Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Vô lối Phan Hoàng

 Tran Manh Hao

13 April at 17:34 ·

XIN HỘI NHÀ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DỪNG NGAY HÀNH VI TÀN SÁT VĂN HỌC BẰNG CÁCH TIẾP TỤC TRAO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC THÀNH PHỐ CHO CÁC TẬP THƠ NHẢM NHÍ, BẬY BẠ, BA LÁP

Trần Mạnh Hảo

Giải văn học nghệ thuật của TP.HCM, 5 năm xét một lần, to tiền và danh giá hơn giải thưởng của hội. Hiện có hai tập thơ (trường ca) của hai ông phó chủ tịch hội nhà văn TP.HCM đang nằm trên bàn chờ ban chung khảo giải thưởng bỏ phiếu; khả năng hai ông Phạm Sĩ Sáu và Phan Hoàng được giải có thể là 90%.

Nếu trường ca “GIỮA NGÀY VÀ ĐÊM” của Phạm Sĩ Sáu và trường ca: “BƯỚC GIÓ TRUYỀN KỲ” của ông Phan Hoàng đoạt được giải thưởng văn học thành phố HCM chắc chắn sẽ là vết nhục cho nền văn học thành phố và văn học nước nhà; đồng thời Hội đồng xét giải thưởng sẽ bị biến thành những kẻ mù thơ, mù văn, sẽ mang tiếng ăn tiền đút lót để bỏ phiếu khi xét giải.

Bài viết này, chúng tôi xin phê bình tập trường ca “Giữa ngày và đêm” của ông Phạm Sĩ Sáu do NXB Văn hóa dân tộc in năm 2016, viết theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng (ông Phạm Sĩ Sáu đã nhận gói tiền tài trợ sáng tác của Bộ quốc phòng là 60 triệu).

Tôi đã vô cùng chán nản và mệt mỏi đọc cho bằng hết tập trường ca mấy nghìn câu gọi là thơ này vì không hề có một câu thơ, toàn là nói lảm nhảm, nói linh tinh không có câu nào gọi là thơ chưa

Nói đến

câu thơ hay, đoạn thơ hay.Xin cá với bạn đọc, nếu tôi nói gian, xin trời hô biến, biến tôi thành con kiến ngay lập tức.

“Giữa ngày và đêm” là trường ca Phạm Sĩ Sáu viết về cuộc chiến đấu chống Pôn Pốt của quân tình nguyện Việt Nam mà ông từng đã tham gia.

Chúng tôi xin trích những dòng văn xuôi không ra văn xuôi, thơ không ra thơ đầu tiên của tập trường ca Phạm Sĩ Sáu:

“Rừng nay đã hết bóng cây

Rừng nay đã vắng bóng người lại qua

Rừng chừ cây nhú mầm hoa

Rừng cô độc bóng trăng và bóng cây

 

Những người từng ở nơi đây

Những người từng nằm gai nếm mật

Những bữa cơm vắt

Những tôi cháo cầm hơi

Vẫn vang vang tiếng cười

Chờ một ngày chiến thắng

Năm xưa bom dội pháo dàn

Năm xưa ngập tràn nguy hiểm

Hùm beo không còn sợ tiếng

Lẽ đời nào quản hi sinh

Ra đi với niềm tin

Về ngày chiến thắng

 

Những chàng trai những cô gái

Từ đồng bằng từ trung du

Từ những vùng quê xa tít mù

Tận đâu bản làng Cao Bắc Lạng

Tận đâu đồng chiêm vụ hạn

Tận đâu quê nghèo ruộng toàn đá sạn

Tận đâu sông nước bao la

Cá tôm như chật trong nhà

Về rừng gặp nhau đồng chí

Về rừng toàn tâm toàn ý

Vì một tương lai hòa bình

 

Khi rừng đang sôi lửa đạn

Những đoàn quân, những đoàn xe

Người đi giữa ngàn tiếng ve

Rừng âm thầm thành căn cứ lớn

R, Miền, những Công trường bí mật

Lá trung quân mái lớp nhà

Cây nhỏ cây con thành giường bàn giá ghế

Những lộ giao thông

Những con đường bẻ cò, những trảng

Những hố bom thành vườn cây cảnh giữa rừng non…

(trích trang 7, 8, 9 sách đã dẫn)

Lạy Chúa tôi, thơ với chả thẩn, mấy câu lục bát đầu chỉ là vè, diễn nôm; ngoài ra toàn kể con cà con kê, bạn nào

phan cuồng thơ Phạm Sĩ Sáu thử chọn xem có câu nào là thơ không?

Kiểu này, Trần Mạnh Hảo phải ngẫu hứng nhái thơ Phạm Sỹ Sáu ngay trên bàn phím thôi:

NHÁI NÈ:

Đời tôi trẻ ở rừng nay ở phố

Rừng nhiều vắt lắm các bạn à

Nó cắn không đau mà máu chảy ra

Rừng lại có rắn có rết có mối

Ban ngày mà như trời đã tối

Ở rừng vượn thiếu tế nhị

Nó hót làm chúng tôi mất ngủ

Cọp cũng không biết điều

Đêm chúng rống rất nhiều

 

Ngày cọp rình vồ tôi mấy lần xuýt chết

May có khẩu Ak và dao găm chọc tiết

Tôi chỉ sợ mìn Clây mo địch phục kích thôi

Ở rừng sống chết mấy hồi

Tôi thương nhớ rừng vô cùng

Về Sài Gòn càng nhớ căn cứ dù đã vô mùng…

Mệt quá, hết nhái!

Đây là đoạn kết của trường ca “Gia ngày và đêm” của Phạm Sỹ Sáu:

“Chiến dịch mùa khô trong sức trẻ vai dài

Trong súng đạn gạo sấy lương khô túi cơm và túi nước

Cuộc chiến đấu không thể nào khác được

Phía sau đội hình là những dòng sông chảy ngược

Nước trong ba lô, nước trong bi đông gọn gàng nai nịt

Một người đánh và một người tải nước

Đất nước chi lạ kỳ chẳng thể nào hiểu được

Nước đang tràn trề

Bỗng nhanh chóng tiêu hao

Nước như có ai hút hết lên trời cao

Chỉ trơ trắng và trơ những trảng cát dài cháy cỏ

Trên những cành dầu lập lòe vài bông hoa đỏ

Lính chẳng dám bước nhìn lặng lẽ bước hành quân

Cố mang tấm thân về nơi dừng chân

Chờ ngụp lặn thỏa thê trong bình tông một lít

Mười tám đôi mươi rồi mà như trẻ nít

Mát đến run người dù nước chỉ kịp ráo da

 

Hành quân xa nền đất là chiếu chăn rừng khô khốc là nhà

Không tác chiến thì ngồi bên nhau tán chuyện

Có thể có thằng là lính mang AK thôi nhưng nổ như pháo liệng

Có banh xác ai đâu cốt chỉ để vui mà

Chút hơi thuốc chuyền tay, đôi khi oai vệ bát trà

 

Thời gian cứ trôi vù vù

Hết khô lại mùa mưa tới

Những ai cứ hoài mong đợi

Những ai cứ hoài lo toan

Sống còn được mất rõ ràng

Có chi mà thắc mắc

Thôi thì hành quân đánh giặc

Còn gặp là còn mừng thôi

Chẳng có chi mà ngậm ngùi

Chẳng có chi mà tơ tưởng…

….

Gi từ Xumlia, lai xứ

Gi từ Mê lai xa xanh

Gi từ Prreah Vihear , Ta Sanh

Gi từ cánh rừng biên giới

Những ngày chúng tôi chờ đợi

Gi đến mà sao bàng hoàng

Giờ đến mà sao ngỡ ngàng

Trong ngày rút quân

 

Tạm biết sao mà đắm say

Gi biệt sao mà lưu luyến

Púc me vẫy tay đưa tiễn

Đong đầy mắt ướt nhớ nhung

 

Chia tay chia tay vấn vương

Đường lầm lụi đỏ mắt dường như cay

Hàng cây thốt nốt vẫy tay

Chào tạm biệt phút giây này hồi hương…

(trích trang 187, 188, 189, 190 là những trang cuối cùng của trường ca “Giữa ngày và đêm” của Phạm Sỹ Sáu)

Tất cả gần hai trăm trang gọi là thơ đều viết theo lối con cà con kê như vậy, tuyệt nhiên không có câu nào là thơ. Buồn quá, viết với chả lách, nhảm nhí thô thiển, vớ vẩn chẳng còn ra làm sao.

Buồn quá, bèn nhái thơ Phạm Sỹ Sáu tí cho vui:

VỢ BẠN TÔI

Bạn tôi hay khoe vợ mình da trắng, mắt to, hay cắn hạt dưa

Trong túi vợ nó để nào gương, lược, kẹp tóc, và lạc rang

Nó yêu vợ nó có khi tí khóc

 

Nó khoe vợ đủ thứ thề tao mà nói dóc

Tao biến ngay thành con chó con

Đi đâu vợ nó cũng dòn

Đi đâu vợ nó vẫn còn trinh nguyên

 

Thằng này yêu vợ rất có tư tưởng

Nó lấy vợ 20 năm mà chưa bao giờ tận hưởng

Chuyện phòng the ghê tởm lắm anh ơi

Nó thương vợ nên ngủ với nhau toàn cười

 

Thằng này lười ôm vợ

Nên vợ nó ôm lại nó mà sợ

Sợ nó đánh

Lúc nào cũng co cẳng tính chạy

Yêu nhau hai đứa lại muốn thành đười ươi

Ngửa mặt lên trời nhe răng người

Cười sướng

Hết Nhái

Hỡi những chuyên gia chuyên bốc thơm thơ bá láp như PGS.TS Trần Hoài Anh (ông này vừa lên

học hàm PGS.) hãy chỉ cho chúng tôi tập trường ca vớ vẩn phi thơ này có câu nào xứng đáng gọi là thơ không?

Sài Gòn, ngày 13-4-2018

T.M.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét