Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

THANH TÂM TUYỀN,,ÔNG TỔ,, CỦA ĐÁM VÔ LỐI HÔM NAY

 


THANH TÂM TUYỀN,,ÔNG TỔ,, CỦA ĐÁM VÔ LỐI HÔM NAY

Đỗ Hoàng

    Từ năm 1956 đến tháng 4 năm 1975,  ở Việt Nam Cộng Hòa, Thanh Tâm Tuyền được coi là,,nhà thơ ,, có tiếng tăm. Ngay hồi còn tap chí Thơ, tạp chí Nhà văn và Tác phẩm cũng đã mấy lần giới thiệu Thanh Tâm Tuyền. Trong khi các nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cả đời chưa chắc được in một lần lên các tạp chí đó.

  Thanh Tâm Tuyền tài đến vậy sao. Chắc ngang ngửa với Trịnh Công Sơn mới được như vậy. Ôi thôi, khi tôi đọc chùm thơ Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Thơ thì như giẫm phải cứt chó. Đúng là ông ,,tổ,, của đám vô lối bây gìờ. Tôi lại phải dịch ,,thơ Việt ra thơ Việt,, mới đọc hiểu.

Thanh Tâm Tuyền sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh, tên thật là Dzư Văn Tâm. Năm 1952 (16 tuổi), ông dạy học tại trường Minh Tân (Hà Đông) và đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội). Năm 1954, ông hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội, cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Năm 1955, ông vào Sài Gòn, cùng các bạn làm làm tờ Dân Chủ mà Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp phụ trách phần văn nghệ. Mai Thảo gửi đến đoản văn "Đêm giã từ Hà Nội". Thanh Tâm Tuyền "kinh ngạc", mời tác giả đến toà soạn. Từ đó, "nhóm"' có thêm Mai Thảo, chủ trương tuần báo Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo), với sự cộng tác của Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại. Tháng 10 năm 1956, Sáng Tạo ra đời. Từ 1956 đến 1960, Mai Thảo làm chủ bút. Năm 1956, hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền cho in cuốn sách đầu tay Tôi không còn cô độc (thơ), và năm sau Bếp lửa (văn, 1957), hai tác phẩm đánh dấu sự thay đổi diên mạo văn học miền Nam, đến thời đó vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của lãng mạn tiền chiến.

Năm 1962, Thanh Tâm Tuyền nhập ngũ, 1966, giải ngũ, 1969, tái ngũ, ở trong quân đội đến 1975; cấp bực cuối cùng là đại úy trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau 1975, bị đi tù cải tạo 7 năm qua nhiều trại giam khắc nghiệt ngoài Việt Bắc. Thanh Tâm Tuyền ra tù 1982. Sang định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1990 theo diện HO, sống ở tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, giữ thái độ gần như ẩn dật.

Thanh Tâm Tuyền mất hồi 11 giờ 30 ngày 22 tháng 03 năm 2006, khi mới bước vào tuổi 70.

  Cuộc đời Thanh Tâm Tuyền lính tẩy là chủ yếu. Lính tẩy, ngụy, cộng gì bỏ qua, miễn là thơ có được không. Thơ Tuyền cũng như cứt, như đời tâm lý chiến ngụy của Tuyền.

,tôi buồn khóc như buồn nôn,,,Phục sinh,,  = Buồn khóc là trạng thái tâm lý, buồn nôn là hiện tượng sinh lý. Hai thứ ấy làm sao mà giống nhau được. Một kiểu đương thời trong Nam coi là cách tân nhưng  là kiểu viết  ngu độn, vô học.

,,tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

thanh tâm tuyền,

tôi gào tên tôi thảm thiết

thanh tâm tuyền…,,

Anh nhầm giữa tên và bút hiệu. Tên anh  là Dzư Văn Tâm, bút hiệu Thanh Tâm Tuyền.

,,Nhớ,, là biểu hiện tâm lý, có sự giao thoa. Tên anh là một ký hiệu  vô cảm làm sao anh gọi cho đỡ nhỡ.

Lại kiểu viết ngu độn, vô học.

,tôi xin một chỗ quỳ thầm kín,

Thầm kín là một tính từ  là nỗi sâu kín ở trong lòng, không bộc lộ ra ngoài

như nỗi buồn thầm kín, như mơ ước thầm kín…Ai lại nói chỗ ngồi,,thầm kín,,.

Nhan nhản những câu viết ngô ngô ngọng ngọng  trong,,vô lối,, Thanh Tâm Tuyền như vậy.

 

,,tôi thèm sống như thèm chết,,. Thật không còn từ nào để chưởi kiểu viết vô học , ngu độn của Thanh Tâm T         uyền.

Ai cũng thèm sống, không có ai thèm chết.trừ những khoảnh khắc bi phẩn trong cuộc đời. Người ta muốn chết chứ không phải thèm chết.

  Kiểu viết của Thanh Tâm Tuyền bọn vô lối hậu sinh học tập cóp sái cổ

,,Kiếp sau tôi làm con chó 

Để để cất gữ nỗi buồn,,

,Bài hát về cố hương = Nguyễn Quang Thiều,

Lịch sử muôn loài vạn vật đi lên, chói lọi là làm con người, muốn quay lại làm kiếp chó. Dễ thôi. Đấy là bầy điên = Bầy vô lối bệnh hoạn.

  Thanh Tâm Tuyền viết vô lối như cứt chó mà cũng tự cao, tự đại, coi trời bằng chai

 

 

“Ở đây tôi là vị hoàng đế”

Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy

bởi vì người vào trong đất đai của tôi

người hoàn toàn tự do

để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục

nếu người muốn nhập lãnh thổ

người hoàn toàn tự do

và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ,,

  Đám vô lối hậu sinh dẩm phải nước đái của Tuyền cũng khệnh khạng cao ngạo ngu độn

Ta im lặng

Chim hót

Họ thì vỗ cánh

 

Ta viết

Chim bay đi

Họ thì vỗ cánh

 

Ta nhìn ta mai mái một làn sương

,Nhà thơ = Nguyễn Binh Phương,Đúng là bọn vô lối im lặng thì chim chóc mới hót được. Bọn vô lối mà viết thì chim chóc phải trốn biệt

贈裴公

看書山鳥棲窗

批札春花照硯池。

捷報頻來勞驛馬,

思公即景贈新詩。

 

Tặng Bùi công

Khán thư sơn điểu thê song hãn,

Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì.

Tiệp báo tần lai lao dịch mã,

Tư công tức cảnh tặng tân thi

Hồ Chí Minh - 胡志明

Dịch thơ

Xem sách chim rừng vào cửa đậu

Phê văn hoa núi ghé nghiên soi

Tin vui thắng trận dồn chân ngựa

Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.

,,Khuyết danh,,

 Người đại trí, đại đức…hòa chung với thiên nhiên, chung vui với muônvật, chung lòng với cộng đồng.Bọn chó vô lối không thể sống hòa hợp trong cộng đồng.

Thanh Tâm Tuyền cố tạo ra lối viết lạ tai nhưng vô nghĩa

,,Những chữ nghĩa còn hoang

Câu thề thốt lạ thường

Nơi không gian còn tiết trinh,,

Ngón tay âm thầm trò chuyện

Những bước chân thỏ rừng

Chạy trên cỏ sắc

Sợi tóc đen như một chuỗi cười,,

 

Viết vô lối rất ngu độn =

,,Em bao giờ là thiên nhiên

anh cúi đầu xuống ngực

dòng mưa sắc lá

đau môi,,

 Em, con người là một phần của thiên nhiên, tự nhiên, sao lại hỏi một câu vô bổ ngớ ngẩn như vậy.

 Thanh Tâm Tuyền rất dốt tiếng Việt

,,Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai,,

 Câu vừa dài dòng, lê thê đầy chữ Hán.

sự là chữ Hán Việt hóa được nhiều, thường dùng trong hành chính, quân sự , chính trị… sự 1. việc, 2.  làm việc, 3. thờ. Sự em đến…là việc em đến. Sao không dùng ,,việc em đến.

  Đám vô lối sau này cũng dốt nát tiếng Việt như Thanh Tâm Tuyền

,,Sự mất ngủ của lửa,,

,,Sự ấm áp của gối chăn,,…

,Nguyễn Quang Thiều,

 Đám vô lối này nên đến mộ cụ Đồ Chiểu vái cụ ba vái

,,việc cấy, việc cày, việc bừa, tay vốn làm quen.

Tập khiên, tập súng, tập cờ, mắt chưa từng ngó,,…

,,Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuoc  = Nguyễn Đình Chiểu,,

 

 

Không phải thời nay, mà thời tiền sử, thơ có vần, không vần không quan trọng. Miễn là thơ phải có tứ. Không có tứ, thơ có vần cũng vất đi. Lạm phát viết thơ không vần là biểu hiện vốn liếng ngôn ngữ mẹ đẻ vô cùng yếu kém.

  Đám vô lối là loại quái thai văn chương cõi Việt hôm nay và mai sau.

   Hà Nội tháng 9 / 2O21

      Đ H

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Vịnh cho hai chân thời covid

 


Đỗ Hoàng

 

CHÓ HAI CHÂN MÙA COVID 19 ,,1,,

.

Lũ chó hai chân chồm hổm ngồi

Cuối mùa covid sót nường tôi.

Khoắt khuya nhấp nhổm lo kèng giục,

Tang tảng lơn leo sợ súng dồi.

Thần thánh đem về khoanh xó bếp,

Chó mèo dắt đến đặt lên ngôi.

Trông ra đồng trảng khăn sô rợn.

Cảnh tượng y sì thuở chết trôi 

   Hà Nội 9/2O21

                 ĐH

 

Đỗ Hoàng

 

CHÓ HAI CHÂN MÙA COVID ,,2,,

 

Lệnh người cho phép tự thu tiền.

Lũ chó hai chân sướng hóa điên.

Chốt dọc vặt o quên cùn lót,

Đường ngang moi lão lộn su chiên.

Dao găm, súng lục tan tành thánh,

Cùm xích, hơi cay sạch sẻ tiên.

Chó má trèo lên mần đại đế

Cuộc đời khô rách vẫn triền miên.

 

  Hà Nội tháng 9/2O21

    Đ  H

 

 

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Thơ không vần và thơ ,,Vô lối,,

 


THƠ KHÔNG VẦN VÀ THƠ ,,VÔ LỐI,,

 Đỗ Hoàng

   Thơ không vần có từ buổi sơ khai của loài người. Ở nước ta có chiếu, biểu, thư từ, hịch, lệnh, cáo, tế, hú… Ngôn ngữ phát triển, nhân loại tiến lên, âm nhạc, thơ ca hội họa càng khởi sắc. Riêng về thơ, xuất hiện thơ có vần, thơ có vần được phân ra nhiều chi, nhánh.hình, loại, thể…Thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ 2 chữ, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, vè, tấu, hài,, thơ đường luật, trong đưòng luật có ngũ ngôn, thất ngôn, tứ tuyệt, trường thiên, thơ tự do…

  Thơ có vần, không vần, không quan trọng, miễn là thơ phảii có tứ. Nhiều bài thơ không vần có tứ hay đứng mãi với thời gian. ,,Người đẹp,, = Lò Ngân Sủn, ,,Hai bài thơ tình người thủy thủ,, = Hà Nhật.

  Thơ ,,Vô lối,, tiếng Việt lược bỏ 1OOo/o vần điệu, nhưng nó là đồ cặn bả phá hoại thi ca bởi nó không có tứ, không có ý nghĩa gì cả. Người viết vô lối đa phần kém nát tiếng Việt, tình cảm xơ cứng, tâm hồn bệnh hoạn méo mó, khôn vặt, ranh ma, gian manh, giả dối, vụ lợi , ném lựu đạn, đi đêm, lọc lừa, mẹo vặt, len lỏi, ma mị…

 

    Ở nước ta từ giữa thế kỷ XX đến nay những người như Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm In ra sa ra, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Phan Hoàng, Phạm Đương, Mai Quỳnh Nam, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Mã Giang Lân, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Nguyễn Phan Quế Mai, Dư Thị Hoàn, Đinh Thị Như Thúy, Giáng Vân, Vi Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Đỗ Doãn Phương, Trần Hùng, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Tuyết Nga… rất dốt nát tiếng Việt khi làm thơ, tư duy méo mó, bệnh hoạn hoạn sính chơi ,,vô lối,, phá nát thi ca Việt thiêng liêng nghìn đời.

                             Hà Nội ngày 14/9/2O21

                                        Đ  H

 

THƠ KHÔNG VÀN

 

HÀ NHẬT

 

Hai bài thơ tình của người thuỷ thủ (*)

1

Em hỏi tôi : nước biển màu gì ?

Tôi, người thuỷ thủ từng lênh đênh năm tháng

Tôi sẽ nói cùng em

Nước biển dịu dàng, bí mật và cuồng nộ

Cũng như màu đôi mắt của em

Song dẫu thế nào tôi cũng sẽ đến bên em

Và tôi sẽ làm cho mắt em xao động

Như gió ngày ngày đưa sóng về trên biển lặng

2

Đêm nay khi trăng mọc

Thuyền em sẽ nhổ neo

Em đừng hỏi tại sao anh đi

Cũng đừng hỏi chân trời xa có gì vẫy gọi

Anh biết

Nếu ở cuối trời có đảo trân châu

Hay ở biển xa có nụ hoa thần tìm ra hạnh phúc

Hay có người gái đẹp

Môi hồng như san hô

Cũng không thể khiến anh xa được em yêu

Nhưng em hỡi !

Nếu có người trai chưa từng qua sóng gió

Chưa từng qua thử thách gian lao

Lẽ nào có thể xứng với tình em ?

Giữa Biển Đông, hè 1961

Bài tho được nhạc sĩ Hoàng Vân phổ nhạc ,,Tình ca người thủy thủ,,

 

Ai viết tên em bằng ánh sáng

Ai vẽ hình em bằng ánh trăng

(Dân ca Dáy)

 

LÒ NGÂN SỦN

 

NGƯỜI ĐẸP

 

Người đẹp trông như tuyết

                chạm vào thấy nóng

Người đẹp trông như lửa

                sờ vào thấy mát

Người không khát - nhìn người đẹp cũng khát

Người không đói - nhìn người đẹp cũng đói

Người muốn chết - nhìn người đẹp lại không muốn chết nữa

 

Ơ! Người đẹp là ước mơ

Treo trước mắt mọi người

 

THƠ VÔ LỐI

 

Thanh Tâm Tuyền

 

CỎ

Em bao giờ là thiên nhiên

anh cúi đầu xuống ngực

dòng mưa sắc lá

đau môi

 

Cỏ của hoa và hoa của cỏ

những ngón tay những ngón chân những nụ cười

nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín

cho thơm đường hôm nay đến sớm mai

hôn từ những ngày dài tội lỗi

chưa quên

 

Gai trắng con ngươi mở mù lòa

hơi đất nằm trong tóc

thèm muốn mỗi hàm răng

từng móng vuốt

đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người

sống sót

 

Cỏ ơi cỏ kết thành lời

dàn nhạc huy hoàng

cô đơn

 

Giấc vụng về

tia nhọn sáng

đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy

những ngực thương nhau

không áo

vì cỏ dại rối bời

 

Chúng ta ôm thời gian trong suốt

chẳng phân vân

như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ

như lá cây thầm ngã phủ vai trần

như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng

 

Liên những bài thơ tình thời chia cách

I.

Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai

(nếu đời người không có những sớm mai)

anh trở dậy

đọc thơ Nguyễn Du

những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày

chợt anh muốn viết tặng em

không thể được

em làm con tin ở một thế giới

mà lòng sầu héo là trọng tội

anh cố gắng viết những lời thơ thật tự nhiên

như câu chuyện buổi còn gặp gỡ

như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ

anh gọi thầm một mình

trong giấc mơ phủ làn tóc biếc

anh biết anh gọi thầm một mình

LIÊN

 

II.

Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố

với những con đường anh đi qua một lần

để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng

(lần trở về anh ngồi xuống ghế dài

nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)

một phố bình dân có chợ và những quán ăn

giản dị như trang nhật kí của anh

ngày bắt đầu yêu em

 

III.

Trời trắng cánh tay mặc áo ngắn

những cuốn sách nhỏ truyền tay

được viết cho những người ngày mai

cuộc đời tối tăm đòi ánh sáng

anh nâng niu cuốn sách nói đến cách mạng

nói đến người tâm hồn trái tim tự do

nói đến anh và em

hoàn toàn cởi mở

 

IV.

Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông

thành phố đau từ mỗi cột đèn

mỗi bực thềm cửa đóng

em đi không nón không áo choàng

mưa tầm tã

những cửa sổ đêm muốn hé ra

nổi loạn

và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm

và rực rỡ nhớ thương…

 

Ở QUÁN CƠM BÌNH DÂN

 

Nguyên bản Lê Văn Ngăn

 

Quán cơm bình dân ấy mở cửa bên lề đường đô thị

cô chủ quán vừa nhen bếp lửa cho bữa ăn chiều

chẳng bao lâu nữa, mưa sẽ thôi rơi trên ngọn cây cao

và những người khách nghèo sẽ lần lượt đến

 

Chúng tôi, những người sinh viên xa quê hương

chúng tôi đến đây mỗi ngày bên đĩa cơm, chậm rãi nhai và không nói

Để có thêm chữ nghĩa và tương lai

đành phải sống những ngày ở trọ

 

Trong những đôi mắt thỉnh thoảng ngước nhìn lên

thường thấp thoáng hình bóng mái nhà riêng ở cuối chân trời

Người mẹ già thức dậy giữa đêm khuya

thầm hỏi về con cái mình nơi xứ lạ

Còn mối tình đầu mới chỉ được nối kết bằng chiếc khăn thêu

vẫn mỏng manh như niềm hy vọng

Quê hương xa xôi

chúng tôi tin hơi ấm của người sẽ sưởi ấm những ngày tạm trú

 

Cô chủ quán xinh đẹp

xin cô bước lại gần đây và đừng lo ngại

Khẩu phần này, giá cả đã được thỏa thuận từ đầu

Chúng tôi không thể đòi thêm thức ăn mới

Chúng tôi chỉ mong

một nụ cười xinh đẹp

vài câu nói dịu dàng

 

Với vẻ đẹp, dù vẻ đẹp có phần bán mua

chiếc quán sẽ có thêm hơi ấm

những ngày tạm trú sẽ có thêm giây phút êm đềm

 

(Nguyễn Quang Thiều)

 

Một bài thơ viết ở Hà Nội

 

Có một bài thơ tôi viết

Trong bóng tối

Của thành phố này

 

Đấy không phải là đêm

Tôi vẫn nhìn thấy những đám mây nặng

Bò trên những mái nhà thành phố

Và vẫn nhìn thấy

Một người đàn bà

Tắm trong một toilet không có rèm che

Kỳ cọ như tuốt hết da thịt mình

Và vẫn nhìn thấy

Cuộc làm tình ban ngày

Của những kẻ thất nghiệp

Trong chính công sở của họ

 

Viết lúc 10 giờ 13 phút

 

H ngủ muộn. 10h13 phút chưa dậy.

Những sự sống trôi qua chiếc giường.

Những cái chết trôi qua chiếc giường.

Và H nhìn thấy trong giấc ngủ

Một tấm thân đàn ông nóng rừng rực

Trôi qua chiếc giường và dừng lại

ở một khoảng trên đầu

 

lúc 10h13 một người đàn bà khác

khoả thân trong một chiếc giường

đặt ở giữa thành phố

 

Nguyễn Quang Thiều

 

CÂU HỎI CUỐI NGÀY

 

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc

Đợi chuyến xe tan tầm

Đó là khoảng thời gian tôi đói nhất và buồn nhất trong ngày

 

Phía bên kia đường tôi đợi

Những chiếc lá tôi không biết tên

Phủ đầy bụi

Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống

Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên

 

Trong cơn mơ đói và buồn

Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua

Như dao sắc phất vào tôi tứa máu

Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ thế nào

 

Và chuyến xe tan tầm lại đến

Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ

Tôi vội vã bước vào trong đó

Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ

Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô

Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia

Và lòng tôi nhói một câu hỏi

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.

 

Quán Sứ - Hà Đông, 1991

PHÚ TRẠM IN RA SA RA

 

Yêu nhau 3 thì

1. Thì Lãng mạn hậu thời

 

Ở một thành phố phương Nam khi xe cộ đã đi ngủ

sự vắng mặt em khởi động nhớ trong anh

nhớ vào mùa gieo hạt

 

Nhớ

sáng tạo điệu bước em & ánh mắt em

môi hé em & vùng ngực nõn em. Sáng tạo

bàn tay móng ngắn em & vòng ôm nhiệt tình em

 

Nhớ mọc ngang tầm im lặng

nhớ huỷ thiêu trùng trùng khoảng rỗng

 

Ở thành phố khi ý thức đã đi ngủ

anh bay bằng triệu cánh tình yêu về làng quê phương Bắc

nơi

em đang xoã vùng tóc lạnh run rẩy thân mai trong rét

chờ anh phủ hơi ấm phương Nam

 

Ở một thành phố

da em thơm như niềm vắng mặt

 

 

2. Thì H[ậu h]iện đại

 

& chúng ta yêu nhau bằng thứ tình yêu đã lỗi thời

tình yêu từng xảy ra trong tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn chẳng hạn. Cũng có thể gần hơn

 

Lối hôn này cóp của Bardot, Fonda – ai biết

thứ vuốt ve tối qua từa tựa The Pretty Woman

& chúng ta

yêu nhau như lặp lại

 

Như là bản sao

chán quá đi mất, em nói

hay mình lao bừa vào nhau đi anh

 

Nhớ anh da diết – bọn làm thơ chập cheng đã viết nát

yêu em mê mệt – Barbara Cartland đã nói rồi

điệu nghệ hơn cả anh, có lẽ

 

Hay ta chia tay đi em

lại là thứ chia li không miếng nào đặc sắc

na ná trong phim, xa hơn: truyện cổ tích

 

& thì

đành yêu tạm thôi, mình nhỉ!

 

 

3. Thì Cổ điển mới

 

Đất màu ngô

em & anh xe hơn một giờ

chúng ta ngược về lãng mạn lạc thời, em nói

 

Đất Cao Lan hẹp mà lòng em rộng

đồi Cao Lan cằn làm hồn anh phì nhiêu

quành xe vào hiện thực

 

Trời đang rét mà mắt em ấm

tay anh buốt cho da em thơm

người không dài lời về nghèo khổ

 

Đất màu ngô

tình yêu màu gì không biết

môtô lạnh cóng hơn một giờ

anh cứ giàu lên từng cây số.

 

Nguyễn Bình Phương

 

Buổi chiều câu hờ hững

 

nước câu mặt trời

mặt trời câu gió

 

phố câu người đời

ô

quê mùa câu phố

 

ngày mai câu một ngày mai khác

bằng gương mặt lơ vơ

 

con mắt câu giọt sương

cái cây ấy long lanh toàn mộng

 

người chán nản ngồi câu cơn giông

lũ trẻ online câu hy vọng

 

mặc chiếc áo kẻ sẫm

rộng hơn nghìn ước vọng

của mình

một tôi một xe máy

u u vượt qua cầu

chiếc áo đựng toàn gió

gió câu mặt trời

 

giữa mê trận những con mồi

giữa chết bởi săn lùng và sống ngoài chờ đợi

mỗi người một chiếc cần câu buông lơi.

Em và hoa

 

 

Tiếng nói em màu lam chuyển dần sang màu lục và

cuốn lên một cái cây chưa tỉnh táo

Cuốn lên những quả chuông vang reo trận mưa rào

Ngân nga giọng của trăng sao

 

Da trắng vùi dưới hoa

Hững hờ in trên áo

Mang theo mùi hương chao đảo những bến mê

Này hồng trắng cúc vàng sen mùa hạ

Hoa cau thì thơm hoa điệp thì buồn

Hoa dâu da ngọn lửa sáng chập chờn

Không ai thấy khuôn mặt em bừng nở

Và em là bí mật của muôn hoa

 

Em cúi xuống giấc mơ yên ả

Hôn lên mùa thu không còn tôi...

            Hà Nội 14/9/221

                Đ H