Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Dịch Vô lối Phan Hoàng



 Dịch Vô lối Phan Hoàng


Ltg: Đám vô lối nói chung là rất dốt nát, không chỉ tiếng Việt mà có ngu si nhiều thứ. Chúng là quái thai của lịch sử dân tộc. Chúng lấy mẹo lừa, trí trá, gian xảo, táng tận lương tâm…thay cho sáng tạo. Chí trong chế độ độc tài toàn trị, đáng trị, công an trị, vô lối trị như Việt Nam chúng mới tác oai, tác quái. Tên Phan Hoàng người Phú Yên ngu độn bậc nhất trong đám này. Tôi dịch bài vô lôi nó ra thơ Việt để bạn đọc tham khảo
Đỗ Hoàng

Phan Hoàng

CHẤT VẤN THÓI QUEN

sáng sáng tôi hay đến ngồi vào chiếc ghế ấy
nhâm nhi ly cà phê cứt chồn
đọc báo
nhìn cô chủ quán nở nụ cười hàm tiếu

chiếc ghế trở thành vật sở hữu của tôi
mùi cà phê cứt chồn trở thành mùi của tôi
những trang báo trở thành chữ nghĩa của tôi
nụ cười cô chủ quán trở thành tín hiệu ngày mới

có sáng
chiếc ghế đã có người đến ngồi
tôi ngơ ngác bỏ đi

có sáng
mùi cà phê không phải cứt chồn
tôi uống qua loa bỏ đi

có sáng
quán không tờ báo
tôi thẫn thờ bỏ đi

có sáng
cô chủ quán miệng im như thóc
tôi buồn buồn bỏ đi

có sáng
quán
cà phê
tôi
bỏ đi bỏ đi bỏ đi…

nhiều khi mắc cười tôi chất vấn tôi
vì sao con người cứ tự đánh lừa mình bằng những thói quen
không học nổi con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng về phía trước?

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

HỎI KỶ THÓI QUEN

Sáng tôi ngồi mỏi chân trôn
Ly cà phê mùi cứt chồn nhâm nhí
Ngước nhìn chủ quán thường khi
Nụ cười hàm tiếu nở khi rậm người.

Ghế thành sở hữu của tôi
Cà phê cứt cáo là nơi bạn bè.
Chữ tôi trang báo đọc nghe
Nụ cười cô chủ tình quê ngày hồng

Có sáng đặc kín ngoài trong
Tôi ngơ ngác ngác ôm bộ lòng bỏ ra
Có sáng cà phê cứt ca
Uống vờ một chút qua loa ra ngoài.

Có sáng không có để xài
Tôi đại trí thức ra ngoài đương nhiên.
Có sáng cô chủ như tiên
Răng miệng dính liền, tôi phải quay lơ.

Nhiều sáng bỏ đi giả lờ
Hỏi tôi tôi hỏi như thơ mắc cười.
Vì sao hỡi cái con người
Tự lừa mình bởi việc lười thói quen.

Sao không học con sông bên 
Thích nghi dòng đổi băng miền khơi xa!

                                                  Hà Nội ngày 10 – 7 – 2021
                                                                   Đ - H

KIỂU LÀM ĂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

 


Tiến lên Cộng sản Chủ nghĩa

Đỗ Hoàng

KIỂU LÀM ĂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

Mặt trời đã dậy, quá con sào.

Lúc ấy xã viên mới xáo chào

Ông lão hom hem xoi lại điếu,

Bà tra nhớn nhác lục con sào!

Thanh niên oa ông vang khắp xóm,

Dân vệ gậy tre hét trùm ao!

Cày cấy nửa đường ngồi hút thuốc

Tinh thần hợp tác đẩy lên cao!

     Hà Nội 30 tháng 7 năm 2021

               Đ - H

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Văn bộ mới số 3 : Vẫn thơ Vô lối!

 


    Trang thơ Văn nghệ bộ mới số 3: VẪN THƠ VÔ LỐI

Đỗ Hoàng

 Trang thơ Văn nghệ bộ mới số 2, số 3 chọn thêm 1 tác gỉả viết thơ truyền thống nghĩa là 2 tác giả, còn lại là loại thơ vô lối. Hội Nhà văn khóa mới chùn tay, không dám liều mạng “được ăn cả ngã về không”. Họ linh cảm thơ vô lối tam thiên tứ đế đã thất bại ngày khi biên tập. Thôi đưa anh truyền thống vào, dù sao có chút vớt vát để yên tâm.

  Nhưng anh truyền thống 70 tuổi Lam Huy Nhuận viết lục bát “mẹ tập con đi, đảng dạy con đi” ở số “khai đao”, số 1, cũ như trái đất; đến anh Đỗ Anh Vũ số 2 quá vè vẻ, vè ve; đến anh Nguyễn Phúc Lộc Thành số 3 “Mùa sấu rụng 1, 2” đậm chất tán gái. Viết lục bát ngắt câu, xuống dòng vô tội vạ cho ra vẻ tơ tự do để làm mới “lục bát” cũng cũ như trái đất. Còn Nguyễn Tiến Thanh viết truyền thống thơ 4 câu theo luật aaba, 5 khổ như thơ thời tiền Hán bên Tàu!

“Em ở đâu trời mưa đã thưa

Ly biệt vô ngôn thi nhất tự

離別無言詩  一字

Lê minh đoạn trường tà dương du tử

黎明斷腸斜陽遊子

Ta qua mùa nhờ ném thi cầm”…

(Loạn bút hành)

Thâm Tâm viết « Tống biệt hành » cách gần thế kỷ mà mới gập vạn lần cái anh Nguyễn Tiến Thanh này !

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...”

  Số tác giả còn lại trong trang thơ đa phần viết vô lối, không ngửi được, khắm lắm !

  Tệ hại nhất là Nguyễn Bình Phương (Xem vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương – vannghecuocsong.com).

  Nguyễn Bình Phương được in 3 bài : “Vân múa “, “Vĩnh cửu”, “Nhà thơ “. Đều ba bài Vô lối ngu độn, uôn éo, làm duyên, làm dáng, tỏ ra tư duy, lắng đọng kiểu cách !

  Ba bài có 30 dòng (có dòng chỉ 1 chữ) có đến :  47  từ Hán Việt chưa Việt hóa.   Vân,vân có 18 chữ vân vân (họ Vân), vân  (mây),

-(Duy Xuyên), dẫn (), thánh địa  (聖地), nỗi niềm (馁鯰), trắc ẩn (惻隱), tháp (), nâu (), trm (), ngưng(), tê tái( 懠再), mê (), xán ln (燦爛), uy quyền (威權), vũ trụ (宇宙)

thanh tân(清新),uyển chuyển(婉轉), đông(), sinh thành (生成), ẩn nhẫn(隱忍), gian(時間), vĩnh cửu(永久),tượng đài(像台),tạc(),cố định(固定), bình yên(坪安), ý tưởng (意想),phố(铺), sương(霜).

  Thế thì làm thơ tiếng Việt đếch gì. Qua bên Tàu ở với Hán gian làm cho Hán tộc. Bài “Vân múa” không biết nói cô Vân làm nghề múa hay cô họ Vân làm  nghề múa hay cô Vân tượng đá trong vùng thánh địa Duy Xuyên  vũ nữ Chăm pa thuở xưa?

  Bài viêt rất dớ dẩn. Chẳng biết nói cô Vân mú hiện đại hay cô Vân múa thuở xưa? Tác giả dùng chữ quá cũ: “Vẻ say mê trong xán lạn uy quyền/ Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển”…

Sáo rỗng: “Kìa thời gian vụt nở òa như sóng”. Rồi xuống dòng

“Tắt”

Ngắt câu rất vớ vẩn, điên rồ!

 Bài “Vĩnh cửu” vừa Tàu Ô, Tàu lai, vừa tự cao, tự đại:

“Tôi cùng em ngắm tượng

Tượng nhìn lại hai ta

Cả ba là vĩnh cửu”

Cụ Hồ vĩ đại như thế, 500 năm mới có một người mà cụ tự nhận  « ngâm thơ ta vốn không ham, không cầnsự “vĩnh cửu ấy”» :

開卷   

老夫原不愛吟詩,

因為囚中無所為。

聊借吟詩消永日,

且吟且待自由時。

Khai quyển

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,

Nhân vị tù trung vô sở vi.

Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,

Thả ngâm thả đãi tự do thì. 

 

Đỗ Hoàng dịch thơ:

Già này thực sự chẳng ham thơ

Nhưng ở trong tù quá ất ơ

Mượn chữ ngâm nga ngày rộng hết

Tự do chờ đến chớp thời cơ!

  Nguyễn Bình Phương là anh lính kiểng hạng bét, làm “vô lối” phọt phẹt. Ăn lương lính hàm đại tá mà không có một bài thơ nào viết về anh bộ đội cụ Hồ. Không một câu nào đời nhớ. Còn cô bồ nhặt đâu ngoài quán ba vào đền đài tự cho mình là vĩnh cửu,bất tử. Thật ngu độn, kiêu ngạo!

   Bài thứ ba là bài « Nhà thơ ». Một tay làm “vô lối” chuyên nghiệp mà cũng xưng là nhà thơ viết bài “Nhà thơ” thì khôi hài hết chỗ nói. Khôi hài đến cỡ Becnaso được mời thăm nước Mỹ, đến Mỹ ông thấy tượng thần tự do to đúng bên bờ biển. Ông bỏ về ngay.

 Đã thế viết rất hợ hĩnh, tự cao, tự đại:

“Ta lặng im

Chim hót

Họ thì vỗ cánh bay

 

Ta viết

Chim bay đi

Họ thẫn thờ đậu xuống


Ta nhìn ta mai mái một làn sương »

  Cái đám vô lối tàn phá thơ ca nước Việt nghìn năm thiêng liêng : Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – In ra sa ra, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Mã Giang Lân, Trần Hùng, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Vi Thùy Linh….tiêu đi, tan đi, lặng khói đi….đúng là chim về hót.

 Cha ông, tiên tổ đọc sách làm thơ chim chóc về hót, hoa nghiêng về xem… :

 

看書山鳥棲窗

批札春花照硯池。

(贈裴公 -胡志明)

 

Tặng Bùi công

Khán thư sơn điểu thê song hãn,

Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì….

Hồ Chí Minh

Dịch thơ (Khuyết danh)

« Xem sách chim rừng vào cửa đậu

Phê văn hoa núi ghé nghiên soi… »

 Còn bọn « Vô lối »

Ta viết

Chim bay đi

(Nguyễn Bình Phương)

  Quá đúng, chính xác cái gọi là sáng tác của đám này. Chim chóc phải bỏ đi, không ai ngửi được cái mùi nhà cầu thơ phú của bonnj chúng.

   Cái anh Nguyễn Việt Chiến làm thơ hô hào tuyên truyền cấp xóm, chứ không làm « vô lối » nhưng anh ta phải theo sự chỉ đạo của Hội Nhà văn khóa mới (khóa X) đứng đầu là Vô lối Nguyễn Quang Thiều, đứng thứ hai Vô lối ngu độn  Nguyễn Bình Phương thì ma nào nó đọc.  Dù báo Văn nghệ bộ mới số 2 đưa những  bài  bài tâng bốc vô lối Ly Hoàng Ly….

 

                                 Hà Nội ngày 27 – 7 – 2021

                                         Đ - H

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Dịch thơ Pjus Trạm In ra sa ra (tiếp theo)




 Đỗ Hoàng khóc cho dân Chăm:

"Bạn bè thương xót ai ơi!

Nỗi đau này tự nghìn đời có đâu

Tim Hời rực sáng địa cầu

Nhà tan, nước mất đứng đầu man di!"


DỊCH THƠ PHÚ TRẠM – IN RA SA RA

 

Chuyện 16: Ma Hời

Vất vưởng ở đường biên đêm và

ngày những con ma hời giữa sống

và chết sự thật và huyền thoại

mù mờ lồ lộ trên lằn ranh

 

vắng mặt và có mặt. Những con

ma hời tưởng đã mất hôm qua

vẫn còn hôm nay lầm lụi giữa

quen và lạ xa lánh hay gọi

 

mời. Những con ma hời vật vờ

giữa âm và dương trên đường biên

thế kỉ cũ và mới. Những con

ma hời đã mất thân xác nhưng

 

chưa hoá linh hồn Cham Hroi chối

từ Cham Jat không nhận dắt nhau

đi và về dọc đường ranh duyên

hải và đồi núi miền trung vào

 

giấc đêm chưa qua ngày chưa tới.

Những con ma hời hết làm người

nhưng chưa thành ma lấp lửng khu

lều trại trước cửa thiên đường và

 

địa ngục không đói rét cũng chẳng

no đủ. Những con ma hời căn

cước tên người họ ma quá khứ

đã xoá sổ tương lai chưa ghi

 

tên tạm trú dài hạn đường biên

hai thế giới. Những con ma hời

Năm thế kỉ qua.

 

Nguồn: Inrasara, Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức, NXB Hội Nhà văn, 2006

 

 Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

 

MA HỜI

 

Vất vưởng ở đường biên tối đêm

Ma Hời sống chết đã tiêu tên !

Chính là sự thật hay huyền thoại

Lồ lộ mù mờ giữa lằn phên !

 

Có và không những hình ma

Đám Hời đã tưởng mất hôm qua

Lầm lụi giữa đời nay đã có

Người quen kẻ lạ gọi mời ra !

 

Vờ vật ma Hời giữ âm dương

Lằn ranh kỷ cũ mới bên đường

Con Hời cô độc tan mất xác

Linh hồn Cham Hroi vẫn vòn vương !

 

Cham Hroi, Cham Jat không dắt nhau

Lên xuống con đường mang nỗi đau

Lằn ranh duyên hải và đồi núi

Xứ sở miền Trung lối rẽ vào !

 

Đêm giấc chưa qua, ngày tới chưa ?

Ma Hời tàn kiếp vẫn dây dưa

Vất vưởng lửng lơ khu lều trại

Địa ngục thiên đường cửa kiếp hờ !

 

Địa ngục không đói cũng không no

Căn cước ma Hời chẳng kẻ lo

Tên người họ quỉ trong quá khứ

Xóa sổ tương lai quá mịt mò !

 

Ma Hời mạt kiếp trâu bò

Năm thế kỷ sống vật vờ trần gian !

 

Điiệp khúc :

Ôi thương thay ! Thương thay Chăm Pa, Chăm Pan !

 

Hà Nội tháng 7 năm 2021

   Đ - H

 

 

 

 

 

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Nguyễn Hiếu vịnh

 


Nguyễn Hiếu vịnh

Thứ bảy - 17/07/2021 20:01
Ltg: Có nhiều nhà văn loại xu viết đủ thứ trên đời: văn, thơ, kịch, chèo, tuồng, tấu hài…nên quanh năm đi trại viết! (Trại sáng tác văn học trong thể chế Cộng sản). Nguyễn Hiếu là loại như vây.
Nguyễn Hiếu vịnh
Ăn cơm trại viết đỡ cơm nhà.
Nguyễn Hiếu đã mần mấy kỷ qua.

Ltg: Có nhiều nhà văn loại  xu viết đủ thứ trên đời: văn, thơ, kịch, chèo, tuồng, tấu hài…nên quanh năm đi trại viết! (Trại sáng tác văn học trong thể chế Cộng sản). Nguyễn Hiếu là loại như vây.
Nguyễn Hiếu vịnh
Ăn cơm trại viết đỡ cơm nhà.
Nguyễn Hiếu đã mần mấy kỷ qua.
Đại Lãi, Vũng Tàu…dều có mặt,
Nha Trang, Tam Đảo…thảy tham gia!
Trang văn vội vã đưa trên duyệt,
Đoạn báo sơ sài gửi dưới tra!
Mãn trại in thành sách chất lớp.
Nhiều năm nên đống bốc phân gà!
   Hà Nội 7 – năm 2021
              Đ - H