Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Nói thêm Hữu Thỉnh sám hối

 


NÓI THÊM "Ghi chú sau mây" - Sự sám hối muộn màng của Hữu Thỉnh

Đỗ Hoàng

Hữu Thỉnh mãi quá 30 tuổi mới được nửa tập thơ "Âm vang chiến hào" cùng với Lâm Huy Nhuận 1975. Lâm Huy Nhuận đoạt giải nhì thơ báo Văn nghệ năm 1972 - 1973, tiếng tăm xôm trò. Hữu Thỉnh không ma nào biết! Dù là thơ khẩu hiệu, mậu dịch tem phiếu " Mẹ tập con đi, Đảng (cộng sản) dạy  con đi, nhưng Hữu Thỉnh vẫn vô danh! Tổ chức chính quyền Cách mạng soi xét thế nào để kiếm một anh văn nghệ sĩ đúng bần cố nông ba đời ăn gốc chuối thay Nguyễn Đình Thi tiểu tư sản (dù gia đình bán hết mấy dãy phố Hải Phòng mong ông Thi vào được Trung ương ) (!)

    Chuyện hơi ngoài văn chương nhưng phải kể. Số là thế này: Lớp học khóa I trường Viết văn Nguyễn Du (1979 - 1983) gần hết là các cây viết bộ đội ở khắp các chiến trường. Đa phần thất học. Độ cấp 1, cấp 2 chưa xong đi đánh giặc. Hữu Thỉnh đã ở trong tầm ngắm của tổ chức lúc ấy. Đùng một cái Nguyễn Trọng Tạo là anh rất ba rợn coi trời bằng chai đi chơi đĩ Bờ Hồ và Hồ Hoa Le nổ ống khói (bị lậu) đi vào bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô chữa trị!

 Bây giờ chơi đĩ là chuyện bình thường, giống nhưng các bà vợ Thái Lan cho tiền và bỏ capot vào túi áo chồng nếu muốn vào nhà thổ. Nhưng thập kỷ 80 thế kỷ trước ghê gớm lắm! Nguyễn Trọng Tạo bị đuổi học, suốt đời làm anh mù chữ!

  Bởi vì vào nằm bệnh viện Nguyễn Trọng Tạo  không khai tên thật mà khai: Nguyễn Hữu Thỉnh (Hữu Thỉnh). Đoàn cán bộ bảo vệ tổ chức, đào tạo nguồn kế cận đến tận bệnh viện xem có phải Hữu Thỉnh không? Ôi chu cha, dở chăn đắp mặt hiện ra mặt anh rô rỗ củ  Nghệ Nguyễn Trọng Tạo! Thôi rồi Lượm ơi! Tạo bị đuổi ngay khỏi trường Viết văn Nguyễn Du. Hữu Thỉnh càng lên hương!

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Ghi chú sau mây - Sám hối muộn màng

 


 GHI CHÚ SAU MÂY - Sám hối muộn màng

    Đỗ Hoàng

 

         Đám bưng bô, nâng bi Hữu Thỉnh có số, có má đông hơn một trung đoàn tăng cường: Trường Lưu, Lê Thành Nghị, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Quang Trung, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo (đã chết), Vũ Quần Phương,Mã Giang Lân, Phạm Khải, Văn Chinh, Hồ Thế Hà, Nguyễn Thuỵ Kha, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Phú, Lý Hoài Thu, Vũ Bình Lục, Đỗ Ngọc Yên...được Hữu Thỉnh cho tiền, cho giải thưởng, cho đi nước ngoài, cho chức sắc...giờ  im hơi lặng khói, tự giác luân chuyển "công tác" sang nịnh thối, bưng bô, nâng bi cho Nguyễn Quang Thiều đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Duy chỉ có Vũ Quần Phương vẫn "chung thủy" có mấy lời khen tập "Ghi chú sau mây", hiểu được Hữu Thỉnh lần đầu tiên nói thắng cái cả tin, phù phiếm, phù vân của cuộc đời của mình và của nhiều người!

                   Hữu Thỉnh không có niềm tin, 为詩立身 - vi thi lập thân, tiến thân bằng thơ, lại là người khéo, đồng như bất hòa hòa như bất đồng(同如不和, 和如不同,  gặp may trong một thể chế người ta cần sự trung thành, lý lịch ông cha ba đời ăn gốc chuối, không cần tài năng. Vì vậy, Hữu Thỉnh làm được Chánh, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam gần 30 năm, hơn cả tổng thư ký tiền nhiệm Nguyễn Đình Thi!

    Tuổi thơ cơ cực làm phu phen đồn điền Pháp kiếm sống, thất học nên nỗi bần hàn ngu dốt ám ảnh cả một quảng đời thơ ấu của ông. Vì thế ông xung phong vào bộ đội. Vào bộ đội cũng là một cách cứu sống bản thân của con em nông dân Việt Nam. Có một chút nhạy cảm hơn đám con  em nông dân vai u thịt bắp (vì Hữu Thỉnh có đến trường học độ lớp 6, lớp 7 cấp 2 dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa), mà học các trường Bắc Việt thì lớp ấu trò cho đến đại học trên đại học chỉ có học thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh,  nên Hữu Thỉnh lúc đầu làm ca dao hò vè ca ngợi Việt Minh. Rồi tiến lên từ vè tiểu đội, vè trung đội  vè đại đội, vè tiểu đoàn lên đến vè quân binh chúng!

     Về già Hữu Thỉnh mới ngộ ra tất cả mọi mình làm đều là do nhẹ dạ cả tin, quá tin tưởng vào một chủ thuyết không tưởng, một xã hội không tưởng; không chỉ một cả tin, Hữu Thỉnh lại có rất nhiều cả tin mang vào đời:

"Một ít muối

một ít lửa

và rất nhiều cả tin

tôi xa quê từ đó"

 (Tự bạch)

Và mang nó theo hết cả cuộc đời:

" Tôi luôn dặn mình đây là lần chót

nhưng lần chót cứ theo tôi suốt cả cuộc đời."

  Cuộc đời của Hữu Thỉnh không có một niềm tin! Con người không có niềm tin chỉ cả tin thì khó làm nên trò trống gì?

Vũ khí mạnh nhất mà con người có được liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử? Không! Vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin! Niềm tin thực sự cũng sẽ đưa con người từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Helen Keller có nói: "Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu."

    Nhẹ dạ cả tin lý tưởng, nhẹ dạ cả tin cống hiến...nhẹ dạ cả tin sáng tác nghệ thuật. Hữu Thỉnh làm sao có tác phẩm hay!

  Thơ Hữu Thỉnh thuộc loại kém nhất trong giàn đồng ca mậu dịch thơ Việt. Lúc đôi mươi:

"Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này căm mãi cái mưu Tú Bà"

Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này ta đã thiu thiu ngủ rồi"

Lúc trung niên:

"Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ

Bây chừ binh trạm cải gù, gà choai"

Lúc về già:

"Ai ra đến biển mà yêu

Ai đi lên núi, lên  đèo mà tin"

 (Trường ca Biển - giải thưởng Hồ Chí Minh)

  Thơ lục bát mấy bà làng quê viết rất hay, chỉnh chu vần điệu :"Mang thân đi Lao Bảo, Ta Hè/ Về quê anh vẫn hái chè nuôi thân), có đâu như Hữu Thỉnh đến già vẫn còn lỗi vận!

 Ngay tập "Ghi chú sau mây" tác giả tự nhận nó không phải thơ, chỉ là ghi chép thêm vào mà đầy rẩy những bài, câu của ca dao, tục ngữ gần như bê nguyên xi.

 

'Khó nhất là thu lại lửa

và khó hơn là thu lại một lỗi lầm?"

(Nghệ nhân Bát Tràng)

"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy"

(Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp)

-        (Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)

"Đôi khi sự giận dữ

Làm ta yên tâm hơn cả tiếng cười."

(Đôi khi)

Ca dao, tục ngữ:

" Mắm mặn chết troi (*) bao giờ. ( *) giòi

Mật ngọt thì ruồi chết tươi

Những nới cay đắng là nơi thật thà

Nhiều bài tứ cũ,cảm xúc cũ:

..."Giữa những nương ngô

bắc bậc

lên trời

Tôi nghe thấy

tiếng ru con

mặn chát"

Trong "Sở kiến hành" (Những điều trông thấy)  thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tuy ông có học tập Đỗ Phủ nhưng thi hào đặt ra câu kết rất có trách nhiệm, không chép miệng như Hữu Thỉnh:

誰 人 寫 此 圖

持 以 奉 君 王

"Thùy nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương"

(Ai vẽ bức tranh đó

Đem lên dâng lên nhà vua?"

 Hữu Thỉnh :"Sáng lo công danh/Chiều lo kiếm sống/Tối mài trí lực làm thơ" thì sao mà có thơ hay, triết lý được?

"À ơi mấy chữ khi ai điếu

Sớ sẩm đôi lời lúc lập bi!

Chức ốc cửa quan luồn lão luyện

Sắc vè ngõ bạn khủng khinh khi"

      (Đỗ Hoàng)

  Đám nịnh Hữu Thỉnh cho răng Thỉnh "kính trên, bền dưới" nhưng thật ra "hồi hương trọng tuế, nhân gian trọng tài, nhập triều trong tước, thời nào anh quan ngũ phẩm cũng phải lạy anh quan nhất phẩm, nên phải nịnh trên, nhưng Hữu Thỉnh tốt hơn là êm dưới, không nạt dưới như quan xưa! Đấy cũng là đặc thù của các hội văn học nghệ thuật dưới thời Cách mạng. Tức là hàng nghìn hội viên của hội chỉ sinh hoạt chuyên môn, còn tiền lương gạo bị, mạng sống thì mỗi hội viên đều có cơ quan chủ quản của mình lo. Nên Hữu Thỉnh mới "công đoàn đoàn kết" êm cả làng được!

Hữu Thỉnh phải quị lụy chán đám quan nhất phẩm tuổi bằng cháu nội hoặc cháu ngoại Thỉnh! Thỉnh lấy đâu ra thơ? Thơ Hòa Thân (nịnh thần nổi tiếng xưa)  bên Tàu thì có.

   Vũ Quần Phương biết được Hữu Thỉnh sám hối  phù vân, phù phiếm trong tập "Ghi chú sau mây":

"Đọc Hữu Thỉnh nên tỉ mỉ câu chữ một chút. Tỉ mỉ để thấy ý tình anh cất giấu, để thấy cả bút pháp mà anh gắng gỏi để hình thành. Bài thơ ngắn lại, chữ hàm xúc nghĩa, mà nghĩa thì gợi nghĩ (chứ không chỉ nhằm gợi cảm) cảm giác, tình cảm sinh ra sau nghĩ ngợi. Nâng phẩm chất trí tuệ cho thơ là thứ mà nền thơ nước ta đang cần. Đóng góp của Hữu Thỉnh là đáng quý. Đáng quý hơn nữa là cái cách lặng lẽ rút ra kinh nghiệm sống ở cuộc đời này và thực thi nó. Ngay cái tên tập thơ Ghi chú sau mây, ghi chú là thể loại khiêm nhường hơn thơ nhiều lại ghi vào phía sau của làn mây, phù vân lắm chứ. Có thể nói tập thơ này, các bài khá đều nhau trong khuynh hướng lần vào lõi của cuộc đời và dẫn dắt bạn đọc vào một khuynh hướng nghĩ xa hơn chính câu thơ mà lại tìm về thiết thực ở trong đời."

Một con người không có niềm tin, suốt đời chỉ có cả tin và nhiều cả tin mang theo nên Hữu Thỉnh khi trở về bến Thực mới biết lưới mình chỉ kéo lưới lên toàn Trăng hư ảo:

"Buổi sáng cố tình không chứng nhận

cho những giấc mơ

Đêm mầu mỡ ai gieo tuỳ thích

Viển vông mãi chán rồi, tôi quay về Bến Thực

Tới bến rồi

Kéo lưới:

hoá ra Trăng".

(Bến cũ)

 Những tập thơ "Âm vang chiến hào" - in chung với Lâm Huy Nhuận

(Đứng trong chiến hào/

Bỗng thấy mình cao lớn)- ,

 Thư mùa đông,

(Gạo thường lên sớm

Thư thường chậm

Vó ngựa ngoài  kia tưởng guốc em)

 Thương lượng thời gian,

(Sáng lo công danh

Chiều lo kiếm sống

Tối mài trí lực cho thơ)

 Ghi chú sau mây

(Một ít muối

một ít lửa

và rất nhiều cả tin

tôi xa quê từ đó)

 ; rồi những trường ca "Đường tới thành phố, trường ca Biền, trăng Tân Trào; một lô, một lốc giải thưởng: Hội nhà văn, Nhà nước, Hồ Chí Minh, Asian...đều là trăng treo phù phiếm, gió chờ phù vân cả!

..."Bỏ lại đằng sau bao trận đánh

Kịp vào thành phố sáng tên Người

Độc lập theo tăng vào cổng chính

Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!"...

(Bữa cơm chiều trong dinh Độc lập)

  Sau Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hữu Thỉnh là người thứ ba biết sám hối đời mình, thơ mình. Tuy rất muộn, năm nay Hữu Thỉnh đã 80 tuổi ta, bát tuần rồi. Dù sao muộn còn hơn không. Bao nhiêu kẻ còn u mê, chưa hồi tỉnh.

"Hữu Thỉnh cuối cùng nỏ được chi

Mài mòn áo mỏng khoác thư thi

À ơi mấy chữ khi ai điếu,

Sớ sẩm đôi lời lúc lập bi!

Chức ốc cửa quan luồn lão luyện,

Sắc vè ngõ bạn khủng khinh khi!

Đồng thơ mất trắng tay liềm hái

Tai tiếng nghìn năm phận sỉ tì!

 Hà Nội 27 - 3 - 2021

       Đ - H

 

 

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Dịch Vô lối ra thơ Việt (tiếp theo)

 


DỊCH VÔ LỐI RA THƠ VIỆT

Đỗ Hoàng dịch

 

Nguyễn Quang Thiều

Bài Vô lối Nguyễn Quang Thiều

 Nguyễn Quang Thiều

Nguyên Bản:

 

Trong Quán Rượu rắn

 

Những con rắn được thủy táng trong ru¬ợu

Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén

Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng

Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ

 

Một chóp mũ và một đôi giày vải

Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời

Nhóm u uất trong những vòm tháp cư

Người suốt đời lảm nhảm với hư vô

 

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết

Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình

Kinh hãi chảy điên cuồng như lửa liếm

Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du

 

Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn

Nọc độc từng tia phun chói trong bình.

Người không uống rượu mà uống từng ký ức

Mạch máu căng lên những vệt rắn bò

 

Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ

Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng

Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn

Có người say hát lên bằng nọc độc của mình!

(1)Theo Thi Tửu – NXB Hội Nhà văn năm 2007

 

Đỗ Hoàng Dịch ra thơ Việt:

 

Trong quán rượu rắn

 

Lũ rắn độc bị đem tửu táng.

Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình.

Bò nữa đi qua môi bạc trắng.

Kẻ say gào giọng rượu thần kinh!

 

áo quần, mũ, tất, giày trút bỏ,

Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời.

Nỗi u uất ứ vòm tháp cổ

Với hư vô lảm nhảm suốt đời!

 

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết,

Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng.

Kinh hoàng chảy điên cuồng nhu¬ lửa liếm.

Ngửa mặt cười, khóc mộng du không!

 

Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!

Nọc độc phun bẫm cả đáy vò

Không uống rượu mà uống từng ký ức

Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!

 

Đêm dài rộng chôn vùi trong quán nho.

Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng,

Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn

Bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hát rất hăng!

 

     Hà Nội ngày 13 – 1 - 2008

 

 

 Những người đàn bà gánh nước sông (1)

 

Nguyễn Quang Thiều.

Nguyên bản:

 

Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

Những người đàn bà xuống gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi

Bàn tay kia bấu vào mây trắng

Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Những con cá thiêng quay mặt khóc

Những chiếc phao ngô chết rồi

Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng

Chạy theo mẹ và lớn lên

Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi

 

                      1992

 

(1) Bài được chọn là trong 100 bài thơ hay của thế kỷ XX

Đỗ Hoàng dịch :

Những người đàn bà gánh nước sông

 

Bàn chân toẽ như chân gà mái,

Quá nửa đời thơ dại tôi trông.

Cô, bà xuống gánh nước sông,

Bối tóc vỡ xối bềnh bồng trên lưng

 

Tay giữ chặt giữa chừng đòn gánh,

Tay vịn vào mây trắng như tơ

Sông trôi úp mặt vô  bờ,

Trai mang mơ biển lặng tờ ra đi.

 

Cá thiêng khóc rầu rì, quạnh quẻ,

Chiếc phao ngô cô lẻ chết rồi!

Đàn ông giận dữ ôi thôi.

Nuốt sầu ngao ngán chán đời đi luôn.

 

Nửa đời trải, thấm buồn tôi thấy

Lũ trẻ thơ bám váy u già

Lớn lên giữa chốn bùn sa.

Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền

 

Con trai mộng triền miên mơ biển,

Vác cần câu lặng biến tha hương

Cá thiêng quay mặt lệ tuôn,

Để trơ cái lưỡi câu lươn lộ mồi!

Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2010

                  Đ - H

CÂU HỎI CUỐI NGÀY

Nguyễn Quang Thiều

 

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc

Đợi chuyến xe tan tầm

Đó là khoảng thời gian tôi đói nhất và buồn nhất trong ngày

 

Phía bên kia đường tôi đợi

Những chiếc lá tôi không biết tên

Phủ đầy bụi

Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống

Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên

 

Trong cơn mơ đói và buồn

Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua

Như dao sắc phất vào tôi tứa máu

Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ thế nào

 

Và chuyến xe tan tầm lại đến

Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ

Tôi vội vã bước vào trong đó

Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ

Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô

Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia

Và lòng tôi nhói một câu hỏi

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.

Quán Sứ - Hà Đông, 1991

ĐỖ HOÀNG

DỊCH RA THƠ VIỆT:

CẢM MẾN CUỐI NGÀY!

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc

Đợi những chuyến xe sắp sửa tan tầm

Đó là khoảng thời gian tôi rệu nhất

Và buồn nhất trong khoảng lặng về đêm!

 

Cũng phía bên kia con đường tôi đợi

Những chiếc lá mà tôi không biết tên

Những chiếc lá rụng rơi đầy bụi

Cơn mưa vàng chiều thắm dâng lên!

 

Trong cơn mơ huyền buồn và đói

Bao người xinh sành điệu tay ga

Như ánh chớp như là câu hỏi

Như ánh sao, ngà ngọc chói lòa!

 

Và chuyến xe tan tầm đã đến

Cả cuộc đời sống động ào vô

Bao thân phận lủi lầm sương nắng

Cho lòng tôi cảm mến vô bờ!

 

Hà Nội 14 – 12 – 2017

     Đ - H

Dịch Thơ Vô lối ra Thơ Việt

Nguyễn Khoa Điềm

CÕI LẶNG

Cõi lặng. Anh soi thật mình

với nỗi buồn trong sạch.

 Cõi lặng, không một tiếng động nào khác

- Tiếng đập trái tim anh.

Người ơi, tôi yêu người tha thiết.

Tôi sống với người, chết vì người.

Cõi lặng, tôi vượt qua ghềnh thác

đến những miền trong xanh


Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

         CÕI LẶNG

 

Cõi lặng, anh soi thật mình

Nỗi buồn trong sạch, trắng trinh giữa trời.

 

Cõi lặng, không tiếng nào rơi,

Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên!

 

Yêu người tha thiết, thiêng liêng,

Nguyện cùng sống chết, đảo điên vì người!

 

Cõi lặng, ghềnh thác vượt rồi,

Đến miền thanh sạch sạch, tuyệt vời xanh trong!

 

Đỗ Hoàng dịch

Hà Nội ngày  29 -1 – 2012

Nguyên bản

Nguyễn Khoa Điềm

 

HỒ TÂY 2011

 

 Những chiếc lá sen non lớn dần

Bạn có thể nghe chúng thở trên mặt nước

 

Trong vắng lặng của làn sương mỏng

Những chú sâm cầm reo lên trong trẻo

 

Những người ném câu múa tay như làm phép mầu

Với bầy cá dấu mình trong chuyện cổ

 

Đôi khi họ lôi lên từ làn nước tối

Một mảnh tang thương đền đài ngày xưa

 

Chỉ có đôi trai gái chẳng cần biết mùa xuân đang về

Vẫn vùi nhau trong chiếc hôn đỏ

 

Trên cao, soi xuống mặt hồ

Một quầng mây đầy ám ảnh phóng xạ

 

Ngày 13 - 4 - 2011

 

 

Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012

 

Đô Hoàng

 Dịch ra thơ Việt

 

HỒ TÂY 2011

 

Lá sen non nõn lớn dần

Bạn nghe tiếng nở trong ngần mùi hương

 

Xa mờ lặng lẽ làn sương

Sâm cầm vỗ cánh gió vương đôi bờ

 

Người câu tay múa như thơ

Có bầy tiên cá trong mơ dấu mình

 

Đôi khi dưới nước thình lình

Lôi lên mảnh vỡ hài hình đền xưa

 

Gái trai say đắm quên mùa

Nụ hôn níu bước xuân vừa đi qua

 

Trên cao ám xuống hồ hoa

Đám mây phóng xạ làm nhòa gương trong!

 

Hà Nội 2012

Đ - H

Nguyên bản:

HỒN NHIÊN

Có thể ngày mai bom đạn nổ

Sao nắng không biết điều ấy?

Nắng ngủ ngon trên mặt cỏ

Có thể một ngày nào mày phải vào nồi

Hỡi chó con,sao mày không biết điều ấy

Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân…

Có thể anh hay em sẽ khuất

Sau lưng thành phố, giữa ngọn đồi xanh

Sao em nặng lời với mặt bàn chưa sạch?…

Rồi tất cả đi qua

Như chim và như rác

Chỉ sự hồn nhiên ở lại

Trong nhớ thương, trên bóng ngày…

(*) In trong tạp chí Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2- 2016

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

HỒN NHIÊN

Có thể ngày mai bom lại nổ

Nắng hồng, nắng biết làm sao?

Hồn nhiên ngủ ngon lành trên mặt cỏ

Giữa trời đất giông gió gầm gào!

 

Có thể một ngày cầy con bị thịt.

Hỡi cún yêu làm sao biết điều này(!)

Vẫn nô đùa cạnh bên cái chết

Mắt mở nhìn muôn vật thơ ngây!

 

Có thể anh hay em sẽ khuất

Giữa thị thành hay giữa đồi xanh

Đừng nặng lời với mặt bàn chưa sạch?

Và nhiều điều chưa được tân thanh.

 

Rồi tất cả sẽ đi qua

Như mãng xà tinh và cái ác

Chỉ sự hồn nhiên không đổi khác

Ở lại trong nhớ thương, trên bóng ngày…

Hà Nội ngày 29 – 2 – 2016

Đ – H

Nguyễn Bình Phương

 TỰ BẠCH THỜI BÌNH (*)

Tôi lính mới

Biết con mắt là con mắt của gió

Biết bàn tay là bàn tay của gió

Xanh thế kia chắc chắn là cây đấy

Chậm và cồng kềnh như thế sẽ là mây

 

Tôi yêu mến xiết bao thời thơ bé

Chạy say mê suốt cả mùa hè

Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ

Người của trời cao thì vỗ cánh trong mơ

Người của đất lầm lỳ như bóng tối

Và bóng tối thông minh đứng cùng tôi

 

Trong phiên gác đêm đêm tôi thường thấy

Trắng bồng bềnh như vậy đúng là em

Em chẳng nhớ chút gì về mưa cả

Mưa thuở ấy như một người xa lạ

Ngồi miên man tự vấn trái tim mình

 

Tôi anh lính phong tình

Ngắm sương núi vờn quanh thân súng

Lòng cồn cào vũ điệu giao long

  (* In trên tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 7 - 2014

Đỗ Hoàng

Dịch ra thơ Việt:

 TÌNH LÍNH BUỔI YÊN

 

Tôi lính mới, con mắt của gió

Bàn tay tôi nối những bàn tay.

Xanh mút mùa màu xanh cây lá

Bồng bềnh ngăn ngắt tận chân mây!

 

Tôi yêu mến xiết bao thời bé

Chạy suốt hè nồng cháy tình thơ

Giờ nhìn núi nghiêng trôi dần nhớ

Người của đất trời vẫn vỗ cánh mơ

 

Trong phiên gác đêm đêm tôi thấy

Trong trắng hồng ảo ảnh có em

Mưa thuở ấy như một người xa lạ

Trong miên man anh hỏi trái tim mình!

Nguyễn Bình Phương

Nguyên bản:

BÀI THƠ CŨ

 

Ta sinh ra cô đơn

giờ cô đơn đã cũ

ta trưởng thành bởi sợ hãi

sợ hãi cũng cũ rồi

 

này tôi một khuôn mặt công chức

đứng nhìn

những cuộc họp rạc rài

tiêu ma bao ý tưởng

xa xa trải một mùa bệnh hoạn

bệnh hoạn cũng cũ rồi

 

Số mệnh già như trời

lọm khọm ở giữa công viên đầy nắng

nắng có gì hay hớm nữa đâu

 

Đèn bật sáng không còn nơi ẩn náu

đám @ còng đánh võng phóng như bay

thời gian ngã, máu tuôn, thời gian không thể dậy

tốc độ ư?

thì cũng cũ lắm rồi

 

những ngày dài, thật dài

ngồi kín đáo trong phòng tưởng tượng

sông Hồng đê mê hóa một nén hương

dẫn ý nghĩ vào nơi chưa hề biết

 

Trong bóng râm lạnh lùng vang vang lời nhắc

ta lớn lên bằng kiếm tìm

kiếm tìm giờ đã cũ

 

N – B – P

 

(1) Bài in trên báo Văn nghệ ngày 14 – 6 - 2014

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

 

BÀI THƠ CŨ

 

Ta sinh ra cô đơn

Giờ cô đơn cũ bại

Ta lớn trong sợ hãi

Sợ hãi cũng cũ rồi.

 

Mặt công chức, này tôi

Nhìn họp hành rài rạc

Tiêu ma ý tưởng lạc

Mùa bệnh hoạn trải xa.

 

Bệnh hoạn cũ quá ta.

Già như trời số mệnh

Lom khọm công viên nắng

Nắng hay hớm gì đâu.

 

Sáng đèn không nơi náu

Đánh võng đám a còng

Làm thời gian chảy máu

Cũ lắm tốc độ ngông!

 

Những ngày dài, thật dài

Ngồi trong phòng tưởng tượng

Sông Hồng nén hương đài

Ý nghĩ về vô lượng!

 

 

Trong bóng râm lạnh lùng

Vang vang như lời nhắc

Ta lớn bằng kiếm tìm

Kiếm tìm giờ cũ lắc!

Hà Nội, ngày 19 – 7 -2014

Đ - H

Nguyễn Bình Phương

Nguyên bản:

MÙA THU ĐẦU TIÊN  (*)

Mang xống áo mùa thu

Làm mùa thu

Nhớ giấc ngủ ngàn thu trong đài sen úa

Nhớ giọng nói mềm mại như bóng râm

Chảy vào căn nhà đổ

 

Ngày nào về đây xem rùa nổi giữa hồ

Sông Ngân xuống sông Hồng lên tiếng kêu xé ruột

Ngày nào ngó cơn giông trong suốt

Ta cầm tay ta hôn nhau

Tựa hoa nở thật nhẹ nhàng thật chậm

 

Ngày nào theo em đi lấy rau cần

Gặp mái tóc rủ buồn mệt mỏi

Con diều vàng bén lửa giữa hoàng hôn

 

Vừa trăng trăng rập rờn

Đã chuông rền loang loáng sóng Hồ Tây

 

Mùa thu len lén ra khỏi cây

Đi nào đi với anh xuống đáy hồ xa thẳm

(*) Bài in trên báo Văn Nghệ tết Bính Thân số: 5+6+7/2016

Đỗ Hoàng dịch

 

MÙA THU ĐẦU TIÊN CÙNG NGƯỜI YÊU THĂM HỒ GƯƠM

 

Mang áo xống mùa thu.

Làm mùa thu thêm mới!

Nhớ ngàn giấc đài sen,

Giọng nói êm mềm mại.

 

Về Hồ Gươm xem rùa

Gặp sông Ngân vời vợi.

Sông Hồng lên tiếng gọi

Cơn giông trong mặt hồ.

Ta cầm tay thơm tho.

Dịu dàng như hoa nở!

 

Theo em lấy rau cần

Tóc buông buồn mệt rỏ

Cánh diều vàng lấp ló

Chớp lửa giữa hoàng hôn

 

Vầng trăng thanh rập rờn

Chuông ngân Hồ Tây sóng

Mùa thu trùm cây bóng

Ta về níu hồ xa!

 Hà Nội ngày 27 - 4- 2016

           Đ - H


Nguyễn Bình Phương

Nguyên bản:

VƯỜN KHUYA

Cánh rất mỏng những bông quỳnh nở chậm

Trong nhụy hoa vàng mơ có tiếng nói thầm

– Anh đã hẹn em chiều thứ Năm

Cúc đang sáng chập chờn bên tay áo

Không ai vượt qua ngày thứ Tư

Nở như người ác ngồi tư lự

Nở như nỗi buồn đi mang làn môi xanh

Nở như ngọn đèn trôi êm ru từ bãi tha ma về

Sau tình yêu con đường lạnh

Hôn anh em làm anh mòn mỏi

Ta sẽ chết trong nhụy hoa những cánh hoa khép lại

Lời thì thầm đêm đêm nhắc nhở

– Kiêu hãnh không thắng nỗi thờ ơ.

(*) Bài in trên tạp chí Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 – 2016

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

VƯỜN KHUYA

Cánh mỏng mảnh bông quỳnh nở chậm

Nhụy vàng mơ có tiếng thĩ thầm

Chiều thứ Năm như lời anh hẹn

Mới thứ Tư anh đã lỡ, lầm!

Hoa quỳnh nở như người thiền tư lự

Như nỗi buồn mang làn môi xanh

Như ngọn đèn trôi qua mồ lạnh

Sau tình yêu con đường vắng tanh!

Nụ hôn em làm anh mòn mỏi

Rồi sẽ tan trong nhụy hoa vàng

Lời thầm thì đêm đêm nhắc mãi

Nỗi thờ ơ thắng sự kiêu hùng!

Hà nội ngày 29 – 2- 2016

Đ – H

Trần Hùng

VƯỜN KHUYA (*)

(Giải thưởng Thơ  - Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016)

Thứ ba - 01/12/2015 16:33 

________________________________________

Có thể ban mai trong tôi sắp tắt

Có thể dòng hồng cầu mảnh mai trong tôi sắp ngừng

Đừng thấy tóc tôi còn xanh mắt tôi còn vui mà hoài nghi

Tôi cảm thấy điều gì đang đến rất gần rất gần

Vậy mà lòng tôi lại hướng về các con tôi, hướng về một người

Người ơi hãy về với chồng với con với sợi kim đan nhỏ bé

Mùa đông rồi sẽ qua

Đừng ánh trăng cửa sổ

Đừng thầm thì nắng non

Tôi muốn ôm em thật lâu rồi thả ánh nhìn vào trong đêm...

(*) Văn nghệ quân đội (điện tử) , thứ bảy 2 – 7 -2016 in

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

VƯỜN KHUYA

Ban mai trong tôi sắp tàn

Giọt hồng tơ mảnh muộn màng sẽ ngưng.

Ngờ chi mắt tôi vui mừng

Điểu gì đang tới cũng chừng ấy thôi.

Hướng về con, hướng về người

Về thôi kim chỉ một thời dệt thêu.

Mùa đông rồi sẽ qua chiều

Đừng trăng ánh chiểu thêm nhều ngoài song

Đừng thì thầm chút nắng non

Ôm em ta thả tâm hồn vào đêm…

Hà Nội 2 -7 -2016

Đ - H

Phú Trạm Inrasara

Nguyên bản:

 DẤU CHÂN ƠN NGHĨA

 

Người Champa đã đến đất này

đào mương trồng lúa / đốt rừng làm rẫy

yêu nhau / sinh con đẻ cái

làm thơ rồi ra đi

gởi Mĩ Sơn ở lại.

Rồi người Việt từ phương Bắc tới

lại yêu nhau / nên xóm nên làng

 

Trước đó

người Sa Huỳnh – không biết từ đâu / về đâu

gốm nung làm dấu chân ơn nghĩa.

 

Mốt mai

Còn ai đến trú

 

Đỗ Hoàng

Bản dịch ra thơ Việt

DẤU CHÂN ƠN NGHĨA

 

Người Chăm đã đến đất này

Đào mương gieo lúa, trông cây gây rừng

Yêu nhau đắm đuối tận cùng

Sinh con đẻ cái đã từng chia ly

 

Làm thơ ca hát rồi đi

Mỹ Sơn gửi lại dấu ghi tầng trời

Người Việt phương Bắc tới nơi

Yêu nhau say đắm như thời Chăm pa

Xóm làng phố mới lập ra

Người Sa Huỳnh ở trước là rất lâu

 

Không biết từ đâu, về đâu?

Dấu chân ơn nghĩa gốm nâu trưng bày

Mốt mai ai đến trú đây?

Hà Nội, ngày 22 – 12 – 2013

Đ -H

Điệp khúc:

Rồi mai ai đến trú đây

Chắc là Đại Hán bậc thầy bên ta

Sau đó là cái nước Nga

Sẽ thay chú Khách làm ma hại người

Hung Nô đã sống lại rôi

Sẽ làm ao loạn đất trời cõi Nam!

Mai Văn Phấn

Nguyên bản:

 TẮM ĐẦU NĂM (1)

 thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch

quay về tắm bằng ngọn đèn

 

thử đưa bờ vai về phía ánh sáng

rồi cả hai tay

bàn chân, cằm, đầu gối

cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan

 

xối ánh sáng  vào từng góc khuất

gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)

như thép nóng đem tôi vào nước

như quả trứng trong ổ đang ấp

rễ thân cành đã chết đâm ngang

 

tắm gội cho mùa xuân về

vừa lặn vào ánh sáng

vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ

cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn

 

vừa xối mạnh, vừa gọi tên em

ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa

thử gọi một ai xa lắc, xa lơ

ngọn đèn lặng phắc càng tỏ

càng tỏ

 

(1)    Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng

 

“Dịch”

 

TẮM ĐÂU NĂM

 

Rửa nhiều nỏ sạch chi mô,

Quay về rủ tóc tắm khô dưới đèn

Nghiêng vai ánh sáng, che đen.

Chân tay, mặt mũi ho hen phơi trần!

 

Xối vàng thớ thịt, đường gân,

Góc khuất như lẫm thúc mầm đang ươm.

Giống như thép nóng tôi chườm,

Giống như trứng ấp ổ rơm đợi ngày

Giống như chùm rễ chiết cây

Tắm gội cho sạch xuân nay sẽ về.

 

Lặn vào ánh sáng bùa mê

Gọi thầm cha mẹ, thôn quê, ông bà…

Thân hình bốc lửa chớp lòa

Vừa kỳ cọ, xối gọi òa tên em

Bụng mang dạ chửa, bồng bên

Xa lơ, xa lắc nổi lên ơ hờ

Ngọn đèn lặng phắc như tờ

Càng lay, càng tỏ đôi bờ trần gian!

 Hà Nội  28 – 4 – 2011

Đỗ Hoàng dịch

Trúc Thông

Nguyên bản:

PHẢI LÒNG RỪNG NÚI (1)

Kính tặng nhà giáo Đỗ Đắc Oánh

Bên dòng sông thời gian

Tóc  thầy ngả bạc

 

Thày gieo trong trái tim học trò

Hơn bốn mươi năm qua

Một mối tình tận tụy

Vượt các giáo trình

Thày dạy môn yêu thương

 

Cả đời người sống với vùng cao

Vẫn không quen rượu

Nhưng thay say say

Men tình người

Ôi những bản không thể còn nghèo hơn

Và không thể tốt hơn được thế…

 

 

Ít dịp xuôi thành phố

Thày mong mong về lại những chiếng xưa

Cơm bày ra gà đã gáy canh ba

Tâm sự bốn mươi năm tới sáng.

Ngắm tóc nhau ngả bạc

Bên màu xanh trong suốt của rừng

(Rút trong tập Vưà đi vừa ở  NHXB Hội Nhà văn 2005)

(1)              Bài in trên báo Văn Nghệ  số 46 ngày 14-11-2015) 

 

Trúc Thông

Dịch ra thơ Việt:

Đỗ Hoàng

VỚI NÚI

 

Theo dòng sông thời gian

Tóc thày giờ ngả bạc

Thày là người gieo hạt

Mầm xanh tim học trò!

Hơn bốn mươi năm qua

Yêu ghề vẫn nồng mặn

Thức cùng trang giáo án

Lời thày, lời yêu thương!

 

Cả đời gắn vùng cao

Tình nồng như ché rượu

Những cái say muốn níu

Dào dạt men tình người.

Ôi những bản tận nghèo

Ai dám so lòng tốt?

Phố phường thày xuống ít

Chỉ mong về chiềng xưa.

 

Và cơm trong tiếng gà

Chuyện một đời tới sáng

Ngắm tóc nhau bạc trắng

Bên màu xanh núi rừng!

 

Hà Nội ngày 27 – 12 – 2015

              Đ - H