Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Bây giờ là lúc.... Nguyễn Khoa Điềm

 

Bây giờ là lúc … bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm, phi thơ ca, đầy cay cú, ấm ức, hậm hực, nguyền rủa…

Đỗ Hoàng



 

  Từ khi bị mất chức vì ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo tố cáo Nguyễn Khoa Điềm không phải đảng viên, trong tù khai báo với địch, bị chi bộ nhà tù lao Thừa Phủ - Huế cô lập, Nguyễn Khoa Điềm bị bãi chức buộc về hưu sớm, ông luôn viết ra những cái gọi là thơ nhưng thực chất nó chỉ là thứ Vô lối, nói vo, nói lấy được thể hiện một tâm tạng bực bội, đầy cay cú, ấm ức, hậm hực vì mất chức, mất quyền mất hết bổng lộc, vàng ròng mà vơ vét chưa thỏa tấm lòng.

  Nhiều kẻ tấng bốc các bài viết vô lối ấy của ông, coi ông là nhà thơ đứng về phía nhân dân dám lên án bạo quyền và cường q     uyền đương đại, hy vọng tôn ông, đưa ông lên làm ngọn cờ đầu làm quốc trưởng cho một thể chế chính trị mới thay chính thể Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài toàn trị, đảng trị, đang cầm quyền.

  Thật ra con người chính trị của Nguyễn Khoa Điềm là con người đầy tham vọng và lắm cơ mưu, gian lận, táng tận lương tâm, tùy thời, theo thời, chờ thời…. Một con người thiếu trung nghĩa trong lập thân, luôn hãnh tiến.  Phàm là quan, nếu có non chỗ này, yếu chỗ kia… tất có thể lượng tình mà bỏ qua được. Nhưng thiếu đức trung nghĩa thì thiên hạ chưa từng dễ dãi mà tha thứ cho ai bao giờ. Bất lương, láu cá. bội tín… đều bị lên án (Hàn Phi Tử)

  Trong thể chế chính trị Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền trước đây và Đảng Cộng sản Việt Nam toàn trị, đảng trị bây giờ, họ rất khắt khe  và điều tra kỹ lý lịch, coi trọng lý lịch hơn tài, đức.. Ngày từ tuổi mầm non mẫu giáo, cấp một, ấu trò đã bắt buộc khai thật đúng, thật rõ ràng về lý lịch, nếu khai gian, man khai thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Thế mà Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên vẫn khai mình là đảng viên thì đúng là gan cóc tía, coi trời bằng chai! Để luồn sâu, leo cao (Theo đơn tố cáo của Nguyễn Đức Đạo – Thư viết tay – Bản pho to) lên hàng nhất phẩm (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam - Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa) thì đủ biết Nguyễn Khoa Điềm gian hùng ngang tầm cỡ Tào Tháo ngụy bên Tàu. Nếu không bị phát giác, ông ta sẽ lên tận đế vương nước Việt!

  Vì tham vọng quá lớn, nên khi bị đứt gánh giữa chừng, Nguyễn Khoa Điềm đau hơn hoạn và tỏ ra cay cú, hằn học, oán trách, làm mình làm mẩy, giận mất khôn, viết ra những thứ Vô lối phản lại ý chí lý tưởng ông phụng thờ, ông theo trước đây, làm tổn hại đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  Bài vô lối Bây giờ là lúc… là một trong những bài như thế.

    Trước hết nó không phải là thơ. Nó là loại Vô lối đang thịnh hành hôm nay ở nước Việt mà nhiều kẻ đưa lên mây xanh là thơ hậu hiện đại, hậu hậu hiện đại…

  Riêng cái tựa đề của nó không ổn chút nào. Bây giờ là lúc đặt tựa đề không rõ ràng, tựa đề biểu tượng không chỉ hai mặt mà là biểu tượng nhiều mặt. Sao một nhà thơ nồi tiếng, quyền cao chức trọng như Nguyễn Khoa Điềm mà đặt tựa đề bải viết của mình bằng biểu tượng hai mặt và nhiều mặt như thế?

 Bây giờ là lúc, gió gọi anh đi, bây giờ là lúc cho anh làm mới cuộc đời mình, bây giờ là lúc ăn ngủ với bụi đường như Nguyễn Khoa Điềm viết.    Nhưng bây giờ là lúc lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Có người có quyền hiểu như vậy! Và vân …vân…vân…

  Một ông quan to, trùm tư tưởng - văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam sao lại ởm ờ như thế được?

  Những khẩu hiệu, chính luận, thơ ca… ông viết hoặc ông duyệt trước đây đều rõ ràng rành mạch, sao bây giờ ông lại chơi hỏa mù con cúi!

Xin xem Nguyễn Khoa Điềm vào bài:

Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô

…..

Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng

    Com lê, cà vạt, micro, điện thoại, ti vi, truyền thanh, internet, dcom 3g …là của nhân loại sáng tạo ra để nhân loại dùng. Nó đâu là thứ chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam dùng. Người ăn xin ăn mày,vẫn dùng cơ mà. Đảng Cộng sản Việt Nam làm gì mà tạo ra được các sản phẩm ấy mà Nguyễn Khoa Điềm làm mình làm mẩy như của nhà mình.

 Nguyễn Khoa Điềm lại viết tiếp những câu vô lối rất bui bậm, tục tởm…

Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ

Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép

  Những nhà văn, nhà thơ tai tiếng với những kiểu viết bụi bẩn, ô trọc, bôi nhọ con người như Nguyễn Quang Lập, Tạ Văn Sỹ còn không dám hò hét toáng lên lên như Nguyễn Khoa Điềm, không dám cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ, với gái điếm như thế.

 Tạ Văn Sỹ bụi bẩn nhất, ô trọc nhất mà mới dám viết cho cô điếm làm tình với mình trong một đêm rồi chia tay:

Chia tay không hẹn không hò

Anh em không phải đợi đò, đợi sông

Cầu cho em mãi má hồng

Để êm đi hết phiêu bồng gió đưa.

   

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

    Nó còn trong sáng hơn nhiều.

 Bình phong tuy bại, cốt cách do tồn (Bình phong tuy đổ rồi nhưng dáng dấp thanh cao của nó vẫn còn mãi). Nguyễn Quang Lập, Tạ Văn Sỹ có thể viết bẩn, bôi bẩn con người, nhưng Nguyễn Khoa Điềm không thể cho phép viết như vậy.

  Cũng như ông Tú Xương, một ông tú tài có thể viết:

Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương ương

Cao lâu thương ăn quỵt

Thổ đĩ lại chơi lường!

 Nhưng Nguyễn Khuyến đại quan, cụ không bao giờ viết như thế. Đến say cụ cũng chỉ thế này :

Rượu tiếng rằng hay, hay chửa mấy

Độ dăm ba chén đã say nhè!

  Chung quy do lòng tham của Nguyễn Khoa Điềm quá lớn, tham quyền lực:

Anh mải mê trên đường hoạn lộ

(Cõi lặng)

Tìm mọi cách để đạt được dù có luồn háng như Hạng Vũ:

Nhiều lúc đá dạy ta phải mềm

(Hy vọng – Cõi lặng)

Miếng ăn là miềng tồi tan

Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu

(Ca dao)

    Đất đai thước đất thước vàng ở Hồ Tây, lầu đài biệt thự ở Đội Cấn, ở Vỹ Dạ - Huế, tiền lại quả của phe nhóm, tiền chia chác dự án phần trăm hậu hỹ, tiền sửa lăng tẩm… nó làm sôi lên lòng tham của Nguyễn Khoa Điềm. Giá như làm tiếp một vài nhiệm kỳ Bộ Chính trrij Đảng Cộng sản Việt Nam, ông. sẽ có lâu đài, đất đai ở Pari, Lon don, Oansinton, Tokyo, Mặt Trăng, Sao Hỏa…thì hay biết mấy! Tiếc thật! Mã cha thằng cậu ruột vợ!

    Lợi lộc tham nhũng nhiều như vậy, nên vì thế mà Nguyễn Khoa Điềm không biết hay cố quên lời cổ nhân đã dạy:

Đa tàng tất hậu vong

Tri túc tất bất nhục

Tri chỉ dĩ bất đãi

Khả dĩ trường cửu

(Lão Tử)

Tham nhiều chắc sẽ mất

Biết nhiều ắt sáng ngời

Biết dừng thì thanh sạch

Còn mãi với muôn đời!

(Đỗ Hoàng dịch thơ)

Hay:

Kẻ nào đam mê quyền lực

Sẽ làm hỏng đôi cánh cuộc đời

Kẻ nào luôn hy sinh hạnh phúc

Sẽ rạng rỡ dưới ánh sáng mặt trời

(Villiam Blake  - Tạng Thư – Đỗ Hoàng dịch thơ)

Và khi mất chức đi thì Nguyễn Khoa Điềm điên lên, phát ngôn bừa bãi, ác ngữ:

Anh tham chiến trận tấn công cuối cùng

Vào cái chết

 

Hãy lột ngược da anh

Và ghi lên đó mật khẩu:

- Không lùi bước

 Nguyễn Khoa Điềm sẽ tự mình tự chết trong tiếc nuối, tham sân si. Những thứVô lối của ông viết ra không mảy may xúc động được ai, nó không có một chút gì là văn chương nghệ thuật, nó chết như cuộc đời của ông.

 

Hà Nội, ngày 22 – tháng 8 năm 2013

Đ -H

Nguyên bản:

BÂY GIỜ LÀ LÚC

Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, cá vi dít, nắm đấm mi crô

Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường

Một mình một ba lô với xe đạp

Bây giờ gió gọi anh đi

Mặt trời đánh nhịp về tám hướng

Từ giã cà vạt, giày đen lời trịnh trọng

Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ

Hò hét một mình, đọc những gì mình yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép

Thế giới thật rộng, những ngã đường độ lượng

Cho anh làm mới cuộc đời mình.

Anh gọi đó là chuyến về không hạn định

Để làm một người trong mọi người

Anh tham chiến trận tấn công cuối cùng

Vào cái chết

 

Hãy lột ngược da anh

Và ghi lên đó mật khẩu:

- Không lùi bước

( Bài in trên báo Văn nghệ khoảng năm 2007) In trong tập “Vô lối”Cõi lặng năm 2010.

 

 

BÂY GIỜ LÀ LÚC

 (Có thể viết như thế này):

Bây giờ là lúc

Chúng ta phải thay đổi chính thế này.

Bới vì Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên quyền, toàn trị, đảng trị, độc ác.

Ta ở trên ngôi cao nhất

Ta biết

Hỡi quốc dân, đồng bào

Ai có súng dùng súng

Ai có dao dùng dao

Em Cu Tai, cu Tang

Chị Hơ ve, Hơ Chang,

Anh Hồ Vai, Hồ Vạ

Chị bán cá Vỹ Dạ,

Chị bán tôm chợ Đầm

Anh câu mực Quảng Điền

Anh ăn trộm khách sạn

Ông ở Cửa Ngăn cưa ván

Cô nấu rượu làng Chuồn

Ả án vải đi buôn…

Em làm đĩ Phu Văn Lâu

Kẻ cướp tàu

Kẻ cướp chợ

Các anh chị em ơi

Hãy theo tôi

 

Bây giờ là lúc

Tôi sẽ từ giã xà - rông, xà - riêng không đóng khố cởi trần

Tôi sẽ mặc com lê, ghi lê, cài cà vạt, đi giày đinh, cầm micrro – ông nói – nắm đấm tuyên bố những lời vô cùng trịnh trọng

Tổ quốc ta muốn sống hay là chết?

Trước bọn vương quyền bán hết đất, hết biển, hết trời

Trước bọn vương quyền – nhưng con sâu nguy hại hơn đại tướng của giặc, chuyên làm giàu trên máu nước mắt mồ hôi

Dân chúng.

Tôi chỉ là chức cờ đèn kèn trống, chức rẻ rúng mà phần chia chác dự nhiều vô thiên lủng

Vàng đếm không xuể

Huống gì chúng coi về kinh tế

Chúng ăn ba vạn tám nghìn đời không hết bạc vàng.

 

Bây giờ là lúc

Hỡi 100 triệu quốc dân đồng bào hãy đứng về một phía

Không phân biết Kinh, Tày, Khơ me, đỏ hồng hay tía…

Hãy theo tôi

Quyết một lời

Cách mạng lại!

 

Bây giờ là lúc

Đất nước thực hành quyền dân chủ, tự do

Tự do hội họp

Tự do lập nghiệp đoàn

Tự do đảng phải

Đất nước đa nguyên

Chính trị phải đa đảng

Tự do báo chí

Tự do

Tự do

Dân chủ

Và dân chủ…

Bây giờ là lúc

Quân đội và công an

Không tham gia đảng phái

Quân đội và công an

Chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân

Không cầm súng bảo vệ bọn buôn thần bán thánh

Gác cửa hầu theo (hotel) – khách sạn cho chúng nó chơi gái.

 

Bây giờ là lúc

Và mãi mãi

Tôi đây được bầu làm Quốc trưởng

Tôi sẽ nguyện suột đời vì dân vì nước

Chiến đầu đến hơi thở cuối cùng.

Không lùi bước!

Xin hết.

 

 

Xin tham khảo bài viết tôi đã viết cách đây 3 năm:

 

 

     Đây là bài Vô lối một trong rất nhiều bài Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm mang một sự hằn học, cáu gắt giận dữ vì bị mất chức, mất quyền, mất bỗng lộc mà viết ẩu, viết lung tung, viết sai cơ bản làm tổn hại đến tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đến cộng đồng, nhân quần, thành quả lao động, sáng tạo của nhân loại từ nghìn đời nay. Đọc Nguyễn Khoa Điềm cũng như đọc những người cùng thời viết với ông, tôi bao giờ cũng nhớ đến câu nói nổi tiếng của nhà thơ Nga tài danh Nhê ca rê xốp: “Làm tròn bổn phận của người công dân thì rất đau khổ cho con người nghệ sỹ”. Bao nhiêu vạn cây bút công nông binh Nga trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất có công đóng góp cùng với dân tộc giải phóng nước Nga ra khỏi chế độ Sa Hoàng nhưng thơ ca của họ không còn gì cả. Thơ ca và Vô lối của Nguyễn Khoa Điềm cũng không có giá trị gì về mặt nghệ thuật, tư tưởng. Tử tưởng giải phóng Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm là tư tưởng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ Tịch, các cây bút chỉ viết theo mệnh lệnh. Nếu đọc lại những bài chưởi Mỹ, chưởi nguỵ của ông thì thấy nó không có sức thuyết phục, không nói là kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá. Ta không thích mà địch thì không đau. Như: Mỹ và những đĩ, những xnách ba (Lính Mỹ, khẩu súng và chiếc kèn đồng) Quay lại với bài Vô lối – Bây giờ là lúc

Ngay cái tựa đề đã là không ổn - Bây giờ lúc như thế nào? Lúc làm lại cách mạng hay là lúc thay đổi chính thể hay là lúc xoá hết kỷ cương phép nước, xoá hết công lao dân tộc? Hay là lúc chưởi đổng? Nguyễn Khoa Điềm nói chia tay với điện thoại để bàn, các vi dít, nắm đấm mỉcô, từ giả comlê, cà vạt, giày đen… là vô cùng sai trái. Đấy là công lao của loài người trải qua hàng nghìn đới sáng tạo phát minh ra. Không chỉ quan chức dùng mà tầng lớp nào trong xã hội cũng dùng đến. Một thảo dân cũng không ai nói thế và cũng không phải việc gì chia tay. Người bình thường vẫn dùng điện thoại để bàn, micrô và các vi dít. Bây giờ nhiều cô bán rau, bán thịt lợn, bán hoa còn dùng cả điện thoại di động 3G thì sao. Đám cưới người ăn mày, ăn xin dùng micrô không dây nữa kia mà. Tại sao Nguyễn Khoa Điềm hợm hĩnh, làm mình làm mẩy chia tay sản phẩm tiện dụng của loài người phát minh, sáng tạo ra! Taị sao bực tức gọi chiếc micro sao là nắm đấm của võ sư được nhỉ? Chiếc micro với hình ảnh Bác Hồ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bất tử đó sao! “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp). Đây rõ ràng là khẩu khí của kẻ tiểu nhân. Tiếp đến các câu 2 câu 3 câu 4 … và hết bài là vô cùng phương hại đến tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đến nhân dân lao động, đến đồng nghiệp, đồng đội của mình. Cổ nhân nói: “Bình phong tuy bại, cốt cách do tồn” (Bức bình phong có đổ nát nhưng dáng vẻ của nó vẫn uy nghi còn mãi). Trong cuộc sống hiện tại của đất nước ta ngay cả người bị tù trong các trại cải tạo vẫn được lên mạng chứ gì một người giữ trọng trách cao nhất về tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Khoa Điềm, một ông quan đạt đến đỉnh chung mà để đến mất chức mới tự do lên mạng. Người cấm mạng chính là Nguyễn Khoa Điềm ký cấm chứ ai cấm! Rõ ràng ông bôi nhọ cái cơ quan mà ông quan lý nó bao nhiêu năm nay. Nguyễn Khoa Điềm dùng những chữ rất bụi đời mà nhiều người viết bụi như Phương Xích lô ở Huế, như Tạ Văn Sỹ ở Kon Tum cũng không dám viết. Nào là anh ăn ngủ với bụi đường, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ, hò hét một mình… Đọc câu nào thấy Nguyễn Khoa Điềm viết cũng sai và có tính chất bôi nhọ Ban Tư tưởng – Văn hoá của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thời ông làm Trưởng ban hàm Uỷ viên Bộ Chính trị. Như: - Rồi đọc những gì mình thích/ Ghi chép những gì mình cần ghi chép…Mình ra thế giới thật rộng, những ngã đường độ lượng…Cho anh làm mới cuộc đời mình. Hoá ra Ban Tư tưởng Văn hoá cẩm mọi người đọc, cấm mọi người ghi chép, cấm hò, cấm hát. Trong Ban Tư tưởng - Văn hoá là một thế giới chật hẹp, cũ kỹ muôn năm… sao? Ba câu kết thật rùng rợn và vô nhân đạo. ..."Hãy lột ngược da anh/ Và ghi lên đó mật khẩu: / -Không lùi bước" Một kiểu nói thách thức. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm chiến tranh nhưng không làm hại kẻ đã qui hàng” Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người trở lại”, đến quân thù vẫn cấp cho 5000 xe ngưa, mấy trăm tàu thuyền về nước (Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo), không ai lột da kẻ thù, huống gì người cùng với cộng đồng da vàng, máu đỏ. Nguyễn Khoa Điềm dù chỉ là một công dân bình thường cũng không được viết những dòng vô lối như trên. Hội Nhà văn Việt Nam đã rất sáng suốt không tặng giải thưởng cho tập Vô lối Cõi lặng.

Hà Nội ngày 20 – 6 – 2010

Đỗ Hoàng

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét