Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Tác phẩm của minhf cậu xuất bản xong chưa?

Tác phảm của mình cậu viết xong chưa?

Thứ hai - 28/09/2015 09:34

 

            Nhà văn Trịnh Đình Khôi

TÁC PHẨM CỦA MÌNH CẬU XUẤT BẢN XONG CHƯA?

Nhà văn Trịnh Đình Khôi có hơn ba mươi năm công tác ở “Phủ đầu rồng” - Ban Tư tưởng  - Văn hóa “ của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi phải tỉnh táo kiên định đường lối chủ trương của Đảng ông, như ông đã đánh đổ một quan to gian lận lý lịch Đảng, luồn sâu leo cao,, ông đã có thư góp ý cho Đảng trưởng của ông về biên chế các Ban của Đảng – nhiều Ban siêu bộ nhưng không làm lợi cho dân nước được gì., thế nhưng ông vẫn giữ được trái tim nghệ sỹ viết trên 20 đầu sách, hơn 10 tiểu thuyết, gồm cả lý luận, phê bình văn nghệ, thơ ca…
Vừa rôi ông có tác phẩm Lạc quan buồn tạo được nhiều dư luận. vannghecuocsong.com đã giới thiệu bài “ Một vinh quang khả ố” nói về quan tham Hà Học Hợi – Phó Ban Tư tưởng  - Văn hóa Trung Ương, nay xin giới thiệu tiếp bài “Tác phẩm của mình cậu xuất bản xong chưa?”
 Phàm các bậc quân vương, tướng lính xưa  nay, Đông, Tây gì đều có thư lại – bí thư (thư ký riêng) lo việc giấy tờ. Lê Lợi có Nguyễn Trãi chấp bút làm nên một thiên cổ hùng văn “ Bình Ngô đại cáo”. Những ông vua xuất thân, chăn trâu, hoạn lợn, mặt rô… thì càng cần nhiều trợ bút giỏi. Thời nay vua chúa có trợ bút đã đành, quan lại bậc trung cũng ra oai lấy trợ bút. Họ chẳng cần động não, chỉ đến hội trường đọc bài lại được mọi người vỗ tay hoan hô và nhận phong bì hậu hĩ!
Nhà văn Trịnh Đình Khôi kể: “Một lần mình đã chuẩn bị bài cho Hà Đăng (Trưởng Ban) đọc tại hội nghị văn nghệ ở Đồ Sơn. Có người coi việc viết thay cho lãnh đạo là oách lắm là thơm lắm. Nhưng mình cho là cái khổ nạn!- Đáng ra là đưa từ hôm qua, song phải sửa vài ý, viết đừng sâu quá vào chuyên môn – anh em văn nghề sỹ cười, mà viết hời hợt chung chung thì  họ coi lãnh đạo không ra gì - mình tự làm mình ngu đi, ngu vừa vừa thì đạt!
  Sáng ra ô tô đến Đỗ Sơn, ông đến bên mình hỏi:
-          Tác phẩm của mình cậu xuất bản xong chưa?
-          Đây anh – Mình đưa tập giấy cho ông.- Bài phát biểu của anh đây!
Các văn nghệ sỹ đứng quanh đổ mắt nhìn hai người.
Hà Đăng tự ái bỏ đi . Mình thấy mình sơ suất. Đáng ra mình phải đưa chỗ kín. Ai lại giữa thanh thiên bạch nhật như thế này. Phạm Khắc Hòe viết thay cho Bảo Đại còn phải đốt đi nữa là. Hội nghị ấy ông Trưởng Ban Hà Đăng không phát biểu.
 Thây kệ, mình về nhà đem in các báo, kể cả báo Văn nghệ, ký thật tên mình. Được một món nhuận bút kha khá!
Hà Nội ngày 28-9-2015
Thánh Không Thán

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Thơ Mã Giang Lân đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thua văn học sinh lớp 6

Thứ tư - 09/09/2015 11:43


      Nhà thơ Mã Giang Lân

NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ - THƠ  -  MÃ GIANG LÂN GIẢI THƯỞNG  HỘI`NHÀ VĂN VIỆT NAM  năm 2013 THUA VĂN HỌC SINH LỚP SÁU
    Đỗ Hoàng 

 Tôi đã có lần viết về Mã Giang Lân hai lần cầm vé giả đi Tàu Thơ. Đó là lần Mã Giang Lân đoạt giải ba thơ Báo Văn nghệ với bài “Trụ cầu Hàm Rồng” năm 1975 và tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” - Giải thưởng năm 2013 của Hội Nhà văn Việt Nam. (vannghecuocsong.com)
  Lần này có điều kiện đọc được cả tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân nên tôi viết tiếp cảm nhận của tôi vê tập thơ đoạt giải này.
   Mã Giang Lân suốt đời làm nghề dạy học, suốt đời nhìn 4 bức tường (Lời tự bày giải của Giáo sư Lê Trí Viễn), ít va chạm với cuộc sống. Bản tính lành chả động chạm đến ai, lại “tùy thơi chi hỉ vi đại tai” – Không tử (cái ý tùy thời lớn lắm thay), thời nào theo thời ấy, phong trào nào viết theo phong trào ấy, kiểu như  “có xôi nói xôi dẻo, có thịt nói thịt bùi”, đậm chất văn nô, gồng lên không dám chịu thương đau cùng cộng đồng. Thi pháp lại rất kém nên vì thế thơ ông nhạt nhẽo, đơn điệu, viết như không có vốn sống, chả ai muốn đọc.
 Trước hết là khuyên mọi người không nên đọc, nó chẳng đem đến một tình cảm, thẩm mỹ nào mà lại đưa cái bực bội vào người!
  Tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” gồm 42 bài do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2013 với số lượng 500 bản. Trong đó có 10 bài cụ thể viết về quê, 2 bài viết về Đà Lạt, 1 bài viết về cháu nội, còn lại viết ở các miền đất khác và nước ngoài.
  Riêng tựa đề tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” đã đáng cho điểm Một về chỗ.  Ngôn và Từ nguyên chữ Hán, Ngôn có nhiều nghĩa. Ngôn ở đây là nói, tự mình nói. Từ là lời nói. Nghĩa ở đây là lời thơ, lời văn. Dịch ra thuần Việt là “Những lớp sóng nói lời thơ văn”
     Những hồn thơ, hồn văn chưa ăn ai, huống gì cái lớp sóng ngôn từ bề ngoài. Phải là linh khí, tâm can:

“Máu đã khô rồi! Thơ cũng khô!
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ đây trong gió trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ!...
(Trút linh hồn – Hàn Mặc Tử)
Bây giờ sinh ra nhiều loại nhà thơ chạy đi tìm cái vỏ bề ngoài hồn thơ như vây. Chẳng hạn “Bóng chữ” của Lê Đạt. (Lê Đạt viết hay thời trước năm 1960, sau đó bị Cách mạng đánh tơi bời, ông quay tìm lối tắc tỵ để tránh búa rìu dư luận).
“Điêu trác tự thị văn chương bệnh
Kỳ hiểm vưu thương khí cốt đa”
(Gọt rũa là bệnh của văn chương
Cầu kỳ, rắc rối làm hại đến hồn thơ)
(Lục Du – Nhà thơ đời Tống)
Mã Giang Lân vậy,  cầu kỳ rắc rối, nhạt nhẽo đơn sơ, nghèo nàn, lạnh lẽo, vô cảm đọc xong tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” người ta chẳng thấy sóng ngôn từ - sóng lời thơ lời văn ở đâu cả. Chỉ một vài chữ nghĩa xơ cứng, vô hồn, dung tục, anh chị, dao búa, lại rối ra rối rắm, đánh đố bạn đọc.
“Một đêm gấu ăn trăng
nhà nhà truyền nhau gõ nồi gõ mâm gõ chậu
xé không gian
mặt trăng hiển thị
trăng lạnh cứ nơm nớp có gì chưa ổn
người ngủ không ngủ yên ngồi đập muỗi
người áo vắt vai hóng gió giữa trời
người lắc đầu ca cẩm…
(Khúc biến tấu)
Viết ra văn xuôi thì mới thấy sự ngô nghê vô lối của nó:
 “Một đêm gấu ăn trăng, nhà nhà truyền nhau gõ nồi gõ mâm gõ chậu xé không gian. Mặt trăng hiển thị, trăng lạnh cứ nơm nớp có gì chưa ổn. Người ngủ không ngủ yên ngồi đập muỗi, người áo vắt vai hóng gió giữa trời, người lắc đầu ca cẩm…
(Khúc biến tấu)
   Cái lớp sóng ngôn từ mà Mã Giang Lân khuếch trương lên là ngôn từ nước ngoài viết không dịch ra tiếng Việt để lòe người Việt không biết ngoại ngữ!- “Baiyoke sky hotel” – tên một bài thơ (Khách sạn nối bầu trời) – xin trở lại sau.
Mười bài thơ – vô lối viết về cố hương, có hai bài liền viết Hàm Rồng, bài nào cũng sơ sài cụt lủn, lạt lẽo tình quê, bài nào cũng  giản đơn, thô kệch; bài nào cũng sường sượng, nhạt nhèo, có phần hâm hấp, dở dẫn:
“Bốn lăm năm lại một sáng này
nhà chài tung lưới
đoàn tàu hối hả lao vào                                       
hình như ngày hè găm đầy mắt lưới.
(Một sáng Hàm Rồng)
Thú thực khi có điều gì khó nghĩ
tôi thường ra đây ngồi
với dòng sông vô tư về biển

đôi bờ yên ngủ
những con thuyền neo lại đợi triều lên
tiếng gầu kéo nước
dăm ba đốm lửa loang trên sông…
(Đêm Hàm Rồng)
Chuyển ra câu văn xuôi cũng chẳng ra cái gì:
“Bốn lăm năm lại một sáng này, nhà chài tung lưới. Đoàn tàu hối hả lao vào, hình như ngày hè găm đầy mắt lưới.
(Một sáng Hàm Rồng)
Thú thực khi có điều gì khó nghĩ, tôi thường ra đây ngồi với dòng sông vô tư về biển. Đôi bờ yên ngủ, những con thuyền neo lại đợi triều lên; tiếng gầu kéo nước. Dăm ba đốm lửa loang trên sông…
(Đêm Hàm Rồng)
Viết về cố hương quá nhạt nhẽo.
Mã Giang Lân đầy chữ sáo rỗng, “ba voi không ngọt bát xáo”, tiền nhân chỉ vài từ:
“Tha hương sinh bạch phát
Cựu quốc kiến thanh san”
(Quê người đầu điểm bạc
Nước cũ núi còn xanh)
(Đường Thi)



Hay:
Byron (Anh)
My native land - Good night!
Adieu, adieu! my native shore
  Fades o’er the waters blue;
The night-winds sigh, the breakers roar,
  And shrieks the wild sea-mew.
Yon sun that sets upon the sea
  We follow in his flight;
Farewell awhile to him and thee,
  My Native Land - Good Night!
Đất quê ta, đêm yên lành !
Tạm xin xa bờ biển quê,
Với làn nước lục xanh mê bóng trời
Dội đêm sóng gió thét lời.
Và bài ca bão của loài hải âu.
Mặt trời đã lặn biển sâu
Ta mơ theo lối sắc màu quê hương
Tạm xa nơi chói ánh dương
Đất đai nguồn cội, đêm thương êm lành !
(Đỗ Hoàng dịch)
Không phải so sánh với thi bá, thi hào ngay những nhà thơ cùng quê, cùng trang lứa với Mã Giang Lân, họ viết về quê sâu nặng, triết lý, rất hiện đại, hay:
“Những khế ổi
Chín quá thì rụng xuống
Lặng yên nằm
Trong bóng mát tán cây

Thả bước ngắm vườn quê
Chợt thấy lại
Quả rụng rồi
Nhưng chẳng rụng  xa cây!
(Vườn quê – Mai Ngọc Thanh)

Viết về người chị họ mà như bản kê khai đi kinh tế mới gửi xã trợ cấp đói:
“Phải đi bộ mấy cây số rồi ngồi xe lai chị mới về tới quê
mỗi năm cũng chỉ một lần vào ngày giỗ bố
mấy chục năm xung phong đi kinh tế mới
suối khe cây cối um tứm[ng mù đồ đạc áo quần lúc nào cũng âm ấm
nước suối thì xanh ngăn ngắt
chỉ được dăm năm chồng lăn ra ốm, một năm sau là đi…”
(Người chị họ nóí)
-          Đó đâu phải là thơ?
Người ta viết về chị, người thân hay lắm:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
(Hàn Mặc Tử)

 Rồi viết về mẹ, rồi cũng như bản báo cáo gửi an ninh xóm, chưa nói hai từ “qua đêm” rất dung tục thời này như  “đi tàu nhanh qua đêm, ngủ qua đêm” ở các nhà thổ…
… “Hôm nay con cháu ở đâu cũng đông đủ
cùng nhau lặng lẽ
dâng một bát cơm
dâng một chén nước
khói hương bay như tóc mẹ ngày nào
mẹ chi còn là thế hay sao
Con đi vào bếp
con ra góc vườn
mấy quả cau già héo hắt qua đêm
dây trầu leo lá khô lá úa
vẫn đợi mẹ về…”
(Mẹ)
Chuyển ra văn xuôi: … “Hôm nay con cháu ở đâu cũng đông đủ, cùng nhau lặng lẽ, dâng một bát cơm, dâng một chén nước; khói hương bay như tóc mẹ ngày nào, mẹ chi còn là thế hay sao. Con đi vào bếp, con ra góc vườn. Mấy quả cau già héo hắt qua đêm, dây trầu leo lá khô lá úa, vẫn đợi mẹ về…”
(Mẹ)
Bài này thua bài văn của một học sinh lớp 6 Nam Định viết về mẹ của mình.
Bài văn về Mẹ của em Vũ Minh Hằng lớp 6:
     “Người luôn quan tâm, dìu dắt em chính là mẹ. Mẹ như thiên thần hộ mệnh, luôn xuất hiện mỗi khi em cần hay gặp chuyện buồn. Năm nay, mẹ đã ngoài 40 tuổi, nhưng đối với em mẹ vẫn còn trẻ đẹp lắm. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nổi bật lên là đôi mắt, đôi mắt long lanh như hai giọt sương mai. Mỗi khi em được điểm tốt, đôi mắt mẹ lại ánh lên vẻ tự hào về em, còn mỗi khi được điểm kém, đôi mắt mẹ nhìn em trìu mến như muốn an ủi: ”Con ơi,cố lên, đừng nản lòng” Mái tóc mẹ không dài, đôi tay mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, có lẽ đếm những nếp nhăn ấy là đếm được mẹ đã bao nhiêu việc để nuôi gia đình. Đôi tay mẹ là đôi tay búp măng nên làm việc gì cũng khéo, món ăn mà mẹ đã làm thì không có ai có thể chê.
   Mẹ đã làm nhiều việc vì gia đình, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng em cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí em. Em nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo em đi ngủ, em chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ em là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ  điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, em tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “ Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc : “Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì kiếm được tiền nuôi gia đình đấy” Tình mẹ thật bao la và rộng lớn, mẹ ơi, có nhiều lúc con làm mẹ buồn, con xin lỗi mẹ nhiều, mong mẹ tha thứ cho con. Con sẽ học thật giỏi để sau này về giúp đỡ mẹ, để nụ cười mãi nở trên môi mẹ. Mẹ đã làm nhiều việc khổ vì gia đình, không ai có thể đếm được những việc ấy. Mẹ ơi, hãy làm những việc vừa sức mình thôi, để thời gian nghỉ ngơi. Con yêu mẹ nhiều lắm “ Mẹ mãi là nơi ấp áp của tâm hồn con”!
 Em học sinh lớp sáu viết về Mẹ hay hơn vạn lần Mã Giang Lân, vì em có tình yêu Mẹ bao la! Có lối hành văn giản dị rung động lòng người!
      Một tội nữa của Mã Giang Lân là tội ăn cắp ý, tứ từ thơ người khác một cách trắng trợn.
Ngô Thời Nhậm có nói: “Thơ kiêng mượn áo trăm nhà”. Học tập nhau là được, nhưng ăn cắp tứ, ý câu chữ lộ liễu quá với thi nhân là một trọng tội!
Bài thơ Trăng ở bên trời là một bài ăn cắp ý, tứ Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu là một điển hình.
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa,
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời …

…Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau
 (Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)
“Dọc hàng cây cò ỉa trắng đêm
Lầm lũi dắt nhau rạc rài đường vắng
Trăng xa xanh lạnh lẽo bên trời..”

Dù thế gian đêm tối mịt mờ
Ta nhắm mắt vẫn một vầng trăng viên mãn…”
(Trăng ở bên trời - Mã Giang Lân)
 Con ong hút mật hoa chứ không ăn cắp cánh hoa. Mã Giang Lân đã ăn cắp cánh hoa của Hoàng Hữu về làm thơ mình mà thơ quá dở lại còn dung tục “cò ỉa trắng đêm”  
Tệ hại nhất trong tập thơ là bài vô lối Baiyoke sky hotel! Đây không phải là bài thơ. Nó là lời kể của một khách du lịch bình thường nào đó có chút khoe mẽ khi đến Băng kok, Thái Lan ngắm nhìn khách sạn Baiyoke sy 84 tầng, cao 300 mét – khách sạn cao nhất Thái Lan và đã đến Đức ngắm tháp truyền hình Đức cao 365 mét:
“Chiếc bút chì
                 dựng đứng
viết lên trời xanh
    baiyoke sky hotel
    300 mét
    84 tầng
Đêm Bangkok xoay quanh.

Tầng 84 xoay quanh
chiếc cối xay nặng nề xay thóc
văn minh lúa nước phương Đông
Viết liền văn xuôi: “Chiếc bút chì dựng đứng viết lên trời xanh Baiyoke sky hotel 300 mét, 84 tầng. Đêm Bangkok xoay quanh. Tầng 84 xoay quanh, chiếc cối xay nặng nề xay thóc .Văn minh lúa nước phương Đông…”
 Bài này đã có các nhà thơ phê bình như nhà thơ Trần Mạnh Hảo phán xét. Riêng tôi, tôi không coi nó là thơ, là văn là cáo là chồn gì… mà là một thứ rác rưởi làm bẩn thơ ca Việt của ta.
Như nói ở đầu “Những lớp sóng ngôn từ “ của Mã Giang Lân nhiiều bài bê nguyên xi tiếng nước ngoài vào thơ để không một thảo dân nào hiểu được như mấy từ baiyoke sy hotel, thập tải đọc thư bần đáo cốt! Đành rằng khách sạn Baiyoke sky hotel quá nổi tiếng, ở đâu, người nào cũng lên mạng đặt phòng ngủ được! Đành rằng bây giờ người Việt rất nhiều người biết tiếng Anh, nhưng trong thơ Việt viết nguyên tiếng Anh cả câu, đặt luôn làm tựa đê như thế này có được không? Và nếu viết Hidden cam fuck hotel; Mature slut hotel thì mấy ai đọc hiểu để thấy sự bẩn thỉu của nhà nghỉ? Tại sao không dịch ra tiếng Việt để mọi người hiểu thêm “lớp sóng ngôn từ” mới: “Khách sạn nối với bầu trời” hay “Khách sạn bầu trời Baiyoke” hay “Nhà nghỉ Bầu trời Baiyoke”-  “Quán trọ Bầu trời Baiyoke”!
 Đáng ra không nên mất thì giờ về tập Vô lối này của Mã Giang Lân nhưng vì nó được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2013, vì nhiều người tâng bốc về nó nên tôi phải viết. Họ khen Mã Giang Lân đã phát hiện ra một hình ảnh đẹp “ Chiếc bút chì dựng đứng viết lên trời xanh”.
  Không chỉ Thái Lan bây giờ nhiều nước có nhiều nhà cao trên trăm tầng nhìn từ xa đến đứa trẻ con cũng thấy nó giống cái bút chì, chứ chi đến người già mà khen phát hiện! Còn “viết lên trời xanh” là ăn cắp của cha ông. Đài Nghiên – Tháp Bút “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) của Phương Đình -  Nguyễn Văn Siêu đã viết từ mấy trăm năm trước, đến thần đồng Trần Đăng Khoa viết nâng lên. Khoa lúc này mới lớp 4 trường làng:
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao…
(Trần Đăng Khoa)
 Nhưng cha ông ta viết thơ, viết nhạc, viết chữ, viết sử…lên trời xanh, còn Baiyoke sky hotel – khách sạn -  quán trọ - nhà nghỉ - anh em cùng họ với nhà thổ thì viết gì lên trời xanh mà ai cho viết? Sao mà tự hào cho người Thái như vậy? - “ Văn minh lúa nước phương Đông”(!)
“Ước sao vọng tới quê nhà
nỗi niềm Bang kok
chiếc cối xay
      quay
                  mệt nhọc…”
  Dân Việt chúng ta xin chào thua cái nỗi niềm này!
  Viết thế thì người Thái Lan cũng căm giận, chứ nói chi người Việt. Đúng là phải “ túc cà ti lăng tẹt” – chơi ăn cắp gian, nói xấu phải đánh bét đít (tiếng Thái)i
   Đề tài rượu hoa, mỹ tửu là đề tài dễ viết hay, thế mà Mã Giang Lân viết như người uống nước khoáng đóng chai:
…nắng chợt loe chút nắng
gió chợt dồn mây bay
nào rót thêm ly nữa
vang có làm ai say...
(Đà Lạt vang)
Vang mà uống không say thì uống làm gì! Đàn bà họ cũng không thèm uống, nói gì đến đấng mày râu!
Họ cũng:
… “Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
Sầm Phu tử
Đan Khâu sinh
Tương tiến tửu bôi mạc đình!

Ngũ hoa mã
Thiên kim cừu
Hô nhi hoán mỹ tửu
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
(Một lần gặp nhau uống say ba trăm chén
Bác Sầm
Anh Đan
Rượu đã dâng đây, hãy uống tràn.

Ngựa năm sắc
Cừu nghìn vàng,
Con ơi ! Đem đổi rượu ngon
Phá hết cái buồn muôn thuở cho tan!
(Sắp dâng rượu – Đỗ Hoàng dịch)
*
 Đọc xong” Những lớp sóng ngôn từ” – dù cái tựa đề rất thời thượng nhưng chắng thấy một lớp sóng ngôn từ nào mà chỉ thấy rặt từ dung tục, chợ búa, anh chị, từ ăn cắp của thi hữu, từ bê nguyên xi không dịch của nước ngoài.:
“Ta còn cả lô nhô mái phố
Dọc hàng cây cò ỉa trắng đêm”
(Trăng ở bên trời)
Vang cứ vang hết lòng
Ngon cứ ngon tới số
(Đà Lạt vang)             
Trăng xa xanh lạnh lẽo bên trời
(Trăng bên trời)
Để nguyên không dịch:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt (Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi)
(Ngẫu hứng)
Baiyoke sy hotet (Tiếng Anh)….
(Baiyoke sky hotel)
*
  Mã Giang Lân muốn tìm một cách viết tự cho là mới nhưng không mới chút nào. Việc viết bỏ vần, bỏ điệu cha ông ta đã làm từ lâu và để lại những áng thơ bất hủ (theo quan điểm hiện đại) như: Bài cáo bình Ngô, Bạch Đằng giang phú, Phú hỏng thi, Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)….
Thế hệ các nhà thơ chống Pháp quê ở Thanh Hóa đã rất thành công trong tiến trình hiện đại thơ Việt: Hữu Loan (Màu tìm hoa sim, Đèo Cả), Trần Mai Ninh (Nhớ máu), Hồng Nguyên (Nhớ), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn)…Các nhà thơ thời chống Mỹ quê Thanh Hóa như: Nguyễn Duy, Xuân Sách, Mai Ngọc Thanh có nhiều đóng góp xứng đáng.
   Không chỉ tập này, mà cả một đời thơ, Mã Giang Lân là người thất bại với việc sáng tác thơ dù ông đã được các cơ quan công quyền cấp vé giả cho đi Tàu Thơ.
Hội Nhà văn Việt Nam và  Hội Nhà văn Hà Nội liên tục, nhiều lần trao vé giả cho nhiều người đi Tàu Thơ. Trước năm 2013 trao cho Đỗ Doãn Phương, Phạm Đương, Từ Qốc Hoài, Đinh Thị Như Thúy…Hội Nhà văn Hà Nội trao  cho Nguyễn Bình Phương , Dương Tường…
Đến nỗi tôi phải viết Vô lối Từ Quốc Hoài, Phạm Đương, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Bình Phương thua văn học sinh lớp 7. Nay thơ  - vô lối Mã Giang Lân lại thua văn học sinh lớp 6
     Một nhà thơ có mác hội viên Hội nhà văn Việt Nam, một giáo sư tiến sỹ, nhà giáo nhân có thâm niên 50 dạy đại học hiểu thơ như thế, sáng tác thơ như thế quả là vô cùng tai hại. Tai hại hơn nữa là Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2013 cho tập “Những lớp sóng ngôn từ”. Việc làm này đã đẩy văn chương nước nhà vào bước đường cùng!
                                    Hà Nội ngày 9 – 9 - 2015
                                                     Đ - H
 

Một lần đến hoi Mông

Bài viết mừng Quốc khánh 2-9 Việt Nam Một lần đến hội Mông
Bút ký của Đỗ Hoàng (*)
Trước khi đến với “Ngày Hội văn hoá dân tộc Mông” năm 2006, tôi tới Viện Dân gian thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi có nhiều đồng sự quen biết đã làm nên viện trưởng, viện phó và chuyên viên nghiên cứu đầu ngành để đặt bài viết về Văn hoá dân tộc Mông.
Nhưng rất tiếc không có một người nào chuyên nghiên cứu về văn hoá Mông. Anh Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng, anh Trọng Viện phógiới thiệu cho tôi một vài người ở viện Tôn giáo, viện Dân tộc học, nhưng người thì bận công việc, người thì không phải chuyên ngành nên họ đều từ chối. Tôi trộm nghĩ: “Chỉ một trường ca Tiếng hát làm dâu đủ làm mấy luận án tiến sỹ khoa học, huống gì dân tộc Mông là một tộc người có số người đông nhất trong cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta và có trên 13 triệu người ở rải rác trong khu vực Đông Nam Á.
Thế là tôi phải cất công đi Mộc Châu. Đây cũng là một chút cưỡi ngựa xem hoa mà thôi!
Thị trấn Mộc Châu nằm giữa một thung lũng chung quanh núi non bao bọc cô lẻ, xa mờ nhưng rất ảo huyền đẹp đẽ thơ mộng. Nhà công sở, nhà dân xây dựng cao tấng san sát chạy dài theo các đường phố hiện đại không kém đô thị và các thành phố lớn. Buổi sáng và buổi chiều trong ngày tạnh ráo, sương trắng duềnh lên trên mái núi cao trông như những bức tranh thuỷ mạc đầy ẩn tích xửa xưa. Ở độ cao từ 500 đến 1 000 nghìn mét nên khí hậu Mộc Châu dịu mát quanh năm. Đi trong lòng thị trấn giữa những ngày thu ngỡ như dạo bước các miền đất ôn đới châu Âu, châu Mỹ.
Ngắm nhìn Mộc Châu, tôi tôi thả hồn bâng khuâng cùng với câu thơ tài hoa của Quang Dũng làm mê đắm lớp thanh niên, chiến sỹ một thời đã qua và bây giờ.:
“Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy/ Có nhớ bồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Theo dòng nước chảy hoa đung đưa!”
Được Nhà nước hỗ trợ, Bộ Văn hoá Thông tin, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La mở ngày Hội Văn hoá Mông hết sức hoành tráng và long trọng. Các tỉnh thành và ba nước bạn Lào, Thái Lan, Trung Quốc có người Mông sinh sống đều được mời đến dự. Mười một tỉnh thành được cửcác đội văn nghệ cớ sở từ xã thôn về biểu diễn. Còn đồng bào Mông không ai bảo ai từ khắp cả nước, họ tự túc ằng mọi phương tiện đi lại tìm về lễ hội.Một không khí náo nức rộn ràng bao trùm trong những ngày Quốc khánh!
Anh bạn lái xe chuyên chạy chuyến Hà Nội - Mộc Châu nói với khách hàng rằng: “Từ khi anh lớn lên đã có ngày Hội này. Hội mở ra từ xa xưa lắm, thưở nào, thưở nào rồi”. Đúng vậy! Anh lái xe tuổi khoảng ba mươi, tức là sinh sau thập kỷ 70 thế kỷ trước, còn lễ hội Mông diễn ra ở thị trấn Mộc Châu đã có từ khi nước nhà giành độc lập năm 1945. Có lẽ lúc ấy bố mẹ anh cũng chưa sinh! Còn bác Lò A Páo đứng tuổi hơn là thợ rèn giỏi nhất của người Mông ở xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La về lễ hội biểu diễn nghệ thuật rèn dao, rựa làm súng kíp cho tôi biết: “ Lễ hội mừng nước độc lập. Nước độc lập đã cho người Mông có bát cơm ăn, cái áo mặc, người Mông không còn lang thang khốn cùng như con thú trên rừng nữa. Người Mông đêm ngày mong muốn được đến với lễ hội này cán bộ ạ!”
Một quan chức nói ra, tôi có thể nghĩ đó là một lời sáo rỗng, vì họ đã ăn uống no đủ, béo phì, được hưởng nhiều lợi lộc, nhà cao cửa rộng. Nhưng một người dân bần hàn nghèo khổ chưa quá năm mươi tuổi mà già như bảy mươi vì da dẻ đen nhẻm, nhăn nheo bởi khói bụi than nói lên những điềuthật lòng cảm kích như thế làm tôi xúc dộng. Từ khi nước nhà độc lập rất nhiều miền quê có nhiều lễ hội được mở ra. Như Lệ Thuỷ, Quảng Bình quê tôi, cứ đến dịp Quốc khánh mồng hai tháng chín có hội đua thuyền lan rộng ra cả xứ miền Trung. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn khoẻ nếu không bận việc công, ông thường về quê đi đò trên sông Kiến Giang để xem trai thanh gái lịch quê mình đua thuyền. Đó là ngày mẹ gặp con đi xa trở về, người yêu gặp nhau bao năm ly biệt. Nghĩa cả và tình yêu nên thành lễ hội.
Sáng ngày 29 tháng 8, dọc đường Hoà Bình lên Sơn La đã nhộn nhịp người ngựa, xe máy nươn nượp về Mộc Châu. Rất dễ nhận ra những người Mông, phụ nữ xúng xính váy đỏ, trắng, thêu màu sặc sỡ, nam giới thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn nét mặt tự tin, hồ hởi.
Từng dôi, từng nhóm, người đi xe máy, người cưỡi ngựa, có tốp bộ hành. Tất cả náo nức đến với ngày lễ hội.
Thưở bé, tôi chỉ biết người Mông qua các bài học trong sách giáo khoa cấp tiểu học.. Bài tập đọc Ô Đan xuống chợ có minh hoạ một cô gài Mông vấn tóc cao, hai tay áo sọc đen, sọc trăng mà tôi còn nhớ, còn bâng khuâng đến bây giờ. Quả là mình biết rất ít về người Mông.
Đây là lần thứ hai tôi được thâm nhập vào sinh hoạt của cộng đồng người Mông. Mấy năm trước khi lên công tác ở Hoà Bình, tôi được anh Trịnh Lệnh, Phó giám đốc công an tỉnh dẫn đi tham quan bản Pa Kia, Hang Pò. Đó là hai địa phương có thành tích xuất sắc phá bỏ cây thuốc phiện, thay đổi cơ cấu cây trông mới như đào mận, su su…Tôi đã được cùng ăn, cùng ở với bà con dân bản, được uống rượu chéo tay với các thiếu nữ xinh xắn người Mông. Người mông rất giống người Vân Kiều quê tôi, mạnh mẽ, can trường, thích ở những nơi suối sâu, núi cao. Họ tự phát nương, làm rẫy, trỉa lúa, trồng sắn nuôi sống mình và hoà cùng các dân tộc trong cõi Việt để trường tồn.
Như mọi tộc người khác, người Mông cũng có một lịch sử lâu đời. Tổ tiên của họ là tộc Xi Vưu xứ Tam Miêu phía Bắc Trung Quốc. Trong cuộc thiên biến, chiến chinh, người Mông lần về phương Nam. Giờ họ sinh sống khắp các quốc gia: Trung Quốc – 9,6 triệu người, Việt Nám – 575 000 người, Mi an ma 120 000 người, Thái Lan – 160 000 người, Lào – 65 000 người. Pháp – 10 000 người, Mỹ. – 275 000 người…Ở Trung Quốc, họ là một trong 56 tộc người được công nhận. Họ có nhiều khu, châu, huyện tự trị. Ở Việt Nam họ là một trong 54 tộc người được Nhà nước công nhận. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có người Mông sinh sốg nhiều nhất. Trai Mông giỏi làm nương rẫy, rèn đúc dụng cụ, súng đạn, giáo gươm chống thú dữ, chống kẻ thù; gái Mông chịu khó làm lụng, giỏi thêu thùa, dệt vải, nội trợ, giỏi múa hát.
Nhưng vì sao trước đây người Mông đời đời kiếp kiếp sống cùng cực khổ đâu? Ngoài sự áp bức bóc lột của hào trưởng, đế quốc, phong kiến là bỡi người Mông sống kiếp lang thang, du canh, du cư, nay đây mai đó. Cuộc đời lang bạt ấy đã đẩy người Mông vào thế tận cùng cơ cực. Trong bài hát Lễ tạ ơn cha mẹ, người Mông tự bày giải: “ Tổ tiên người Mông tìm đất, cứ luồn rừng mà đi, đi dọc theo những ngọn núi cao có tóc trắng, râu trắng mà lần, Một lúc cái bụng đói không có gì mà ăn, cái chân không muốn bước, cái đầu không muốn nhìn ông mặt trời, phải đổi đứa con để lấy ba cái bánh để cứu cả nhà. Cuộc đời du canh, du cư mất cả con mà bụng vẫn đói, cái chân không lên được rẫy, cái tay không tra được hạt, cái mắt không nhận ra con thú nên để lại câu nói rằng: “ Người giàu cứ đi lang thang mãi cũng thành người nghèo, người nghèo cứ đi lang thang mãi cũng thành con ma rừng, ma núi. Người Mông ta phải an cư thôi. An cư mới giữ cho hoa đào mùa xuân nở hoa, mới giữ được con lợn, con gà, con bò, hạt giống. Cha mẹ đẻ ra con trai, con gái, dạy các con tìm đất tốt, tra hạt úa nở nhiều bông, tra hạt ngô trổ nhiều bắp, cho con ngựa thồ chồn chân, cho nhà kho đầy cái ăn, hạt giống, dạy các con biết rèn dao, đan bếm, biết rút sợi dệt váy, dệt khăn nên hoa, nên áo để đến mùa hoa đào nở đi ném còn, thổi khèn vào hội cho con trai, con gái thành đôi…”
Từ ngàn xưa và bây giờ, thanh niên Mông rắn rỏi, mạnh khoẻ, nếu không nghiện ngập họ làm mùa nuôi cả gia đình nhiều người. Ai cũng giỏi lao động thổi kèn hay và múa hát giỏi. Tình yêu trai gái của họ cũng mãnh liệt không khác gì người Thái. Không lấy được em ta làm giặc giữa mường/ Không lấy được em ta làm loạn giữa phủ (Xống chụ xôn xao - Tiễn dặn người yêu).. Họ rất hiếu khách, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi đã hiểu tấm lòng nhau.
Thiếu nữ Mông rất chịu thương, chịu khó, có người tự mình lao động nuôi cả một gia đình lớn. Họ rất mạnh dạn cởimở khi mời rượu khách quý.. Và uống đến chén cuói cùng với khách. Một cách ẩm tửu hết mình cũng giống như các thiếu nữ Choang Trung Quốc trong tiệc cưới. Thiếu nữ Mông đa phần còn mang nét thời tiền sử, nhưng có nhiều cô rất xinh đẹp. Khuôn mặt trái xoan, mũi cao, da trắng hồng, đôi mắt đen thăm thẳm, ánh nhìn mênh mang hun hút nét núi rứng cùng với váy áo thêu thùa những nét hoa văn khác lạ tôn vinh vẽ dẹp độc sắc của sơn nữ!
Thiếu nữ Mông cũng có tình yêu vô bờ bến với bạn tình. Tình yêu ấy đã để lại trong kho tang văn hoá người Mông biết bao trường ca, truyện kể mà hôm nay con cháu đọc vẫn còn xúc động đến tâm can. Trường ca Tiếng hát làm dâu của người Mông là một trong những trường ca hay nhất trong văn học Việt Nam. Nó cùng với trường ca Xống chụ xôn xao của người Thái, Chăm Bri – Chăm Bria của người Chăm, Đam San của Tây Nguyên… là những viên ngọc sáng giá. Những ngày mưa dầm ngồi trong nhà nghe các mế già hát Tiếng hát làm dâu bằng tiếng Mông càng cảm thương thân phận đau thương cùng quẩn tội tình của người phụ nữ Mông ngày xưa.
Ngày xưa trai gái yêu nhau không lấy dược nhau, ngưồicn gái phải về làm dâu nhà giàu có, quyền lực. Tình yêu bị chialy làm cho đôi trái gái đâu đớn tận cùng: Chúng ta chới dùa đi lại từ hồi còn nhỏ/ Tại tờ giấy cuốn sổ bạc đặt sai/ Cúng ta kết bạn chơi vui từ thở còn thơ. Bỡi tờ iấy trong cuốn sổ bạc nên hung ta không lấy được nhau. Con gấu ăn trăng, ăn cái mạch máu ở gan mặt trăng/ Anh không lấy được em, em không lấy được anh. Tại sao cha mẹ chúng ta không giết chúng ta từ lúc đầu thai?
Về làm dâu nhà chồng, tuy rằng của nả nhà chồng chất cao như núi, nhưng người con dâu khách gì con lợn, con chó: Làm dâu nhà người, xay cối đã phồng tay, người ta nói mày không có lòng/ Địu nước trầy lưng, người ta bảo: - Mà không có long làm/ Địu nước dặt lên bàn nghỉ/ Mẹ cha người mắng: - Mày làmcho cái thùng thủng rồi/ Địu nước dặt vàobàn nhà. Mẹ cha người la: - Mày làm nước trong thùng sóng sánh.
Cuối cùng người con gái chỉ có lấy cái chết mới giải thoát nỗi khổ cực khốn cùng của mình và minh chứng cho tình yêu son sắt của mình với người tình: Không ăn lá ngón, sống càng nát ruột/ Hái lấy lá ngón liền ăn/ Cùng ăn lá ngón chết tự diệt/ Hái nắm lá ngón liều mình/ Cùng ăn lá ngón chết tự huỷ/ Chúng ta biết chết, chết cùng một phương/ Chúng ta biết chết, chết cùng một rừng/ Mẹ cha chúng ta biết chôn, chôn cùng một mộ!
Bởi vậy cho đến hôm nay, người phụ nữ Mông không còn phải chịu cảnh làm dâu khổ cực như xưa nữa nhưng trong dáng vẻ của họ, trong ánh mắt sâu thẳm vẫn còn phảng phất nỗi sầu muộn từ muôn ngàn năm để lại.
Đoàn văn nghệ của tỉnh Điện Biên và tỉnh Thanh Hoá đến sớm nhất. Họ khởi hành tại tỉnh nhà từ sáng sớm ngày 28 – 8 đến sáng ngày 29 – 8 đã có mặt tại thị trấn Mộc Châu. Họ vừa là đại biểu vừa là hạt nhân văn nghệ nên được Ban tổ chức lễ hội lo chu tất nơi ăn chốn ở. Nhà nghỉ Bình Nguyên dành cả nhần rộng lớn cho hai đoàn lưu trú. Đây là điều đặc biệt ưu tiên vì trong những ngày lễ hội có gần 2 vạn khách, thị trấn Mộc Châu không thể nào đáp ứng nổi nơi ăn chốn ở cho tất cả mọi người.
Tôi vừa xuống xe đã may mắn gặp các hạt nhân văn nghệ dân gian của những miền xa nhất đất nước này.
Đoàn văn nghệ dân gian tỉnh Điện Biên do anh Phạm Uy làm trưởng đoàn và chị Nguyễn Thị Thảo làm phó đoàn đã sắp xếp cho các diễn viên và nghệ nhân phòng ốc ăn nghỉ. Anh Phạm Uy giới thiệu cho tôi biết đoàn gồm có 29 người, có 20 diễn viên, 9 người phục vụ. Diễn viên văn nghệ nồng cốt của hai xã Toả Tình và Pú Nhung thuộc huyện Tuần Giáo. Đoàn mang về lễ hội các chương trình biểu diễn dân ca, dân vũ khá phong phú theo yêu cầu của Ban Tổ chức. Dân ca có hai làn điệu dân ca Mông: Tìm bạn, Lấy nước. Dân vũ có: Mùa xuân về bản, sáng tác mới: Người Mông ơn Đảng, ngợi ca Vừ A Dính. Anh hùng Vừ A Dính cũng là người ở xã Pú Nhung. Ngoài ra còn có các tiết mục khèn sáo, nhị… Tham dự trò chơi có: pa pao (giống quả bong long), đấu gạy, trao tình. Giới thiệu sản phẩm: dụng cụ đan lát, ong đất, củ ngọc đá (giống quả me xanh). Chị Thảo cho biết thêm trong 29 diễn viên dân gian của Đoàn thì ban am diễn viên :Vừ Nhè Thào (hát), Vừ A Sình (múa), Mùa A Trùng (lễ hội); ba nữ diễn viên: Mùa Thị Mai (múa), Sùng Thị Tính ( thời trang), Vừ Thị Đớ (hát) là xuất sắc nhất. Mùa Thị Mai rất xinh ở bản Toả Tình. Ngày thường Mai mặc bộ áo quần đen, kiểu may hợp thời trang nên càng tôn vinh dáng vẻ trời cho của cô. Mai cao ráo, mảnh mai, khuôn mặt thanh tú, đôi mày dài vút đẹp như người mẫu. Mai nói rằng: “Lần đầu mới đi ra khỏi bản biểu diễn. Trước đây cô chỉ múa hát cho dân bản xem thôi. Bây giờ được đi dự hội, mừng lắm không biết để nỗi vui này đâu cho hết!
Tôi hói vui:
- Em có thích giải thưởng không?
Mai cười tươi:
- Thích lắm, nhưng về đây nhiều người giỏi hơn em nên em tham gia góp vui là chính chứ không ăn thua giải thưởng.
Tôi động viên:
- Em sẽ được giải thưởng cao!
Mai cười xinh, đôi hàm răng trắng ngà đều tăm tắp như hàng hạt ngô nếp trên nương làm cho cỏ cây say mèm!
Đoàn Thanh Hoá cũng khá đông đến 30 người. Trong đó có 21 diễn viên, 9 người phục vụ. Diễn viên văn nghệ nồng cốt là xã Pú Nhì, huyện Mường Lát. Các tiết mục đưa về lễ hội cũng phong phú như đoàn Điện Biên, gồm: dân ca, dân vũ, trò chơi, thời trang, giới thiệu sản phẩm đặc sắc của dân tộc. Đoàn Thanh Hoá có thêm tiét mục nhảy khèn tập thể ba người và bài múa dân tộc mới sáng tác tên là Pha Lát mây múa Lát Mây). Diễn viên xuất sắc từng biểu diễn ở huyện, tỉnh có Sùng Thị Se (đơn ca), Lầu Mai Zơ (thổi kèn lá), kèn bè, sáo trúc, sáo hơi…). Lầu Minh Pó đa năng – hát, kể chuyện, cúng ma, lễ tạ trời tạ đất…) Lầu Minh Pó cũng như Lầu Mai Zơ là hai thanh niên Mông rất đẹp trai. Da dẻ trắng trẻo. Tuy vóc dáng trung bình nhưng trông rất khoẻ mạnh. Ánh măt hai chàng nhìn nhân hậu, cử chỉ thân thiện. Miệng lúc nào cũng cười tươi, cởi mở. Tôi trò chuyện thâm tình với Lầu Mai Zơ và Lầu Minh Pó nên hỏi điều gì, việc gì ở đâu hai anh đều nhiệt tình nói cho biết mọi điều.
Lầu Mai Zơ giới thiệu cho tôi biết sắc phục người Mông. Quần áo con trai: - Vải lanh xanh da trời, ống tay thêu hoa có hoa văn trang trí. Quần vải lanh được may theo kiểu ống què của người phụ nữ Kinh ngày xưa. Thắt lưng có tua đãi và hoa văn thêu rất công phu. Y phục nữ: áo vải lanh xanh lá cây, hai cánh tay áo có sọc xanh, sọc đen. Trước và sau áo có hai rê nhỏ thả dọc vai. Quần nữ giống quần nam. Váy nữ được dệt và may cầu kỳ hơn và rất nhiều hoa văn thêu thùa kỹ lưỡng. Người Mông đỏ, Mông đen, Mông trắng… khác nhau ở giọng nói và trang phục. Trang phục thì người Mông đỏ dùng nhiều sắc đỏ, người Mông đen dùng nhiều sắc đen, người Mông trắng dùng nhiều sắc trắng kể cả áo và quần. Lầu Minh Pó hát cho tôi nghe về các làn điệu dân ca và trường ca. Anh băn khoăn lo lắng tâm sự với tôi: “Lớp trẻ bây giờ rất ít người biết hát Tiếng hát làm dâu. Ngay cả anh cũng biết không trọn vẹn. Đó là điều rất đáng tiếc trong việc khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta phải thiết thực đặt vấn đề phục hồi, bồi dưỡng đạt hiệu quả hơn. Có vẫn hơn không, tôi không phải là nhà nghiên cứu văn học dân gian, càng không phải lả nhà sưu tầm vốn cổ, nhưng qua tâm sự của anh Pó, tôi đề nghị anh chép lại tiếng Mông và hát cho tôi nghe trường ca Tiếng hát làm dâu bằng tiếng Mông. Anh Pó vui vẻ nhận lời mặc dầu đi từ xã Pú Nhì, Mường Lát ra đây đang còn rất mệt.
Lời Mông: - Jông li cuk txie tuỗ mênhx côngx txin fuôu mênhx côngx. Nêf muôz nhiêx txiêk chuz uz paz. Ưf chox mu chiex cur niêu cur txie uf lênux reaf…
Dịch: Hôm nay rượu đã uống say, thịt đã no rồi. Bố mẹ ngoại đưa của cải giao cho tôi. Chúng tôi sẽ hứa dẫn con gái của ngoại về thành con dâucủa nhà trai.
Tôi không hiểu tiếng Mông, nhưng giai điệu của bài hát thật là đau buồn, cảm thương đến xót xa tận cõi lòng! Người thưởng thức cùng đồng cảm chia sẻ nỗi buồn thương da diết, thấm đẫm nước mắt của kiếp phụ nữ Mông làm dâu khốn khổ thời xưa.
Đến lễ hội được hát được múa, được tìm bạn tình mới, cũ nên người Mông khắp mọi miền đất nước kéo về. Tôi đã được gặp hơn mười đôi vợ chồng từ xã Phù Nhì huyện Mường Lát xa xôi của xứ Thanh ra trước ngày khai mạc. Có ba đôi vợ chồng nói được tiếng Kinh nên tôi mới ghi được tên họ, còn bảy đôi vợ chồng khác phải nhờ phên dịch nên không ghi được họ tên. Các đôi vợ chồng biết nói tiếng Kình: Đôi vợ chồng Sùng Lí Pó – Thào Thị Lan, đôi Lầu Văn Trư – Thào Thị Bìa, đôi Lò Văn Chứ - Sùng Thị Kia. Khi nghe tôi hỏi, anh ta tả lời: “ Năm nào vợ chồng chúng tôi cũng đi lễ hội Mông nhân dịp Quốc khánh. Trước chưa có xe máy thì đi ngựa, nay thì đi xe máy tận trong Pù Nhì, Mường Lát ra Mộc Châu. Bà con người Mông ở các tỉnh khác họ cũng đi như thế. Ngoài ra người có tiền thi đi ô tô, người không có tiền thì đi bộ. Tuy vợ chồng đi với nhau nhưng khi đến lễ hội, chồng tìm người yêu cũ của chồng, vợ tìm người yêu cũ của vợ để tâm tình. Hết lễ hội thì vợ chồng cùng nhau về nhà. Mười đôi vợ chồng xã Pú Nhì khỏi phải ngủ bờ, ngủ bụi là vì họ có gia đình quen biết ở thị trấn Mộc Châu. Gia chủ cho họ ở miễn phí trong mấy ngày diễn ra lễ hội. Bản sắc dân tộc và sức mạnh tình yêu thật là diệu klỳ. “Những mối tình xưa nay hoá thánh/ Đều biết bay lên khỏi cõi trần” (Đỗ Hoàng).
Có một câu chuyện tình hết sức cảm động về một đôi trai gái trước đây không lấy được nhau mà tôi nghe bà con Sơn La kể lại.
Sau dịp Quốc khánh trở thành ngày hội của người Mông, con gái Mông được tự do đi chơi. Có một thiếu nữ gặp lại người yêu cũ. Họ vui mừng lắm và hẹn cứ năm nào vào dịp Quốc khánh là đến lễ hội để tự tình. Cho đến một ngày người thiếu nữ năm nào bây giờ đã thành một bà già mà vẫn ngồi thâu đêm thêu cho bạn tình chiếc áo mong gặp nhau để gửi tặng. Bà ngồi suốt cả lễ hội. Nắm cơm đem theo để chờ bạn tình đến ăn cho vui vẫn còn nguyên. Chờ mãi, chờ mãi cho đến khi tan hội mà cũng chẳng thấy bạn đâu. Mãi rồi có một người cùng quê với người yêu cũ đến trao cho bà chiếc vòng kỷ niệm ngày xưa và báo tin rằng người tình đã khuất núi. Bà ôm kỷ vật ngồi khóc cho đến sáng!
Ngày hội Văn hoá Mông đã trở nên thiêng liêng là vậy!
Sau đêm khai mạc (30-8) của Ban Tổ chức, ngày mồng 1 tháng 9, người Mông và du khách đổ về như thác cuộn. Không một khách sạn, nhà nghỉ, nhà dân nào còn chỗ ngủ. Các nhà bạt của huyện che tạm cho dân trú ngụ cũng quá tải. Mọi người trăng nilon và màn chiếu ngủ dọc các lề đường, hè phố. Vất vả một chút cũng không sao, miễn là đến được ngày lễ hội để tìm người thân, để gặp bạn tình.. Các cuộc biểu diễn văn nghệ, các trò vui được liên tục, quá khuya mà vẫn chưa tàn. Đây là dịp cho người Mông thể hiện tài năng, tài trí của mình. Phiên chợ vùng cao, hội chợ thương mại, các cuộc thi bắn cung nỏ càng làm cho không khí lễ hội thêm sôi động, hấp dẫn. Ban Tổ chức lễ hội rất có sáng kiến là mở các sân khấu biểu diễn văn nghệ, các quán ẩm thực, các gian hàng giới thiệu sản phẩm liền kề nhau, nên xem văn nghệ xong là tiện thể ghé đến xem hàng mua sắm hoặc ăn bánh nếp, ché mèn, uống rượu ngô hoặc sà vào nồi thắng cố miễn phí trong ngày đầu khai mạc thưởng thức món “quốc hồn, quốc tuý”của người Mông. Tôi đang loay hoay chụp ảnh nồi thắng cố và một người đàn ông mặc áo đen có ống tay áo đỏ rực bên những người đẹp và bạn hữu thì chị Hoà thành viên của Ban Tổ chức lễ hội, nguyên Trưởng Phòng Văn hoá huyện Mộc Châu,anh Đức Nguyên, quyền Trưởng Phòng Văn hoá huyện tay bắt mừng mời tôi ngồi xuống bàn thắng cố. Chị Hoà giới thiệu với tôi, người Mông mặc sắc phục đỏ đấy là Thào A Giàng, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La, hiện là Trưởng Ban Dân vận của tỉnh.. Tôi hơi ngạc nhiên vì người đã làm nên gần “quan đầu tỉnh” mà dân dã hoà đồng làm vậy. Thào A Giàng và Đức Nguyên đẩy đến nơi tôi ngồi một bát thắng cố. Tôi từ bé là một kẻ kén ăn những loại thực phẩm, đồ uống có mùi. Ngay như ẩm thực Trung Quốc nổi tiếng thế giới là thế mà tôi và nhà thơ Kim Chuông phải mang rượu, ớt, mì tôm, thuốc lá từ Việt Nam sang. Quả là mình nghe những thông tin về người Mông có phần sai lạc, kể cả đọc những truyện, tiểu thuyết, xem phim ảnh chính thống giới thiệu về người Mông. Các loại nông sản của họ cũng như người Kinh, các loại ẩm thực chế biến cũng không khác các dân tộc khác là mấy. Hơn 60 năm sống trong chế độ mới, họ cũng như mọi cộng đồng dân tộc khác tiến đến văn minh và hiện đại.
Thào A Giàng mời tôi:
- Ăn đi, thắng cố ngon lắm. Đến với người Mông chưa ăn thắng cố là chưa anh em với người Mông đâu!
Đức Nguyên cũng giục thêm:
- Ngon thật, người phụ nữ Mông ăn hơi nhạt nhưng thắng cố rất bổ dưỡng!
Tôi đã tìm hiểu quy trình làm thắng cố. Trừ việc cho thảo quả bí mật, còn cách đun nấu thì như người Kinh hầm xương giò. Chỉ có cái khác là trong nồi thắng cố phải có thịt ngựa. Thịt ngựa, thịt lợn ninh nhừ trong chảo gang nấu đường mía. Rau màu đun riêng cho vào sau. Các loại xương thịt hầm một ngày thì nước nó đã ngọt lừ không cần cho mì chính húp nước nó cũng ngon.. Sau mấychén rượu ngà ngà tôi đã thưởng thức món thắng cố nguyên bản của người Mông. Và thưa rằng nó rất tuyệt, không thua nước hầm phở Thìn, Lò Đúc– Hà Nội. Còn thịt ngựa thơm hơn thịt bò. Thào A Giàng rủ tôi: - Ta lang thang cho biết phiên chợ. Thế là Thào A Giàng và tôi rẽ sang chỗ múa hát và thổi kèn.
Lần đầu tiên tôi nghe chính người Mông hát bằng tiếng dân tộc và tiếng phổ thông những bản tình ca, dân ca nổi tiếng của họ và của các nhạc sỹ tài hoa khác sáng tác. Xem trực tiếp các chàng trai Mông khoẻ mạnh hào hoa nhảy và thổi khèn hơn một giờ đồng hồ. Xem các người đẹp Mông múa hát thâu đêm. Chưa bao giờ tôi nghe những bài hát Tiếng hát làm dâu, Bài hát mồ côi, Lễ tạ ơn cha mẹ, Tình ca Tây Bắc, Người Mèo ơn Đảng, Trước ngày hội bắn, Chiều Bắc Yên hay đến thế.
Như đã nói ở trên, phụ nữ Mông đa phần còn mang nét hoang dã nhưng cũng có nhiều thiếu nữ xinh đẹp đến xiêu lòng. Tại sân khấu múa hát quần chúng này thì Vi Huyền Trang (xã Chiềng Sơn), Thào Thanh Bình (xã Lóng Luông), Mùa Thị Mỳ (xã Chiềng Tương) là những bông hoa rừng tuyệt sắc. Các cô vừa trẻ trung, xinh xắn vừa hát hay múa giỏi, lao động cừ. Thật đáng cho các bậc quân vương tìm ý trung nhân! Các cô được xã trưởng và bạn tình cho phép và với uy tíncủa ông Trưởng ban Dân vận tỉnh nên cùng chúng tôi đi khắp phiên chợ vùng cao.
Phút lưu luyến chia tay thật cảm động, thật đẹp. Thào A Giàng là một cây văn nghệ có tiếng đi đầu đoàn. May mắn là những ca khúc như Chiều Bắc Yên, Tình ca Tây Bắc, Trước ngày hội bắn tôi thuộc nên cùng đoàn vừa đi vừa hát và do người đẹp Mùi Phương Thư cán bộ Phòng Văn hoá huyện Bắc Yên lĩnh xướng.
Chiều mờ dần, sương trắng bay/ đường gập ghềnh nương núi cao/ Nắng chiều vương lên trên sườn núi/ Tiếng khèn ai bâng khuâng/ Bắc Yên ơi! Tiếp theo là Tình ca tây Bắc: Rừng là rừng hoa/ Tiếng chim ca vui non ngàn/ Suối nước trong xanh in bong anh và bong em/ Bên nhau cùng sống vui êm đềm dưới nếp nhà/ Cuộc sống thanh bình/ Hạnh phúc như mùa xuân!
Người Mông qua hàng nghìn, hàng vạn năm lang thang cơ nhỡ nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc mình, đó là điều quý giá vô cùng. Sống trong chế độ mới, họ được Đảng, Nhà nước, Bác Hồ yêu thương, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần. Quốc gia nào cũng thế, phải có một dân tộc mạnh làm trụ cột giúp các dân tộc khác đứng lên và đi xa. Thế giới cũng vậy, phải có các nước hùng cường giúp đỡ các nước yếu tiến lên. Người Mông cùng với 54 dân tộc sống trong cõi Việt cũng anh em dựng xây Tổ quốc đưa đất nước ngày một tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường ấm no, hạnh phúc. Một ước mơ tuy cũ nhưng luôn luôn mới!
Mộc Châu 31 – 8 – 2006
Hà Nội 2 – 9 - 2006
(*) In trên Tạp chí Nhà văn tháng 9-2006

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Mừng Quôc khánh 2- 0 Việt Nam

Mừng Quốc khánh 2-9 Việt Nam

Thứ hai - 07/09/2015 17:10
                                    ĐỖ HOÀNG


               QUỐC KHÁNH TƯNG BƯNG TRÊN TRUYỀN HINH


    Lứa tuổi sáu bảy mươi như bọn tôi ân nghĩa sâu nặng với Quốc khánh mồng 2 tháng 9. Nhiều Quốc khánh tôi đi viết tết Độc lập như  ở quê tôi đua thuyền Lệ Thủy, như của đồng bào các dân tộc- đồng bào Mông chẳng hạn “ Một lần đến hội Mông”. .. Quốc khánh 70 năm lập nước, tôi tay máy, tay viết, xắc cốt lên đường. Dù về hưu chẳng làm cho tờ báo nào nhưng tôi vẫn đi tác nghiệp như mang bênh nghề nghiệp. Con cháu, hàng phố nhìn tôi như nhìn các ông già “Tử tế” gác đường sắt, hoặc dạy học miễn phí…
-         Bác bật ti vi lên là bác xem được năm châu, việc gì mà ra đường cho khổ thân – Có người nói vậy.
-         Tinh thần Quốc khánh các bạn ạ! – Tôi đáp.
Tôi thì thừa biết bất ti vi lên là xem đầy đủ (nhưng cũng khối người bị lừa) . Đón thiên niên kỷ năm 2 000, hai bố con tôi bị kẹt ngày Hàng Bài từ 8 giờ đêm đến 2 giờ sáng mới ra khỏi đoàn người như binh như hội. Không thấy gì cả. Chỉ thấy mông mấy mụ bán phở. Ở nhà vợ, con xem không sót thứ gì kể cả trống hội Thăng Long. Thôi cứ trăm xem không bằng mắt thấy. Tôi làm ông già “tử tế” đi lên Ba Đình!
Tôi sợ bị cấm đường nên vừa đi vừa để ý bảng cánh báo. Từ thôn Bằng lên Giáp Bát chẳng thấy gì, chỉ thấy vắng hoe. Mấy cái trụ sở xã Thanh Liệt, Hoàng Liệt, Đồng Tâm….cũng im lìm. Lên Cửa Nam cũng im ắng. Phố xá e còn vắng hơn ngày thường nữa. Có cấm đường cấm chợ gì đâu. Mới trên dưới 10 giờ mà! Thấy xe máy mọi người đi thì tôi cũng đi theo.
  Đến trụ sở Đại sứ quán Đức đầu đường Điện Biên Phủ xe vẫn thông thoáng, tôi phóng theo dòng người lên quảng trường Ba Đình.
 Đại lễ tan rồi! Hoang vắng quá!  Chỉ người đi lại. Chắc là lòng dân mệt mỏi quá rồi! Họ không tha thiết gì!
Tôi đưa máy quay. Một vài cánh sát áo sẫm đậm giơ tay ra hiệu đi đi! Tôi phóng lên quảng khác quay, chụp.
  Rất may gặp mấy du khách Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…Họ yêu mến Việt Nam phất cờ Tổ quốc Việt Nam. Thực là an ủi. Tôi quay lại cho mọi người xem!
  Nỗi buồn bỗng dịu xuống!

Hà Nội 2- 9 -2015
Đ - H



 NHỚ QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 50 (Mồng 2 tháng 9 năm 1995)

Đỗ Hoàng

 Mới đó mà đã 20 năm từ lần Quốc Khánh thứ 50. (1995), giờ là Quốc Khánh lần thứ 70 (2015) Tôi nhớ Quốc Khánh thư 50 vì tôi là thành viên của Đoàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội diễu qua lễ đài Ba Đình.
 Hồi ấy Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin Trần Hoàn làm trưởng Ban tổ chức buổi Đại lễ Quốc Khánh.
Trưởng Ban buổi lễ Quốc Khánh (2 – 9) khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nguyễn Hữu Đang, Bộ trưởng Bộ tuyên truyền chịu trách nhiệm dựng lễ đài do Bác Hồ giao phó.
  Tôi đã gặp cụ Đang khi vừa ra tù từ Thái Bình quản thúc (cả thảy tù 34 năm) trốn lên chơi chòi Phùng Quán ở Hồ Tây, sau đó đến thăm cụ tại nhà riêng ở phố Đội Cấn do Nhà nước cấp cho.
 Bộ trưởng, nhạc sỹ Trần Hoàn lúc ấy chưa xây nhà lầu, ông đang ở căn hộ cao cấp tại khu Vạn Phúc, Đội Cấn.
 Nhìn Nguyễn Tăng Hích (Trần Hoàn) đứng điều khiển buổi lễ oai thật. Trong đời người thế là vinh dự lắm, mấy Bộ trưởng Văn hóa -  Thông tin có được!
Người ta cũng quên đi câu ca dân Huế chưởi:
Bùi San cùng với Trần Hoàn
Chính hai cha ấy phá đàn Nam Giao
(Bùi San lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên; Trần Hoàn Trưởng Ty văn hóa Thông tin tinh)
  Đoàn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tập trung tại trụ sở Bộ ở số 2 – Đinh Lễ từ chiều hôm mồng một tháng chín. Mối người đi diễu hành được cấp 50 000 đồng (tiền hồi chưa mất giá).
  Độ 3 giờ sáng tất cả thức dậy theo Đoàn đi ra phố Lý Thái Tổ lên phố Quan Thánh tập trung đợi các Đoàn của các Bộ ngành khác.
  Khoảng 7, 8 giờ chúng tôi mới từ phố Quan Thánh đi ra đường Hùng Vương chính thức diễu hành.
  Trong đời một thảo dân tỉnh lẻ như tôi có được phút ấy tôi coi là một vinh dự lớn. Tôi tự hào vì có mẹ tôi lúc 25 tuổi dẫn đầu đội quân du kích của xã Cao Vân (gồm các xã bây giờ: Mỹ Thuỷ,, Dương Thuỷ, Tân Thủy, Thái Thuỷ) của huyện Lệ Thuy vào cướp chính quyền bắt tri huyện Lệ Thủy trong không khí Đại khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Quốc Khánh trang mới nước Nam
Nếu :
như không có quan tham lộng quyền!   
Thì thật tuyệt vời!
 
Hà Nội mồng 1 thấng 9 năm 2015
Đ - H