Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Hữu Thỉnh đánh giá Thanh Tùng không chính xác


           
HỮU THỈNH NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ THƠ THANH TÙNG KHÔNG  CHÍNH XÁC! (1)
                                        Đỗ Hoàng
     Thế hệ thơ Hữu Thỉnh là một thế hệ lên gân, gồng mình như con cọng vó trước con mảng xà tinh, đủ các giọng: ca học, hót học, sáo học, tấu hài học, cười học, vè học, tò he học, nịnh học, giả vờ học, khóc học,  nước mắt cá sấu học, tin tưởng học,  lạc quan tếu học, lên gân học, vô học, vô lối học...Từ Trung ương cho dến địa phương đâu đâu người ta cũng nghe một giọng kèn frompet đơn điệu cũ mèm như thế!
  Thanh Tùng ở Hải Phòng cũng bị vòng kim cô chính thể  kiềm tỏa. Thơ ông cũng một giọng đồng ca sáo,  dở,  nhạt,  nhắng...Thanh Tùng thuộc dòng vô lối, lược bỏ vần điệu nhưng chung chung, sáo rỗng, không một triết lý gì cao xa, không một công lênh gì quan trọng, không một câu lảm rung động lòng người! Kém học. Thanh Tùng nối hơn đám Thi Hoàng, Đào Cảng, Nguyễn Tùng Linh... là nhờ có một anh nhạc sĩ vườn phổ nhạc cho bài " Thời hoa đỏ" được đám văn nô , nhạc nô tung hê. Thực ra bài "Thời hoa đỏ" chung chung, nhạt nhẽo chả nói lên được cái gì.(Xem phụ lục bản dịch ra thơ Việt sau). Thời ấy, người ta thích cái gì cũng Đỏ. Được vào Đảng Cộng sản họ gọi người ấy là "Đỏ". Có "Đỏ" con gái mới yêu, trong tiêu chuẩn bốn "Đờ" của họ: Đỏ, Đại, Đẹp, Đài (Đại học, Đài - ra đi ô - giàu). Thơ ca cũng phải có "Đỏ" mới cao sang, nhạc sĩ mới phổ nhạc (!). Cuộc chia lý màu đỏ - Nguyễn Mỹ, Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi, Thời hoa đỏ - Thanh Tùng...Một mẹo vặt viết lách thời thượng! Rồi áo đỏ, quân đỏ, khăn đỏ, nón đỏ, mũ đỏ...xi líp đỏ... Đất đai cũng phải "Đỏ" - Thành phố Hoa phượng Đỏ - Hải Phòng! Đất Đỏ Bà Rịa.
 Thế mà Hữu Thỉnh bốc thơm " Trực giác mạnh mẽ và tươi tốt của Thanh Tùng" (1) Không có ai nói trực giác "mạnh mẽ và tươi tốt" cải lương như Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh không hiểu trực giác là gì, cứ ví nó như đám rau cải, su hào...cho cứt vào là tươi tốt (!).
   "Trực giác là nhận thức đặc biệt, bẩm sinh, không dựa trên thực tiễn và cũng không dựa vào hoạt động lô gic của ý thức". (Từ  điển học sinh tiếng Việt). Nói trực giác "mạnh mẽ và tươi tốt" như cách đem phân bắc bón cho thơ vô lối Thanh Tùng vậy!
"Nếu tìm anh em hãy lên đây
Nơi mỗi sáng anh đặt viên gạch
Gọi mặt trời thức dậy
Nơi mỗi chiều viên gạch
Còn như một mảnh mặt trời
Chưa chịu lặn trên tay"
  Khổ vô lối này rất dao to búa lớn, cường điệu lao động của anh thợ xây. Ừ thì họ lao động mệt mói, họ tự hào một chút giữa công trường thi được. Thơ ca gì kiểu này, nhưng Hữu Thỉnh bốc lên: "Thử hỏi có gì mới, trong công việc của anh thợ xây? Thuở trước, các cụ đã có câu: " Để yên là đất, cất lên là nhà" sâu sắc đến không thể hay lên được. Gần lại Nguyễn Bính rất sớm có một trường ca Xây nhà máy. Hoàng Vân nổi tiếng với ca khúc Bài ca xây dựng "Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau" Thế mà đến lượt Thanh Tùng, anh vẫn có cách nói hoàn toàn mới, theo hướng kỳ vĩ hóa"...Một cách nói gián tiếp, nhưng lại rất trực tiếp tôn cao tầm vóc của người thợ. Và công việc của người thợ xây ở đây không còn là công việc xây một cái nhà cụ thể nào nữa, mà xây cả một vũ trụ..."
  Thơ sáo và lên gân đến thế là cùng, mà lại dở. Cha ông ta nói hay biết mấy1 Không ồn ào, không cao giọng, không hô hào: " Để yên là đất, cất lên là nhà"! Kiểu thơ thế hệ văn nô Thanh Tùng không bao giờ với đến! Thanh Tùng đã sáo rỗng, lên gân, Hữu Thỉnh bình càng lên gân hơn, sáo rỗng hơn! Kiểu lên gân phóng đại tô mãu, nói lấy được có từ thế hệ trước:
" Nay này đế quốc biết hay chăng?
Người đã già nua, ta trẻ măng
Trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi
Trời kia ta với tới cung trăng"
(Trần Minh Tước - Xích Điểu)
 Thanh Tùng cả sáo rỗng, lên gân và đại ngôn khi tự tuyên ngôn cho mình nhưng điều dao to, búa lớn, cao ngạo:
"Biển gọi tôi thành sóng
Tiếng chúng ta say lên chất ngất
Hủy bỏ tận cùng im lặng
Cho tôi là biển kéo dài
Chẳng lo tan hoang chỉ sợ mình kép lại
Không quẩn quanh róc rách dưới bình yên"
  Đại thi hào Nguyễn Du cũng chỉ dám nói:
"Lời quê chắp nhặt dong dài
Mua vui cũng được một vài trống cánh"
  Những nhà cách mạng lớn, tài danh như Hoàng Văn Hoan cũng chỉ tự nhận mình là giọt nước của biển cả (Hồi ký "Giọt nước giữa biển cả - Hoàng Văn Hoan). Một anh thợ ngõa, thợ đụng mà dám "Cho tôi là biển kéo dài". Thật ngông cuồng! Ếch ngồi đáy giếng mơ đớp sao trên trời! Kiểu nói  chủ nghĩa Cộng sản tuyên truyền" Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Ăn to nói lớn! Ăn to nói lớn đi lừa thiên hạ có thể kiếm được nhiều thứ,nhưng ăn to nói lớn trong thơ là hỏng!
  Đoạn trích trên có thơ phú gì đâu. Nó là thứ vô lối. Dịch ra thơ Việt:
"Biển gọi, tôi thành sóng
Chất ngất những lời say
Đừng có im lặng nữa
Cho tôi biển kéo dài!
Sợ mình tan khép lại
Róc rách bên tượng đài"
(Đỗ Hoàng dịch)
 Hữu Thỉnh tán rất ngọt nước:
"Chọn một cách sống" Không quẩn quanh róc rách dưới bình yên" cho mình thì những vênh lệch, những trắc trở, kể cả  những phản phúc đón đường sẽ là chuyện khó tránh. Thanh Tùng không phải không biết đến điều đó. Nhưng là một nhà thơ đích thực, anh không thể tiêu phi sinh lực vào chuyện thúc thủ mà trả hết mình cho đời sống."
  Thanh Tùng cũng như Hữu Thỉnh và thế hệ của họ đều mắc " Tứ chứng Thi Y" - sáo, dở , nhạt, nhắng". Các bệnh nan y này rất đậm trong "Vô lối " Thanh Tùng:
Sáo:
"Cái nghề bốc vác của tôi
Trong  cơn mơ còn thấy những giọt mồ hôi cười
Tôi sợ nó và tôi yêu nó
Như người mẹ sợ cơn đau đẻ nhưng vẫn thèm có con"
" Mơ thấy những giọt mồ hôi cười" thì quá sáo! Phải là "Nghề bốc vác của tôi trong cơn mơ thấy những giọ mồ hôi hóa thành giọt máu!
  Thơ dân gian hay hơn nhiều! Thời ấy những nhà thơ dân gian vì lý lịch gia đình không được đi đại học phải bị đẩy về địa phương làm thợ ngõa, phu hồ, vôi vữa họ viết rất chân thực., không một chút gượng cười kiểu Thanh Tùng:
"Em ơi em, đừng yêu anh nữa
Trái tim anh vôi vữa hết rồi"
  Thanh Tùng cũng như lớp Thanh Tùng, Hữu Thỉnh, Thi Hoàng... đều sính nói kiểu cách. Anh em gọi kiểu gái già son phấn, làm duyên, làm dáng trái mùa. Họ lấy cái phi vật thể làm vật thể, lấy cái ảo làm cái thực. Tôi  đã nói nhiều về cách làm này. Cách làm này không mới, cha ông ta làm hàng ngàn năm nay:
"Sầu đong càng lắc, càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê"
(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)
  Cách làm này làm dụng nhiều quá sẽ bội thực!
Dở:
Thi Hoàng:
"Những buổi chiều không biết cất vào đâu?"
Sao lại không biết cất vào đâu?
Người Việt biết chỗ cất đấy:
"Thương em anh biết để đâu
Cất vào tay áo lâu lâu lại dòm!"
(Ca dao)
Hữu Thỉnh:
"Cô đơn đầy đường
Không ai thèm nhặt"
  Nói cô đơn đầy đường thì nói nỗi buồn đầy núi thì có sao đâu?
Nói "một mình" hay hơn "cô đơn" không, thuần Việt hơn không!
Tố Như 300 năm trước còn Việt hóa hơn Hữu Thỉnh:
"Một mình lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần với nẻo xa bờì bời"
(Nguyễn Du)
Thanh Tùng:
"Ai cắn vào trái mận
Mà ngọt nửa không gian"
Tất cả đều cố làm dáng, làm phách nhưng cõi lòng thì lạnh tanh máu cá, không có một chút gì rung động tấm lòng người đọc!
  Rồi vừa sáo, vừa dở, vừa nhạt, vừa nhắng thêm vừa sến, dạ trước mặt trẩy cặc sau lưng:
"Như thủy thủ săp ra khơi kiểm tra phần nước ngọt
Tôi hát thầm Tiến quân ca"
(Lần đầu ra nước ngoài)
Ê xê nhin có hát quốc ca Nga đâu mà câu thơ của ông đọc qua bản dịch vẫn rất xúc động, hào sảng gần thế kỷ còn mới  :
Rồi khi ấy
Tôi sẽ ngợi ca với sức bình sinh có trong người thi sĩ
dải đất chiếm một phần sáu địa cầu
mang cái tên ngắn ngủi là Nga!"
  Câu:"Như thủy thủ săp ra khơi kiểm tra phần nước ngọt
Tôi hát thầm Tiến quân ca"
(Lần đầu ra nước ngoài)
  Đây là câu viết thối nhất thế giới! Một câu nịnh Đảng, nịnh Chế độ mà đến Đảng, Chế độ cũng phải đỏ mặt tía tai vì xấu hổ, vì kẻ nịnh không đúng lúc! Bài hát Tiến quân ca là Quốc ca của nước hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dân nào cũng thuộc, cũng hát, nhưng hát thời điểm nào.? Người ta hát trong buổi lễ chào cờ, lễ kết nạp, trong các lễ lạt...Không ai đang lên tàu chuẩn bị đi du lịch lại hát Quốc ca! Có bị điên không đấy? Yêu Đảng, yêu nước đến mực ấy thì 10 tỷ người hành tinh này chi duy một Thanh Tùng (!)
  Giả tạo đến nước ấy thì cũng phải nói câu rất cũ: "bó tay chấm com!"
  Gặp những câu vớ vẩn, thần kinh điên rồ như thế này, có yêu bạn bắng mấy thì cũng bỏ qua đi. Đằng này Hữu Thỉnh lại tô son trát phấn: "Cái bút pháp nồng nàn và luôn luôn đột biến ấy  của Thanh Tùng sẽ còn làm nên vẻ đẹp của rất nhiều bài thơ khác . Nhưng đến khi nói về những gì thiêng liêng nhất , thì thơ anh lại có một sự chuyển hóa theo một hướng khác. Đó là sự giản dị, cô động tối đa. Trong đời, Thanh Tùng được cử đi nước ngoài duy nhất một lần,nhưng lại một chuyến đi sang nhất. Đó là chuyến đi Hy Lạp cùng với Anh Ngọc. Hành trình của họ hoàn toàn diễn ra trên một chiếc tàu thủy hạng nhất cập bến nhiều quốc gia với nhiệm vụ duy nhất là đọc thơ và tiếp xúc với công chúng".
 May mắn là các xứ ấy không ai biết tiếng Việt nên hai chàng thi nô tha hồ mà vung tay múa mép kiểu như đám trình diễn thơ ở Văn Miếu dịp rằm tháng giêng hàng năm, như Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn đọc thơ vô lối của mình!  Đưa  thơ vô lối sặc mùi mắm tôm thủm ra đọc[r nước ngoài là làm nhục quốc thể không biết chừng nào!
Đi nước ngoài về ai chả lấy lại múi giờ. Đấy là việc bình thường, nhưng Thanh Tùng có chủ ý gắn Tổ quốc vào. Đấy là kiểu viết thời chiến tranh cho báo dễ in, cho có tính Đảng, tính nhân dân(!)"
"Đồng hồ của tôi thay đổi đã mấy lần
Giờ sắp được lấy lại múi giờ Tổ quốc"
 Thời ấy, viết gì cũng phải có tí bom đạn, tí đảng , tí chính phủ, tí công trường, nhà máy, hầm mỏ,tí hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, tí thanh, tí lúa tập thể...
 Người dân tộc cũng phải thế. Đói rách, không có ngô, khoai ăn nhưng:"Người Mèo ơn Đảng! Ơn Đảng, ơn Chính phủ dắt tay ta làm lại cuộc đời (Lời bài hát)
  Phép làm thơ trong Nam gọi là "ba xạo", ở Trung nói là "xỏ lá" ngoài Bắc cho "quỷ quyệt"
  Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, hai anh sáo, dở,  nhạt, nhắng, giả, sến ...tung hê cho nhau. Hữu Thỉnh tán tiếp:" Thật là một giọng thơ biến hóa khác hẳn. Bao nhiêu người đi nước ngoài trong đó có nhiều nhà thơ nữa thường vặn kim đồng hồ lấy lại đúng múi giờ mỗi lần đến quốc gia khác Nhưng chưa ai, chưa có nhà thơ nào đưa được chi tiết ấy vào thơ. Một chi tiết nhỏ, thậm chí rất nhỏ, với Thanh Tùng lại nói lên tình cảm lớn. Tình yêu Tổ quốc cụ thể biết bao nhiêu."
  Thanh Tùng làm thợ ngõa, xây nhà lắp ghép, nên thơ ông cũng rất lặp ghép. Lắp ghép đến độ tạo thành tứ giả,vô hồn và sai trong nhận thức tình cảm:
"Ngày khai trường
Cha mua cho con đủ thứ
Nhưng cha quên mua cho con đôi nạng mới
Hai năm qua từ khi con bị bom
Chiếc nạng cũ chẳng cũng con lớn lên, cha ạ"
Hữu Thỉnh tán tiếp: "Một câu chuyện bi thương, nếu phải viết bằng văn xuôi có thể dựng nên một cái truyện ngắn và cũng phải tốn đến mấy trang giấy. Còn làm thơ người non tay có thể phải vòng vèo qua bao nhiêu dẫn dụ, Thanh Tùng lược bỏ hết, chỉ tập trung dựng nên một trục chính , giản dị,hàm súc, đụng đến tận cùng đau đớn. Mà viết như không. Tài năng thực sự là ở đó..Bản năng óo sự mách bảo lạ thường. Vì là người có trực cảm mạnh mẽ, viết về cái gì anh cũng đều tìm ra một góc phát hiện độc đáo".
  Đoạn trích vô lối trên của Thanh Tùng trên là đoạn viết vô cùng giả tạo. Giả tứ, giả kinh tế,giả tình cảm ... vạn cái giả...Ngày khai trường mua cho con đủ thứ phải nói ngày xưa thì nhà giàu, nay là đại gia, quan chức to. Còn anh thợ hồ Thành Tùng ăn bữa mai chạy bữa hôm lấy đâu ra tiền mà mua cho con đủ thứ (!). Người đọc biết ngay Thanh Tùng bốc phét!
"Nhưng cha quên mua cho con đôi nạng mới".  Cha Thanh Tùng chắc làm bằng tượng gỗ? Một người con bị thương vì bom đi nạng gỗ, bố mẹ, anh em, nội ngoại phải túc trực, chăm sóc để ý đôi nạng từng li, từng tí hàng ngày có đâu bỏ quên không nhìn con hai năm để con lớn lên mà nạng chẳng lớn:
"Hai năm qua từ khi con bị bom
Chiếc nạng cũ chẳng cũng con lớn lên, cha ạ"
Phét lác! Hữu Thỉnh không trích dẫn không bình người ta không biết, nhưng Hữu Thỉnh trích dẫn và bình thì người ta biết rõ ngay người viết đã giả dối, vờ vịt; người bình cũng vờ vịt, giả dối. Hai người đều rất kém cỏi trong nhận thức tình cảm, lý trí và lươn lẹo khi viết, khi sáng tác.
 Thanh Tùng lao khổ, lăn lóc tận đáy xã hội làm nghề bần hàn tay chân kiếm sống, nhưng không biết anh có học hành gì không mà thấy anh viết như không có học, không từng lăn lộn bươn chải:
"Không đứa trẻ nào không phải con của tôi
Tôi gửi mọi nhà ấu yếm hộ"
(Trẻ em)
 Một người đi làm từ thiện cũng không bao giờ nói hàm hồ như thế, còn người viết không được phép viết thế. Dù anh yêu thương mọi đứa trẻ như con của mình, anh cũng không được nói thế, càng không đượcviết thế. Viết thế gây ra nhiêu hiểu lầm trầm trọng. Hóa ra anh ngủ với rất nhiều đàn bà với có một nhà đầy trẻ. Một nhà đầy trẻ " không đứa trẻ nào không phải con của anh". Anh là một thằng hiếu dâm, cuồng dâm! Không còn có đạo đức làm người, chỉ làm thú vật! Các ông bố thật sẽ đến giần cho anh tan xương! Kiểu nói, kiểu viết như thế không ai gọi là thơ. Kiểu nói, kiểu viết này xúc phạm không chỉ những bố mẹ đứa trẻ bị xúc phạm mà chính các cháu bị xúc phạm và xúc phạm đến cả đến cộng đồng!
 Chúng ta hãy nghe Hữu Thỉnh nhắm mắt tán bình: "Chẳng hạn viết về trẻ em. Người ta thường nói muốn viết hay về trẻ em, không chỉ thuộc mà phải hóa thân thành trẻ em. Thanh Tùng không  làm theo lời khuyên đó. Trước sau anh sắm vai người lớn, hơn nữa một người lớn đến tận đáy của phong trần . Anh viết về  trẻ em nhưng lại dành cho người lớn. Chính vì thế, anh cảm thấy trẻ em là nơi trú ngụ an toàn nhất. Anh thú nhận " Đến với trẻ em tôi mới thật yên bình". Một câu cô đặc vừa là lới tự thú, vừa hạnh phúc xót xa, vừa nói được cái thế giới trong sáng thiên thần của các em vừa nói về những trận bão người, bão đời mà anh trải qua. Tâm trạng ấy, anh đẩy cảm xúc lên:
"Không đứa trẻ nào không phải con của tôi
Tôi gửi mọi nhà âu yếm hộ"
(Trẻ em)
Bình và bốc thơm bạn lên mức ấy thi Biêlinxki hà phê bình lớn của Nga cũng chào thua!
 
   Thanh Tùng viết toàn thơ vô lối, tức là lược bỏ trăm phần trăm vần điệu, lược bỏ cách nói một hay mười của dân gian. Cách viết này không mới, trên thế giới và cha ông ta làm từ khi cùng loài người mới xuất hiện trên trái đất. Sau đó cha ông ta phân ra loại có vần điệu, có đối có đáp... là thơ, viết tự do là phú, tế, hịch, điếu, sớ, hát vui chơi, nói vui chơi...
  Thời hiện đại, nhất là các nước có ngôn ngữ tiếng nói đa âm họ lại chuộng thơ không vần. Những nước ngôn ngữ đơn âm như phương Đông cũng phát triển thể thơ này trở lại! Lợi thế của thơ không vần, câu chữ chảy nhanh theo dòng suy nghĩ khỏi bị bế tắc khi nghĩ ngợi gieo vần, viết nhanh, viết mạnh tải nhanh những suy tư của người viết nhưng lạm dụng nó, nội lực thấp dẫn đến đơn điệu, khô khan, sơ sài nhất là những dân tộc ngôn ngữ đơn âm (xỉ âm) như phương Đông viết thơ không vần dễ thất bại! Càng thất bại ở những người trí tuệ thấp, văn hóa lùn, bản năng gốc hạn hẹp, ít học... sử dụng ngôn ngữ kém:
"Mẹ các con chẳng còn yêu cha
Các con đã đi xa theo mẹ
Cha cứ tưởng các con vừa mới ra chơi ngoài chợ
Cha vẫn mở, các con ơi, đôi cánh cửa
Trong cả ngày lẩn đêm
Và giữa hai cánh cửa kia
Treo trái tim cha trĩu nặng nỗi mong chờ"
 Không có ai gọi đây là đoạn thơ. Nó là đoạn văn ngắn, lủng củng, kể lể rất dở không để lại một tần số rung động nào cho độc giả.
  Thơ vô lối của Thanh Tùng cạn ý, yếu lời, lộ hàng, tán gái:
"Ngày ấy em đâu biết
Con đường nào cũng dẫn đến em
Là bàng nào cũng thành mảnh thơ tình   
Tôi viết vào, gió lại xóa đi ngay
Mảnh hồn tôi run mãi ở trên cao"
Không có tí gì triết lí, toàn triết lí giật lùi:
"Bây giờ tôi đi giất lùi
Tình yêu ở phía sau tôi"
Hay kêu rên:
"Ôi tình yêu như lưỡi câu tự nuốt
Rồi tự mình cứ lơ lửng treo lên"
  Vì sao Thanh Tùng được nổi trong văn học nhà nước quản lý? Là nhờ "Thời hoa đỏ". Như đã nói ở trên, buổi ấy theo lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Đình Thi: "Mình phải đánh hai đế quốc to, mạnh nên các Cụ không cho nhìn ngang, nhìn ngửa, cứ một đường hô to đi thẳng. Ai có tí gì thì bị roi quất". Thời hoa đỏ là bài vô lối không có gì, chỉ có cái dùng nhiều chữ "Đỏ": "Thời hoa đỏ", " Mỗi mùa hoa đỏ về", " Cánh mỏng manh tan tác đỏ t­ươi",  "Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ", "Cái lặng im rực màu hoa đỏ",  "Em của thời hoa đỏ ngày xư­a:... Rồi Hải Phòng cũng được gọi gọi "Thành phố hoa phượng đỏ".
  Cộng sản họ thích màu đỏ! Nga, Tau, Bắc Triều, Cu Ba, Việt Nam toàn màu cờ đỏ!
  Thơ vô lối Thanh Tùng  không có gì, Hữu Thỉnh đánh giá "Thanh Tùng là một nhà thơ hàng đầu trong lớp các nhà thơ chống Mỹ". Đó là một nhận định không chính xác.
  Thanh Tùng, Hữu Thỉnh, Thi Hoàng...đúng như thế này:
                   "Hòn đá bên đường thành bại
                     Mỉm cười tay trắng đời trai"
                                   (Đỗ Hoàng)
                      Hà Nội, ngày 28 - 12 - 2019
                                     Đ - H




                                                   DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Thanh Tùng

Thời Hoa Đỏ (1)

Du­ới màu hoa như­ lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em b­ớc dọc con đ­ường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chắng cho trư­a hè yên tỉnh
Chẳng chịu cho lòng ta yên
Anh mãi mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xư­a
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê một thời thiêu nữ
Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như­ mư­a rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ t­ươi
Nhu­ máu ứa một thời trai trẻ
Hoa như­ mư­a rơi rơi
Nhu­ ngày tháng x­a ta dại khờ
Ta nhìn sâu vào trong mắt nhau
Mà thấy lòng đau xót
Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Câu thơ hát về một thời yêu đu­ơng tha thiết
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say
Hoa cứ rơi ồn ào như­ tuổi trẻ
Không có ai có thể lạnh tanh

Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ
Như­ vết xư­ớc của trái tim
Sau bài hát rồi em lặng im
Cái lặng im rực màu hoa đỏ
Anh biết mình vô nghĩa đi bên em
Sau bài hát rồi em nh­ư thể
Em của thời hoa đỏ ngày xư­a
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày x­a

(1)Bài in trên Tạp chí Thơ Năm 2006

Đỗ Hoàng dịch:

Thời hoa đỏ

Du­ới màu hoa lửa khát khao
Nắm tay em để bu­ớc vào đu­ờng êm.
Ve sôi, trư­a hạ bừng lên.
Cứ như­ chẳng để lòng yên chút là
Anh mê mãi màu mây xa
Cánh buồm mỏng mảnh bay qua cửa phòng
Một thời kỳ diệu, thần thông
Xin em hát lại một dòng thơ xư­a
Say thời thiếu nữ mộng mơ
Mỗi mùa hoa đỏ như­ mu­a rơi tràn
Chói tu­ơi, cánh mỏng manh tan,
Như­ là máu ứa các chàng trẻ trung
Hoa như­ mu­a rơi khôn cùng
Giống ta ngaỳ ấy, mơ mồng dại khôn!
Nhìn sâu vào cõi tâm hồn
Thơ em câu chữ vẫn còn quặn đau
Tiếc không có mặt anh đâu
Thời yêu tha thiết với câu hẹn thề
Không buồn, chỉ tiếc gớm ghê
Em chư­a đi hết, ngày về đắm say.
Hoa như­ tuổi trẻ những ngày
Không ai có thể thơ ngây lạnh lùng
Hoa in một vết thu­ơng lòng
Xu­ớc ra ứa máu đang còn trong tim
Sau bài hát, em thể tin
Em thời hoa đỏ của nghìn màu hoa.
Sau bài hát anh thế ra.
Anh thời trai trẻ như­ là ngày x­a!

Hà Nội ngày 2 – 9 - 2006

(1)  Bài in trên báo Văn nghệ số 46, thứ bảy ngày 16 - 11- 2019





Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Kiều Thơ - giới thiệu tác phẩm





 


















                              




Đỗ Hoàng








Kiều Thơ















Nhà xuất bản Hội Nhà văn























Lời đầu sách :

Nhà thơ Đỗ Hoàng sáng tác và dịch Kim Vân Kiều truyện nguyên bản ra thơ lục bát gồm 6.122 câu

                Trong nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử có gần 1 000 câu thơ do Kiều (572 câu), Thúc Sinh (110 câu), Sở Khanh (8 câu) , Giác Duyên (4 câu), Tống Ngọc (44 câu) sáng tác. Đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều có nhắc đến việc Kiều sáng tác nhưng không có tác phẩm nào được dịch. Mà Kiều cũng như Thúc Sinh, Sở Khanh...có rất nhiều thơ. Chẳng hạn: Thơ luận về bạc mệnh, thơ viết ở gốc cây, thơ vịnh, thơ thù tạc, thơ viết ở cửa công…  “Khúc nhà lay tựa nên chương/ Một thiên Bạc mệnh lại càng nảo nhân” hay: “Rút trâm sẵn giắt mái đầu/ Vạch da cây vịnh bốn câu, ba vần”“Lòng thơ lai láng bồi hồi/ Gốc cây lại vạch một bài cổ thi”… Khi sáng tạo ra thơ lục bát, Đỗ Hoàng dịch tất cả các sáng tác của Kiều, Thúc Sinh, Sở Khanh, Giác Duyên và bài Chiêu hồn tử của Tống Ngọc do Kim Trọng đọc lúc cả nhà Vương Thuý Kiều đoàn viên.



Trong Truyện Kiều Nguyễn Du có viết:
“Khúc nhà, tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lạị càng nảo nhân”

Nguyên bản Hán - Việt:

Bạc mệnh oán khúc

Hoài cố quốc hề thán ná Sâm Thương,
Bi luân vương hề ngọc dung hà tường?
Tỉ muội cố sủng hề nhất triêu câu tử,
Đông quân bất lệnh hề Phụng Tiên diệt vương.
Hầu môn tự hải hề Tiêu Lang mạch lộ
Thất thân phi loại hế Mậu Lâm tranh quang.
Vị lang tiều tuỵ hề cập nhĩ đồng tử,
Ly hồn tình trọng hề thiển xướng ám thương.
Tử phụ phụ thi hề sinh đại phụ tử,
Sủng suy hoàn phiến hề nhĩ sinh bất xương.
Hữu thuỷ vô chung hề bi hồ thất lữ,
Môn tiền linh lạc hề lão đại thuỳ tương.
Cổ kim hồng nhan hề mạc bất bạc mệnh.
Hồng nhan bạc mệnh hề mạc bất đoạn trường.
Ngã bản oán nhân hề nãi vi oán khúc,
Văn thử oán khúc hề thuỳ bất bi thương.
Đỗ Hoàng dịch nghĩa:

Khúc oán mệnh bạc

Lòng nhớ về quê cũ, những lần lữa cách trở như Sâm, Thương,
Hồng nhan có phải để nỗi buồn như điềm gở?
Chị em Triệu Phi Yến được vua sủng ái như thế một sớm cũng tiêu tan!
Phụng Tiên chết thảm, Chúa Xuân cũng vô tình.
Một bước vào chốn Công hầu khác nào bước xuống bể thẳm, chàng Tiêu  Sử trở thánh khách qua đường!
Gái ở chốn Mậu Lâm  tài sắc đủ điều xe duyên chẳng lựa đành bỏ mạng.
Lòng dạ thiếp đây tiều tuỵ, khô héo cũng vì chàng.
Hồn bỏ đi cửu tuyền, tình nặng vô vàn sao chẳng cùng khuất nẻo trần gian? Cất lên những tiếng than nảo nề, ai oán!
Nàng Tào Nga đội thây cha chết đuối, cha lớn lao sinh con lớn lao!
Tấm lòng sủng ái lúc yêu, lúc ghét, sương thu lạnh, mảnh quạt để rơi.
Trước cửa lạnh lùng, lúc già cỗi còn ai cầu nữa.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           
Xưa nay hồng nhan đều là người bạc mệnh.
Hồng nhan bạc mệnh làm không khỏi nỗi đau đứt ruột.
Ta cùng là khách má hồng ai oán làm ra khúc oán này.
Hỏi ai khi nghe khúc oán này mà không buồn thương bi luỵ!
Đỗ Hoàng dịch thơ:

Khúc oán mệnh bạc

…Nhớ về cách trở Sâm, Thương. (1)
Hồng nhan là giống buồn vương luỵ phiền.(2)
Triệu nương vua chuộng ngày đêm (3)
Chúa Xuân chán bỏ Phụng Tiên chết sầu!(4)
Chàng Tiêu người ngọc thấy đâu? (5)
Mậu Lâm con gái gieo cầu trái duyên! (6)
Vì chàng khô héo thuyền quyên (7)
Hồn vương ly loạn cửu tuyền, trần gian. (8)
Cứu cha ghi dấu sử vàng! (9)
Tấm lòng ưu ái vì nàng đó thôi! (10)
Bởi đâu làm lỡ lứa đôi?
Vô duyên già cội chẳng ngồi lầu trang (11)
Cổ kim bạc mệnh hồng nhan! (12)
Má hường phận mỏng đa đoan, đoạn trường! (13)
Với ta khúc oán Kiều nương.
Ai nghe không khỏi xót thương phận mình!...

Chú thích:
(1)   Tích cũ  là hai ngôi sao trên trời chỉ sự xa cách.
(2)   Thuyết hồng nhan
(3)   Triệu Phi Yến người đẹp đời Hán được vua sủng ái, sau chết vì oán hờn.
(4)   Phụng Tiên tên hiệu của Triệu Phi Yến.
(5)   Tích xưa, chàng Tiêu bán thiếp tài sắc vào cửa Công hầu không bao giờ thấy mặt nữa.
(6)    Tích ở Tư Mã Tương Như - Con gái miền Mậu Lâm đẹp nhưng cầu hôn không đúng chỗ nên xảy ra nhiều oan trái.
(7)   Thuyền quyên là gái đẹp.
(8)   Theo đạo Phật chết còn hồn vương lại dưới chín suối và trên cõi trần
(9)   Tích Tào Nga một thiếu nữ đời Đông Hán liều mình xuống sông cứu cha được đời sau khen ngợi.
(10) Ai cũng yêu mến Tào Nga.
(11) Ca dao: “Còn duyên kẻ đón, người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng”, chỉ nhưng cô gái hết duyên không còn ngồi được ở lầu hồng.        
(12)(13) Thuyết hồng nhan bạc mệnh - Người đẹp đều bất hạnh trong tình yêu và cuộc sống.

Kiều làm thơ trước mộ Đạm Tiên (Bài một) :

“Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu, ba vần” ( Nguyễn Du).
Đoạn này trong nguyên bản, Kiều không vạch da cây, Thanh Tâm Tài Tử chỉ tả: …Vừa khấn, vừa đốt hương rồi thụp ngồi trước mộ, bái xong bốn bái, nàng mới đề một bài thơ như sau:

Nguyên bản âm Hán - Việt:

Sắc hương hà xứ dã,
Bằng điếu thống tâm tai.
Minh nguyệt lãnh loan bị,
Ám trần phong kính đài.
Ngọc tuy hoàng thổ oánh,
Danh vị bạch tuyết mai,
Thượng hữu như miên tửu
Vô nhân điện nhất tửu bôi.

Đỗ Hoàng dịch nghĩa:

Sắc hương đã trôi dạt về miền nào rồi?
Đến đây viếng thăm lòng đau đớn lắm thay!
Trăng sáng lạnh lẽo soi chăn uyên.
Bụi ám mờ tấm gương trong.
Ngọc bị bùn đen vầy lấp.
Danh chưa thành trước cây tuyết mai trắng.
Trên còn chung rượu say.
Không ai rót một chén rượu cho người bạc mệnh, thì có em đây!

Đỗ Hoàng dịch thơ:

…Sắc tài chẳng có tri âm, (1)
Buốt lòng thăm viếng, lệ thầm xót xa!
Chăn đơn lạnh lẽo bóng ngà, (2)
Trải bao gió bụi nhạt nhoà gương trong. (3)
Bùn nhơ vầy bẩn ngọc hồng! (4)
Tuyết mai trắng xoá tên không tỏ bày. (5)
Chỉ em cùng chị hôm nay, (6)
Xin dâng một chén rượu cay đượm nồng!..
Chú thích:
(1) Tích xưa, bạn thân nhất.
(2) Ngà chỉ ánh trăng, nghĩa bóng là người đẹp.
(3) Gương trong chỉ người đẹp.
(4) Ngọc hồng chỉ người đẹp.
(5) Tuyết mai trắng xoá chỉ người đẹp.
(6) Chỉ em cùng chị : Thuý Kiều và Đạm Tiên.

Kiều làm thơ trước mộ Đạm Tiên (Bài hai):

Lòng thơ lai láng bồi hồi
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi ( Nguyễn Du)
Đoạn này trong nguyên bản củaThanh Tâm Tài Tử  có tả: …Linh hồn người trước nay đã cảm thông, vậy trước khi ra về em cũng phải có mấy câu từ biệt. Nói xong nàng liền rút chiếc trâm ở trên mái tóc vạch vào gốc cây một bài từ tạ như sau:

Nguyên bản âm Hán – Việt:

Tây phong hà hối khí,
Trân trân sử nhân ai.
Thảm thiết như hàm oán,
Thê lương tự hữu hoài.
Thừa loan nghi sạ khứ,
Khoá hạc nhạ trùng lai.
Bất đoạn hương hồn xứ,
Thương thương xi ấn đài!
Đỗ Hoàng dịch nghĩa:

Gió tây thổi tới lúc nào đó?
Từng trận, từng trận làm cho lòng người sầu nảo.
Thảm thiết như ngậm một nỗi oán.
Buồn bã thê lương như nhớ nhau.
Hình chim oanh đã vụt biến đi đâu
Bóng chim hạc lại chợt về sau đó.
Hương hồn không mất chốn này.
Gót ngọc còn in trên lớp rêu xanh!

Đỗ Hoàng dịch thơ:

…Gió tây tơi táp bời bời,
Nát tan cây cỏ chẳng vơi mối sầu.
Ngậm hờn, oán tủi, oan sâu.(1)
Thê lương nguồn cội, rầu rầu nhớ nhung! (2)
Oanh vờn chấp chới mông lung,(3)
Bóng chiều cánh hạc ngại ngùng về mau. (4)
Hương hồn còn mãi muôn sau, (5)
Gót tiên, dáng ngọc in màu rêu phong!... (6)



Chú thích:
(1) Nguyên bản Hàm oán là ngậm nỗi oán hờn.
(2) Thê lương: Buồn thảm, não nùng.
(3) (4) Chim oanh và chim hạc.
(5) Theo thuyết nhà Phật thì người chết rồi nhưng linh hồn vẫn còn.
(6) Gót tiên, dáng ngọc chỉ Đạm Tiên








             





Mở đầu

Cõi đời muôn đắng, ngàn cay.
Kiếp tằm có được một ngày nào vui. (1)
Trải bao chìm nổi dập vùi
Mong manh phận số ngậm ngùi, xót thương!
5- Xem ra trong cõi vô thường, (2)
Càng gian ác lắm, càng vương tội đồ. (3)
Thiên Hà cũng thể hư vô. (4)
Trăm năm chỉ nắm đất khô ngoài đồng! (5)
Trầm luân đầy đoạ má hồng (6)
10- Tài tình, quốc sắc lắm lòng ghét ghen.(7)

Chương một
Gia thế Kiều

Sách xưa xem kỹ trước đèn.
Kim Vân Kiều truyện tiếng khen truyền đời. (8)
Vào năm Gia Tĩnh thứ mười, (9)
Bên Tàu cựu quốc thuộc thời nhà Minh. (10)
15- Ở trong thành nội Bắc Kinh, (11)
Có Vương Viên ngoại Tử Trinh tự là. (12)
Hiền thê dòng dõi họ Hà.
Vương ông tên thật phiên ra Lưỡng Tùng. (13)
Giàu sang thuộc loại bậc trung.
20- Ở ăn hiền hậu cả vùng mến yêu.
Đầu lòng hai gái mỹ miều.
Em Thuý Vân, chị Thuý Kiều sắc hương!
Phúc cho gia tộc họ Vương,
Vương Quan trai út theo đường thư thi.(14)
25- Thuý Vân rực rỡ xuân thì,
Bàn tay tháp bút, làn mi diệu huyền
Mắt long lanh nước hồ tiên,
Lưng ong mềm mại dịu hiền căn cơ. (15)
Thuý Kiều sắc sảo mộng mơ,
30- Mày ngài mắt phượng, cầm thơ đều rành.
Sắc tài hiếm có, lừng danh.
Ánh nhìn nghiêng nước, nghiêng thành người ta. (16)
Kiều nương nổi tiếng hào hoa
Tinh thông nhạc lý, tài ba Hồ cầm (17)

35- Giỏi đàn hát, giỏi ca ngâm,
Cung, thương biến hoá ngũ âm tuyệt vời. (18)
Cầm kỳ thi hoạ nhà nòi.
Một khúc Bạc Mệnh rụng rời gió sương (19)
“Nhớ về cách trở Sâm, Thương. (20)
40- Hồng nhan là giống buồn vương luỵ phiền.(21)
Triệu nương vua chuộng ngày đêm (22)
Chúa Xuân chán bỏ Phụng Tiên chết sầu! (23)
Chàng Tiêu người ngọc thấy đâu? (24)
Mậu Lâm con gái gieo cầu trái duyên! (25)
45- Vì chàng khô héo thuyền quyên (26)
Hồn vương ly loạn cửu tuyền, trần gian. (27)
Cứu cha ghi dấu sử vàng! (28)
Tấm lòng ưu ái vì nàng đó thôi! (29)
Bỡi đâu làm lỡ lứa đôi?
50- Vô duyên già cỗi phải dời lầu trang (30)
Cổ kim bạc mệnh hồng nhan! (31)
Má hường phận mỏng đa đoan, đoạn trường! (32)
Với ta khúc oán Kiều nương.
Ai nghe không khỏi xót thương phận mình!”
55- Thấu tài thi bá phục tình (33)
Hào hoa, nét ngọc, thông minh vĩnh hằng!
Chị em đang độ tròn trăng,
Xa gần khách nức tiếng tăm tìm về.
Thanh nhàn khuê các mộng mê,
60- Mặc ai nghìn dặm sơn khê kiếm tìm.
Chương hai
Kim Trọng

Có chàng tú sỹ đa tình. (34)
Họ Kim, tên Trọmg phú vinh nghìn vàng
Khôi ngô như thể Phan An (35)
Tài thơ Tử Kiến so chàng cũng thua.(36)
65- Chữ như bức hoạ thêu thùa,
Văn tài thần, phật ngàn xưa độ trì!
Phong lưu khó có ai bì?
Nếp nhà gia giáo thư thi thánh hiền!
Chàng vừa qua tuổi thiếu niên (37)
70- Nặng lòng mơ mộng dáng tiên trên trời.
Mong tìm ngọc nữ giữa đời,
Sớm khuya chiều sáng rối bời, bâng khuâng!
Đơn phương tình mộng trào dâng.
Đêm chằn chặn nhớ, ngày lâng lâng mồng!
75- Nghe danh Kiều khách má hồng,
Tây Thi tài sắc cũng không so tày.(38)
Nổi danh thơ phú tuyệt hay,
Thạo thành ca khúc, lại tay Hồ Cầm.(39)
Ước gì là được tri âm,
80- Thoả bao khao khát, âm thầm nhớ mong.
Tháng ngày mòn mỏi chờ trông,
Người tiên vẫn chốn phòng không mịt mù.
Mùa đông cảnh sắc thâm u,
Mây chìm trong sóng, trăng lu cuối ngàn.
(còn nữa)