Ngư Thủy của nhạc sĩ Dương Mạnh Đạt, được sáng tác vào những năm đánh Mỹ khi ông là nhạc công của đoàn văn công bán chuyên nghiệp của Tỉnh đội Quảng Bình: "Đây làng quê ta biển xanh cát trắng, những cánh buồm chào nắng ban mai lên rừng phi lao xanh biếc chạy dài như bức tường sừng sững bên biển khơi quê nhà. Quê nhà ta xưa bền gan đánh Pháp, nay kiên cường diệt Mỹ không ngơi tay súng chẳng rời suốt ngày đêm ta giữ biển trời. Ơi! Quê ta anh dũng tuyệt vời bắn rơi phản lực giữ trời xanh tươi"...
Sau ngày thống nhất đất nước, Lệ Thủy xây dựng quê hương giàu đẹp, nhiều ca khúc cũng được ra đời. Có thể kể đến các ca khúc: Lời cô gái Lệ Ninh - nhạc sĩ Trần Hoàn, Đưa em về Kiến Giang - nhạc sĩ Xuân Đồng, Suối Bang - nhạc sĩ Lê Anh (Lời thơ: Hoàng Vũ Thuật), hai ca khúc của nhạc sĩ Dương Viết Chiến: Sông nước Kiến Giang (Lời thơ: Trần Dzụ) và Dòng sông quê hương (Lời thơ: Đỗ Quý Dũng)... đã được lưu truyền rộng rãi trong công chúng. Cũng cần kể đến một số ca khúc và tổ khúc dân ca của các tác giả là con em Lệ Thủy như Lê Văn Hùng, Võ Như May, Dương Văn Liên...
 
Ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cõi vĩnh hằng, các nhạc sĩ và ca sĩ khắp cả nước đã sáng tác nhiều ca khúc ngợi ca tài đức của vị tướng lừng lẫy năm châu bốn biển, người con của đất mẹ Lệ Thủy yêu thương! Tiêu biểu là những ca khúc: Tướng quân Võ Nguyên Giáp - Nhạc và lời: Bùi Hoàng Yến, Vị tướng của nhân dân - Nhạc: Dương Viết Chiến - Lời thơ: Đỗ Quý Doãn, Vị thánh lòng dân - Nhạc: Hoàng Sông Hương - Lời phỏng thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Đất mẹ ngày về của ca sĩ Phạm Phương Thảo...
 
Quê hương Lệ Thủy giàu đẹp và anh hùng đã tạo cảm xúc dồi dào cho văn nghệ sĩ không chỉ ở Quảng Bình mà trong cả nước viết nên những áng văn thơ, nét nhạc ngọt ngào vùng sông nước mát xanh của cánh đồng lúa "hai huyện" nặng trĩu phù sa tươi tốt. Hy vọng sẽ còn nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt là những ca khúc ngân vang mãi với thời gian về quê hương Lệ Thủy.
 
CTV Dương Viết Chiến
P/v : Theo QBĐiện tử
CHIẾN THẮNG XUÂN BỒ VÀ ANH HÙNG LÂM ÚYHôm nay, web thcsphongthuy chuyên mục: “Tự hào quê hương em” lại mời bạn về thăm một miền quê sông nước điển hình Lệ Thủy nữa nhé. Đó là vùng quê Xuân Bồ nổi tiếng từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trên đường quốc lộ 1A, đến ngã ba Cam - Liên (Cam Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình), bạn dừng lại, rẽ về phía tây theo con đường nhựa mới mở đi chừng 2 km nữa đến trung tâm thị trấn Kiến Giang, qua cầu Kiến Giang rẽ ngược lên thượng nguồn chừng 2 km nữa là đến địa phận xã Xuân Thủy, đi thêm tí nữa là đến thôn Xuân Bồ rồi đó.

 Đến đây bạn sẽ được mục kích tận nơi di tích chiến thắng Xuân Bồ năm xưa, di tích lịch sử đã được xếp hạng là di tích quốc gia, nơi bến sông mà anh hùng Lâm Úy đã quyết tử với quân thù góp phần cho chiến thắng ấy càng thêm lừng lẫy.

Tháng 5-1947, làng Xuân Bồ, xã Xuân Thủy (Lệ Thủy), bị giặc chiếm đóng. Ngày 20-2-1950, vị trí Xuân Bồ bị bộ đội địa phương huyện tiêu diệt. Sau giải phóng, nhân dân rào làng chiến đấu bảo vệ xóm làng. Tuy đã giải phóng nhưng Xuân Bồ vẫn nằm trong thế bị bao vây từ ba phía, không xa là các đồn Thượng Phong, Phú Thọ, Mỹ Trạch và căn cứ pháo binh Hòa Luật Nam.

 xuan bo 4.JPG

Bản đồ trận Xuân Bồ

trong tư liệu lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Quảng Bình

Tối 19-5-1950, các đơn vị của Trung đoàn 18 bộ đội chủ lực tỉnh cùng với nhân dân nơi đóng quân họp mít tinh kỷ niệm mừng ngày sinh lần thứ 60 của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động “Bảo vệ mùa thắng lợi”.

            Phát hiện được tình hình đóng quân của trung đoàn, trong đêm tối, quân địch bí mật vượt sông từ hai hướng chiếm lĩnh trận địa, bao vây tiểu đoàn 436 do đồng chí Nguyễn Minh đức và đặng Trung chỉ huy, ở làng Xuân Bồ. Lực lượng địch với hai tiểu đoàn gồm 1.200 tên, có máy bay, pháo binh yểm trợ.

 xuan bo 2.JPG

Tại khúc sông này Lâm Uý đã quyết tử với quân thù

Cánh thứ nhất do tên thiếu tá Sơ-ríp chỉ huy tiểu đoàn 8 quân ứng chiến liên tỉnh từ Quảng Trị ra, đem quân tại đồn Mỹ Trạch vượt sông sang bờ bắc bao vây cuối làng Xuân Bồ. Cánh quân thứ hai do tên thiếu tá Lăng-le chỉ huy tiểu đoàn 1 quân ứng chiến tỉnh từ hướng Thượng Phong vượt sông theo đường tỉnh lộ vượt qua các làng Phan Xá, Hoàng Giang bao vây phía đầu làng Xuân Bồ tạo thành thế hai gọng kìm kẹp chặt tiểu đoàn 436, dưới sự chỉ huy trận càn của tên tướng Lơ-brít, tư lệnh quân Pháp ở Trung phần.

8 giờ sáng ngày 20-5-1950, dưới sự yểm trợ của máy bay, pháo binh địch ở Hòa Luật bắn sang, quân giặc từ hai hướng bắt đầu mở cuộc tấn công vào quân ta ở Xuân Bồ. Đại đội 56 do đồng chí Thái Cán chỉ huy đã kiên cường chiến đấu chặn địch ở phía cuối làng, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của tiểu đoàn ứng chiến liên tỉnh. Đại đội 7, do đồng chí Bình Sơn chỉ huy ở phía đầu làng dựa vào các lùm tre, hầm hào công sự đẩy lùi nhiều đợt tấn công do cánh quân ứng chiến tỉnh theo đường tỉnh lộ từ Phan Xá, Hoàng Giang đánh sang.

Được tin quân địch mở cuộc tấn công, tiểu đoàn 436 đang bị bao vây, ban chỉ huy trung đoàn 18 do đồng chí Phùng Duy Phiên, Trung đoàn trưởng, đồng chí Tống Thái, Trung đoàn phó và Chính ủy Lê Văn Hiến (Quốc Dũng) quyết định đưa tiểu đoàn 274 vượt sông chi viện cho tiểu đoàn 436 và điện vào Bộ chỉ huy Mặt trận Bình-Trị-Thiên xin bám trụ đánh địch bảo vệ mùa.

Từ 8 giờ đến 10 giờ, các cánh quân địch liên tục tấn công đẩy quân ta vào thế bị động chống đỡ. Cuộc chiến đấu diễn ra ở tất cả các đại đội trong tiểu đoàn trở nên ác liệt. Một số bị thương vong, các chiến sĩ đại đội 88, đại đội 7 có lúc phải rời công sự tổ chức các đợt phản kích nhưng quân địch đông và hỏa lực mạnh đã áp đảo quân ta.

Trong lúc cuộc chiến cam go, Chính ủy Lê Văn Hiến đã cùng một trung đội vượt sông sang trước để chỉ đạo, động viên bộ đội cầm cự chờ quân tiếp viện, dẫn đầu đoàn quân vọt khỏi chiến hào xông lên hô vang: “Các đảng viên cộng sản cùng đồng đội tiến lên! Xung phong! Xung phong!”. Tiếp sau lời hô của Chính ủy, từng lớp chiến sĩ bật dậy xông lên đẩy lui các đợt phản kích của địch. Một số nơi, chiến sĩ ta đã gây cho địch nhiều thương vong, buộc chúng phải co cụm chống đỡ.

 xuan bo 5.JPG

Bến Nậy- bến sông cụ Dương Sé và nhân dân địa phương đã dùng thuyền

đưa bộ đội từ Uẩn Áo ( Liên Thuỷ) sang Xuân Bồ đánh giặc.

Tại đây đã dựng bia chiến thắng Xuân Bồ.


Hơn 2 giờ đồng hồ chờ tiểu đoàn 274 vượt sông sang chi viện, các đại đội của tiểu đoàn 436 đã quần nhau với giặc ở từng khúc sông, có nơi đánh giáp lá cà cùng nhau vật lộn dùng lê quật ngã hàng chục tên giặc. Chính thời điểm đó đã xuất hiện tấm gương chiến đấu hết sức dũng cảm của Lâm Úy, một tiểu đội trưởng của đại đội 2. Vừa qua sông sang, Lâm Úy bị ổ đại liên địch bắn mạnh cản trở đường ta vượt sông. Anh khôn khéo lừa địch, áp sát, ném hai quả lựu đạn diệt gọn ổ đại liên cùng 4 tên giặc, tạo thế thuận lợi cho quân ta vượt sông. Anh tiếp tục dẫn đầu tiểu đội truy kích giặc, diệt tiếp 4 tên.

Trong lúc mải mê đánh địch, bị địch vây định bắt sống nhưng anh dũng mãnh xông thẳng vào đội hình chúng, dùng lê xuyên tim một tên giặc. Tên sĩ quan cao to nhảy vào ôm ghì lấy anh. Anh vật lộn, kéo tên giặc xuống sông. Sau trận đánh đơn vị tìm thấy anh hy sinh ở mép sông trong tư thế anh và tên giặc ôm lấy nhau, miệng vẫn cắn vào cổ tên giặc. Trận đánh đó, riêng anh diệt 10 tên. (Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1951, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng quân đội và truy tặng liệt sĩ).

Cuộc chiến đấu đã ngả về chiều, ta đánh bật địch ra khỏi làng. Sau một ngày chiến đấu liên tục, quân ta đánh thiệt hại hai tiểu đoàn quân tinh nhuệ, tiêu diệt 500 tên, trong đó có hai tên thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn, thu được nhiều vũ khí, đạn dược, có 10 trung liên FM và đại liên 7,7mm. Số vũ khí này đã góp phần trang bị cho trung đoàn lớn mạnh sau này. Bên ta có 65 chiến sĩ hy sinh, 70 chiến sĩ bị thương.

Chiến thắng Xuân Bồ là một chiến thắng lẫy lừng, một trận chống càn thành công, lấy ít đánh nhiều, chuyển bại thành thắng, một trận đánh tiêu diệt sinh lực địch nhiều nhất trên chiến trường Bình-Trị-Thiên trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

ANH HÙNG LÂM ÚY

Lâm Úy sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1945. Khi hy sinh anh là tiểu đội phó bộ binh thuộc đại đoàn 325, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nghèo, ngay từ nhỏ, Lâm Úy đã phải đi ở, làm thuê để kiếm sống. Cách mạng tháng Tám thành công, 
anh xung phong đi bộ đội và tình nguyện vào đội quân Nam tiến chiến đấu ở chiến trường Bình - Trị - Thiên.
Từ tháng 2 năm 1947 đến tháng 5 năm 1950, đơn vị Lâm úy về hoạt động và chiến đấu ở vùng Bình - Trị - Thiên. 
Anh đã chiến đấu hơn 30 trận, trận nào cũng bình tĩnh, dũng cảm, mưa trí và xông xáo. Đặc điểm chiến đấu của Lâm Úy là : dù một mình cũng kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, không có súng thì dùng mã tấu, súng hết đạn thì dùng lưỡi lê, báng súng, đánh giáp lá cà với địch. Anh đã diệt được hơn 100 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 15 súng các loại, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Đầu năm 1947, Lâm Úy xung phong dẫn một tổ đem cờ vào cắm ở đồn Phú Vinh (Huế). Khi tới chân hàng rào, Lâm Úy để anh em nằm ngoài yểm hộ, còn mình bí mật chui vào đồn, leo lên cắm cờ rồi lại bí mật luồn ra. Sáng hôm sau, nhân dân nhìn thấy lá cờ Tổ quốc hiên ngang phấp phới trên đồn địch, rất phấn khởi tin tưởng, trầm trồ khen ngợi bộ đội ta. Trái lại, kẻ địch rất hoang mang lo sợ.
Cũng trong thời gian này, 
anh về hoạt động phá tề, xây dựng cơ sở ở vùng Sào Nam (Lệ Thủy). Bọn địch thường tập trung nhân dân để tuyên truyền lừa gạt. Một hôm, Lâm Úy và 4 đồng đội, chỉ có mã tấu và lựu đạn, đã xông vào giữa lúc chúng đang tập trung nhân dân, chém chết tại chỗ 4 tên ngoan cố chống cự, bắt sống 8 tên và giải thích rõ chính sách của Đảng ta cho đồng bào biết.
Giữa năm 1948, đơn vị về hoạt động xây dựng cơ sở, tổ chức dân quân ở vùng Cảnh Dương - Tú Loan. Lâm Úy đã tích cực, xông xáo tuyên truyền giác ngộ quần chúng, tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho dân quân. Một lần 
anh đưa dân quân vào sát đồn rồi một mình bò vào đặt mìn làm mẫu cho anh em học tập, giết 20 tên, gây được lòng tin tưởng cho anh em đánh giặc.
Cuối năm 1948, đơn vị bị địch phản kích bất ngờ. Chúng dùng một lực lượng lớn bao vây chặt trung đội 
anh. Đơn vị lui lên nấp kín ở mỏm Đồi Cao (gần Minh Lê). Bọn địch ở các hướng cùng tiến công lên. Ta chờ chúng đến thật gần, bất ngờ nhằm chỗ địch yếu nhất đồng loạt xung phong quyết liệt. Bọn địch hoảng sợ bỏ chạy, vòng vây bị phá vỡ, trung đội rút an toàn. Trong trận này, một mình Lâm Úy đã dùng lưỡi lê đâm chết 6 tên địch.
Tháng 1 năm 1950, Lâm Úy tham gia chống càn bảo vệ cán bộ và nhân dân vùng Bang rợn (Quảng Bình). Giặc Pháp dùng một tiểu đoàn có máy bay yểm hộ, hai lần tiến công đều bị đại đội 
anh đánh bật trở ra. Lần thứ ba, địch củng cố lại lực lượng, tập trung sức tiến công. Đơn vị bị thương vong một số, đạn gần hết; tình thế vô cùng hiểm nghèo. Địch vẫn tiến lên, chỉ còn cách ta độ 20 mét nữa. Lâm Úy dũng cảm nhảy lên khỏi công sự, dùng khẩu trung liên vừa cướp được của chúng, bắn mạnh vào đội hình quân địch, diệt hàng chục tên, bọn còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Đơn vị đã đánh tan cuộc càn, diệt gần 1 đại đội địch, thu hơn 100 súng các loại.

xuan bo 1.JPG

Bia tưởng niệm anh hùng Lâm Uý

Trận Xuân Bồ (tháng 5 năm 1950), địch tập trung một tiểu đoàn lính lê dương có máy bay, pháo binh yểm trợ hòng diệt chủ lực ta và phá hoại mùa màng của nhân dân ở vùng đồng bằng Lệ Thủy. Đơn vị được lệnh vượt sông chiến đấu. Lâm Úy hăng hái vượt trước. Sang tới bờ bên kia, đại đội đồng chí nhanh chóng xung phong tiêu diệt địch ngay, chiếm vị trí có lợi, làm chỗ đứng chân chiến đấu. Suốt từ 9 giờ đến 14 giờ, đơn vị đã đánh lui hơn 10 đợt phản kích của địch. Đạn gần hết, quân số lại thương vong nhiều. Lâm Úy vẫn bình tĩnh động viên anh em "tìm mọi cách diệt địch". Bản thân anh tự đi nhặt lựu đạn của địch về phát cho đơn vị chiến đấu, tiếp tục đánh lui hai đợt phản kích nữa. Nhưng rồi lựu đạn cũng hết. Lâm Uy liền nêu khẩu hiệu "Dùng lưỡi lê, báng súng quyết chiến đấu đến cùng!". Địch lại phản kích. Lâm Úy dẫn đầu đơn vị nhảy ra khỏi công sự, dùng lưỡi lê đâm chết 3 tên, vừa đâm được tên thứ 4, lưỡi lê mắc chưa rút ra được thì bị một tên khác lao vào ôm chặt. Mặc dù người nhỏ, sức yếu anh đã mưu mẹo quật ngã tên địch, một tay bóp bộ hạ, một tay bóp cổ, miệng cắn chặt vào bụng nó. Thấy vậy, những tên địch khác xả súng bắn vào đồng chí. Tuy bị thương nặng, Lâm Úy vẫn cố hết sức ghì chặt tên địch và kéo nó cùng lăn xuống sông.
Lâm Úy đã hy sinh vô cùng anh dũng. Khi được đồng đội vớt lên, hai tay Lâm Úy vẫn ghì chặt tên giặc và miệng vẫn còn cắn chặt vào bụng tên Pháp.
Lâm Úy đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được Liên khu 4 và Ủy ban kháng chiến tỉnh Quảng Bình khen.
Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Lâm Úy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

                                 

(Tư liệu ngoại khóa của tổ KHXH – THCS Phong Thủy)

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

KHỐC HOÀNG THIÊN - KIỀU THƠ CỦA ĐỖ HOÀNG

 


Lts: Trong Kim Vân Kiều có gần 1000 câu thơ (857 câu) do Kiều, Sở Khanh, Giác Duyên, Thuc Sinh...sáng tác. Cụ Nguyễn Du ở Đoạn trường tân thanh có chỗ Cụ nhắc, có cho Cụ không nhắc và Cụ không dịch. Trong đó  Kiều  sáng tác rất nhiều và rất hay.Việc này cho ta thấy Kiều là người tài sắc vô song. Thanh Tâm Tài Tử  là bậc Văn sĩ trác việt muôn đời. Nhà thơ  Đỗ Hoàng khi phóng tác Kiều Thơ  đã dịch ra thơ Việt.  Xin gới thiệu cùng bạn đọc.

 

KIỀU SÁNG TÁC:

 (446) Khốc Hoàng Thiên: Khóc với ông trời.

Nguyên văn:

皇天

餘生薄命

捨身

  

甘心

無端

辨明

哀哀

  

                             

深閨

風流

一一

,無殺人

枕席

喬妝

因為

留心

留心

顛倒溫柔

由效果

和氣溫存

,

箋花

無端

疾病瘡痍

生時

人生

皇天

青樓

零落門前

西!

 

Dư sinh bạc mệnh gia bất tạo,

Xả thân cứu phụ lạc hoả khanh.

Dã tằng khinh thân đạo bạch nhận,

Khởi khẳng cam tâm tác hạ nhân.

Vô đoan hãm nhập gian nhân kế.

Hồn thân thị khẩu nan biện minh.

Tương nô võng điếu cao lương thượng,

Đả đắc bì khai tiên huyết lâm.

Đông tử tam phiên hôn tứ thứ.

Ai ai cầu cáo bất dong tình

Cầu cáo bất ban phương khẳng chú.

Yên nô chiêu tiền, yên phùng nghinh.

Nô sinh bản thị thâm khuê nữ

Chẩm thức phong lưu trạm biển tinh.

Thính tha nhất nhất tòng đầu giáo,

Vô xỉ, vô liêm quỷ sát nhân.

Học thành chẩm tịch yêu địch khái,

Dạ dạ Kiều trang khứ bạn nhân.

Nhân vị miên thuỳ bất cảm thuỵ,

Nhân như thuỵ thục mạc hư kinh.

Ký yếu lưu tâm phạ tha quái.

Hựu yến lưu tâm phòng sa hành.

Khách dục tham dâm tứ khước lãng.

Điên đảo ôn nhu mỵ khách tâm,

Thục khách tương nghinh do hiệu khả.

Sinh khách tiếp trước dữ nan thừa,

Nhậm tha thô hào tính bất hảo,

Dã khiếu hoà khí dữ ôn tồn.

Má nhi chỉ tham tiền hoà sao.

Bất phân hảo, xú giai tận nghinh,

Tiên hoa nhậm khiếu khô đằng bạn,

Mỹ nữ vô đoan phối chướng sinh.

Nha hoàng khẩu xú hà xứ tỵ,

Tật bệnh sang di thuỳ cảm tăng.

Nhược thuỵ vi hữu suy khước ý.

Đả đả mạ mạ vô dĩ đình.

Sinh thời dịch tác thiên nhân phụ,

Tử hậu nan cầu vô chủ phần.

Nhân sinh tối khổ thị nữ tử.

Nữ tử tối khổ thị kỹ thân!

Vi tỳ, vi thiếp giai hữu chủ,

Vị kỹ sinh tử vô địa bằng.

Ngã kim phiên thành Hoàng thiên khốc.

Nhất tự ngâm thành vạn kết tâm,

Ký dữ thanh lâu đa kiều diệm,

Thừa tảo trừu thân xuất hoả khanh,

Mạc đãi linh lạc môn tiền nhật,

Lệ sái tây phong khấp đoạn hồn.

Dịch:

Đau xót sinh ra phận bạc gia cảnh lại gặp phải biến cố đau thương.

Tấm thân không hề tiếc liều mình cứu cha, lạc bước vào miền son phấn, lửa lò.

Toan cầm con dao để liều tan thân phận.

Đành phải cam tâm chịu nhục làm kẻ hèn hạ.

Không biết vì đâu mắc vào kế của người gian.

Hồn vía, tấm thân mắt miệng cũng không minh oan được cho mình.

Rường nhà từng treo cao hành hạ.

Thịt da bị đánh tơi bời máu đổ ra.

Ba bốn bận chết đi rồi sống lại.

Người đâu có thương tình lòng đau kêu xót.

Khi người ta dừng tay sát phạt liền bắt viết tờ cam đoan.

Làm tiền đón khách mới được tha thứ.

Ta đây vốn là con gái nhà khuê các.

Nghề ăn chơi hèn hạ như ta đây làm sao tường tận.

Mới ban đầu nghe lời giáo huấn.

Thật là những điều vô liêm sỷ giết người.

Bắt học thành nghề công phụ chăn gối xấu xa.

Đêm đêm trang điểm phấn son chào mới khách đến chơi.

Khách chưa đi ngủ mình còn phải ngồi ngong ngóng.

Khách đã đi ngủ mình phải lặng im như tờ.

Thế mà còn phải sợ khách không vừa ý, lòng những rụt rè.

Lại còn sợ khách bỏ phòng lẻn trốn đi.

Vui  gượng cùng khách tham lam dâm dục.

Mềm mỏng hỏi han tỏ lòng thành với khách.

Khách quen thuộc đón tiếp hậu hĩ là lẽ thường.

Khách xa lạ phải dò biết tâm tính của họ.

Có khi gặp phải phường thô lậu, lỗ mãng.

Vẫn niềm nở tỏ tình ôn hoà, thân thiết.

Mà mụ chủ chỉ mê kẻ nhiều tiền bạc.

Không cần tốt xấu sai bảo đón tận cửa.

Cành hoa tươi khép vào cái khúc củi khô vẫn được.

Không dưng đem người đẹp ghép cùng bọn lăng loàn.

Xấu tốt, răng vàng, mồm thối thảy đều hoan hỷ

Tật bệnh ghẻ lỡ cũng chẳn ngại gì.

Hễ mà ai có ý không thích, chê bai,

Ra tay đánh đập không dừng tay.

Buổi sinh ra làm vợ cho nghìn người.

Sau khi chết chỉ là một nấm mồ vô chủ.

Ở trên đời sinh ra phận gái đã khổ thay.

Mà làm kiếp kỹ nữ (1) còn thấp hèn, tội tình biết bao nhiêu.

Làm tỳ thiếp vẫn còn có ông chủ coi mình,

Làm kỹ nữ không biết sau này chôn ở đâu?

Nay ta viết bài thơ “Khóc với trời xanh”

Một chữ ngâm lên kết lòng vạn người.

Gửi cùng các bạn bè lầu xanh nỗi lòng cay đắng.

Lửa lò (2) mau sớm được thoát ra.

Đừng để đến khi ngoài cửa vắng ngắt,

Lệ rơi như gió thu làm tiếng khóc đứt ruột.

 

TRONG KIỀU THƠ:

 

Tám nghề, bảy chữ tàng tinh,

Là bùa hộ mệnh, thần linh hộ trì.

Xin con lòng dạ khắc ghi

2540- Lên đàn kiêu ái thực thi phép thần. (444)

Ngoài còn có mấy cách tân, (445)

Mỉm cười, liếc mắt, nghiêng thân ngọc ngà,

Lộ bàn tay đẹp kiêu sa,

Tung hình bắt bóng người ta chờn vờn.

2545- Gợi tình xuân tứ từng cơn,

Cho chàng chăm chú chập chờn chơi vơi.

Thạo nghề đến chốn, đến nơi.

Thì con là bậc tuyệt vời lầu xanh!”

Kiều nghe lệ rớt thất thanh,

2550- Nỗi đời đến mức ôi tanh má hồng.

Thôi còn chi nữa mà mong.

Làm sao mà thoát khỏi vòng ố hoen?

Sẩy chân ngã xuống bùn đen

Phận hèn trơ trẽn phận hèn ai hay.

2555- Nước đời lắm trớ trêu thay.

Rồi đây mặt dạn, mày dày khó coi.

Muốn cho dừng ngọn đòn roi,

Nhiệt tâm thành kẻ người soi trong nghề.

Thương thay thân ở bến mê,

2560- Lạc loài chẳng biết dạt về nơi nao?

Thương thay một kiếp má đào,

Yên hoa là chốn bước vào khó ra!

Thôi đành hạt bụi, mưa sa.

Khóc Hoàng Thiên, mượn khúc ca kêu trời: (446)

 

*

 

KHÓC VỚI  ÔNG TRỜI

 

 

2565- “Sống thừa bạc mệnh trên đời,

Oan cha giải cứu thân tơi tả tàn.

Tính dao nghiệt ngã hạ màn.

Cam tâm chịu nhục khỏi mang tiếng hèn.

Đường đời đến đoạn đỏ đen,

2570- Biện minh sắc sảo, ai thèm lắng nghe. (447)

Rường cao treo ngược, gậy ghè.

Máu lai láng chảy bên hè như chan.

Tấm thân đã chết lâm sàng.

Não lòng đành phải khóc than tội tình.

2575- Thoát tù thân tội nhục hình.

Vào vòng hoa nguyệt gia đình mới an! (448)

Nữ sinh khuê các ngọc vàng,

Làm sao hiểu thói điếm đàng ăn chơi?

Tình thâm gia huấn dạy người. (449)

2580- Thật vô liêm sỉ nghe lời nhớp nhơ. (450)

Lọc lừa, luồn lỏi, lẳng lơ,

Phấn son tô điểm sớm trưa gạ mời.

            Chuộng chiều, chếnh choáng, chịu chơi.

Ngu ngơ, ngao ngán, ngừng ngơi ngón nghề!

2585- Lo người say mở rèm che

Ngại khách tỉnh mộng rượu chè yên hoa.

Sợ nhất những đứa dâm tà.

Phải chiều ôm ấp mặn mà hỏi han.

Khách quen mừng rỡ vô vàn.

2590- Một lần may mắn nhẹ nhàng nhỏ to.

         Kinh hoàng những lũ mặt mo.

Bắt quỳ, bắt đứng sờ mò tiểu yêu.

          Má mì chỉ chuộng tiền nhiều. (451)

Kể chi xấu tốt, mỹ miều, thấp cao.

2595- Gái tơ đem lão ghép vào,

Mỹ nhân buộc cổ gươm đao chợ trời.

Thằng mặt lác, đứa dở hơi.

Tim la trọng bệnh vào chơi chẳng từ.

Nếu mà chê xấu, chê hư,

2600- Bọn đàn anh chị đánh nhừ như chơi!

Sống mòn làm vợ muôn người,

                                  Chết tan thân xác mồ côi nấm mồ!

   Xót thay làm phận liễu bồ, (452)

                                   Đau hơn kiếp đĩ xương khô cốt tàn!

2605- Thiếp tỳ còn có người kham,

Ca ve, kỹ nữ chết làng nước đâu?

Khóc trời xanh tỏ mấy câu.

Lòng ta ngâm hận nỗi đau vạn đời.

Thanh lâu bè bạn ai ơi.

2610- Hoả khanh mau thoát ngục trời hoả thiêu! (453)

Đến khi ngoài cửa xế chiều.

Gió thu nức nở, hồn xiêu riêu tàn!”

 

Hết

*

 

Lời ca ai oán thương than,

Người trong hành viện hàng hàng lệ rơi.

2615- Đến như Mã Tú thịt người,

Cũng sa giọt nước mắt nơi mặt dày.

Lầu xanh ngày lại nối ngày,

Giả cười, giả khóc, giả say vật vờ.

Tay đàn, tay bút, tay thơ.

2620- Chanh chua chuối chát, chỏng chơ chục chàng.

Phòng thu đèn hạnh buông màn.

Cuộc vui đổ ruột say tràn gió trăng....