Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

Thợ mộc - Vô lối của Nguyễn Bình Phương

 


NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG KHÔNG NÊN LÀM VĂN CHƯƠNG

Vô lối ngu độn, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo

 

   Nguyễn Bình  Phương học hành dốt nát, chữ như chó moi, gà cào viết văn làm thơ ngu si, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo. Tôi có nhiều chuyên luận viết về Nguyễn Bình Phương nên không mất thì giờ nhắc lại, chỉ đi sâu mấy bài in trên Văn nghệ (bộ mới) thưa cùng bạn đọc :

Nguyên văn :

THỢ MỘC

Ông thợ mộc đi đâu thế kia

hay làm giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc 

 

Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc

cho bà mẹ đơn thân

đóng chiếc bàn hội nghị ba bên

kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ  

cùng cây bút thực hư

ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp

 

Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách

sách kinh điển chữ như đàn ong mật

đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt

vì sảy chân ngã xuống một sắc tình

 

Ông ơi, này ông ơi

có nhận bào cá tính

nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời

véc ni lại những chiến trường già cỗi

làm giường như bà Âu Cơ từng nằm   

 

Ông thợ mộc bước chậm qua tháng năm 

bên đường ai đó hỏi tần ngần

-         Nghe nói gỗ sưa giờ bán bằng cân

ngày xưa họ sẽ bán bằng gì?

 

 Trước khi bình bài này xin nhắc lại chùm vô lối Nguyễn Bình Phương in trên Văn nghệ số 3 (bộ mới)

  Số tác giả còn lại trong trang thơ đa phần viết vô lối, không ngửi được, khắm lắm !

  Tệ hại nhất là Nguyễn Bình Phương (Xem vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương – vannghecuocsong.com).

  Nguyễn Bình Phương được in 3 bài : “Vân múa “, “Vĩnh cửu”, “Nhà thơ “. Đều ba bài Vô lối ngu độn, uôn éo, làm duyên, làm dáng, tỏ ra tư duy, lắng đọng kiểu cách !

  Ba bài có 30 dòng (có dòng chỉ 1 chữ) có đến :  47  từ Hán Việt chưa Việt hóa.   Vân,vân có 18 chữ vân vân (họ Vân), vân  (mây), 溈川

-(Duy Xuyên), dẫn (), thánh địa  (聖地), nỗi niềm (馁鯰), trắc ẩn (惻隱), tháp (), nâu (), trầm (), ngưng(), tê tái( 懠再), mê (), xán lạn (燦爛), uy quyền (威權), vũ trụ (宇宙)

thanh tân(清新),uyển chuyển(婉轉), đông(), sinh thành (生成), ẩn nhẫn(隱忍), gian(時間), vĩnh cửu(永久),tượng đài(像台),tạc(),cố định(固定), bình yên(坪安), ý tưởng (意想),phố(), sương().

  Thế thì làm thơ tiếng Việt đếch gì. Qua bên Tàu ở với Hán gian làm cho Hán tộc. Bài “Vân múa” không biết nói cô Vân làm nghề múa hay cô họ Vân làm  nghề múa hay cô Vân tượng đá trong vùng thánh địa Duy Xuyên  vũ nữ Chăm pa thuở xưa?

  Bài viêt rất dớ dẩn. Chẳng biết nói cô Vân mú hiện đại hay cô Vân múa thuở xưa? Tác giả dùng chữ quá cũ: “Vẻ say mê trong xán lạn uy quyền/ Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển”…

Sáo rỗng: “Kìa thời gian vụt nở òa như sóng”. Rồi xuống dòng

Tắt”

Ngắt câu rất vớ vẩn, điên rồ!

 Bài “Vĩnh cửu” vừa Tàu Ô, Tàu lai, vừa tự cao, tự đại:

Tôi cùng em ngắm tượng

Tượng nhìn lại hai ta

Cả ba là vĩnh cửu”

Cụ Hồ vĩ đại như thế, 500 năm mới có một người mà cụ tự nhận  « ngâm thơ ta vốn không ham, không cầnsự “vĩnh cửu ấy”» :

開卷  

老夫原不愛吟詩

因為囚中無所為。

聊借吟詩消永日

且吟且待自由時。

Khai quyển

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,

Nhân vị tù trung vô sở vi.

Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,

Thả ngâm thả đãi tự do thì. 

 

Đỗ Hoàng dịch thơ:

Già này thực sự chẳng ham thơ

Nhưng ở trong tù quá ất ơ

Mượn chữ ngâm nga ngày rộng hết

Tự do chờ đến chớp thời cơ!

  Nguyễn Bình Phương là anh lính kiểng hạng bét, làm “vô lối” phọt phẹt. Ăn lương lính hàm đại tá mà không có một bài thơ nào viết về anh bộ đội cụ Hồ. Không một câu nào đời nhớ. Còn cô bồ nhặt đâu ngoài quán ba vào đền đài tự cho mình là vĩnh cửu,bất tử. Thật ngu độn, kiêu ngạo!

   Bài thứ ba là bài « Nhà thơ ». Một tay làm “vô lối” chuyên nghiệp mà cũng xưng là nhà thơ viết bài “Nhà thơ” thì khôi hài hết chỗ nói. Khôi hài đến cỡ Becnaso được mời thăm nước Mỹ, đến Mỹ ông thấy tượng thần tự do to đúng bên bờ biển. Ông bỏ về ngay.

 Đã thế viết rất hợ hĩnh, tự cao, tự đại:

Ta lặng im

Chim hót

Họ thì vỗ cánh bay

 

Ta viết

Chim bay đi

Họ thẫn thờ đậu xuống

 

Ta nhìn ta mai mái một làn sương »

  Cái đám vô lối tàn phá thơ ca nước Việt nghìn năm thiêng liêng : Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – In ra sa ra, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Mã Giang Lân, Trần Hùng, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh….tiêu đi, tan đi, lặng khói đi….đúng là chim mới về hót.

 Cha ông, tiên tổ đọc sách làm thơ chim chóc về hót, hoa nghiêng về xem… :

 

看書山鳥棲窗

批札春花照硯池。

(贈裴公 -胡志明)

Tặng Bùi công

Khán thư sơn điểu thê song hãn,

Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì….

Hồ Chí Minh

Dịch thơ (Khuyết danh)

« Xem sách chim rừng vào cửa đậu

Phê văn hoa núi ghé nghiên soi… »

 Còn bọn « Vô lối »

Ta viết

Chim bay đi

(Nguyễn Bình Phương)

  Quá đúng, chính xác cái gọi là sáng tác của đám này. Chim chóc phải bỏ đi, không ai ngửi được cái mùi nhà cầu thơ phú của bọn chúng.

   Cái anh Nguyễn Việt Chiến làm thơ hô hào tuyên truyền cấp xóm, chứ không làm « vô lối » nhưng anh ta phải theo sự chỉ đạo của Hội Nhà văn khóa mới (khóa X) đứng đầu là Vô lối Nguyễn Quang Thiều, đứng thứ hai Vô lối ngu độn  Nguyễn Bình Phương thì ma nào nó đọc

    Quay lại bài “Thợ mộc”. Một bài giả lươn,giả rắn, giả cầy, giả mèo, giả chuột, giả kăng ku ru, giả thỏ, giả cáo, giả gà, giả vịt, giả ngan, giả ngỗng, giả hoàng hôn, giả Âu Cơ, giả giường, giả chiếu…

“Ông thợ mộc đi đâu thế kia

hay làm giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc”

Chả biết ông thợ mộc thật hay ông thợ bị tâm thần!

 Đem cái thật ghép với cái ảo người ta viết quá nhiều, viết một lần còn được, lặp đi lặp lại chẳng hay ho gì. Vì “giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc”

vì đó là cách nói của kẻ u mê, chưa tỉnh giấc!

Tiếp theo cả một khổ viết như thế:

“Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc

cho bà mẹ đơn thân

đóng chiếc bàn hội nghị ba bên

kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ  

cùng cây bút thực hư

ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp…”

Lộn xà, lộn xộn, cái quàng sang cái kia, từ tủ nhan sắc cho bà mẹ đơn thân đền hội nghị ba bên, rồi đến kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ!”. Chả biết nói đên việc gì. Tù mù , rối rắm!

 Đúng là kiểu viết của kẻ ngu độn, tối tăm!

Rồi đến khổ tiếp cũng vậy. Tù mù, tà mà, nhăng nhăng cuội cuội:

“Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách

sách kinh điển chữ như đàn ong mật

đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt

vì sảy chân ngã xuống một sắc tình…”

Khổ tiếp cũng vậy. Cũng làm xiếc chữ vô duyên, lại liên tưởng đến chuyện giường chiếu rất dung tục!

“Ông ơi, này ông ơi

có nhận bào cá tính

nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời

véc ni  lại những chiến trường già cỗi

làm giường như bà Âu Cơ từng nằm …”

 Làm sao biết bà Âu Cơ nằm giường? Thời ăn lông, ở lổ chắc chi Lạc Long Quân và bà Âu Cơ nằm giường. Thời đó đã có giường chưa? Nếu nằm đất thì sao? Nằm đất mới đạt cực khoái, mới rụng 100 trứng. đẻ ra trăm người con, thành ra giống Việt oai hùng hôm nay! Nằm giường may mắn đẻ ra vài ba đứa méo mó sinh ra bọn vô lối hôm nay!

Bài vô lối “Thợ mộc” viết rất nhăng nhít, uốn éo làm duyên, cách tân gái già: “giá trưng bày cơm mê”, “tủ nhan sắc”,”ngã xuống một sắc tình”, “nghện chân trời”,”bộ sưu tập những người chưa tỉnh giấc”…

   Bài này Nguyễn Bình Phương cũng như đám vô lối đều Tàu Ô hóa. Dùng đến: 36 chữ Hán. (giá), (trưng), (mê), (bộ), 搜集(sưu tập), (tỉnh), 顏色(nhan sắc), (đơn), (thân), 會議 (hội nghị), (kí), 停戰 (đình chiến), 過去 (quá khứ), (thực), (hư), (thời), 包給 (bao cấp), 經典 (kinh điển), 棺材 (quan tài), 個性 (cá tính), 色情 (sắc tình), 戰場 (chiến trường),  频垠 (tần ngần), (cầu)…Nguyễn Bình Phương là người Hán!

Nói thật ra cả đám vô lối: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, In ra sa ra, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam,Mai Văn Phấn… in trên Văn nghệ (bộ mới ) số 4+5+6 ngày 22-1-2022  tết Nhâm Dần phá nát thơ Việt! Không đem đến một tín hiệu mới gì cho thơ Việt!

Hà Nội 1/2022

    Đ - H

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Đưa cháu về quê nội

 


  NGUYỄN QUANG THIỀU KHÔNG NÊN LÀM THƠ VÔ LỐI

ĐƯA CHÁU VỀ QUÊ NỘI - ỒN ÀO, SÁO RÔNG, ĐẠI NGÔN, HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG

Đỗ Hoàng

Nguyên bản của Nguyễn Quang Thiều (*)

 

ĐƯA CHÁU VỀ QUÊ NỘI

 

Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch những vòm cây, những khu vườn yên tĩnh

Mùa hạ mở, rộng những chân trời khung cửa

Những búp sen hồng thắp sáng ban mai

 

Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội

Để cháu nhận ra dòng sông, dãy núi, cánh đồng

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt

Nhận ra những mái nhà trầm mặc xuống suy tư

 

Nhận ra hoa, nở cả trong bóng tối

Nhận ra mây bay trên những ưu phiền

Nhận ra gió tự do không bao giờ khuất phục

Nhận ra cuốn sách người ngôn ngữ của lương tri

 

Và tôi bế cháu tôi dưới vầng dương rực rỡ

Người ban tặng cháu tôi những hạt giống vàng

Để gieo xuống cánh đồng người năm tháng

Những mùa màng nhân ái mãi lên xanh.

 

   Tôi đã viết về cái gọi là “thơ Vô lối” của Nguyễn Quang Thiều và những người làm vô lối khác khá nhiều chuyên luận nay không nhắc lại nữa. Chỉ biết rằng “Thơ vô lối” là một quái thai văn chương!

    Số tết Nhâm Dần báo Văn nghệ (bộ mới số 4+5+6/22-1-2022) in một ceri của những cây vô lối “gạo cội”: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Inrasa, Phan Hoàng, Mai Văn Phấn, Trần Hùng, Tuyết Nga, Mai Quỳnh Nam, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…Đọc nghe tởm lợm, buồn nôn! Điển hình là bài “Đưa cháu về quê nội” của Nguyễn Quang Thiều.

  Bài này thể hiện rõ “chất vô lối” của Nguyễn Quang Thiều: ồn ào, sáo rỗng, hô khẩu hiệu suông, đại ngôn, thừa chữ, thiếu lời, thiếu ý…

“Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch những vòm cây, những khu vườn yên tĩnh

Mùa hạ mở, rộng những chân trời khung cửa

Những búp sen hồng thắp sáng ban mai

 

Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội…”

  Khổ mở đầu đã lắm lời, lắm chữ mà không đủ ý.  Mưa đâu chỉ rửa sạch một con đường, vòm cây, khu vườn yên tĩnh? Kể mưa rửa sạch thì kể bao giờ mới hết! Mưa rửa sạch là đủ, cần gì phải kể những cơn mưa! Vậy có nhiều cơn mưa không rửa sạch (!). Câu này thừa ba chữ: “Những, con, đã”. Tôi đã nói nhiều người làm “vô lối” không hiểu thuật “thôi xao - thôi : đẩy , xao : gõ”  một đặc sản trong thơ! Trong “Người đàn bà gánh nước sông” Nguyễn Quang Thiều cũng dùng thừa chữ, thừa lời thiếu ý, như thế  - Đã năm, mười năm, ba mươi năm, nửa đời tôi thấy”. Đây không phải chỉ Nguyễn Quang Thiều kém cõi tiếng Việt mà đám vô lối đều như thế cả. Con đường, vòm cây, khu nhà yên tĩnh có bị bụi bẩn mới nhờ đến mưa rửa sạch. Còn con đường, vòm cây, khu nhà yên tĩnh có bị bụi bẩn đâu mà phải nhờ mưa rửa sạch? Nhất là khu nhà yên tĩnh. Khu nhà yên tĩnh (安靖)khu nhà an bình, yên ổn thì cần chi mưa rửa nữa, đấy hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng nữa! Nguyễn Quang Thiều không biết nghĩa chữ Hán nên cho mưa rửa cả những nơi sạchsẽ, tốt đẹp (!)

“Đó là ngày tôi đưa cháu tôi về quê nội”. Ngày đưa cháu nội về quê nhờ mưa rửa sạch bụi bẩn, còn ngày đưa cháú ngoại về quê nội thì sao? Thơ viết gì mà hớ hênh, cực đoan vậy!

“Để cháu nhận ra dòng sông, dãy núi, cánh đồnộig

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt”

 Dòng sông, dãy núi, cánh đồng, giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt thì trên cõi Việt này quê đâu chả thế. Cái giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt có gì đặc sắc đâu. Làng nông nghiệp 80% là nông thôn, nông dân, giọng miền quê nào chẳng nồng thơm mùa gặt. Tác giả tưởng rằng chỉ là Chùa có ruộng đồng, có cây lúa (!) Quá chung chung không điển hình.

 Hai khổ, khổ gần kết và khổ kết là những câu xiếc chữ, đại ngôn, sáo rỗng, hô khẩu hiệu suông, ba hoa chích chòe “ba voi không ngọt bát xáo”:

“Mây bay trên những ưu phiền, gió tự do không bao giờ khuất phục, cuốn sách người ngôn ngữ của lương tri, tôi bế cháu tôi dưới vầng dương rực rỡ, mùa màng nhân ái mãi lên xanh…

  Cũng như đám vô lối khác, Nguyễn Quang Thiều sính dũng chữ Hán chưa Việt hóa: yên tĩnh (安靖), hạ (夏), hồng (紅), hoa ( hoa ), trầm mặc (沈默),  suy tư (推思), khu (区,chân (甄, ưu phiền (憂煩), tự do (自由), khuất phục (屈服), ngôn ngữ (言語), lương tri (良知), nhân ái (仁愛), ban tặng (),(25 chữ)…Bài vô lối “Đưa cháu về quê nội” gần như bị Hán hóa!

 

Thời hiện đại hay thời nào cũng thế, thơ có vần, thơ không vần không quan trọng. Miễn là tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi đến người đọc như thế nào. Thơ không vần không mới, nó cũ như trái đất. Ngay cha ông ta từ thuở sơ khai đã làm thơ không vần. Các cụ đặt tên các loại ấy là : cáo, chiếu, biểu, hịch. lệnh, sớ…

« Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông, bờ cõi đã chia  

Phong tục Nam Bắc cũng khác… »

  (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Cáo)

Các thi sĩ hiện đại:

Thời chống Pháp:

“Đằng nớ

Vợ chưa đằng nớ

Tớ còn chờ Độc lập

Cả lũ cười vang trên ruộng bắp

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu!”

(Nhớ - Hông Nguyên)

“Người đẹp như tuyết

Chạm vào thấy nóng

Người đẹp như lửa

Sờ vào thấy mát

Không đói,

Gặp người đẹp cũng đói

Không khát

Gặp người đẹp cũng khát…”

           (Lò Ngân Sủn)   

“Nhưng em hỡi

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua sóng gió

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua thử thách gian lao

Có lẽ nào sánh với tình em!

                (Hà Nhật)

“Nhà tôi buồn

Nuôi một con chó

Một hôm nó nói tiếng người:

Con người sống với nhau ác độc lắm!”

(Phỏng theo Thơ hậu hiện đại Thụy Điển – Phạm Viết Đào dịch)

  Hoàng Vũ Thuật không biết chữ Hán, nhưng sính dùng chữ Hán, dùng bội thực,  chữ chỉ dùng trong ngành chuyên môn, bói toán,chưa Việt hóa bao nhiêu : Càn khôn (乾坤), lịch trình (历程), hữu hạn ( ),vô hồi (無回 ),  nhẫn nại (忍耐)….  Chữ ta có trời đất, bước chuyển, chỗ dừng, chịu đựng, không về,…sao không dùng ? Mỗi chữ mỗi câu thơ, người làm thơ tiếng Việt đòi hỏi phải sáng tạo từ mới thuần Việt, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt :

« Một tiếng chim kêu Sáng cả rừng » (Khương Hữu Dụng). Chữ Sáng làm sáng câu thơ, sáng bài thơ. Người đời chỉ nhớ đến chữ Sáng. Đời nhớ Khương Hữu Dụng chỉ một chữ Sáng !

 Thuở xưa cha ông ta chỉ dùng chữ Hán (âm Hán Việt).

. Ngay đến sau Cách mạng tháng Tám các lớp ấu trò trường làng còn học cửu chương bằng tiếng Hán Việt :

« Nhị nhị thành tứ

Nhị tam thành lục

Thất cửu lục tam

Cửu cửu bát nhất »…

(2x2  = 4

2x3  =  6

7x9  = 63

9 x9 = 81 )

 Thế nhưng thơ văn tổ tiên viết rất thuần Việt

« Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau »

« Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng : Huyện Lâm Thanh cũng gần »

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

« Thiên địa phong trần

Hồng nha đa truân

(Thuở  đất trời nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên)

(Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn)

Thời cận đại :

« Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non »

(Tản Đà)

« Bèo dạt mây trôi

Chốn xa xôi

Em ơi ! Bèo dạt… »

(Dân ca Quan Họ)

 Nêu cha ông không giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt, viết như Nguyễn Quang Thiều và đám vô lối bây giờ thì ai đọc (đoạn này lấy lại một phần trong các chuyên luận phê bình thơ Vô lối) !

 

« Bách niên trong cõi nhân ta

Tài tự, mạng tự khéo là tăng nhau »

Chất vấn rằng : Mã Giám Sinh

Chất vấn rằng : huyện Lâm Thanh cận nhà »

« Bình chuyển, vân di..y ..y

Xứ viễn phương

Muội  y , muội vẫn đợi, vẫn vọng…Bình chuyển »

« Thiên địa gió bụi

Hồng nhan nhiều nạn »

  Thì còn chi Kiều, Chinh phụ ngâm, dân ca Quan Họ !

  Kết lại rằng: Bài “Đưa cháu về quê nội” không một chút rung cảm, người đọc ngỡ như đọc bản tuyên cáo của Tuyên huấn Công an. Tất cả câu chữ vừa lai Tàu
Ô, vừa nặng nề  như đá sỏi.

Cũng viết về thăm quê sao tiền nhân viết cả gần trăm năm mỗi lần đọc, mỗi lần rung cảm:

“U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân

Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần

Lại dẫn chúng tôi về nhận họ

Bên miền quê ngoại của hai thân

 

Tôi nhớ đi qua những rặng đề

Những giòng sông trắng lượn ven đê

Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp

Người xới cà, ngô - rộn bốn bề

 

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu

Trông U chẳng khác thời con gái

Mắt sáng môi hồng má đỏ au.

 

Tà áo nâu in giữa cánh đồng

Gío chiều cuốn bốc bụi sau lưng

Bóng U như bóng người thôn nữ

Cúi nón mang đi cặp má hồng

 

Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng

Đoàn người về ấp gánh khoai lang

Trời xanh , cò trắng bay từng lớp

Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

 

Tới đầu làng gặp những người quen

Ai cũng khen U nết thảo hiền

Dẫu phải theo chồng thân phận gái

Đường về quê mẹ vẫn không quên.”

(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)

 

   Nguyễn Quang Thiều không nên viết “ thơ Vô lối”.  Nếu Nguyễn Quang Thiều và đám Vô lối cứ viết tràn lan thì rất nguy hại cho thơ ca dân tộc! Chí nguy ! Chí nguy!

       Hà Nội ngày 18/1/2022

                       Đ – H

(*) Bài in trên báo Văn nghệ - Bộ mới số số 4 + 5 + 6  (ngày 22 -1 - 2022) Nhâm Dần

 

Đỗ Hoàng

Dịch ra thơ Việt

ĐƯA CHÁU VỀ QUÊ NỘI

Những cơn mưa đã rửa sạch con đường

Rửa sạch vườn cây, khu nhà yên tĩnh

Hạ mở rộng chân trời cửa kín

Bông sen hồng thắp sáng ban mai!

 

Ngày tôi đưa cháu về quê nội

Để cháu nhận ra sông, núi, đồng làng

Nhận ra giọng làng Chùa nồng thơm mùa gặt

Nhận ra ngôi nhà trầm mặc thinh không.

 

Nhận ra hoa nở cả trong bóng tối

Nhận ra mây bay trên những ưu phiền

Nhận ra giá tự do không khuất phục

Nhận  ra sách ngôn ngữ thánh hiền.

 

Tôi bế cháu giữa vầng dương rực rỡ

Người ban tặng cháu tôi  những hạt giống vàng

Để gieo xuống cánh đồng năm tháng

Nhân ái lên xanh thêm bội mùa màng!

     Hà Nội ngày 17/1/2022

          Đ - H