Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Thơ Vô lối Phạm Đương...

 

 GIẢI THƯỞNG VÔ LỐI PHẠM ĐƯƠNG – MỘT LOẠI PHI THƠ CA
 
Đỗ Hoàng
   Về thơ, hai năm năm nay có Hội đồng Thơ đủ 9 người, Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà văn 15 người nhưng thẩm định văn chương để trao giải thưởng hoặc kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đầy tai tiếng hơn nhiều nhiệm kỳ trước.
  Giải thưởng thơ năm 2010 – 2011 đã kém, nay giải thương thơ năm 2012 lại kém hơn. Đấy không phải là thơ mà một loại phi văn chương tệ hại, tôi Đỗ Hoàng khuyên mọi người không nên đọc. Nếu Hội Nhà văn lấy tiền ngân sách mà thưởng cho họ, Hội Nhà văn Việt Nam có tội với Đảng cầm quyền, có tội với dân cần lao vì tiền thuế họ đóng vào. Nếu đi xin bên ngoài cũng có tội vì mình lấy thương hiệu Nhà nước để đi xin.
  Cái tập Giờ thứ 25 của Phạm Đương đã ăn cắp tựa đề của nhà văn Roumannie Vigil Gheỏhiu. Phạm Đương đã
 “cóp” tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giờ thứ 25” (The 25th hour) của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheorghiu để đặt tên cho tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn 2012 vừa được công bố. Tôi cũng nghĩ thế, vì đó là một ý tưởng độc đáo của… người khác 
 Phạm Đương diễn ra thơ Vô lối, cóp một cách gượng gạo, sơ sài, nói vo, thô thiển:
bỏ lại mọi toan tính phía sau lưng
anh có giờ thứ hai lăm khuya khoắt
giờ thứ hai lăm ngọt nhạt
giờ thứ hai lăm bồn chồn
hai mươi bốn giờ qua nhìn anh bằng đôi mắt khác
một tên khùng trong bóng đêm
một gã rồ trước nến
(Nhà thơ)
Người Việt và phương Đông có nói kiều này bao giờ.  Trong các loại đồng hồ chỉ thời gian không ai ghi giờ đếm 25. Có chăng là 24 giờ một ngày, sau đó quay lại giờ thứ nhất. Học theo Tây một cách kệch cởm!
Diễn tả một cách Vô lối điên rồ, đánh đó tù mù, vô nghĩa:
rời mặt đất
anh bơi trong khoảng lặng trước mặt
không thời gian
trắng không gian
mở hết tầng sóng để bắt tín hiệu
từ cõi âm cõi dương
từ nơi xa chỗ gần lúc mờ khi tỏ
những tiếng va đập vô nghĩa
cũng khiến anh thành người mắc nợ
cô đơn đi biển một mình

Điệu đàng nói chữ ngớ ngẩn:
gọi chữ về như gọi đàn chim mải chơi quên tối
đôi khi
chữ bỏ đi và chim về núi
nhà thơ gặp lại bóng mình
có lúc
chữ ở lại
gặp một lặng thinh
bóng biến mất khi ngọn đèn phụt tắt
ấy là lúc
những dòng nham thạch
dâng lên

Pê to phi đã từng việt mà viết rất thơ mà viết rất hay:
Ta cần chỉ lửa còn như nước
Để cho ếch nhái chen vao
Và chen vào đó nhưng thi sỹ vặt
Họ cứ kêu ì oạp trong ao.
Đám thơ Vô lối thời nay chưa đạt được tầm thi sỹ vặt!
 
Không biết gì Khâm Thiên, B52 12 ngày đêm cũng tưởng tương ra viết một cách xơ cứng, gượng gạo, sống sượng
 
từng khối người lao về phía trước
như thể có sóng thần đang đuổi sau lưng
bịt mũi bịt mặt không bịt tai bịt mắt
chửi rủa văng tục quạu quọ đủ các kiểu
khói bụi khói xe khói búa xua loại khói
táp vào mặt những ngôi nhà giả cổ
nhuộm đen hai cây đại ở số nhà 95
(Ở phố Khâm Thiên)
Nói từng ấy thôi.Chán lắm!
Hà nội, ngày -2012
Đỗ Hoàng

Nguyên bản

Phạm Đương

Ở PHỐ KHÂM THIÊN

từng khối người lao về phía trước
như thể có sóng thần đang đuổi sau lưng
bịt mũi bịt mặt không bịt tai bịt mắt
chửi rủa văng tục quạu quọ đủ các kiểu
khói bụi khói xe khói búa xua loại khói
táp vào mặt những ngôi nhà giả cổ
nhuộm đen hai cây đại ở số nhà 95

những khối người vẫn lao về phía trước
mỗi ngày đen đặc mưu toan
đếch cần biết có trận bom rải thảm
từ ba mươi ba năm trước
đếch cần biết có hai cây đại
sần sùi trong nỗi ấm ức

những khối người vẫn lao về phía trước
phía mù mờ phía không có đích
chẳng một ai ngoái lại
nhìn hai cây đại ở số nhà 95…

ĐÁM ĐÔNG CÓ LÚC

có lúc
anh giơ tay theo đám đông
mà không cần hiểu
nhất trí trăm phần trăm
sau cú giật mình
không giống một hai ba dzô trăm phần trăm

đám đông ồn ào đám đông to tiếng
đám đông lờ đờ đám đông chết lặng
lúc nào cũng được nhân danh
anh thành kẻ a dua
anh thành kẻ té nước theo mưa
anh thành người khác

có ai ý kiến gì không?
không!
nhất trí trăm phần trăm
cạn ly nhất trí

bao năm anh lẫn vào đám đông
lúc nào cũng sợ mà không biết mình sợ điều gì
sợ cả sự lặng thinh lẫn những nơi to tiếng

rồi một ngày
anh thành đám đông lúc nào không hay
một cánh tay chai sần một cánh tay tê liệt
sau bao lần nhất trí

nhất trí thứ gì
không biết!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét