Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Thu Tứ nịnh thối Hữu Thỉnh - Hèn hạ, trơ trẽn - Vô liêm sỉ!


              

THU TỨ  NỊNH THỐI  HỮU THỈNH
               TRƠ TRẼN, HÈN HẠ , VÔ LIÊM  SỈ!
          Đỗ Hoàng
  Thu Tứ viết về thơ Hữu Thỉnh với một giọng điệu bợ đỡ, nịnh thối một cách trơ trẽn, hèn hạ rất vô liêm sĩ! Vì muốn làm cho Hữu Thỉnh và cấp trên Hữu Thỉnh "thỏa lòng bóng" (vừa lòng)
"Vì sao lần này lại xảy ra việc nông dân hóa chiến sĩ? Bởi sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo nhân dân đánh cho giặc Pháp đại bại, phải rút khỏi nước ta, thì ở Miền Nam dưới sự bảo trợ của siêu cường Mỹ một thiểu số ngang nhiên dựng lên một “nước”, chia hai Tổ quốc! Thế là làm giặc. Giặc thì phải đánh. Miền Nam nổi dậy, Miền Bắc chi viện Miền Nam đánh ngụy, đánh cả Mỹ và chư hầu khi chúng kéo vào cứu ngụy. Phải trái là hết sức rõ ràng, nên trong hàng hàng lớp lớp thanh niên ngày đêm xẻ dọc Trường Sơn đã không có chút nghĩ ngợi phân vân nào hết về ý nghĩa của việc mình làm, mà chỉ có vô cùng tha thiết một niềm nhớ quê. Người nông dân xa làng mạc ruộng đồng, nỗi ấy nói sao cho xiết! Chiến sĩ ở tiền tuyến mà đau đáu nhớ hậu phương, như thế có hại cho tinh thần chiến đấu chăng? Không hề, bởi chiến sĩ biết người ở hậu phương đặt hy vọng ở mình và đang nỗ lực tối đa để giúp mình chiến đấu mau thắng lợi. Họ nhận thức chỉ có một con đường về quê duy nhất, là “Đường tới Thành phố”! (Thu Tứ)
 Viết thế, Cộng sản viết thì được. Nhưng hiện nay Cộng sản họ không viết thế và không nghĩ thế về những  kẻ ở bên kia chiến tuyến. Người ta đang xem xét lại những người lính hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974 như Ngụy Văn Thà để tuyên dương công trạng chống giặc ngoại xâm. Nhiều nhà thơ ở quốc nội làm thơ ca ngợi Ngụy Văn Thà như một anh hùng chống ngoại xâm (Trần Mạnh Hảo)! Những từ ngụy quân, ngụy quyền, giặc...không còn áp đặt cho đồng bào miền Nam tạm chiếm nữa!
  Có người còn nêu ý kiến mời những người lính, con cháu bên kia chiến tuyến trước đây trở về cùng nhân dân chống giặc Tàu!
    Còn Thu Tứ chửi rủa cái "nước" mình, chửi rủa cha ông mình cạn tàu ráo máng để bà con cô bác khai trừ ra khỏi dòng họ mà không biết cái "nước" đó Thu Tứ được du học, được nghề sang, được ăn trên ngồi trốc...được tự do nịnh Cộng sản, vái từ dưới đít vái lên! Không khác gì đám bồi bút trong nước nâng bi Hữu Thỉnh để kiếm mấy cái chức tước, danh hiệu còm! Vô liêm sỉ!
 Cái "nước"mà Thu Tứ chửi rủa nó có kinh tế rất khá, có giáo dục rất cừ, có "dân chủ "tương đối được. Còn cái "nác - nước" Thu Tứ nịnh, Thu Tứ với cái lý lịch bất hảo như vậy thì chỉ có bốc đất ngoài đồng suốt ngày, ăn cứt chó mà sống!
     Hữu Thỉnh suốt đời chỉ là anh tuyên truyền cấp tiểu đội, hô hào xung phong  "mẹ tập con đi, đảng dạy con đi, bác chỉ lối con đi" không hơn, không kém.:
                    "Bỏ lại đằng sau bao trận đánh
                    Kịp vào thành phố sáng tên Người
                    Độc lập theo tăng vào cổng chính
                    Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!"
                            (Hữu Thỉnh)
 Viết sáo mòn, rỗng tuếch, khẩu hiệu còn hơn khẩu hiệu. Mấy ông tuyên huấn xóm, tuyên huấn xã đến bò sát đất mà học tập nâng cao tầm nhìn tư tưởng Mác Lênin (!)
   Viết khổ thơ 4 câu mà lặp ngược lặp xuôi. Câu 2 có "kịp vào thành phố", câu 3 lại "tăng vào cổng chính". "Vào" chi mà nhiều rứa?
  Thế mà Thu Tứ bốc thơm:
"Có biết bao nhiêu là thơ hay về người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam! Rất nhiều bài được làm bởi những người trực tiếp chỉ huy họ. Trong số cán bộ làm thơ về chiến sĩ, nổi bật nhất là Chính Hữu và Hữu Thỉnh. Có thể xem Hữu Thỉnh như “Chính Hữu thời đánh Mỹ”."
  Thu Tứ không hiểu biết gì về thơ chống Pháp, chống Mĩ. Chỉ xét về mặt tuyên truyền cổ động để bộ đội đánh nhau, Chính Hữu chưa phải là "number one" - số 1. Chính Hữu còn xếp sau xa Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Trần Hữu Thung, Hoàng Trung Thung...Còn thi bá Quang Dũng, Hữu Loan... thì  Chính Hữu đứng ngoài cửa mà nhìn! Nói Hữu Thỉnh là Chính Hữu thời đánh Mĩ là cách nói hồ đồ, xúc phạm Chính Hữu!. Chính Hữu cũng là tuyên truyền, tuyên huấn nhưng Hữu Thỉnh làm sao sờ tới:
"Chính Hữu  rất giỏi thổi kèn
Cho các đồng chí xông lên diệt thù'"
(810 Văn sĩ Việt - Đỗ Hoàng)
  Nhưng vẫn đẳng cấp rất nhiều bậc trên Hữu Thỉnh:
..."Chúng mang bom nghìn cân
Giội lên trang giấy
Mỏng như một ánh trăng ngần
Hiền như lá mọc mùa xuân

Ôi từng trang giấy
Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay
như bàn tay vẫy
như một bàn tay ròng ròng máu chảy!

Nếu em sống lại
Anh đi một nghìn đêm
Để giành lấy cho em
Một ngày không sợ hãi..."
      (Chính Hữu)
Hữu Thỉnh thì:
"Hữu Thỉnh chẳng có bài nào
Xe tăng húc đổ tường rào thi ca"
(810 Văn sĩ Việt - Đỗ Hoàng)

"Bồ quân bên suối chín vàng
Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Đầu têu tu hú chạy lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên cả giày

Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem.."
  (Hữu Thỉnh)
 Thật thua cả vè của mụ nghèo xã viên hợp tác xã!
  Hữu Thỉnh không có bài thơ hay, câu thơ hay, suốt đời tụng ca, gõ mõ, mang tứ chứng "Thi Y": sáo, dở, nhạt, nhắng...
 Những bài đưa vào sách giáo khoa ép học sinh học là những bài rất dở cả ý tứ, lập từ:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
"Vắt" - từ dùng rất thô lậu!
Thu Tứ tán :
Sang thu

“Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se  
sương chùng chình qua ngõ
 hình như thu đã về

sông được lúc dềnh dàng  
chim bắt đầu vội vã
có đám mây mùa hạ  
vắt nửa mình sang thu

 vẫn còn bao nhiêu nắng
đã vơi dần cơn mưa  
sấm cũng bớt bất ngờ  
trên hàng cây đứng tuổi”.
   Thu nhiều thơ lắm, nhất là khi đang “tới” hay “về”. Hương ổi, gió se, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây hai mùa, nắng vẫn còn, mưa đã vơi, sấm thi thoảng chịu báo trước, hàng cây “tóc” ngày nào xanh um giờ bắt đầu xơ xác, ồ, cái cảm chớm thu của một người nó tinh tế và kỹ càng sao!
  Thu Tứ học sửa  chữa máy bay, không biết gì thơ phú để mà bình, phán! Lại khen thối bài

Thư mùa đông

...Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
 Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
 Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em... "

"Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em... " Nghe quá tởm lợm.
Không có sự liên tưởng, so sánh nào cổ quái như thế này! Ngày xưa đi lính thiếu gái :
"Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên"
(Ba năm chui lủi chiến trường
Gặp con lợn nái tưởng nường tiên sa - Đỗ Hoàng dịch) người cũng không mường tượng tiếng guốc người nầm với vó ngựa (!)
Thu Tứ không hiểu văn chương thơ phú, bình rất ngô ngê, kệch cởm:
 
“Sáng ra thêm bạc…”… Người mà như núi thì qua chả mấy mùa đông đầu sẽ trắng như bông! Ơ mà núi ở đây trùng trùng, sao “rét” đến thế nhỉ, chắc do không trao đổi được với nhau. Người thì tuy rất xa người nhưng nhờ thư xuống thư lên nên tóc tai chẳng đến nỗi nào, tệ nhất cũng chỉ tai thi thoảng nghe nhầm vó ngựa thành “tiếng guốc em”… Năm ấy hình như Hữu Thỉnh đã xuất ngũ, chuyển sang công tác văn nghệ. Vậy đây là nhà thơ đi thăm chiến sĩ, rồi nhập luôn vào vai chiến sĩ mà làm thơ. Còn việc nào tự nhiên hơn cho ông! Đã xẻ dọc Trường Sơn, giờ lên nằm trong những hầm xây bên vách đá sừng sững của biên cương phía bắc để nếm thứ mùi khác của núi non Tổ quốc, trải nghiệm thế này là hơi khó bì." ( Hết trích)
 Bài
Bầu trời trên giàn mướp
Là bài ăn cắp tứ của Nguyễn Duy "Bầu trời vuông" nổi tiếng trong chiến trương  năm 1970 - 1972. Hữu Thỉnh là "chuyên gia" chuyên mô phỏng tứ của người khác nhưng viết rất dở. Bầu trời trên giàn mướp là một điển hinh!
“thu ơi thu ta biết nói thế nào
 sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
 hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp /
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiều

 sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng
 thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
 gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây xao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi”.
Tại sao “sương mỏng thế” lại gây xôn xao? Chắc vì đó là một tín hiệu báo thu đã về, tuy còn “chập chờn”. Được cái, cái sương rất mong manh ấy không vội trôi đi đâu mất, mà “chùng chình qua ngõ” (xem bài “Sang thu”), ta được tha hồ ngắm nó để tiếp tục... mất bình tĩnh, chỉ biết kêu “thu ơi thu” mà không “biết nói thế nào”! Tất nhiên ngoài “bầu trời trên giàn mướp”, quê hương Việt Nam còn vô số bầu trời khác. Cùng một Quê mà có biết bao nhiêu là quê! Trong “những năm bom” vô cùng ác liệt ấy, biết bao nhiêu “con” đã qua những bến phà đỏ lửa, đã nằm trong rừng già thâm u mà không “một giây xao nhãng / bầu trời (...) từng dẫn dắt (mình) đi”...(Thu Tứ)
    Một bài kể lể, nhạt nhẽo không một ý tứ nào rung động lòng người. Cách nịnh của Thu Tứ là cách nịnh của một kể vô học, không biết gì văn chương!
   Nhờ nịnh một cách thối tha, vô liêm sỉ này Thu Tứ được Hữu Thỉnh cho 3, 4 nghìn đô la mời mới quốc nội dự đại hội hòa hợp dân tộc sang hơn Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống về nước cũ!
"Thu Tứ ngoái về nịnh Hữu Thinh
Văn thơ ca tụng thôi hôi rình
Tợp bia hải ngoại mà mang nhục,
Xực sắn quê nhà mới thấy vinh
...
Vượt biên quyết liệt lìa quê tổ
Tâm địa còn hơn lũ hắc tinh!
    (Vịnh Thu Tứ - Đỗ Hoàng)

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020




TỰ THÚ - MỘT BÀI VIẾT GƯỢNG  GẠO, GIẢ TẠO.

Đỗ Hoàng

TỰ THÚ

Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót

Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.
                                     1987

Đỗ Hoàng
   Hữu Thỉnh lâ người khéo, sống gần như  không mất lòng ai. Nói năng đi đứng, ngó trước, ngó sau, ngó trên, ngó dưới. Đêm ngủ móc màn, dém chăn, sải chiếu ngay ngắn, gọn gàng...
 Hạng người này trong thời hiện đại ở những nước có thể chế độc tài, toàn trị như Tàu cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Cu ba. Vê nê duy ê la...rất nhiều và rất nhiều.
 Ở Việt Nam thời bao cấp cái gì cũng thiếu như thuốc lá chẳng hạn, những  người này có cách của họ để thích hợp buổi cơm thua, gạo thiếu. Với thuốc lá chẳng hạn! Tiền đâu mà mua đủ bao để mời mọi người và cán bộ to. Họ phải chia các bao, lấy từng điếu thuốc bỏ trong các túi của mình. Mỗi bao chỉ để hai ba điếu. Gặp bạn bè thường thì đưa thuốc bọ ra hút, gặp người quan trọng thì đưa Tam Đảo ra mời, gặp quan trên, người cần nhờ  vả mới đưa Điện Biên, Thăng Long... Rồi ngày đơm tháng kỵ. giỗ chạp, cười xin quan trên...họ ghi đầy đủ trong sổ tay để tới thăm!
Hạng người này ở nhân tướng học chỉ ra chỉ làm đến được cấp tiểu đội. Quả vậy , Hữu Thỉnh suốt đời chỉ làm cai văn nghệ trong thể chế độc tài toàn trị.
 Hữu Thỉnh là người không có tài văn chương (Xem Hữu Thỉnh - Cánh đồng thơ mất trắng). Ông làm thơ nhưng mắc tứ chứng Thi Y  (sáo, dở, nhạt, nhắng...). Cái khéo của ông cho ông làm Cai Văn nghệ - Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch  UBTQ  Liên hiệp các Hội  Văn học Nghệ thuật Việt Nam trên dưới 20 năm. Khoảng thời gian dài đó ông đã tạo ra được một tốp nâng bi đông đảo gồm các nhà văn nhà vơ, phê bình phê chén, tiến sĩ giấy tiến sĩ bò, giáo sư láo sư...bốc thơm thoong,đưaông từ một người làm thơ tuyên truyền cổ động cấp tiểu đội lên tới hàng "thi hào - su hào" (!)
  Bài"Tự thú"là bài hội tụ đủ bệnh "tứ chứng Thi y"sáo, dở, nhạt, nhắng của Hữu Thỉnh.
     Phàm con người bình thường có những điều sâu kín trong tâm không phải lúc nào cũng nói hết ra với mọi người kể cả người thân. Văn sĩ cũng vậy, không phải bài viết nào cũng đưa lên mặt báo. Vậy nên những khoảng lặng ấy người ta gửi vào Tự họa, Tự bạch,  Tự thú,  Tự vịnh, Tự trào; dài hơi hơn thì Hồi ký, Hồi ức, Nhớ lại suy nghĩ,...Đó là những trang viết chân thật nhất, mà đời sau hậu thế hiểu rõ hơn về thân thế sự nghiệp của văn sĩ!
...Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ,
Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Tự trào - Nguyễn Khuyến)

"Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quịt
Thổ đĩ lại chơi lường!"
(Tự vịnh - Phú đắc - Tú Xương)

Félix Arvers
Sonnet
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère,
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.

Hélas ! j’aurai passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire.
Et j’aurai jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.

Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre,
Elle ira son chemin, distraite et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas.

À l’austère devoir pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle
« Quelle est donc cette femme ? » et ne comprendra pas.

 Dịch nghĩa

Tâm hồn tôi có điều giấu kín, đời tôi mang điều bí mật.
Một tình yêu thiên thu đã chớm nở trong khoảnh khắc.
Nỗi đau này tuyệt vọng nên tôi đành câm nín
Và người gây ra không bao giờ hay biết.

Than ôi! Tôi đi qua gần nàng mà nàng không để ý.
Tôi luôn ở cạnh nàng mà tôi vẫn cô đơn.
Và tôi sẽ giữ kín cho đến cùng tận thời gian của mình trên cõi đời này
Không dám cầu xin điều gì và cũng không dám nhận điều gì.

Về nàng, dù trời có ban cho nàng vẻ dịu dàng quyến rũ.
Nàng sẽ chỉ đi trên con đường của mình, lơ đãng và không nghe được.
Lời thì thầm của tình yêu vọng lên theo mỗi bước chân.

Với bổn phận phải đoan trang, đức hạnh, chung thuỷ.
Khi đọc những câu thơ hoàn toàn viết về nàng, chắc nàng sẽ hỏi:
“Đây là người đàn bà nào?” và nàng cũng không hiểu gì hơn.

TÌNH TUYỆT VỌNG
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.

Hỡi ơi người đó, ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng đâu dám một lần hé môi.

Người dù ngọc thốt, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen,
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình!

Một niềm tiết liệt, đoan trinh
Xem thơ nào biết là mình ở trong.
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây!
(Khái Hưng dịch)

Сергeй Есeнин
“До свиданья, друг мой, до свиданья”
До свиданья, друг мой, до свиданья.
Милый мой, ты у меня в груди.
Предназначенное расставанье
Обещает встречу впереди.

До свиданья, друг мой, без руки, без слова,
Не грусти и не печаль бровей,-
В этой жизни умирать не ново,
Но и жить, конечно, не новей.
Xéc gây Ê Xê nhin
TẠM BIỆT

Chia tay bạn, xin chia tay bạn!
Bạn thân ơi, tôi có bạn trong lòng
Việc ra đi tự bao giờ định sẵn
Hẹn một ngày tái ngộ chờ mong.

Thôi chào nhé, không một lời bịn rịn
Bạn thân yêu, xin bạn đừng buồn
Trên đời này, chết là điều chẳng mới
Nhưng sống thật tình cũng chẳng mới gì hơn
  ( Tự thú - Viết trước 1 ngày nhà thơ chết)
Hay:
Исповедь самоубийцы

...Я стер с чела печать земли,
Я выше трепетных в пыли.
И пусть живут рабы страстей —
Противна страсть душе моей.

Безумный мир, кошмарный сон,
А жизнь есть песня похорон.
И вот я кончил жизнь мою,
Последний гимн себе пою.

А ты с тревогою больной
Не плачь напрасно
надо мной.
                             
LỜI TỰ THÚ CỦA ĐỨA CON TỰ VẪN
Ê xê nhin
...Con xoá sạch khỏi trán mình bụi đất,
Con bay lên chất ngất giữa mây trời,
Mặc lũ bầy tôi của dục tình cứ sống
Hồn con và dục tình không thể song đôi.

Bữa tiệc điên cuồng, giấc mộng khiếp kinh,
Mà cuộc sống là bài ca tang tóc,
Và hôm nay kết thúc đời mình,
Khúc ca cuối dành cho mình con tự hát.

Chỉ xin mẹ dẫu buồn đau khôn xiết,
Cũng đừng khóc than -
Có nghĩa gì đâu.
(Tạ Phương dịch)

"Tôi không nhà tho
Tôi sẽ thành trộm cướp
Gầy gò và nhỏ bé
Điều khiển bọn trẻ ranh
Tôi về nhà là thấy
Xây xát cả thân mình!
...
Xưa máu đầy trong miệng
Nay thơ đầy trên môi"
(E xe nhin)
  Học các tiền nhân, Hữu Thỉnh cũng viết "tự thú" Nhưng than ôi, tự thú của các tiền nhân như con hạc vàng bay tận chín tầng mây, tự thú của Hữu Thỉnh như con rắn độc  chết thối tha.
 Câu mở bài "Tự thú" của Hữu Thỉnh đã mang tính an ninh cảnh giác đề phòng gián điệp hay kẻ gian xông vào khoảng lặng đẹp nhất của gái trai là tình yêu:
"Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu".
Câu này không ai gọi nó là câu thơ!
Một câu rất an ninh của công an.
 Ngay trong những xã hội u tối nhất chẳng có ai cảnh giác đề phòng với người  mình yêu!  Nhân loại từ khi sinh ra đến nay cũng không ai cảnh giác đề phòng với người mình yêu  
"Rồi mùa toóc rạp, rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm...
...
Bạn về chẳng có chi đưa
Có hai lọn nếp mà chưa lặt lòn ( nhặt lúa tạp lẩn vào)
...
 ..."Giả lơ đi kẻo thế gian ngờ ( giả vờ quay mặt)
Chớ lòng đây thương đó biết cơ hội nào !

  Tình  yêu của người ta bất tử! Thương nhau, cho nhau không hết lấy đâu đề phòng cảnh giác như Hữu Thinh!
   Hữu Thỉnh chắc chẳng có tình yêu đôi lứa? Sao anh lại phải nói câu này ra? Anh là kẻ đêm cú hành, đong lọ nước mắm, tính tiền từng que tăm thì anh chọn kẻ anh yêu , anh cũng phải so đo như thế. Cô người yêu không giàu thì cũng phải có thế lực. Nghĩa là phải có lợi cho anh trong đời sống tình dục và trong đời sống thực. Thân phận, địa vị anh không xứng tầm với người ta thì anh bị hất ra ngoài là chuyện thường.Anh bị người ta đá đít, người ta phản thùng? Bửi anh tính toan tình yêu anh cũng chẳng hơn gì cái người yêu của anh! Anh cũng "anh du côn tám thẹo, thì gặp " chị điếm giang hồ bảy da"!
 Tiếp câu: "Cây đổ về nơi không có vết rìu" là câu cũ kỷ, không có ý gì mới. Cha ông đã nói từ lâu:
"Tay cầm con dao
Làm sao cho sắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Chạy cho thật nhanh
Tránh chiều cây đổ!
Tìm chốn ta ngồi
Ta ngooif, ngồi mát thảnh thơi1"
( Ca dao)
 Bài thơ Tự thú chỉ có hai khổ. Ba câu khổ hai Hữu Thỉnh muốn đúc kết thành những câu châm ngôn, kinh điển nhưng không thành:
" Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng"
 Có người yêu thơ chết vì những đòn văn, nhưng còn có những người yêu thơ sung sướng muôn năm cũng xảy ra. Trong thời hiện đại này như Tố Hữu và ngay cả bản thân Hữu Thỉnh nữa cũng đầy bổng lộc thể chế trao cho"đi bằng đít suốt đời"!  Có người  say biển dập vùi trong sóng nhưng cũng có người  say biển được đảo vàng đảo ngọc như Đô đốc, thượng tướng Nguyễn Văn Hiến nước Việt đó sao?  Có người khao khát ngã vì roi mơ mộng nhưng bao người khao khát khát khác như khao khát vào Đảng Cộng sản Việt Nam, họ vào được ,thăng qan tiến chức, giàu sang phú quý đấy mà.
  Nói tóm lại ba câu thơ vớ vẩn, khiên cưỡng này vất đi là vừa!
 Tệ hại, kém cỏi nhất, lộ tâm địa Sở Khanh nhất .. là câu kết:
"Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi!"
Đến như Sở Khanh một tay chôn biết mấy cành phù dung cũng không đạt tới mức độ sáo rỗng, giả dối một cách bệnh hoạn như thế này. Sở Khanh hại Kiều "tiếc thay một đá trà mi, con ong đã tó đường đi lối về" mà khi làm thơ tán Kiều vẫn:
妔須灵我多才艺
我却灵妔位破
Khanh tu linh ngã đa tài nghệ
Ngã khước linh khanh vị phá qua!
(Nàng có tưởng đến ta cũng là bậc nghệ sỹ nhiều tài năng.
Ta lẽ nào không thương nàng tuổi trăng tròn lẻ gặp bước lưu ly.)
Hay;
"Nàng đà đã  biết ta chăng
Bể trầm luân lấp cho băng mới thôi!"
 Còn "ta yêu mình tan nát cả mình ơi!"là một câu kêu gào vô duyên, một câu nói thường cũng sến, dở, tào lao, chi khươn (chữ Xuân Diệu phê thơ Hữu Thỉnh), nói chi đến câu thơ. Một anh áo rách cố cùng kêu như thế người ta còn chê, huống gì Hữu Thỉnh bét cũng làm cai văn nghệ suốt đời. So với hạng quan quyền chức Hữu Thỉnh chỉ"oa giác vi dảnh" (chức nhỏ như con ốc sên) hoặc "bật mã ôn" (quan coi ngựa) nhưng với loại đàn bà thất nghiệp xin việc, xin danh, Hữu Thỉnh có thể bóp vú, sờ vai miễn phí! Hữu Thỉnh có thể làm đời họ tan nát chứ không bao giờ có trường hợp ngược lại!
  Bài Tự thú là một bài viết gượng gạo, giả tạo không thể chịu nổi!
                                                  Hà Nội 7 - 2020
                                                       Đ - H