Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Hội Nhà văn Việt Nam ủng hộ thơ Vô lối! (2)

 

BAN LÃNH ĐẠO HỘI NHÀ VĂN KHÓA MỚI (khóa X) ÚNG HỘ CHO THƠ VÔ LỐI

Thứ sáu - 16/07/2021 16:03
Như đã nói các bài viết trước, lần này tôi (Đỗ Hoàng) xin trích dẫn những cây viêt “vô lối” gia truyền mà Văn nghệ bộ mới, số 1 tâng bốc!
Ly Hoàng Ly in 6 bài, có chân dung, Văn Giá 3 bài, Hoàng Thụy Anh 3 bài, Lâm Huy Nhuậm 3 bài . Trừ Lâm Huy Nhuạn viết ba bài theo thể thơ lục bát cũ như trái đất, con các tác giả khác đều viết toàn tòng “vô lối, nghĩa là dở dơi, dở chuột, ngô ngô ngọng ngong, không ra tư duy, không triết lý…đều vớ vẫn như vô lối của các nhân vật lãnh đạo Hội Nhà văn khóa mới (khóa X): Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Trần hùng, Phan Hoàng, Phạm Đương, Phú Trạm In ra sa ra, Đinh Thị Như Thúy…
BAN LÃNH ĐẠO HỘI NHÀ VĂN KHÓA MỚI (khóa X) ÚNG HỘ CHO THƠ VÔ LỐI
BAN LÃNH ĐẠO HỘI NHÀ VĂN KHÓA MỚI (khóa X) ÚNG HỘ CHO THƠ VÔ LỐI
                               Đỗ Hoàng
 Như đã nói các bài viết trước, lần này tôi (Đỗ Hoàng) xin trích dẫn những cây viêt “vô lối” gia truyền mà Văn nghệ bộ mới, số 1 tâng bốc!
   Ly Hoàng Ly in 6 bài, có chân dung, Văn Giá 3 bài, Hoàng Thụy Anh 3 bài, Lâm Huy Nhuậm 3 bài . Trừ Lâm Huy Nhuạn viết ba bài theo thể thơ lục bát cũ như trái đất, con các tác giả khác đều viết toàn tòng “vô lối, nghĩa là dở dơi, dở chuột, ngô ngô ngọng ngong, không ra tư duy, không triết lý…đều vớ vẫn như  vô lối của các nhân vật lãnh đạo Hội Nhà văn khóa mới (khóa X): Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Trần hùng, Phan Hoàng, Phạm Đương, Phú Trạm In ra sa ra, Đinh Thị Như Thúy…
  Đặc biết hai tác giã nữ: Ly Hoàng Ly, Hoàng Thụy Anh con của hai tay “vô lối” có số má nhũng nhiễu thi đàn : Hoàng Hng, Hoàng Vũ Thuật. Nghĩa là “vô lối gia truyền!
  Hoàng Hưng Sinh 24/11/1942 tại thị xã Hưng Yên;
- Sau khi thi đỗ vào Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1960 đã tình nguyện lên Tây Bắc phục vụ quân đội (dạy học cho sĩ quan trình độ cấp 1 cấp tốc theo chuơng trình Toán Lý Hoá cấp 3) trong 2 năm;
- Tốt nghịêp Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội 1965;
- Dạy Văn cấp 3 tại Hải Phòng (1965-1973). Tình  nguyện đi vào Nam phục vụ trong "mặt trận văn nghệ" nhưng ngành Giáo dục giữ lại vì là giáo viên giỏi lớp cuối cấp;
- Phóng viên, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân (Bộ Giáo dục) 1973-1982;
- Bị bắt giam và tập trung cải tạo từ 17/8/1982 - 29/10/1095 vì tội "lưu truyền văn hoá phẩm phản động" (bản thảo tập thơ "Về Kinh Bắc" của Hoàng Cầm và sáng tác, tàng trữ thơ phản động (những trang nhật ký bằng văn vần để trong nhà);
- Sau khi ra tù sống bằng việc dịch sách báo;
- Từ năm 1987 tiếp tục làm báo ở nhiều báo khác nhau, cuối cùng là báo Lao Động (1990-2003), sau đó về hưu.
- Hiện sống tại Hà Nội và TPHCM.
- Có con gái là Hoàng Ly làm mỹ thuật và thơ
  Hoàng Hưng có tập thơ Đất nắng in chung v ới Trang Nghị, cũng loại thơ “mẹ tập con đi, đảng dạy con đi”  . Không ai nhớ. Sau khi đi tù, có viết một số bài thơ”người đi tìm mặt” có bạn đọc, sau đó lấy cớ cách tân làm thơ hủ nút, bẩn thỉu, không ai đọc đọc!
“Đờm, dãi, thịt da tinh khí phì phào, thu hút mãi không thôi cọ sát.Chìm đắm giạt trôi, trôi đâm, đánh bắt, ngũ nhạc lừ lừ, lửa càn rần rật, thần thức nương gió đọa, nước sinh ròng rã, trùng trùng giao kết căn duyên” (“thơ” Hoàng Hưng)
"Bão loạn. Lốc dù. Xanh mí. Cốc ré. Váy hè. Tiện nghi lạc-xon. Chất chồng trô trố.” (Môi ngang. Vô hồn. Khoảnh khắc. Mi-ni mông lông. Cởi quần, chửi thề. Con gà quay con gà quay". ( thơ Hoàng Hưng)
 Còn con: (Hoàng Ly ký Ly Hoàng Ly):
“Vứt đá cuội xuống hồ nước. Mặt hồ khé xao động.Đá cuội chìm xuông đáy. Mặt hồ lại phẳng lặng.Vứt đá tảng xuống hồ nước. Mặt hồ tóe sóng. Đá tảng chìm xuống đáy. Mặt hồ lại phẳng lặng. (Hồ). Tri kỷ của mình là bóng mình.Mấy khi mình nhìn thấy bóng mình. Nhưng người khác thấy”
“ Nười khác nhìn thấy tri kỷ của minh. Sao mình không nhìn thấy. Có phải cứ vừa đi vừa ngước  lên  trờii mình. Có phải mình cứ lo nhìn về phía trước” (Bóng). Đúng là cha nào nào con nấy!
  Hoàng Vũ Thuật sinh năm 1945, quê Quảng Bình, hiện sống Đồng Hới, Quảng Bình. Trước Hoàng Vũ Thuật làm thơ theo lối truyền thống nhưng không hay, sau ông chuyển sang vô lối thì không ai đọc như:
người Di gan

người di gan không buồn
chỉ biết hát
nhiệt cuồng và mê loạn

người di gan không đau
chỉ biết múa
vũ điệu ngã nghiêng phố xá
rạch rúi làm xiếc diễn tuồng

người di gan không khóc
chỉ biết cười
chào mời đổi chác
giơ tay xin giơ tay vẫy mặt trời

người di gan không mệt
quấn trong tấm chăn khẳn mặn mồ hôi
quần thảo dêm đêm hạnh phúc
nối dài dòng người mải miết

người di gan bị dánh cắp mọi thứ
chỉ còn trái đất thênh thênh
ngôi nhà không mái
trái đất di gan
Mátxcơva 3 -7 - 2006


Dịch:

Người Di gan

Người Di gan quên buồn!
Khi nhảy và khi hát
Nhiệt cuồng và mê thác
Giữa ngày dài đêm thâu!

Người Di gan quên đau!
Khi múa ca nghiêng ngã
Vũ điệu bừng phố xá
Thân làm xiếc diễn tuồng!

Người Di gan thậm buồn!
Tiếng cười thay tiếng khóc
Khi chào mời đổi chác
Ngửa tay ăn xin đời!

Người Di gan thay trời.
Lưng mồ hôi khẳn mặn
Đêm hạnh phúc đầy đặn
Trong quần thảo tình sy!

Người Di gan còn gì ?
Giữa cõi trời cao rộng
Không mái nhà hoang trống
Trái đất người Di gan!

Hà Nội ngày 18 - 1 - 2008
(3) Bài in trên Tạp chí Thơ số 5 – 2006
Hoàng Thụy Anh con Hoàng Vũ Thuật, trước có viết phê bình , chỉ khen thơ “vô lối” của cha, nay làm thơ thì làm “vô lối “ như cha:
“người kiếm gì trên ngọ đồi lá vàng. những cái hố run lên thèm đêm trang thổ huyết. có người ngồi bên cửa sổ.quá khs chẹn ngang.chỉ vết xước. sâu kín đôi mắt người đàn bà.” (Đối thoại với bóng)
 Cũng cha nào con nấy!
            Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2021
                Đ - H
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét