Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

VÔ LỐI, TẮC TỴ HOÀNG VŨ THUẬT

 VÔ LỐI, TẮC TỴ HOÀNG VŨ THUẬT

 
                                         Đỗ Hoàng
 
       Trong cuộc sống, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật sống chân tình chung thủy vợ con, cưu mang bạn bè, người thân; nhưng trong sáng tác thì Hoàng Vũ Thuật rất làm hàng giả. Giả trong cách lập tứ, chọn từ, đặt câu, thi tứ, mô phỏng. Cái giả nó đeo theo nhà thơ từ khi chập chững vào nghề cho đến hôm nay đã thất thập cổ lai hy, đầu suy tứ chi!
   Nghĩ cho cùng không phải lỗi của Hoàng Vũ Thuật mà nói như từ thông dụng bây giờ là lỗi cả một hệ thống. Cả thế hệ cứng như một thỏi sắt (Lưu Quang Vũ). Nhiều lớp lớp làm nhà ca học, hót học, hát học, cười học… Trùng trùng điệp điệp cổ động viên tự giác và không tự giác.
  Đến nỗi như nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi tiếng nhất trong thơ chống Mỹ cũng làm “nhà cười học” khi viết bài thơ tình Cái chao đèn duyên tình thế mà phải thêm hai câu kết rất dở hơi mới được in và mới được phổ biến:
 
CÁI CHAO ĐÈN
 
Con trai đội nón bao giờ
Vì mưa nên phải đi nhờ nón em
Bấy lâu mũ sắt đội quen
Buồn cười cái nón tòn ten trên đầu.
Khoảng râm là ánh sáng màu
Của tình yêu đội trên đầu đó em.
Hông hồng khuôn mặt xinh quen,
Nón bài thơ cái chao đèn của anh!
 
Khi đưa in, nhà biên tập không đồng ý vì cả nước đang đánh giặc mà nhà thơ lại làm thơ tình thuần túy. Bất đắc dĩ, Phạm Tiến Duật phải viết thêm hai câu kết không ăn nhập gì để được in:
Mũ va vào mũ lanh canh
Đường xa nhớ nón che anh buổi nào!
    Rồi tiếp đến nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ suốt thời chống Mỹ nằm hầm ở thôn Phú Vinh (Trụ sở Hội Văn nghệ Quảng Bình đóng) cũng phịa, tưởng tượng ra mình là bộ đội hoặc thanh niên xung phiong hành quân:
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 
Gặp hổ bom nhắc chuyện người con gái
(Khoảng trời và hố bom)
Và dùng nhiều câu đại ngôn, hô khẩu hiệu sáo mòn để cổ động:
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa.
(Bài đã dẫn)
  Nhà văn Dương Thu Hương cũng vậy. Tưởng tượng mình là chiến sỹ lái xe đi trên đường gặp nhiều hoa Trâm Lê (hoa phịa) hứa sẽ làm tròn nhiệm vụ ngoài tiền tuyến cho hậu phương yên tâm sản xuất…
 
  Thế hệ Hoàng Vũ Thuật là thế hệ chống Mỹ. Cả nước gồng lên đánh một đế quốc giàu mạnh nhất thế gới nên văn chương cũng gồng lên nhiều lần để phục vụ cho mục đích đánh giặc của nhà cầm quyền:
Ta lại viết bài thơ báng súng                                                      
Con đứng lên viết tiếp thay
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.
(Hoàng Trung Thông)
  Tố Hữu nhà thơ của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng viết:
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương!
 Cho nên cả nước từ văn chương, thơ ca, nhạc, họa đều phải vót chông trước khi vót văn.
  Hồi ấy in ấn rất khó khăn từ trung ương đến địa phương. Văn thơ không nói về bom đạn, hỏa tuyến, đánh giặc, bắn máy bay, bộ đội, thanh niên xung phong, ta thắng địch thua… thì rất khó in.
  Hội văn nghệ Quảng Bình có tờ Văn nghệ Quảng Bình, anh em phải xếp hàng nhiều năm mới có bài đăng.
  Một lần Hoàng Vũ Thuật đưa bài “ Quả ổi trong vườn chín sớm” đến Ban biên tập để duyệt.
  Nội dung là tả trái ổi trong vườn bị bị viên bom bi găm vào nên nó chín sớm. Ban biên tập mới phê rằng: “Sự việc có thật nhưng người viết đã chọn không điển hình nên nó thành giả. Bom đạn Mỹ ném bom, bắn súng hàng ngày để bao nhiêu người chết, súc vật chết không viết, mà viết quả ổi bị bom bi chín sớm vừa sến, vừa nhẹ tênh, gượng gạo thế nào! Có sự việc không có thật nhưng nhà thơ điển hình hóa nó lên thì đọc như là thật.”
  Từ đó Hoàng Vũ Thuật đi tìm cái điển hình hóa không thật để làm cho nó thật. Nhưng tai hại thay, sau khi văn chương cổ động tuyên truyền qua đi thì những cái giả nó lại lai hoàn giả, không thể chấp nhận được:
Qua ải Bắc, đèo Nam
Qua Trường Sơn nắng mưa dằng dặc
Anh thành người con trai suốt đời đi đánh giặc
(Cây Nhạc ngựa)
  Hoàng Vũ Thuật thì không một ngày mặc áo lính, không biết khẩu AK lắp đạn như thế nào, một băng đạn có mấy viên và bắn liên thanh hay bắn ba phát một thì địch mới sợ nhưng Hoàng Vũ Thuật hay thay lời người ra trận làm thơ cổ động chiến đấu, hay đánh giặc trên giường(!). Điều này cũng không vấn đề gì, xưa nay mọi người vẫn làm, miễn là hay xúc động là được. Đằng này bài Cây nhạc ngựa vừa giả vừa dở, vừa không có một chút gì gọi là thi pháp nên nó rất phản cảm. Mặc dầu bài này được giải thưởng thơ báo Văn nghệ đâu năm 1986. Rồi tập Tháp nghiêng cũng được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Giải thưởng dù giải địa phương, dù giải trung ương đều đáng trân trọng. Nhưng lấy giải thưởng mà đo chất lượng một đời thi ca là một việc hoàn toàn sai lầm. Vì giải thưởng chỉ phục vụ cho một giai đoạn, một hoàn cảnh nhất định, một chính thể cụ thể. Bài Cây nhạc ngựa vừa giả dối, vừa kém thi pháp, vừa gần như mô phỏng nhiều câu của Phạm Ngọc Cảnh trong bài thơ Lý ngựa ô ở hai vùng đất:
Mai xa rồi, em nhớ anh không?
Trăng lại tròn vầng trăng biên cương
Ngựa tung bờm trắng thảo nguyên gió.
….
Cỏ vô tận cho lòng anh rong ruổi
(Cây nhạc ngựa – Hoàng Vũ Thuật)
 
Ngựa tung bờm bay qua biển lúa
Ngựa ghìm cương nơi sông xòe chín cửa

Gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi
(Lý ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh)
 
      Cha ông ta đã từng viết về người lính suốt đời đánh giặc một cách nghệ thuật tài tình:
 
   Ban Siêu quy thời mấn dĩ hoa
 Chàng Siêu mái tóc điểm sương mới về
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
Là biết chàng Siêu suốt đời đánh giặc rồi, cần gì mà nói:
Anh thành người con trai suốt đời đánh giặc!
 Viết thế, vừa không thơ, vừa không thật, vừa ảnh hưởng thơ người khác:
Cái giả của Hoàng Vũ Thuật đi vào cả đề tài tình yêu:
…Rồi em làm quan tòa
Đưa anh ra xử án
Và có thể cao hơn
Đem pháp trường xử bắn.
 
Mặc tất anh chẳng cần
Sợ gì giấy xích sắt
Nếu đạn bắn vào anh 
Sẽ làm em chết mất!...
(Không đề)
 Lúc đầu Hoàng Vũ Thuật viết câu kết Nếu đạn bắn vào anh/ Sẽ làm em chết ngất
Anh em góp ý là chết ngất là chết giả. Hoàng Vũ Thuật sửa lại chết mất cũng là chết giả nốt. Mình như thế nào, là vua chăng, là thượng đế chăng mà người tình có thế chết(!). Vua và thượng đế đầy quyền lực đấy nhưng người tình chưa chắc đã thèm chết. Ngay thần Juipite bá chủ Olempơ mà đã có người tình nào chết đâu!
Hoàng Vũ Thuật rất chủ quan, rất không thực chút nào. Thật ra nhà thơ chẳng hiểu gì quy luật tâm lý. Chín con chưa thật mặt chồng, huống gì mới tình tang đôi lứa ngoài đường, người con trai trộm yêu người con gái. Việc này vô cùng giả dối.
Giang Nam thật tình hơn:
Hôm nay nhận được tin em
Dù không tin đó là sự thật
Giặc giết em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi.
Đau xé lòng anh chết nửa con ngươi!
(Quê hương – Giang Nam)
Chết nửa con người của Giang Nam là chủ thể, nó thực nên thuyết phục người đọc, đọc xúc động đến hôm nay.
  Hoàng Vũ Thuật viết đã giả lại quá cũ như hai nghìn năm trước:
Giữa bãi cát vàng em là cây
Bóng em đổ xuống hai vai gầy
Anh ngồi trưa nắng như thiêu đốt
Mỗi chiếc lá xanh một bàn tay…
(Em là)
Minh nguyệt cao cao khắc lậu trường
Trân châu liêm bạc yểm lan đường
Hoành thùy bảo ác đồng tâm kết
Bán phất quỳnh diên tô hợp hương…
(Đảo thiên y – Lý Bạch)
 
Trăng sáng cao vời giờ điểm đây.
Nhà lan châu ngọc ánh vơi đầy.
Tấm lòng cùng kết bên màn liễu,
Phảng phất chiếu quỳnh hương ngất ngây!...
(Đỗ Hoàng dịch)
  Gần bảy mươi tuổi, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật tự lột xác mình, cố gắng đổi mới, phá bỏ cách viết cũ và giả của mình gần 60 năm qua. Nếu thế thì đáng quý biết bao, dù còn sống một giây cũng phải đổi mới, nhưng tiếc thay Hoàng Vũ Thuật chẳng có đổi mới gì mà chỉ sa đà vào tắc tỵ, bí hiểm, cầu kỳ rắc rối, tù mù, hủ nút, không còn một chút rung động thi ca. Chỉ có rặt những kiểu nói tắc tỵ, bí hiểm, đánh đố mình, đánh đố người đọc vì một kiến văn thiển cận, kiến thức hạn hẹp, rất nhiều chỗ hỏng trong học vấn, ít từng trải, sai cả quy luật tâm lý, quy luật tự nhiên, xã hội…
   Được các bác sỹ đỡ đẻ hải ngoại quanh năm ngồi trong phòng sản phụ đỡ con Mỹ đen, các học giả, học thật, tiến sỹ bò tung hô … nên Hoàng Vũ Thuật càng dấn sâu vào quái thai, kỳ quặc, lởm khà lởm khởm, tắc tỵ…
 Đặt tựa đề một cách tù mù, đánh đố:
Mãi viên trà, K, Ly, Hoàng An, Lá, Đo, Cõi, Ngược, Màu, Kiến
Cầu kỳ, rắc rối:
Mưa trên mười ngón tay dài, Trưa lệch phai…
Những câu vô lối như bị tâm thần, nhạt nhẽo vô vị, không ai hiểu mô tê răng rứa, viết cho bạn mà như viết cho kẻ không ăn ngũ cốc, cho kẻ ở ngoài hành tinh hoặc quỷ dạ xoa dưới Long cung:
ngày mẹ đưa chúng mình xuống sông quẫy đạp
tình yêu dội lên hai bờ vai
đẫm vào da thịt
tia chớp sáng của ngọn sao khuya
chúng mình đứng như trời trồng khi tình yêu tới
những câu thơ vọt máu phát cuồng quất vào bức tranh
đớn đau khát cháy
(Viết cho bạn)
tù mù, vô nghĩa:
 
giờ thì anh trồng thêm gốc cây
thuộc loài bạch dương chờ đông sang phủ tuyết
nào có gì ổn định
 
rồi con sóng tiếp xô đổ anh
lúc anh là cát
những con sóng siêu hình lau sạch gương mặt cũ
như chén rượu đêm ấy
chặng cuối
(Hoàng An)
 
Viết sai cả quy luật tâm lý, quy luật xã hội, tình cảm:
 
ngu­ời di gan không buồn
chỉ biết hát
nhiệt cuồng và mê loạn
 
ngu­ời di gan không đau
chỉ biết múa
vũ điệu ngã nghiêng phố xá
rạch ríu làm xiếc diễn tuồng
 
ngu­ời di gan không khóc
chỉ biết c­ười
chào mời đổi chác
giơ tay xin giơ tay vẫy mặt trời
(người Di gan)
 
Đáng khóc mà ta vẫn hát tràn
(Hồ Chí Minh)
Người Di gan phải như thế chứ mà thật như thế. Sao người Di gan lại không khóc, chỉ biết cười. Hoàn toàn khiên cưỡng!
 
Bí hiểm không ra bí hiểm, mù mịt, tâm thần không ra tâm thần, ngớ ngẩn, rất thiểu năng trí tuệ:
 
Một nghìn ba trăm năm mươi mét cao ly hồng nở 
đôi mắt bồ câu
 
vô biên im lặng
cơn mưa đồng phạm
con chó thảo hiền không biết sủa dẫn tôi đi cùng
 
bài thơ tình ăn theo mưa
ly thơm vào trưa
xấu hổ tôi cúi mặt
(Ly)
     Viết về một quán Mãi viên trà chỉ có bà mẹ và cô con gái mà Hoàng Vũ Thuật chế biến ra ba người là một thiếu nữ, một cô gái, một bà mẹ. Ai cũng biết đã dùng thiếu nữ thì thôi dùng cô gái, mà dùng cô gái thì thôi dùng thiếu nữ. Không hiểu ra làm sao:
 
nấp dưới cánh lá bồ đề màu phật
một cô bé một thiếu nữ một người mẹ
cô bé vắt tuổi thơ qua đồi sim
thiếu nữ mười sáu lần trăng đỏ
người mẹ đội nước lên chùa
(Mãi viên trà)
 
 
Viết rất điên rồ:
 
xóa đi rồi vẽ lại
ngẹt thở
 
thêm một nét gầy thêm một nét
chết lặng dưới chân cầu thang
 
 
nàng khóc
(Họa sỹ)
 
Mượn cái gọi là hậu hiện đại, cách tân, siêu thực, xuống dòng một cách vô lối, bệnh hoạn tùy tiện:
thỏi hình hài bẹp dí
long lóc
thở
 
ẩn dụ giữa rừng khô
héo
 
bày bán cùng
hoa
(trong tập Màu)
 
tìm nơi di trú
bằng chìa khóa mẹ 
trao
(tiếng chim)
 
nhôm nhoam nhiều câu viết lớm khởm, tối nghĩa, kiểu cách lên gân giả vờ, điệu đàng, sống sượng, triết lý vặt:
 
chẳng thể bắt níu những sợi tóc vào mùa
không người tuốt chải gặt hái
anh cắt dán cánh đồng lên thân thể em
điều phối cơn mưa
vá víu vết thương cuối hạ.
(hoàng an)
 
rừng mọc dưới bờ mi
(viết dưới tượng Exenhin)
 
đếm tiếng trái tim khuya
(điều ấy có ý nghĩa gì)
 
huyền ảo uốn cong hiện thực
 
nhịp cầu tượng trưng gãy vụn
 
ẩn dụ giữa rừng khô
héo…
(ý nghĩ vụt hiện)
 Kể mãi không bào giờ hết.
 Rồi Hoàng Vũ Thuật sa đà mượn hệ đếm, con số, thuật ngữ toán học nhét vào các bài vô lối phá hỏng thơ ca:
 
nằm dưới kia
một ông vua một hoàng hậu một người hầu
một thanh gươm một tuấn mã một mê nón
một lệnh truyền một trống giục một lời van
 
nằm dưới kia
một hộp sọ một ống xương một đốt lóng tay
một trung thực một đớn hèn một điên loạn
 
một ngọn lửa một đêm tối một chiều tà
một vận hạn một thức thời một nguyền rủa…
(lăng tẩm)
  Hoàng Vũ Thuật đã dùng đến 21 chữ một để diễn tả một sự việc chỉ cần một con số một là đủ:
Dưới kia có một đế vương
Tàn tro bụi bặm lóng xương chẳng còn.
(Đỗ Hoàng phóng dịch)
 
  Trong thơ cổ kim có dùng con số, nhưng dùng khéo thì làm cho bài thơ hay lên rất nhiều:
 
MƯỜI THƯƠNG
 
Một thương bỏ tóc đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương tính nết đoan trang
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với anh!
(Ca dao)
 
Một canh, hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm và chợp mắt
Sao vang năm cánh mộng hồn  quanh.
(Hồ Chí Minh)
 
  Không chỉ nước ta mà nhiều nước, nhất là Trung Quốc nhiều nhà thơ dùng con số để diễn ý, diễn tình. Từ con số khô khan biến hóa muôn vẻ làm nên thi phẩm lung linh, bất hủ:
 
  LÃO SƯ KHỐN
 
Nhất thân bình giả bố
Lưỡng tụ phấn bút khôi
Tam xan ngật bất bảo
Tứ quý thường sô mi
Ngũ canh tựu khởi sàng
Lục đườngyếm nhĩ ngật
Thất thiên nhất tinh kỳ
Bát phương cuồng kỷ hồi
Cửu thiên bất phát hưởng
Thập gia giai đoạn xuy.
(Khuyết danh)
 
ĐỜI GIÁO VIÊN XƯA
 
Một thân áo quần bố
Hai tay áo phấn đầy
Ba bữa ăn không đủ
Bốn mùa ủ mặt mày
Năm canh đã trở dậy
Sáu giờ mới ăn chay
Bảy ngày tròn tuần lễ
Tám phương biết gì đây
Chín ngày lương không có
Mười nhà đói lắt lay!
(Đỗ Hoàng dịch)
 
TUYỆT CÚ
 
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liều
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền
(Đỗ Phủ)
 
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc
Một hàng cò trắng vút trời xanh
Nghìn năm tuyết núi sông in sắc
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.
(Dịch – Khuyết danh)
Bài trên có các con số: Hai, một, vạn, nghìn.
 Trong những người làm Vô lối, Hoàng Vũ Thuật cũng là người dùng một cách lạm phát từ ngữ nước ngoài nhất là âm Hán Việt ít Việt hóa như: điều phối,thảo hiền, hiển lộ, mê lộ, tẩy trần, trùng phùng, mãi viên trà, di trú, vô chủ, tấu khúc, miền hiển thủy, miền thiên hư,vô cư, vũ điệu, di hài, thuần khiết, tạ từ, nguyên thủy,cuồng thảo, mãn nguyện, nguyện cầu, hoan lạc, hoang phế, biến thể… hằng hà vô số. Đọc vô cùng khó chịu!
 
 
  Tôi đã từng viết tặng nhà thơ Hoàng Vũ Thuật để nói lên cái “việc làm tốt nghĩa vụ của người công dân thì người thi sỹ rất đau khổ” của anh (ý của nhà thơ Nhê ka rê xốp – Nga)::
Anh là nhà thơ Nhà nước
Có việc làm ăn hẳn hoi
Thế mà đời thật cơ cực
Thơ anh nén khóc để cười…
(Lang thang chiều Huế)
 
Và nhà thơ Hoàng Vũ Thuật cũng khắc họa chân dung của mình một cách đúng nhất:
 
như người điên đi trong dầm dã
hai mươi năm sau
không biết nơi nào để dừng
(mưa trên mười ngón tay dài)
 
     Cần gì đến hai mươi năm, ngay bây giờ kiểu viết vô lối, tắc tỵ, bệnh hoạn của Hoàng Vũ Thuật đã không chốn nương thân, bị loại bỏ ra khỏi tâm hồn Việt như bao loại Vô lối khác!!.
 
                                        Hà Nội ngày 16 – 2 -  2013
                                                Đỗ Hoàng
 

VÔ LỐI NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

 VÔ LỐI NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

 

Đỗ Hoàng
 
 Bước vào ngôi đền văn chương, như bao người làm thơ khác,  trong sáng tác thơ Nguyễn Bình Phương buổi đầu cũng bắt đàu từ các thể thơ truyền thống. Những tác phẩm đầu tay của Nguyễn Bình Phương tuy chưa phải nổi trội nhưng còn đọc được:
 
“Bóng chiều đổ xuống đường ray,
Biết là thương nhớ từ nay sẽ nhiều”
( Lãng mạn)
 
…U uất những khoảng vắng trên đồng
Mưa phùn bay giấc mơ màu ngọc
Mình nghĩ mãi về đốm sáng lạ lùng
Cuộc chia tay dài không dám nhắc
 
Ồ những đêm này gối chăn thật rộng
Đời mênh mông hay ta mênh mông hơn
Ai biết được cuối thu có người còn thèm ngủ
Gót sen hồng sang nở giữa trời đông…
(Tháng 11)
Nhưng rồi Nguyễn Bình Phương không bằng lòng với hình thức thơ cũ, tác giả quyết tâm vứt bỏ, đoạn tuyệt hẳn các hình thức có sẵn và cũng đoạn tuyệt hẳn cách cảm, cách nghĩ truyền thống của dân tộc. Rất nhiều bài triệt tiêu trăm phần trăm vần điệu, ý nghĩ tăm tối trở thành loại Vô lối đang thịnh hành. (Vô lối – Xem Nhận dạng Vô lối – vannghecuocsong.com):
 
Ngó vệt nắng trong veo chốn cũ
Gặp rất nhiều dáng ngẩn ngơ rơi
 
Vết nứt trên thân rơm rớm nói
Thay lời uẩn khúc kẻ xa nhà
 
Người và nỗi sợ rơi với lá
Ngộ ra gai góc cũng xuôi rồi
(Những rơi và rơi…)
 
  Sau khi triệt tiêu vần điệu, tác giả lập ngôn những cách nói đố ai mà hiểu tác giả nói gì:
 
Này mình
Thế nào là thinh lặng?
 
- Ở nơi mất nắng
Mất tất cả oán hờn
Những ngọn cỏ đen tuyền
Tỏa ánh sáng vào ta
(Mình ta trước gương)
 
  Khi một vài nhóm tự xưng là hậu hiện đại, là ngọn cờ cách tân thơ Việt, Nguyễn Bình Phương càng sa đà vào viết tắc tỵ, dài dòng văn tự, nhạt nhẽo, đánh đố không cần người hiểu. Những người viết như thế này có quan niệm thật là lạ lùng: Là thơ họ văn họ không cần ai hiểu, không cần người đọc, chỉ mình họ hiểu là được rồi. Và họ không hiểu nữa mới là đắc địa (!)
 
…Chênh vênh đậu trên mào gà đỏ
Mình hồ nghi bao nhiêu tháng Bảy
Sét không đánh vào trán tuổi thơ
Cây cổ thụ ngạo nghễ cháy
 
- Vĩnh biệt vĩnh biệt niềm đam mê chân mây
Anh chỉ là chiếc áo ngủ điêu tàn
 
- Tôi ngắt vật gì rất trắng
Giếng nước một ánh nhìn đen...
(Vọng từ giá sách)
Hay:
 .và con đò trôi lang thang vất vưởng trên bầu trời khói trắng toả bay ngơ ngất
đò ơ đò ơ đò
Tôi là người chèo đò con đò của tôi kết bằng những giấc mơ dát bạc lấy từ một ngày duy nhất trong năm khi đó em còn ở đâu mơ hồ lắm  Tôi là người chèo đò người chèo đò hình hài mỏng mảnh chạm vào là tan biến nhưng không bao giờ lạc lõng trong mùa hạ   Ai muốn sang phố an toàn hãy lên đò tôi tiền công chỉ trả bằng một nụ cười bảng lảng  Đường Nguyễn Du mơ màng khói sương tôi sẽ cố gắng làm sao không để lạc   Hãy lên đò tôi hãy lên cho kịp chuyến  
này người đàn ông chán nản anh đang nghĩ gì mà không gian xung quanh luôn tàn héo  
tôi nghĩ về con đò của anh hình như nó nặng hơn sự thật hàng ngày mỗi chúng ta mang vác  
còn chị tại sao chị lại để những cơn mưa chết dịu dàng đến thế
có một người bỏ đi làm tôi buồn

(Nguyễn Bình Phương)
Và:
Chết làm ngôi sao đen
Nằm trên giường bình nhiên bí ẩn

Chết không thở cùng hoa
Thở cùng người đàn bà xa lạ

ở trong khu rừng ma
Có những con hươu ma

Chết nở một nụ cười sáng nhẹ
Chẳng vĩnh biệt em chẳng tiễn biệt ai 

 
Từ tốn mơ màng
Bông cải cúc ra đi

(Nhẹ)
   Khi quan niệm “Thơ khó” nảy sinh, bao nhiêu người làm thơ cho thật khó hiểu và không hiểu mới gọi là thơ cao siêu. Người đọc không hiểu thơ họ là những người tri thức thấp kém, trí tuệ non yếu, theo đánh giá những người viết ra loại trên. Thật ra tất cả những thiên tài đều viết những điều chân lý cao cả bằng nhưng điều giản dị. Chỉ có những kẻ trí tuệ thấp kém, học vấn tầm thường, lịch duyệt sơ sài thì mới tung hỏa mù để cố cho mọi người không hiểu mình. Mọi người càng không hiểu, không nhận ra, họ càng thiên tài . Một nghịch lý là đòi hỏi người đọc có tri thức lớn, vốn sống phong phú thì mới hiểu thơ họ. Trong khi đó, người viết ra những tác phẩm hủ nút ấy văn hóa không có gì là cao, thậm chí rất thấp kém nữa. Thật chi là phi lý! (Xem thêm “Vì sao tôi dịch thơ Việt ra thơ Việt “– Tạp chí Nhà văn 2007)
   Chính Nguyễn Bình Phương không hiểu cách tân (làm mới) nên đã chối bỏ không phát huy được tinh hoa thơ ca của dân tộc và của nhân loại nên mới đưa ra những ấn phẩm phi thơ ca như vậy. Với quan điểm cá nhân tôi, đó là một thật bại hoàn toàn!
 Hà Nội, ngày 4 – 11 – 2012
   Đ - H

CÕI LẶNG (*) CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM - YẾU DƯỚI MỨC TRUNG BÌNH

 CÕI LẶNG (*) CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM  - YẾU DƯỚI MỨC TRUNG BÌNH 

    
   Tập Cõi Lặng của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2007.
  Tập có 56 bài, 9 bài thơ viết theo hình thức truyền thống (có bài lỗi vận – Tắm bến Hà Khê, Đọc thơ tứ tuyệt của Đỗ Mục, Người nằm bên Hồ Tây...), 44 bài viết theo “tân hình thức”, không vần không điệu, tức là Vô lối, 3 bài theo thể hiện đại – thơ tự do.
 Nhiều người tìm đọc vì sự tò mò là chính.
Họ xem ông nhà thơ làm quan to tột đỉnh khi hồi hưu có như những ông quan xưa hồi hưu, có khác gì thường dân đang quằn quại khổ đau dưới một sự toàn trị không. Hoá ra ông “quan to” hồi hưu lại hậm hực, ấm ức, tiếc rẻ, khẩu khí có khi còn quá đáng hơn cả dân thường, bài Vô lối sau:
“Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cạc vi- dít, nắm đấm mi – crô. 
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường...
...Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ...”
(Bây giờ là lúc).
  Ông quan to, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự nuối tiếc, bực bội, cả căm tức khi mình bị buộc về hưu giữa chừng, đang lúc kiếm ra nhiều bỗng lộc. Tiếc không thay đổi được thời gian, thời gian đã đóng đinh lên thân thể; hối không làm được như gã quan Tàu trước đây đổi 83 tuổi ra 38 tuổi để tại vị nhiều thập kỷ nữa, để hốt vàng, hốt bạc. Bao nhiêu cái tiếc, bao nhiêu cái tức, cái căm.
 (Nghĩ về mất chức mà đau
Từ nay thôi hết xe tàu vi vo
 (Vè cụ Thượng mất chức – Dân gian)
  Làm quan đời nay nó hái ra toàn ngọc tạ vàng tấn, chứ không phải chỉ ba đấu gạo như tri huyện, nhà thơ Đào Tiềm xưa, và 40 đô la/tháng như Phó tổng thống, nhà thơ Bungari , Đimi trô va... nên các quan khát chức, khát quyền điên dại, oán trách đồng liêu hảm hại, oán trách tạo hoá phôi pha tuổi tác. Sự hồi hưu ở quê là một sự đi đày, chứ không phải là từ quan về vui thú điền viên như quan xưa:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Mà:
“Tóc trắng như thời gian thích chữ lên trán 
Đày anh về quê
Không thể chạy trốn số phận”
(Nhặt ghi)
   Và như vậy hoá ra những bài thơ viết về quê hương, cố quận như: Làng Phao Võng, Cánh đồng buổi chiều, Thành phố sớm xuân, Viết cuối năm, Về quê đón tết... đều giả hết!
   Nguyễn Khoa Điềm không dấu mình nỗi đam mê quyền lực, đam mê làm quan đến nỗi Huế và Hà Nội thời giao thông hiện đại, xe con đời mới to chỉ đỉ 7 tiếng đồng hồ là đến nhà mà để lỡ cả mùa thu, lỡ cả mùa đông. Lỡ cả mùa thu, lỡ cả mùa đông không phải lo dân chống bão lụt, chống hạn hán, lo cầm quân đánh giặc ngoài biên thuỳ, mà lỡ cả mùa thu, lỡ cả mùa đông là cấm mạng, chặn tường lửa, cấm tư tưởng dân chủ, cấm những người” nhìn ra bốn phương rực rỡ văn minh, tức tối nước nhà cam đường hủ bại” lỡ vì:
“Đã lâu anh chưa về Huế
Hẹn vào thu rồi lỡ cả mùa đông
Anh mải mê trên đường hoạn lộ
Ngảnh về quê hư ảo một vầng trăng”
(Viết cuối năm)
 Vì đam mê làm quan, đam mê quyền lực nên ông quan Nguyễn Khoa Điềm không dấu một thủ đoạn chính trị nào để đạt quyền chức:
“Nhiều khi đá đá dạy ta mềm mỏng”
(Hy vọng)
  Đến đây chúng ta nhớ tích cũ tay quan Lưu Sử Đức cũng bên Tàu. (Làm quan thì phải học Tàu).
  Ông bố muốn con làm quan to nên ra tình huống như nền giáo dục tiên tiến các nước hay ra tình huống cho sinh viên thực hành.
   Ông bố nói:
 - Nếu quan trên mắng mỏ nhổ nước bọt vào mặt con thì con phải làm sao?
Lưu Sử Đức thành thực trả lời:
 - Con im lặng và sẽ lấy khăn lau đi!
 Ông bố giật nảy mình như đỉa phải vôi:
- Không được! Không được! Hỏng hết bánh kẹo! Hỏng hết bánh kẹo! Cứ để vậy, cứ để vậy, cho nó tự khô!
   Nếu Lưu Sử Đức sồng lại thì phải đến học ông quan “mềm mỏng” Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm thêm mấy chiêu nữa!
   Vì đam mê quyền lực, vì súng đẻ ra chính quyền (Mao Trạch Đông) nên tình thương con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm nhạt nhẽo, sống sượng, sáo rỗng, vô tình, không thật một chút nào. Những câu đại ngôn sau vừa kém thi pháp, vừa kém nhân đạo:
“Người ơi, tôi yêu người tha thiết
Tôi sống với người, chết vì người”
(Cõi lặng)
  Nhiều nhà thơ ở Huế bình và chê Cõi Lặng là tình cảm vờ vịt. Thật không sai chút nào!
  Nhiều bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm viết theo kiểu Vô lối dưới vè như: Anh đợi, Ngồi với cây long não nhà bạn, Hoa quỳ vàng...
 “Vứt hết sách vở
Hai tay bụi trần
Núi cao anh trèo
Sông sâu anh lội...
(Anh đợi)
   Cõi lặng có nhiều bài thua cả những bài ở các tập thơ trước như bài Tháng tư:
“ Tháng tư lá xà cừ xào xạc mặt đường
Dãy tường cổ nảy những chùm lá mới
Hà Nội thì thầm nghìn tuổi
Mừng Đảng qua một mùa đại hội”
(Tháng tư)
“Tháng tư dông chuyển bồn chồn
Hạt mưa vây ấm, nỗi buồn cách xa
Phía em, phía của quê nhà
Trắng là tóc mẹ, xanh là áo em!”
(Đất ngoại ô)
 Trong Cõi Lặng Nguyễn Khoa Điềm lạm dụng từ Hán Việt chưa Việt hoá như: Vô ngôn, Hoạn lộ, Hư tự...
“Bao giờ, nơi nào anh đọc được mình
Qua nỗi đau nhân loại
Vô ngôn
Hư tự”
(Những quyển sách)
 
 Khách quan mà nói thì những bài thơ mà Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết theo thể thơ truyền thống khá hơn một chút, có thơ hơn một chút không phải như các bài ôp lối hủ nút, lởm khởm như: Mưa thu, Bạn thơ, Người nằm bên Hồ Tây, Lên núi thăm chùa...”
“Ta ngồi như cội trúc
Gội mưa thu bốn bề
Nghĩ mình không lỗi hẹn
Với người đang xa quê
 
Chỉ mong em trở lại
Kịp hái chùm tóc tiên
Cắm lên bình lam ngọc
Mừng một ngày lãng quên”
(Mưa thu)
   Cõi lặng là một tập sách yếu kém dưới mức trung bình.
 
Hà Nội ngày 1-2 – 2012
 Đỗ Hoàng
(*) Nhà xuất bản Văn học năm 2007

 
            DỊCH  VÔ LỐI CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
 
Nguyên bản:
 
CÕI LẶNG (*)
 
Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình
Với nỗi buồn trong sạch
 
Cõi lặng. Không tiếng động nào khác
 
Người ơi, tôi yêu người tha thiết
Tôi sống vì người, chết vì người
 
Cõi lặng. Tôi vượt qua ghềnh thác
Đến những miền trong xanh...
 Ngày 17.1.2003
--
(*) In trong tập Cõi Lặng – NXB Văn học năm 2007
 
Viết liền văn xuôi:
 
CÕI LẶNG
 
Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình với nỗi buồn trong sạch. Cõi lặng, không một tiếng động nào khác - Tiếng đập trái tim anh. Người ơi, tôi yêu người tha thiết. Tôi sống với người, chết vì người. Cõi lặng, tôi vượt qua ghềnh thác đến những miền trong xanh.
 
Nhận xét:
  Đây là điển hình cho loại Vô lối đang thịnh hành. Nó tù mù, tờ mờ, chuột không ra chuột dơi không ra dơi. Nếu gọi là thơ thì là một sự xúc phạm rất lớn với thi ca!
 Khi chuyển những bài Vô lối qua cách viết kiểu văn xuôi mới biết các bài Vô lối ấy thì thấy nó kệch cỡm, bệnh hoạn biết nhường nào. Đúng là một quái thai của văn chương.
  Đấy là mới nhìn hình thức biểu hiện, chứ soi vào ý tứ, câu chữ và tu từ ( hay là thi pháp) thì không biết gọi chúng là gì!
 Riêng hai câu đại ngôn “Người ơi, tôi yêu người tha thiết/ Tôi sống vì người, chết vì người” thì giống như con sói hú lên: “Cừu ơi, ta yêu Cừu tha thiết/ Ta sống vì Cừu, ta chết vì Cừu!”
 
Dịch sang thơ Việt:
Đỗ Hoàng dịch:
              
    CÕI LẶNG
 
Cõi lặng, anh soi thật mình
Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.
 
Cõi lặng, không tiếng nào rơi,
Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!
 
Yêu người tha thiết, thiêng liêng,
Nguyện cùng sống chết, đảo điên vì người!
 
Cõi lặng, ghềnh thác vượt rồi,
Đến miền trong sạch, tuyệt vời xanh trong!
 
Hà Nội ngày  29 - 1 – 2012
 
 
Nguyễn Khoa Điềm
 
Nguyên bản
 
ANH ĐỢI (*)
 
Đến sớm một ngày
Vượt trước thôi đường
Cao hơn thói thường
Anh đợi
 
Đánh đổ một đời
Cuối đất cùng trời
Anh đợi
 
Anh tìm em
Từ cõi hư vô
Đến phiên chợ trời
Âm dương xanh thẳm
Thương nhớ bồi hồi
Anh đợi
 
Vứt hết sách vở
Hai tay bụi trần
Núi cao anh trèo
Sông sâu anh lội
Anh đi tìm em
Mây chiều bạc tóc
Thương nhớ lao lung
Một thời trận mạc
Một thời cấy trồng
Anh là hạt thóc
Em là cánh đồng
Gieo bao thương nhớ
Vẫn còn mênh mông
 
Còn chăng điều tốt
Trong cuộc đời này?
Còn bao nông mặn
Em dành hai ta?
Ngàn năm, trăm năm
Anh mong, anh đợi
Một ngày xuôi tay
Đường xa để lại
Anh còn ngoái lại
Những lời hôm qua:
          Anh đợi!
Ngày 27 – 9 -2006
 
Nhà thơ Vũ Quần Phương có bài Đợi
“Anh đứng một giờ
Đất lạ thành quen”
Một sự phát giác từ hiện thực, rất hay, ai cũng biết  nhưng không ai nói được. Bài Anh đợi của Nguyễn Khoa Điềm vô duyên hết chỗ nói. Nó vừa quê, vừa cổ lỗ sỉ, không có phát hiện gì mới, lại dưới cả vè thì độc giả làm sao chấp nhập được!
 
Đỗ Hoàng Tạm dịch qua vè truyền thống người Việt:
 
VÈ ANH ĐỢI
 
Vè vẻ, vè ve
Nghe vè anh đợi.
Đến sớm một ngày
Không thì trời tối.
Vượt trước thôi đường
Cao hơn thói thường
Anh chờ, anh đợi
 
Anh tìm, tìm em
Từ cõi hư vô
Đến phiên chợ trời
Âm dương sáng tối
Thương nhớ bồi hồi
Anh chờ, anh đợi.
 
Vở sách trôi nổi
Hai tay bụi trần
Núi cao anh lần
Sông sâu anh lội
Anh đi tìm em
Mây chiều tóc rối
Thương nhớ lao lung
Chiến trường lạc lối
Một thời cấy trồng
Anh hạt thóc thối
Em là cánh đồng
Gieo bao thương nhớ
Vẫn còn mênh mông!
 
Còn chăng điều tốt,
Trong cuốc đời này?
Còn bao nồng mặn
Dành ta, ai hay?
Ngàn năm, ngàn năm
Anh mong, anh đợi
Một ngày xuôi tay.
Đường xa để lại
Anh ngoái lần này,
Những lời hôm qua!
Vẫn còn chói lọi!
Vè vẻ, vè ve
Nghe vè anh đợi!
 
Hà Nội ngày 29 – 1 - 2012
 
Ngyễn Khoa Điềm
 
Nguyên bản:
 
NGỒI VỚI CÂY LONG NÃO NHÀ BẠN
 
Ngồi với tôi mỏi mê
Anh quay vào bếp
Xong nồi lục đục
Mỗi âm thanh dễ nhận ra
Củi – diêm - nước mắm
Và những gì gian khó
Không âm thanh
 
Tôi một mình
Một nình với cây long não
Cây long não già mà lá trẻ
Như ta giữa cuộc đời này
Cây long não lặng im
Cây long não trịu trần
Năm tháng bên nhau
Nhận lấy phấn bụi bặm
Trả ta hương lành
Và một chút gì sâu xa
Không rõ nữa nữa
 
Bây giờ cây tiếp chuyện tôi
Gác một chân lên hè phố
Chúng tôi nói về anh
Những trang chứa biết đến của một người cầm bút...
 
Bên cầu Phủ Cam, tháng 5 năm 1982
 
Đỗ Hoàng dịch:
 
VỚI BẠN
 
Ngồi với tôi mỏi mê
Anh lại quay vào bếp
Tiếng song nồi, nhôm thép
Âm thanh dễ nhận ra
 
Nước mắm, muối, diêm, cà...
Vì những gì gian khó
Chắng có một âm thanh!
 
Còn tôi chỉ một manh
Một mình với long não
Long não già lá trẻ
Như ta cuộc đời này.
Cây long não lặng im
Một thân hình trần trụi
Năm tháng ta bên nhau
Nhận lấy phần bậm bụi
Trả cho ta hương lành
Chút sâu xa vời vợi
Mà không còn rõ nữa.
 
Bây giờ cây tiếp tôi
Gác chân lên hè phố
Chúng tôi nói về anh
Trang sách còn viết dở!...
 
Hà Nội ngày 29- 1 – 2012
Nhà thơ  Đỗ Hoàng
 
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
 
HOA QUỲ VÀNG
 
Thông đã mọc nghìn năm
Thành phố trăm năm
Anh đến một ngày
Đà Lạt trẻ
Mà anh thì quá tuổi
Hoa quỳ vàng
Lặng im bên cửa
 
Hoa quỳ vàng
Ái ngại
Nở chờ anh
 
Đã sang thu?
Là hạ?
Vẫn là đông?
Không cao thấp
Sao chập chùng
 
Ẩn hiện
Hoa quỳ vàng
Nghiêng nghiêng
Cánh mỏng
Hồn cao nguyên
Nương náu đến bao dung
 
Em thanh xuân
Anh quá đỗi
Ngại ngùng với sương gió
Đượm buồm từng tấc cỏ
Đà Lạt
Anh có gì
Để nhớ
Sao âm thầm lưu luyến
Tôi muôn xưa
 
Hoa quỳ vàng
Em chợt đến
Sau mưa
Để chợt héo
Trước ngày đông
Tháng giá
Anh chợt đến
Và chợt về
Xa lạ
Chợt trăm năm
Một khoảnh khắc
Giao mùa
Hoa quỳ vàng
Hoa quỳ nở
Như mưa.
Ngày  22 .1. 1993
 
Nhận xét:
Một ông trên 70 tuổi mang danh nhà thơ, giữ trọng trách quốc gia mà viết như thế này thì hoạ là điên loạn.
 
Dịch dễ hiểu:
 
HOA QUỲ VÀNG
 
Thông đã nghìn năm
Phố thị trăm năm
Anh đến một ngày
Ơi! Đà Lạt trẻ.
Anh thì quá thể
Mà hoa quỳ vàng
Lặng im bên cửa
Là hoa quỳ vàng
Chút gì ái ngại
Nở chờ anh sang!
 
Là đã tới thu?
Hay là đang hạ?
Hay vẫn là đông
Mịt mùng sương giá.
Không cao, không thấp
Mà sao vẫn chập chùng!
 
Mờ mờ ẩn hiện
Ơi, hoa quỳ vàng
Nghiêng nghiêng cánh mỏng
Hớp hồn cao nguyên
Chút gì nương náu
Bao dung nhân duyên!
 
Em mãi thanh xuân
Anh thì quá đỗi
Ngại ngùng sương núi
Tấc có đượm buồm
Đà Lạt tơ vương.
 
Anh có gì nhớ
Mà sao âm thầm
Mà sao lưu luyến
Tới buồn muôn xưa!
 
Ơi hoa quỳ vàng
Và em chợt đến
Sau mưa mặn nồng
Và để chợt héo
Tháng giá ngày đông
Và anh chợt đến
V à lại chợt về
Xa lạ buồn không!
Bất chợt trăm năm
Trong một khoảnh khắc
Trời đất giao mùa
 
Hoa quỳ vàng nở
Rỡ ràng như mưa...
 
Hà Nội ngày 29 – 1- 2012
Đỗ Hoàng
 
Nhận xét:
 
Bài này kém đến mức không muốn bàn nữa! Chí nguy! Chí nguy!
Hà Nội ngày 29- 1 – 2012
 Đỗ Hoàng

BẦU TRỜI KHÔNG MÁI CHE - YẾU KÉM SÁNG TẠO

 

BẦU TRỜI KHÔNG MÁI CHE - YẾU KÉM SÁNG TẠO
“Dịch” Vô lối của Mai Văn Phấn
 
     Mai Văn Phấn trước đây làm thơ tuy không nổi trội nhưng còn đọc được. Sau đó thi theo tân hình thức, theo hậu hậu hiện đại nên viết thành một loại thể mà tôi (Đỗ Hoàng) đặt cho các kiểu viết của nhiều người hiện nay là Vô lối. Thật ra, đó là một thứ bà dằn, tắc tỵ, hủ nút, dở dơi, dở chuột, không hiểu ra làm sao. Tôi đã viết nhiều tiểu luận nói rằng: Bây giờ nhiều kẻ viết yêu cầu người đọc, người thưởng thức thơ ca phải có trình độ văn hóa cao, uyên bác, từng trải, có học vấn thâm hậu. Nhưng thật phi lý là những người viết ra kiểu Vô lối  như trên thì  trình độ học vẫn, trình độ văn hóa lại tầm tầm, thậm chí còn yếu kém nữa. Vậy, nên xin chuyển bài Vô lối cúa Mai Văn Phấn sau đây ra thơ Việt. Mai Văn Phấn biết làm thơ lục bát thì cũng có thể tự mình chuyển được như tôi.

 

Nguyên bản:

TẮM ĐẦU NĂM (1) 
 
thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn đèn
 
thử đưa bờ vai về phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu gối
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan
 
xối ánh sáng  vào từng góc khuất
gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)
như thép nóng đem tôi vào nước
như quả trứng trong ổ đang ấp
rễ thân cành đã chết đâm ngang
 
tắm gội cho mùa xuân về
vừa lặn vào ánh sáng
vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ
cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn
 
vừa xối mạnh, vừa gọi tên em
ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa
thử gọi một ai xa lắc, xa lơ
ngọn đèn lặng phắc càng tỏ
càng tỏ
 
(1) Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng
(2) Thanh tẩy: Bài này dùng nhiều chữ vô lối, cảm vô lối, lung tung, lang tang. Lạm dụng từ Hán Việt như thanh tẩy. Trong tiếng Hán thanh có  5 chữ, tẩy có 3 chữ. Thanh ở đây theo nghĩa bài là trong, sạch, tẩy ở đây là rửa, xối. Nếu dùng thuần Việt thì nên viết là rửa sạch.
(3) Lò thúc mầm là lò ươm giống lúa. Các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc thời thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước hay dùng.

 

Viết liền văn xuôi:
TẮM ĐÂU NĂM    
Thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch. Quay về tắm bằng ngọn đèn. Thử đưa bờ vai về phía ánh sáng, rồi cả hai tay, bàn chân, đầu gối, cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan. Xối ánh sáng vào từng góc khuất. Góc khuất như lò thúc mầm, như thép nóng đem tôi vào nước, như quả trứng trong ổ đang ấp, rễ thân cành đã chết đâm ngang. Tắm gội cho mùa xuân về, Vừa lặn vào ánh sáng, vừa thầm gọi ông bà cha mẹ. Cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn, vừa xối mạnh, vừa gọi tên em. Ánh sáng bồng bềnh, bụng mang dạ chửa. Thử gọi một ai, xa lắc, xa lơ. Ngọn đèn lặng phắc càng tỏ.
 
Nhận xét:
 “Tắm đầu năm” là một quái thai của sáng tạo. Bài này là một trong hàng loạt bài Vô Lối của Tập “Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn, vừa được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 - 2011 nó thể hiện một sự tắt tỵ, bất lực trong sáng tạo dẫn đến một cách thể hiện quái dị, mung lung, sai lạc cả quy luật tự nhiên, quy luật tâm lý bình thường của con người, phong tục tập quán của con người. Người ta tắm gội tất niên, không ai nói tắm gội đầu năm để cho xuân về. Xuân đã về từ o giờ 1 giây của đêm giao thừa rồi. Từ ngữ thì cũ rích, đầy Hán Việt chưa Việt hoá. Mái Văn Phấn cố tìm tòi là đáng khen nhưng rời vào lảm nhảm, lung tung làm hại thơ ca thì đáng chê trách vô cùng. Thành công của thơ ca không chỉ ở gọt rũa câu chữ, thành công của thơ ca là ngoài cuộc sống.
Cổnhânnói
“Điêu trác tự thị văn chương bệnh,

Kỳ hiểm do vu khí cốt đa!”
(Gọt rũa là bệnh của văn chương,
Kỳ quái, rắc rồi làm hại hồn thơ)
Hay như Lục Du khuyên con:
“ Như quả dục học thi,
Công phu tại thi ngoại”
( Nếu con thành tâm học làm thơ
Thì thơ thần diệu có ở ngoài cuộc đời chứ không ngồi chiết tự con chữ))
 
“Dịch”
 
TẮM ĐÂU NĂM
 
Rửa nhiều nỏ sạch chi mô,
Quay về rủ tóc tắm khô dưới đèn
Nghiêng vai ánh sáng, che đen.
Chân tay, mặt mũi ho hen phơi trần!
 
Xối vàng thớ thịt, đường gân,
Góc khuất như lẫm thúc mầm đang ươm.
Giống như thép nóng tôi chườm,
Giống như trứng ấp ổ rơm đợi ngày
Giống như chùm rễ chiết cây
Tắm gội cho sạch xuân nay sẽ về.
 
Lặn vào ánh sáng bùa mê
Gọi thầm cha mẹ, thôn quê, ông bà…
Thân hình bốc lửa chớp lòa
Vừa kỳ cọ, xối gọi òa tên em
Bụng mang dạ chửa, bồng bên
Xa lơ, xa lắc nổi lên ơ hờ
Ngọn đèn lặng phắc như tờ
Càng lay, càng tỏ đôi bờ trần gian!
 
Hà Nội  28 – 4 – 2011
Đỗ Hoàng
 

ĐỖ DOÃN PHƯƠNG VÔ LỐI, TẮC TỴ HƠN CẢ THANH TÂM TUYỀN

 

Đỗ Hoàng

ĐỖ DOÃN PHƯƠNG VÔ LỐI, TẮC TỴ HƠN CẢ THANH TÂM TUYỀN…

Năm nay Hội Nhà văn xét trao giải thưởng cho đến 4 tập thơ (2010 và 2011), điều này gây kinh ngạc trong làng văn, khi trong thi giới ít người thừa nhận giá trị của nhau, vì thế mà liên tục mấy năm thơ đều mất mùa, các giải thưởng thơ cũng không có giải nhất. Lẽ thường, trong mỗi năm chỉ chọn 1 tập trên một lĩnh vực để trao giải (văn, thơ, dịch, phê bình), "bó đũa chọn cột cờ", để vừa khuyến khích tác giả đồng thời cũng ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng với lao động người viết. Tập thơ "Hoan ca" của Đỗ Doãn Phương đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 2011 cùng với tập "Ngày linh hương nở sáng" của Đinh Thị Như Thúy là tín hiệu đáng mừng cho thơ ca. Hình như vây cánh thơ trong Hội đồng xét giải thưởng Hội Nhà văn đang thắng thế? Việc này cho thấy, các UV BCH Hội Nhà văn đang ngày càng có quyền lực hơn với lá phiếu của mình. Chẳng phải là vui sao? Văn chương + giới thiệu bài viết của nhà thơ Đỗ Hoàng như một cách nhìn khác về tập thơ "Hoan ca". (Vanchuong +)

 

Từ trái: nhà thơ Đỗ Doãn Phương (Phó TBT TT&VH), PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, 
TBT báo TT&VH
 
Trương Lê Kim Hoa, và nhà báo Phạm Thanh Hà.

 

dohoang | 08 January, 2012 16:19

“Dịch” Vô Lối  Đỗ Doãn Phương

Đỗ Doãn Phương V Ô L ỐI, tắc tỵ hơn cả Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – Inra sara, Nguyễn Quang Thiều, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn KHoa Điềm, Nguyễn Phan Quế Mai..

Đỗ Doãn Phương

Nguyên bản:

BA KHÚC NIỆM

Khúc 1
Ngài ở trong ký ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nổi mặt Ngài
Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi Ngài đang tồn tại
Tâm hồn tôi rối loạn
Khắp mặt đất chạy rông

Khúc 2
Bước chân trượt trên đá sỏi
Xuống sườn dốc lòng hồ
Nơi ấy nước nằm lõa lồ trên đất
Thèm được tan biến

Đồi nhả ra những viên đá
Và làm đau những đầu lưỡi sóng
Và làm rách toạc mặt nước
Chưa thể hóa sương

Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối
Tôi như con tôm bật mình trên nền đồi đá sỏi
Thèm được dấu hơi thở mình trong nước
Mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên


Khúc 3
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Bốn phía thế gian ập vào nó
Không một tiếng kêu thét
Tắt phụt
Mầu tro.

Viết liền văn xuôi

Ba khúc niệm

Khúc 1:

Ngài ở trong lý ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nỗi mặt Ngài. Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi, Ngài đang tồn tại. Tâm hồn tôi rối loạn, khắp mặt đất chạy rông!

Khúc 2:

Bước chân trượt trên đá sỏi, xuống dốc lòng hồ. Nơi ấy nước nằm loã lồ trên đất. Thèm được tan biến. Đồi nhả ra những viên đá và làm đau những đầu lưỡi sóng, và làm rách toạc mặt nước chưa thể hoá sương. Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối. Tôi như con tôm bật mình trên nền đá sỏi. Thèm được dấu hơi thở mình trong nước, mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên!

Khúc 3:

Ngọn lửa nhú lên hé mắt nhìn, bốn phía thế gian ập vào nó. Không một tiếng kêu thét, tắt phụt. Màu tro.

 Nhận xét: Đọc mới thấy vô nghĩa, rối rắm, văn xuôi không ra văn xuôi, vè không ra vè, lởm ca, lởm cởm như một kẻ tâm thần nặng, bệnh hoạn...

“Dịch” bài Vô Lối này:

BA KHÚC KHẤN

Khúc 1

Tâm tôi không nhớ nỗi Ngài.

Quanh tôi Ngài vẫn lai rai tại tồn !

Ôi, Tôi rối loạn tâm hồn

Khắp mặt đất rộng chân dồn chạy rông!

 

Khúc 2

Chân trượt trên đá sỏi

Xuống bờ dốc lòng hồ

Nước nằm đất loã lồ

Rất thèm được tan biến!

 

Đồi nhả viên đá hiếm

Làm đầu lưỡi sóng đau.

Và làm toạc mặt nước

Chưa hoá sương được đâu!

 

Tôi đến, đất từ chối.

Như con tôm trên sỏi

Thèm thở trong nước lành.

Nhọn cứng một tinh thần!

 

Khúc 3

Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn

Thế gian bốn phía ốp như đinh

Không nghe một tiếng kêu, tiếng thét

Tắt phụt màu tro, thật khiếp kinh!

Đỗ Hoàng dịch 

Hà Nội ngày 8 -1 - 1012

VĂN CHƯƠNG GIẬT LÙI

Thời Lê Cảnh Hưng, Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khoảng 1740 -1742, đến nay cũng đã gần 300 năm. Buổi ấy Hán học đang bao trùm từ trong triều ra ngoài quận mà các dịch giả Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích đã Việt hoá một cách tài tình. Đến nay gần 300 năm sau có người lại Hán hoá trở lại thơ ca của mình. Điển hình là tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải năm 2011

Đọc xem:

“Vân tùng Giới Tử lạp Lâu Lan,

Tiểu hướng Man Khê đàm Mã Viện

Quân phi trang phục hồng như hà

Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết

 

(Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,

Dẹp Man Khê nhờ sự Phục Ba

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in)

 

Hay:

“Trương phu thiên lý chí mã cách,

Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao”

 

(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhự tựa hồng mao)

Hay

“Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt,

Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn”

(Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,

Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên Sơn)


Đỗ Hoàng

 

 "Hoan Ca" của Đỗ Doãn Phương làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt

Tập Hoan ca của Đỗ Doãn Phương nên cho điểm Zê rô (Dưới điểm 1) về tựa đề

Đã làm văn chương  trong cõi 
Việt thì dù tiếng Anh, tiếng Em giỏi đến mức nào thì cũng  phải biết Hán Việt, phải học Hán Việt, chưa nói học tiếng Trung Quốc mới mong làm văn chương. Đỗ Doãn Phương chắc giỏi tiếng Tàu nên văn chương toàn Tàu Ô.(Hoan Ca)

   Vì Đỗ Doãn Phương còn trẻ, người trẻ thì tôi không dám động đến. Nhưng vừa rồi, Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng cho tập thơ Hoan Ca năm 2011, nên buộc tôi phải lên tiếng. Tôi có lướt qua nội dung, nó cũng là một loại Vô Lối đang thịnh hành, tất nhiên hơn các cây Vô Lối khác một chút, rỗi rãi tôi sẽ dịch một vài bài vô lối của Đỗ Doãn Phương.

  Quay lại tựa đề. Tôi nhớ hơn 25 năm trước, nhà văn Lê Minh đến nói chuyện với anh chị em học viên Nguyễn Du khoá 3. Nhà văn kể rằng: “Tôi có tập truyện, Biên tập viên Nhà xuất bản nọ bào tôi nên đổi tên là “ Đảo cô đơn” thì hay hơn. Tôi nói: “ Tiếng Việt có thiếu đâu mà lấy tiếng Tàu. Tôi vẫn để là “Đảo một mình”.

    Tựa đề Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương 100% tiếng Hán. Hoan  có 6 chữ Hoan. Hoan có bộ thảo, hai chữ khẩu, bộ nhân đứng thì hợp hơn, có 2 nghĩa 1- Vui mừng, 2- trái gái yêu nhau cũng gọi là hoan, bên gái gọi bên trai là hoan, cũng như tiếng chàng của ta.

Ca: cũng có 6 chữ. Ca ở đây có 2 chữ khẩu 1- ngợi hát như ca thi (ngâm thơ) 2- Khúc  hát hợp với âm gọi là ca nhạc 3- Bài ca

Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương – Đúng nghĩa là Bài ca vui (Vì trong tập còn có bi ca - bài ca  buồn nữa - lại cũng chữ Hán)

  Thế mà có một trang mạng đánh giá: Đỗ Doàn Phương người “quét sạch” thơ trẻ hiện đại. Nhà thơ Đỗ Doãn Phương với những nổ lực kỳ lạ” làm trong sáng tiếng Việt” trong những ngọn triều nhục cảm. Như thế thì có mỉa mai cho cõi Việt không!

  Tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương không nên in vì nó làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt, nói chi đến trao giải. Thật chuyện những người thích đùa!

Hà nội ngày 5 thang 1 năm 2012

Nhà thơ Đỗ Hoàng

 Đại Vô lối Đỗ Doãn Phương

Chủ nhật - 08/01/2012 16:41

·       

·       

·       

 

“Dịch” Vô Lối  Đỗ Doãn Phương

Đỗ Doãn Phương VÔ LỐI, tắc tỵ hơn cả Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – Inra sara, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Hoàng Vũ Thuật..

Đỗ Doãn Phương

Nguyên bản:

BA KHÚC NIỆM

Khúc 1
Ngài ở trong ký ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nổi mặt Ngài
Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi Ngài đang tồn tại

Tâm hồn tôi rối loạn

Khắp mặt đất chạy rông

Khúc 2
Bước chân trượt trên đá sỏi
Xuống sườn dốc lòng hồ

Nơi ấy nước nằm lõa lồ trên đất

Thèm được tan biến

Đồi nhả ra những viên đá
Và làm đau những đầu lưỡi sóng

Và làm rách toạc mặt nước

Chưa thể hóa sương

Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối
Tôi như con tôm bật mình trên nền đồi đá sỏi

Thèm được dấu hơi thở mình trong nước

Mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên


Khúc 3
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Bốn phía thế gian ập vào nó

Không một tiếng kêu thét

Tắt phụt

Mầu tro.

Viết liền văn xuôi
Ba khúc niệm
Khúc 1:
Ngài ở trong lý ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nỗi mặt Ngài. Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi, Ngài đang tồn tại. Tâm hồn tôi rối loạn, khắp mặt đất chạy rông!
Khúc 2:
Bước chân trượt trên đá sỏi, xuống dốc lòng hồ. Nơi ấy nước nằm loã lồ trên đất. Thèm được tan biến. Đồi nhả ra những viên đá và làm đau những đầu lưỡi sóng, và làm rách toạc mặt nước chưa thể hoá sương. Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối. Tôi như con tôm bật mình trên nền đá sỏi. Thèm được dấu hơi thở mình trong nước, mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên!
 
Khúc 3:
Ngọn lửa nhú lên hé mắt nhìn, bốn phía thế gian ập vào nó. Không một tiếng kêu thét, tắt phụt. Màu tro.
 Nhận xét:
 Đọc mới thấy vô nghĩa, rối rắm, văn xuôi không ra văn xuôi, vè không ra vè, lởm ca, lởm cởm như một kẻ tâm thần nặng, bệnh hoạn...
 
“Dịch” bài Vô Lối này:
BA KHÚC KHẤN
 
Khúc 1
 
Tâm tôi không nhớ nỗi Ngài.
Quanh tôi Ngài vẫn lai rai tại tồn !
Ôi, Tôi rối loạn tâm hồn
Khắp mặt đất rộng chân dồn chạy rông!
 
Khúc 2
 
Chân trượt trên đá sỏi
Xuống bờ dốc lòng hồ
Nước nằm đất loã lồ
Rất thèm được tan biến!
 
Đồi nhả viên đá hiếm
Làm đầu lưỡi sóng đau.
Và làm toạc mặt nước
Chưa hoá sương được đâu!
 
Tôi đến, đất từ chối.
Như con tôm trên sỏi
Thèm thở trong nước lành.
Nhọn cứng một tinh thần!
 
Khúc 3
 
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Thế gian bốn phía ốp như đinh
Không nghe một tiếng kêu, tiếng thét
Tắt phụt màu tro, thật khiếp kinh!
 
Đỗ Hoàng dịch  Hà Nội ngày 8 -1 - 1012
 
 
VĂN CHƯƠNG GIẬT LÙI
 
   Thời Lê Cảnh Hưng , Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khoảng 1740 -1742, đên nay cũng đã gần 300 năm. Buổi ấy Hán học đang bao trùm từ trong triều ra ngoài quận mà các dịch giả Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích đã Việt hoá một cách tài tình. Đến nay gần 300 năm sau có người lại Hán hoá trở lại thơ ca của mình. Điển hình là tập Hoan ca của Đỗ Doãn Phương vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trảo giải năm 2011
 
Đọc xem:
“Vân tùng Giới Tử lạp Lâu Lan,
Tiểu hướng Man khê đàm Mã Viện
Quân phi trang phục hồng như hà
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết
 
( Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Dẹp Man Khê nhờ sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in)
 
Hay:
“Trương phu thiên lý chí mã cách,
Thái Sơn nhất trịch kinh hồng mao”
 
(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhự tựa hồng mao)
Hay
“Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt,
Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn”
 
(Lòng thiếp tựa bòng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên Sơn)
 
Đỗ Hoàng

  Hoan ca làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt
Tập Hoan ca  của Đỗ Doãn Phương  nên cho điểm Zê rô (Dưới điểm 1) về tựa đề
Đã làm văn chương  trong cõi
Việt thì dù tiếng Anh, tiếng Em giỏi đến mức nào thì cũng  phải biết Hán Việt, phải học Hán Việt, chưa nói học tiếng Trung Quốc mới mong làm văn chương. Đỗ Doãn Phương chắc giỏi tiếng Tàu nên văn chương toàn Tàu Ô.( Hoan Ca)
   Vì Đỗ Doãn Phương còn trẻ, người trẻ thì tôi không dám động đến. Nhưng vừa rồi Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng cho tập thơ Hoan Ca nên buộc tôi phải lên tiếng. Tôi có lướt qua nội dung, nó cũng là một loại vô lối, tất nhiên hơn các cây
Vô lối khác một chút, rỗi rãi tôi sẽ dịch một vài bài vô lối của Đỗ Doãn Phương.
  Quay lại tựa đề. Tôi nhớ hơn 25 năm trước, nhà văn Lê Minh đến nói chuyện với anh chị em học viên Nguyễn Du khoá 3. Nhà văn kể rằng: “Tôi có tập truyện , Biên tập viên Nhà xuất bản nọ bào tôi nên đổi tên là “ Đảo cô đơn” thì hay hơn. Tôi nói: “ Tiếng Việt có thiếu đâu mà lấy tiếng Tàu. Tôi vẫn để là “Đảo một mình”. Tựa đề Hoan Ca của Đỗ Doãn PHương 100% tiếng Hán. Hoan  có 6 chữ. Hoan. Hoan có bộ thảo, hai chữ khẩu, bộ nhân đứng  hợp hơn có 2 nghĩa 1- Vui mừng, 2- trái gái yêu nhau cũng gọi là hoan, bên gái gọi bên trai là hoan, cũng như tiếng chàng của ta.
Ca: cũng có 6 chữ. Ca ở đây có 2 chữ khẩu 1- ngợi hát như ca thi (ngâm thơ) 2- Khúc  hát hợp với âm gọi là ca nhạc 3- Bài ca
Hoan ca của Đỗ Doãn Phương – Đúng nghĩa là Bài ca vui ( Vì trong tập còn có bi ca nữa)
  Thế mà có một trang mạng đánh giá: Đỗ Doàn Phương người “quét sạch” thơ trẻ hiện đại. Nhà thơ Đỗ Doãn Phương với những nổ lực kỳ lạ” làm trong sáng tiếng Việt” trong những ngọn triều nhục cảm. Như thế thì có mỉa mai cho cõi Việt không!
  Nên tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương không cho in vì nó làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt
Hà nội ngày 5 thang 1 năm 2012
Nhà thơ Đỗ Hoàng