Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Nhà văn Cao Duy Sơn đóng giả người Tày 50 năm nay để hưởng nhiều ưu đãi!

 


                      Cao Quý

                                                                           SỰ TRUNG THỰC             

 

               Điều trước tiên tôi muốn nói với mọi người rằng: làm người sống ở đời cần  phải sống trung thực. Ý tôi muốn nói ở đây là sự trung một tiêu chí quan trọng để làm người mà ai cũng phải có. Đối với nhà văn, tiêu chí về sự trung thực lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Là nhà văn, anh không thể sống thiếu trung thực và viết dối trá. Nhà văn phải luôn luôn sống trung thực và viết những cái gì máu thịt nhất. Trong cuộc sống thật, nhà văn không thể đi ăn cắp, ăn trộm, khai man lý lịch... Trong sáng tác, nhà văn càng không thể đi đạo ăn hoặc ăn cắp ý tưởng của người khác, không thể giả dối mà lên mặt dạy đời...

               Tóm lại là, sống ở đời dù nhà văn hay người thường cũng đều phải sống trung thực, chứ không thể dối trá, lừa lọc. Ai mà dối trá, lừa lọc thì cũng như cái kim sắt để ở trong túi vải, lâu ngày rồi cũng sẽ chọc thủng lòi ra. Ai dối trá và lừa lọc sẽ không giấu nổi đâu. Người không thấy thì trời thấy. Kết quả cuối cùng là sẽ phải nhận chịu nhân quả báo ứng, hiện tại chưa thấy thì đời con, đời cháu sẽ phải nhận những điều đó.

               Tôi muốn nói có một số nhà thơ, nhà văn trong Hội nhà văn Việt Nam họ sống rất gian trá và xảo quyệt. Điều dễ thấy nhất là họ đạo thơ, đạo ý văn từ các nhà văn nước ngoài mà báo trí và các trang mạng liên tục năm này sang năm khác nói mãi về vấn đề này. Họ ăn cắp thơ người khác như đi chợ, từ Chủ tịch Hội là nhà thơ Hữu Thỉnh cho đến các hội viên. Tất nhiên, không phải là tất cả, nhưng chắc chắn có nhiều hội viên đạo thơ như báo chí vẫn đưa. Đạo thơ, ăn cắp văn của người khác là một điều xấu xa nhất mà giới văn chương nghệ thuật cũng như các độc giả cần phải lên án và đã lên án từ nhiều năm nay nay.

               Xin nói về nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Từ khi Hữu Thỉnh lên làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông ta đã giải tán các ban văn học đề tài của Hội. Trong đó có Ban Văn học Dân tộc. Để che giấu tội lỗi của mình, Hữu Thỉnh đã giả vờ quan tâm đến văn học các dân tộc thiểu số bằng cách trao giải thưởng cho một số tác giả dân tộc thiểu số. Người mà Hữu Thỉnh quan tâm nhất là nhà văn Cao Duy Sơn quê ở Cao Bằng. Cao Duy Sơn là Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học và giải thưởng văn học Aseean...

               Hữu Thỉnh đi đến đâu vẫn rêu rao là văn học các dân tộc thiểu số vẫn được quan tâm. Nhưng trên thực tế, Hữu Thỉnh chỉ dùng sự lừa dối này để quảng bá cho sự lừa dối khác. Cao Duy Sơn tự khai là dân tộc Tày, quê ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhưng thực tế không phải vậy! Gia đình Cao Duy Sơn có 8 anh chị, em thì bảy người khai là dân tộc Kinh. Chỉ có duy nhất Cao Duy Sơn khai dân tộc Tày. Tại sao lại như vậy? Chuyện thật thế này: Cao Duy Sơn là tên bút danh thôi, chứ tên thật của Cao Duy Sơn là Nguyễn Cao Sơn. Bố và mẹ của Sơn là người cùng quê Thái Bình, hai người lấy nhau rồi dắt díu lên Cao Bằng làm ăn. Bố là thợ cắt tóc, còn mẹ bán hàng xén. Lúc đầu ở huyện Nguyên Bình, rồi huyện Trùng Khánh... Về sau mới chuyển ra thị xã Cao Bằng. Sơn học đến lớp 9 hệ 10 của bậc học phổ thông rồi đi vào bộ đội. Sau này đi bộ đội trở về thì công tác ở Phòng văn hóa xuất bản – Sở văn hóa Cao Bằng. Từ đó Sơn tập tành viết truyện ngắn và lấy tên bút danh là Cao Duy Sơn. Hai lần đem truyện ngắn đi thi vào Trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội đều bị trượt. Đến lần thứ ba, Sơn đổi từ dân tộc Kinh sang dân tộc Tày để được hưởng chính sách ưu tiên thì  may mắn đến với Sơn. Thế là Sơn được gọi vào trường và học Khóa 4 của Trường viết văn Nguyễn Du. Công nhận trong thời kỳ này Sơn rất chăm chú học và rất chịu khó viết. Kết quả cho đến nay Sơn cũng đã viết được vài ba cuốn sách cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Kể ra cũng tạm được, tuy không phải là xuất sắc như Hữu Thỉnh đôn lên.

               Nếu Sơn không khai man lý lịch và không giả mạo dân tộc thì không sao. Nhưng thực tế, nhà Sơn có 8 anh em ruột thì chỉ mình Sơn khai dân tộc Tày còn lại 7 người kia vẫn khai dân tộc Kinh thì lộ liễu và gian dối. Không nên ăn gian như vậy, nhất là nhà văn.

               Hữu Thỉnh đã lấy cái giả dối này để tâng bốc cái giả dối khác. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì Hữu Thỉnh từng là người đạo thơ có nghề ở trong làng văn Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của Hữu Thỉnh không đáng để nhận giải thưởng nhà nước , rồi giải thưởng Hồ Chí Minh. Những điều Hữu Thỉnh đã làm quả là đáng trách và đáng phê phán.

                                                                                                                       

                                                                                                                                                      CAO QUÝ

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét