Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Thơ tự do của Đỗ Hoàng (Bài 12)

Thuê xe 16 chỗ

THƠ TỰ DO CỦA ĐỖ HOÀNG (Bài 12)     

VỀ NGƯỜI LÍNH (*)


         Gửi nhà văn Nguyễn Minh Châu

Tôi không thích ”Dấu chân người lính” (1) của anh!
        nó mới chỉ là dấu chân thôi.
             điều suy nghĩ ấy đến giờ tôi vẫn đúng.
                     có lẽ anh và cuộc đời chấp nhận.
                                  tác phẩm bề ngoài hiện thực
                                              chiến tranh hôm nay!

Còn gì hơn
khi đời có lời hay
Tiểu luận của anh về
“Cánh rừng già và người viết trẻ” (2)
Cái tiểu luận
      dù né tránh đi nhiều tầng
                      nhưng vẫn làm cho tôi
                              hai lần vỡ lẽ
                                     hai lần quý mến anh hơn!


               


Người cầm bút

                 viết về chiến tranh
                     mà quên đi nỗi đau của người lính
                             là bất công  (3)
                                  là phản bội lại phần hy sinh
                                            khổ đau,
                                                   tang thương
                                                             của cuộc đời trận mạc! (4)

Người cầm bút
     viết về chiến tranh
            mà quên đi những ngày gian nan
                         khốn cùng
                                 cực nhọc
                                        là quên đi tình thương rộng lớn của con người! (5)

Nỗi lòng anh
      làm xúc động tim tôi!
               tình tác giả
                         cao chiều cao tác phẩm.
                              
                                 những trang viết ngày qua
                                    
                                   còn mang tính chất cổ động
                                               nó mới chỉ là bề ngoài
                                                            của hiện thực chiến tranh!

Bây giờ
              khi tiếng súng trên chiên trường vừa mới tạm ngưng
                      ta lẽ nào tự chôn sâu
                             những điều trái tim ta
                                     thường nấu nung, suy nghĩ?
Ta lẽ nào?
          điềm nhiên
                nhìn cuộc chiến tranh chống Mỹ
                           bằng ánh bồ câu
                                   ngây thơ hoài như chú học trò con!

Giải bày thật lòng
    biết nhìn rõ giá trị chân tính
          của bao sự tích anh hùng
                bao chiến công xô bồ
                         làm loài người kinh ngạc
                                 là có muôn vàn cái chết

                                        còn kinh hoàng hơn cả lúc bom bay!

Tất nhiên
      không dễ dàng gì
                   người viết,
                            viết được ngay
                                     và in được ngay.
                                            cái lý lẽ của những ngày kháng chiến.
                                                 song cái cần nhất
                                                         mà muôn đời cấn đến
                                                            là người cầm bút có lương tâm!

Tôi quý mến anh
     là một quân nhân.
         một quân nhân nào không có nỗi đau trong trận đánh
                dẫu trận đánh ấy
                        ta hoàn toàn chiến thắng
                               thì cái thất bại đang chờ
                                       trong giữa lúc mọi người cười


                                                                    nhìn lũ giặc tan thây!  

 
  Tôi quý mến anh
          là một con người
                   một quân nhân Việt Nam thẳng ngay.
                             một con người, một quân nhân Việt Nam
                                    không cần một phương pháp nào tráo trở.
                                             một con người, một quân nhân Việt Nam                                                  không hề biết sợ!
                                                   để nói lên bao sự thật tro tàn
                                                       từ trong nỗi thương đau!


Người lính như tôi
       một lúc chưa thể hiểu hết đâu.
             một lúc làm sao hiểu hết lương tâm của người chân chính
                        song giá trị mà muôn đời cần đến
                               vẫn là người cầm bút có lương tâm!
                 

Bài viết của anh tuy chỉ giản đơn
      nhưng nó là cánh cửa mở ra cho loài người có lương tâm suy nghĩ

       cho loài người có lương tâm nhìn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ
                với bao sự tích bi hùng!

Những ngày qua đọc anh, suy nghĩ về anh
          là tôi biết những điều ấy cho tôi yêu anh thêm lần nữa
                    là tôi biết nhìn lại
                             những suy nghĩ và cách viết của mình còn nông cạn quá
                                     trên đường chiến chinh
                                           tôi là người lính chưa đi xa.

“Người viết trẻ và cánh rừng già”
tác phẩm của những ngày đánh Mỹ.

Ôi! Còn biết bao những cách nhìn đời
             cách tìm chân lý
                              để tìm ra giá trị đời văn!

Qua tháng
          qua năm
              đổi máu trong chiến tranh
  
                     ta mới chỉ hiểu một phấn cái chuyện đời ta đang viết
        
                       tự ta mới dám nói lên sự thật
                                             mà loài người không thể nghĩ suy thay!


Cuộc chiến bộn bề của những ngày hôm nay
                       
 không thể dăm năm, mười năm mình làm hết được.
              điều anh nói như một lời tâm huyết.
                    giải bày cho hàng triệu người lính đang hành quân!


Mọi thế hệ sẽ trôi đi
           nhưng thời gian trường tồn
                    còn lại
                          thời gian và người lính
                                 sẽ làm hết công việc viết văn của đời mình!


                   Đêm Mỹ Cương - Đường Trường Sơn  
                     Biên giới Việt - Lào
                  Ngày 9 tháng 11 năm 1973

    Đ - H
  1. Tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu
  2. Tiểu luận của Nguyễn Minh Châu in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 2 năm 1973
  3. (4) (5) Ý trong tiểu luận của Nguyễn Minh Châu
  (*) Rút trong tập thơ Tâm sự người lính - NXB Văn học 1996 - NX B Hội Nhà văn 2018 (tái bản)        

Đan Rỗ Lê Thành Nghi nịnh thối thơ Hữu Thỉnh

Thuê xe 16 chô

ĐAN RỖ (1) LÊ THANH NGHỊ NỊNH THỐI HỮU THỈNH   " THƠ HỮU THỈNH LẮNG SÂU TỪ TRẢI NGHIỆM, ÁM ẢNH TỪ CHIÊM NGHIỆM "
 (*)  Tạp chí Thơ năm 2017
 Đỗ Hoàng
   Đan Rỗ Lê Thành Nghị có lẽ đứng nhất nhì trong bầy đông như kiến cỏ nịnh thối thơ Hữu Thỉnh: Phạm Quang Trung, Trường Lưu, Thanh Thảo, Mã Giang Lân, Vũ Quần Phương, Nguyễn TrọngTạo, Thu Tứ, Nguyễn Ngọc Phú, Phạm Khải, Nguyễn Hữu Quý, Vũ Bình Lục...Không thua sự trơ trẽn của Phạm Quang Trung, bẻ cong ngòi bút của Thanh Thảo, táng tận lương tâm của Mã Giang Lân, vơ thêm củ khoai nghèo cố quốc của Thu Tứ, đĩ bút như Nguyễn Ngọc Phú...
    Đan Rỗ Lê Thành Nghị đã từng viết nhiều bài tràng giang đại hải nịnh thối thơ Nguyễn Khoa Điềm - một tay lưu manh, gian manh, gián điệp luồn sâu leo cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên đến bậc phó Vương.Tôi đã có bài phê phán những bài viết này. (Vào vannghecuocsong.com đọc "Đan Rỗ Lê Thành Nghị bốc thơm Nguyễn Khoa Điềm - Khao khát đến miền trong xanh". Tưởng thế Nghị thôi nịnh, nay lại nịnh tiếp HữuThỉnh. Điềm làm quan cở Tứ trụ, ban phát nhiều bổng lộc đã đành, Thỉnh chỉ "bật mã ôn" -蝸角- oa giác vi danh, bổng lộc của Thỉnh tiền không bao nhiêu nhưng danh thế trong đồng nghiệp rất lớn như: Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng Văn học nghệ thuật Nhà nước, giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn, Nghị luôn luôn đoạt cả thơ cả phê bình, mặc dầu thơ và phê bình của Nghị còn khắm hơn thuyền mắm ruốc Nghệ An!      Như đã viết nhiều lần, Hữu Thỉnh chỉ là anh làm thơ tuyên truyền cổ động cấp tiếu đội viết theo mệnh lệnh trên trong các phiên đổi gác làm sao có tầm nghĩ, tầm nhìn của một thi sĩ bình thường, chưa nói tới thi sĩ tầm cỡ! Hữu Thỉnh " - vi thi lập thân"(tiến thân bằng thơ) trong một thể chế lấy "dĩ sát lục vi canh tác" (giết chóc thay cày cấy) thì làm sao có thơ hay.Thỉnh lại mắc trọng bệnh  thơ trầm kha: sáo,dở, nhạt,nhắng.
 Không chỉ Hữu Thỉnh mà cả một thế hệ thơ mậu dịch tuyên truyền cổ động cho cuộc chiến vì lợi ích nhóm: ca, hát, hót, cười, reo, vui, tấu, hài, xiếc, múa, kể vè ...TừTố Hữu (chặng sau), Chế Lan Viên, Xuân Diệu,Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đình Thi đến Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Thanh Thảo... đều lên đồng như thế!
Làm sao có thơ hay?
Đan Rỗ Lê Thành Nghị trích trên trăm câu thơ của Hữu Thỉnh, cũng như Mã Giang Lân, Thu Tứ, Phạm Quang Trung trích hàng trăm câu thơ của Hữu Thỉnh không có một câu nào hay!
Đan Rỗ Lê Thành Nghị trích thơ và bốc thơm: Giải thưởng cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ năm 1975 mà anh được giải A nói lên điều đó. Cuộc thi trước đó (1969-1970) với sự xuất hiện của những nhà thơ nổi đình đám rất dễ mê hoặc như Phạm Tiến Duật, chưa có Hữu Thỉnh. Nhưng chậm lại một nhịp có khi là thêm một cơ hội. Cơ hội để thoát ra những cái bóng, những mê hoặc, những đỉnh cao đã có, cho dù hết sức khó khăn, nhưng nhiều khi mang ý nghĩa sống còn. Trường hợp Hữu Thỉnh có phải như vậy chăng?
"Đời chẳng dễ dàng đâu
Sau bao nhiêu lời chúc
Ta chẳng dễ dàng đâu
Sau bao người đi trước "
(Trương ca Biển)
Bốn câu tự bạch này chẳng có gì là thơ phú, nó tỏ ra lo lắng của một kẻ kém tài!
Bốn câu này các bà mẹ nông laanlangf ai ai cũng mần được:
Cấy ló * dễ dàng đâu (*lúa )
Ruộng nước đầy phải múc
Choa chẳng dễ dàng đâu
Theo người hầu trâu đực!
 Họ chỉ nói "bắt miệngj" nhưng hay hơn Hữu Thỉnh vạn lần:
"Bây chừ hợp tác, hợp te
Không có méng vải mà che cái lồn!"
  Cuộc chiến huynh đệ tương tàn, tranh giang sơn của hai thế lực Nam Bắc Việt Nam có sự bảo kê của các nước lớn. Bắc Việt có Trung cộng,Nga Sô..Nam Việt có Mỹ, Đại Hàn...giết nhau đến chết để cho dân tộc và non sông điêu linh mà Hữu Thỉnh viết sáo rỗng, hô khẩu hiệu, uốn éo như cô gái hát chèo, nhạt như nước ốc nhưng Đan Rỗ Lê Thành Nghị vẫn bưng mũi nịnh thối:

"Đọc Hữu Thỉnh tôi quan tâm trước hết đến những gì anh muốn nói. Có hai mảng thật sâu đậm trong thơ Hữu Thỉnh: Đất nước, Nhân dân, cuộc chiến... trải nghiệm trang trước và thế sự, nhân tình thế thái... chiêm nghiệm trang sau, như hai mặt thống nhất của một tờ giấy trong sáng tạo của anh, như thể nếu không có sự trải nghiệm kia, thì cũng chắc gì đã có sự chiêm nghiệm này. Hai mặt, mặt thì lắng sâu, mặt thì ám ảnh.
Như bất cứ một tài năng nào khác, sống và sáng tác trong một thời điểm khi mà cuộc chiến tranh giải phóng đang đến hồi quyết liệt nhất, Hữu Thỉnh cũng đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của Đất nước, Nhân dân, cuộc chiến tranh mà anh và hàng vạn con người đang đương đầu. Mảng "đề tài" này nói lên sự xa rộng trong cảm xúc của Hữu Thỉnh. Đất nước trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những khái niệm mà là những gì rất cụ thể, cạnh sát con người, như trời ở trên đầu, đất ở dưới chân, giản dị như đôi khi chỉ là bãi "cát non" ẩn dụ dưới bàn chân người lính:
- Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính cát non thành Tổ Quốc
- Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ Quốc
- Bóng chúng tôi che lên Đất Nước
Giữ nguyên lời dặn của ông bà...
(Trường ca Biển)
Đất nước có khi chỉ là "một gốc sim cằn", "nát vụn trong bữa tiệc quay cuồng của thép", nơi "kẻ thù đổ xuống ba tiểu đoàn trâu điên" quyết chiếm để làm bàn đạp tấn công, nơi cái ranh giới chết chóc giữa hai làn đạn, được "che" bằng mạng sống của những người chiến sỹ, mà rắn rỏi như một lời thề:
Anh quên thơ để nhớ gốc sim cằn
Dăm bảy lá lèo tèo như mực rớt
Sim như là không có cũng không sao
Thế mà chúng anh thay nhau đến đây mà hy vọng
Tưởng không sim thì không cả đời mình
...Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được
Chỉ một gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn
Tổ Quốc sẽ ra sao? Tổ Quốc?
Anh đang bò về phía gốc sim
Ngực đập dội chuyển sang đất đá
Quần áo tướp ra
Một nửa người anh dâm dấp máu
Anh đang đau cho đất đá anh yêu
...trước mặt là Tổ Quốc
Dù chỉ gốc sim thôi, dù chỉ gốc sim cằn"
(Đường tới thành phố)

Mức độ sến, sáo rồng, hô hào, cải lương... đã vượt qua nồng độ văn nô cho phép.
 Thơ Hữu Thỉnh sến, sáo, dở, nhạt, nhắng, kém thi pháp... từ khi mới hai mươi, ba mươi tuổi bước vào nghề.Tuổi hai mươi, ba mươi con trai chưa vợ lin - ga luôn luôn chóng cao như nòng súng cao xạ pháo làm sao nghe gái ru mà ngủ được! Chúa Jesu dạy: "Con trai ba mươi tuổi nên lấy vợ để tránh dâm dật". Thế mà Hữu Thỉnh viết:
"Hôm qua bên ấy ru Kiều
Bên nay nghe đã thiu thiu ngủ rồi!"
 Chưa nói sự kém cỏi trong gieo vần lục bát mà nội dung phịa ra một ông thầy tu đầu trọc liệt dương nằm nghe người đẹp ru Kiều (!)
 Sự giả dối tha hóa không chỉ một mình Hữu Thỉnh mà cả một đội ngũ văn mậu dịch nhà nước, đến nối một văn nô có số má nhà văn Nguyễn Minh Châu phải kêu lên trước lúc chết: "Lời ai điếu cho một nền văn học minh họa (Nguồn:  Báo Văn nghệ, Hà Nội, số 49 & 50 (5-12-1987). Nguyễn Khải trùm nhì Văn nô (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam), hưởng bao bổng lộc của chính thể (giải thương Văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh) cũng trước khi chết sám hối: "Thượng đế phải cười, Đi tìm cái tôi đã mất" (Tạp chí Nhà văn năm 2012).
Trùm lớn lãnh đạo tư tưởng, văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam Tố Hữu:
"Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trong trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn"
  Giải phóng miền Bắc chưa được hai ba năm chưa được hai ba năm thì "khẩu hiệu người cày có ruộng "chỉ là bánh vẽ".Nhà nước Bắc Việt gom hết tất tần tật ruộng đất nông dân vào cái trại lính hợp tác xã.
Người nông dân Bắc Việt đói khổ nhất trong lịch sử nông dân Việt Nam"
Làm hợp tác, sống không lô, không lạng/ Khi chết rồi không trám *, bạng**, mưng ri*** (gỗ quá xấu). Chết không có chiếu mà bó!
 Hữu Thỉnh lại có "" viết kịch bản:
"Chị góa bụa trong hồ sơ tự khai
Chị cười cợt với thằng chỉ điểm
Người nó thắt y chiếc còng số tám
Cứ hau háu rình chộp chị đem đi
Chị cố làm cho thật lẳng lơ
Thắt vạt áo trước bao lời dị nghị
Mỗi năm một lần cúng kỵ
Khấn anh xong mang xôi trái xuống hầm"
(Đường tới thành phố)               
Đọc mà thẹn cho thơ sến!
Nhưng Đan Rỗ Lê Thành Nghị cứ tô cho Thị Nở ra Kiều:
"Nhưng người mang bi kịch lớn nhất của chiến tranh là những người vợ. Thơ ca Việt Nam vốn giàu lòng trắc ẩn, hình như cũng dành những ngôn từ bi thương nhất để nói về những người hóa đá khắp mọi miền đất nước mỗi khi can qua. Đến Hữu Thỉnh, anh cụ thể hóa điều ấy trong "con người này" của hoàn cảnh éo le này: Chị nuôi anh dưới đất/ Năm năm trời anh nhìn chị trong đêm.../ Không hay anh ốm mập..., không hay anh đen trắng ra sao (Đường tới thành phố). Người vợ ấy ban đêm xuống hầm bí mật nuôi chồng hoạt động, ban ngày "diễn vai kịch" chết người ngay cạnh nanh vuốt của kẻ thù."
Trải nghiệm, chiêm nghiệm của Hữu Thỉnh là viết theo lệnh trên, viết thế nào cho đúng cho hay, hợp lòng chỉ huy. Ở tiểu đội viết theo lệnh tiếu đội,ở trung đội viết theo lệnh trung đội, ở binh chủng viết theo lệnh binh chủng. Ra quân quản lý văn nghệ viết theo lệnh Tuyên giáo bằng một giọng đậm chất tuyên huấn báo chí cấp tiểu đội, vô cùng sáo, vô cùng lên gân:
"Còn ao ước nào hơn
Tự do và đoàn tụ
Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ
Thương mẹ và yêu em
Còn hạnh phúc nào hơn
Tổ Quốc."                       
(Đường tới thành phố)

                         Đan Rỗ Lê Thành Nghị có nhiều nhận định không chính xác, không  đúng về nỗi đau cuộc chiến Nam Băc Việt vừa qua:"
  "Nhưng nếu hỏi trong thơ Hữu Thỉnh, cuộc chiến đã để lại vết hằn nào sâu nhất, sang chấn nào xót xa nhất trong tâm khảm con người thì rất nhiều người có thể trả lời: trong tâm khảm của người mẹ, và người vợ.Người mẹ trong thơ Hữu Thỉnh có tầm vóc quá cỡ một người mẹ bình thường:
Mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc
Mẹ thường ít ngủ, mẹ thường thức khuya
Đêm nào cũng dài
(Đường tới thành phố)
Đất nước, dằng dặc trong lịch sử là những cuộc binh đao, những cuộc đưa tiễn. Số mệnh xô đẩy thế nào đó làm đất nước luôn bị tước đoạt và đe dọa tước đoạt quyền độc lập, và vì thế, thời điểm nào những thế hệ ưu tú nhất cũng phải đương đầu, những dòng máu tươi nhất cũng sẵn sàng dâng hiến để đòi lại điều đã mất, bảo vệ điều bị đe dọa tước đoạt. Nhưng người đau nhất trong nỗi đau dằng dặc đó là mẹ"... Nhưng người mang bi kịch lớn nhất của chiến tranh là những người vợ. Thơ ca Việt Nam vốn giàu lòng trắc ẩn, hình như cũng dành những ngôn từ bi thương nhất để nói về những người hóa đá khắp mọi miền đất nước mỗi khi can qua."
              Đó là một nhận định không đầy đủ, không chính xác. Trong cuộc chiến nồi da xáo thịt đau thương hơn cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh phục vụ cho lợi ích của phe nhóm, phe Bắc Việt giành thắng lợi nhưng nguy cơ thành thuộc quốc, thành tỉnh nhỏ của Tàu cộng chỉ là thời gian không xa! Trong cuộc nồi da xáo thịt đau thương ấy, cả dân tộc đầy bi kịch đau khổ, điêu linh, kể cả phía bên kia chiến tuyến cũng bi kịch đau khổ điêu linh. Người đau khổ nhất không phải anh bộ đội, anh linh cộng hòa, cô bộ đội, anh dân quân du kích, bà mẹ hậu phương, cô dân công hỏa tuyến, cô thanh niên xung phong mà là người nào bị chết oan trong cuộc chiến dù là chết ở hậu phương vì bom đạn giặc:
"Không chết chàng trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ hậu phương..."
              (Hữu Loan)

"Qua đây em nhớ nhà không nhỉ?
Thao thức đêm dài mẹ nhớ con
Thôi chiều nay hết - em đi biệt
Tiếc nuối thương đời nữ cứu thương!

Em ở mấy mùa trên đất Việt
Những ngày hôm trước biết gì không?
Tin rằng độ ấy em không biết
Nếu biết giờ đây đỡ lạnh lùng...

Bắt em, súng anh ngừng không bắn
Nhưng súng quân thù lại giết em
Chúng bắn ca-nông vào giữa trận
Mắt xanh nhắm lại, xác nằm im..."
(Hải Bằng)
"Anh đi trên trái đất cô đơn
Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở
Xác em nằm
Một hành tinh vứt bỏ
Vó ngựa trường chinh
Lãnh đạm dẫm qua!"
(Đỗ Hoàng)
  Nỗi đau người mẹ hậu phương chưa phải là khổ nhất, nỗi đau người mẹ của Hữu Thỉnh còn bình thường hơn cả người mẹ khổ thời bình:
"Đom đóm bẫy
Hoa gạo đỏ
Mẹ ở nhà đã cất áo bông..."
Hay:
"Xe pháo ì ầm vô tận nối nhau đi
Áo tân binh xanh thẫm bến phà
Những bà mẹ gặp nhau trong lo toan tầm tã
Tiếng gọi nào nghe rõ
Suốt chiều sâu
Mẹ nén đau
Giấu tờ báo tử
Sáng mai lại tiễn con nhập ngũ
Bốn nghìn năm đất nước mấy khi yên"...
(Đường tới thành phố)
    

Trải nghiệm,chiêm nghiệm của Hữu Thỉnh là viết theo lệnh trên, viết thế nào cho, hợp lòng chỉ huy, hợp lòng lãnh đạo, dù chỉ huy lãnh đạo  dù chỉ huy lãnh đạo chưa bằng tuổi con cháu của mình. Ở tiểu đội viết theo lệnh tiếu đội,ở trung đội viết theo lệnh trung đội, ở binh chủng viết theo lệnh binh chủng:
"Sau chiến
Các anh không gạo lo muối
Mà mong cho cho trời có mưa
Để đồng bào gieo lúa!"
..
"Đứng trong chiến hào
Bống thấy mình cao lớn..."
Ra quân quản lý văn nghệ đúng ý, viết theo lệnh Tuyên giáo bằng một giọng đậm chất tuyên huấn báo chí cấp tiểu đội, vô cùng sáo, vô cùng lên gân:
"Còn ao ước nào hơn
Tự do và đoàn tụ
Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ
Thương mẹ và yêu em
Còn hạnh phúc nào hơn
Tổ Quốc."                       
(Đường tới thành phố)

                     Càng ngày kinh tế thị trường càng luồn lách vào hang sâu, ngõ hẻm, thơ Hữu Thinh càng đậm chất thương mại:
Buổi sáng lo kiếm sống
Buổi chiều tìm công danh
Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
Tỉnh thức
những hàng cây bật khóc.
(Thương lượng với thời gian)  
Càng ngày càng sáo, dở , nhạt , nhắng:
"Mùa thu cũng bỏ trời
Đi về miền tiếc nuối
Có con tàu mệt mỏi
Thét còi trong tim anh"
(Ước).

  Anh em làng báo thường nhắc nhau: "Đi sướng thì viết khổ, đi khổ thì viết sướng". Nghĩa là nhà báo cứ bám theo xe lãnh đạo dự hội nghị tiệc tùng về cơ quan không có tài liệu gì để viết, mà nên đi cơ sở nhiều sự việc, con người tha hồ viết.
   Hữu Thỉnh là anh " - vi thi lập thân" suốt đời viết theo lãnh   để tiến thân mà lãnh đạochính thể này có nền chính trị cực đoan hủ lậu, trước thì hiếu chiến, giờ thì hèn nhát qụy Đại Hán, phong kiến phát xít Tàu cộng nên thơ phúHữu Thỉnh không ra gì. Dù ông rất khéo, rất giỏi vận động cho ông ẳm nhiều giải nhất về thơ quốc doanh kể cả giải Hồ Chí Minh, giải Asian...
                      Nhưng chung quy cũng tay trắng đời Thơ! "Đồng thơ mất trắng tay liềm hái!"

                              Hà Nội 30 - 8 -2019
                                        Đ - H
(*) Thừa một người đan rỗ
Thiếu một nhà phê bình
Đất nước này thậm khổ
Văn chương bẩn chợ tính"