Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

NGUYỄN TRỌNG HOÀN BỐC THƠM NGUYỄN KHOA ĐIỂM


NGUYỄN TRỌNG HOÀN BỐC THƠM NGUYỄN KHOA ĐIỂM

                                  Đỗ Hoàng

 

     Gian hùng như Tào Tháo nhưng văn thơ hay, người đời vẫn truyền tụng. Nguyễn Khoa Điềm không được như Tào Tháo, nhưng ma lanh quỷ quyệt không kém. Ông ta mắc đại trọng tôi man khai lý lịch (một tội danh được  ghi vào phần cuối cam kết khi khai lý lịch), giả mạo mình là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam để luồn sâu leo cao, làm đến Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản việt Nam coi về Tư tưởng  - Văn hoá. Trong tù thì khai báo cơ sở Cách mạng, dẩm cờ Tổ quốc, xé ảnh Hồ Chí Minh - Lãnh tụ Cộng sản Việt Nam. Con người như thế thì làm sao có thơ hay!

    Khi Điềm đương chức thì không biết cơ man nhà văn, nhà báo thổi kèn, khen đến cục cứt Điềm cũng hay. Rồi không biết cơ man báo chí in bài vở, xin in. Có tờ kinh tế không dính dáng đến văn chương cũng xin in thơ Điềm để ngửi mùi thơm của cụ Thượng!

 Khi Điềm bị tố cáo man khai lý lịch Đảng về hưu nửa chừng thì đám ton hót cũng vắng hẳn. Nay lại nảy nòi ra ông Nguyễn Trọng Hoàn bốc thơm Nguyễn Khoa Điềm: “Đọc chậm Nguyễn Khoa Điềm” in trên báo Văn nghệ số tết Kỷ Hợi (2019)

    Phần lớn thơ Nguyễn Trọng Hoàn trích để bình là thơ dở, nó vừa hô khẩu hiệu, sáo rỗng,  nhạt nhẽo, xơ cứng, tù mù, lấp lững, chung chung…của kẻ viết lấy được “đoái công chuộc tội”.

  Thời điểm Nguyễn Khoa Điềm viết “Mặt đường khát vọng”, “Đất ngoại ô”…là sau thời điểm Điềm bị tổ chức Đảng đưa về lao động ở trại sản xuất A Cơi. Ông Nguyễn Cúc (giải phóng Huế năm 1975 làm giám đốc Đài truyền hình Huế) phụ trách báo Tiền tuyến bảo lãnh xin về.

Thơ sáo và kể lể đơn giản thế này:

“Giữa mùa chiến đấu

Chúng con lên đường

Con gái con trai đội mũ tai bèo

Con gái con trai đều đi dép lốp

Quân phục xanh là Tổ quốc may

Tiếng cười là đồng đội dạy

Chúng con gọi phía sau là kỷ niệm

(Thưa mẹ con đi)

 Thôi thời kháng chiến trên chiến khu in đá để cổ động, người ta cho qua. Không ai bắt bẻ sơ sài kể lể và sai. Tiếng cười cha mẹ không dạy sao? Chỉ đồng dội dạy tiếng cười mà đủ à? Đồng đội thì ít nhất mười bảy tuổi mới nhập đoàn thể! Còn trẻ con một tuổi đã biết cười,  ba tuổi đã biết nói. Trẻ lên ba cả nhà học nói mà.

  Thế mà Nguyễn Trọng Hoàn bốc thối:

“Với xúc cảm lắng đọng, giàu suy ngẫm của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu vì sự thống nhất Tổ quốc, những sáng tác đầu tiên Nguyễn Khoa Điềm viết về chính tuổi trẻ của mình, viết về đồng đội và nhân dân những tháng năm chiến tranh oanh liệt. Những câu thơ mộc mạc, hàm chứa một vẻ đẹp giản dị, thiết tha, trong trẻo. Tiếng thơ cũng chính là tiếng long người chiến sĩ, bình tĩnh, tự tin (!)

 


Thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ ồn ào, sáo rỗng, to tiếng, hát hò:

“Trong chiến tranh nay ai nói giùm ta

Những kỳ diệu như một mùa nước lớn

Mà trí tuệ riêng quá chừng bé bỏng

Trong cuộc chiến tranh xoay sóng gió bốn bề

Ôi những điều cần phải hát say mê

Là bài hát vô cùng Tổ quốc

         (Gửi anh Tường)

Những từ “kỳ diệu”, “hát”, say mê”, “vô cùng”… ồn ào, gào thét giả vờ, lên gân bò của trái tim lạnh tanh máu cá!.

 Đầy là chưa kể lập luận sai của Nguyễn Khoa Điềm. Sao lại “Mà trí tuệ riêng quá chừng bé bỏng”. Trí tuệ của ai? Trí tuệ riêng của địch cũng không bé bỏng. Trí tuệ của anh thì được, chứ không thể nói trí tuệ chung chung.

  Nguyễn Khoa Điềm viết đã hô khẩu hiệu, Nguyễn Trọng Hoàn sau nửa thế kỷ yên bình còn gân cổ hít thối Điềm, mà còn hô,hít khoẻ hơn, sáo rổng hơn, viết như học trò phổ thông: “Bài hát về Tổ quốc chính là bài hát về niềm tin cách mạng, bài hát quyết tâm sắt đá chiến thắng quân thù. Và nhà thơ đã thể hiện một cách tự nhiên kết lắng cội nguồn sức mạnh của niềm tin ấy!”

  Trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm cố lên gân, cố ra vẻ trí tuệ, cố ra vẻ suy ngẫm, cố ra vẽ định nghĩa…nhưng càng cố, càng sai. Điều này đáng ra Nguyễn Trọng Hoàn phải chỉ ra cho tác giả biết để sửa chữa. Đằng này Nguyễn Trọng Hoàn ùa vào khen lấy khen để để tác giả sai một mình sai mười. Một là mình dốt, hai là mình nịnh thôi. Ba là hai cái cộng lại!

Hai điều trên tôi đã dẫn, nay nói về việc sính “định nghĩa” của Nguyễn Khoa Điềm.

 Chuyện này tôi đã viết khá kỹ ở bài  “Cõi lặng” tập sách yếu kém dưới trung bình , nay chỉ xin ngắn gọn.: “ Trong toán học có những phạm trù không định nghĩa như: “điểm”, “mặt phẳng” mà chỉ mô tả. Trong văn chương cũng vậy. “Tổ quốc”, “nhân dân”,”quê hương|”… làm sao định nghĩa và định nghĩa bao giờ cho xong và dẫn đến nhiều hệ luỵ, sai trái.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi

….

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở…

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…”

Nếu kể thế đinh nghĩa này kéo đến vạn ngày:

-         đất là nơi ah đến trường

-         nước là nơi em vệ sinh mỗi sáng.

-         Đất là nơi anh đào giao thông hào

-         Nước là rót vào bi đông đưa cho bộ đội…

 

Kể bao giờ mới hết!

Nước là nơi em tắm bẩn như thế mới đẻ ra đồng bào ta ra thế này!

     Kể lể in tốn giấy, tốn tờ, suy ngẫm, định nghĩa dài dòng văn tự, sai hết điều này đến điều nọ thế mà Nguyễn Trọng Hoàn còn dẫn ông Tây mũi lõ bảo kê cho việc bốc thơm của mình về Nguyễn Khoa Điềm:

“Có thể nói: Không chỉ là Đất nước được tượng hình, cắt nghĩa bằng vị trí địa lý, bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá mà hình tượng Đất nước còn được sáng tạo bằng phương pháp liệt kê , cách sử dụng thủ pháp song hành biểu thị cặp phạm trù – hình ảnh (Anh và Em – Đất và Nước), lối cấu trúc mượn tương phản để phản ảnh sự tương đồng, chất giọng tráng ca, đặc biệt là việc sử dụng với tần suất rất cao thủ pháp liên văn bản của tác giả - nói như Kristeva (1984)- đã tạo ra một hình tượng có tính “đa bội, biến động, có khả năng kiến tạo”. Trong trường ca này, hình tượng đó được kiến tạo từ tính phức điệu của tư duy khái quát thành tư tưởng.”

 Đúng là dậy mùi mắm chuồn thối ngâm nước mưa lâu ngày!

   Nguyễn Khoa Điềm có lý lịch mờ ám, giả dối như vậy nên thơ Nguyễn Khoa Điềm nhiều bài, nhiều đoạn nói lấp lững chung chung như:

: “Tôi rưng rung trong buổi đầu kết nạp” (Ghi ở Hồng trường)

Không biết kết nạp vào gì đây?

  Đảng Cộng sản thì không phải, hay kết nạp đoàn viên? Cũng không phải. Cái lấp lững, chung chung này có từ thời mới về “đoái công chuộc tội” trên rừng A Lưới :

“Bạn thấy không cả nước đã lên đường

Tôi yêu quá những ngã đường gặp gỡ

Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở

Những giá trị định hình trong sức gió ta đi”

 Câu một thì quá chung chung. Cả nước lên đường từ thời ngọn tầm vông, súng kíp, từ thời 34 chiến sĩ Xích Đỏ - trung đội võ trang tuyên truyền  do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chứ đâu đến năm 1964, 1965 cả nước mới lên đường. Câu hai “tôi yêu quá những ngã đường gặp gỡ là câu giả tạo, lừa gái. Anh có yêu thật không? Có yêu thật người ta cũng không nói trắng ra như vậy.

Câu ba, câu bốn ồn ào lại quá chung chung lại định hình, lại sức gió… “Những giá trị định hình trong sức gió ta đi”.

 Ban đọc hãy xem Nguyễn Trọng Hoàn bôi son, trát phấn cho Nguyễn Khoa Điềm. Hoàn viêt: “Tất cả các yếu tố thủ pháp nghệ thuật có tính tương hợp đó đã tạo nên một hiệu ứng tiếp nhận đặc biêt thông qua những kết nối thẩm mỹ từ nhiều chiều liên tưởng, nhiều biên độ cảm xúc khi đọc trường ca Mặt đường khát vọng nói chung và chương Đất nước nói riêng… Không chỉ thế, trong trường ca còn nhiều câu thơ, đoạn thơ tác giả viết bằng bút pháp giản đã đạt tới giá trị khái quát cao về tầm vóc lịch sử của cuộc kháng chiến…”

 Viết lấp lững chung chung hời hợt như trên mà bình là khái quát về tầm vóc lịch của cuộc kháng chiến thì phải kêu lên thời @: “Bó tay chấm com”!

 Bốc thơm đoạn trước chưa đủ thơm mùi, Nguyễn Trọng Hoàn bốc thơm tiếp giai đoạn sau của Nguyễn Khoa Điềm.

“Nối tiếp mạch thơ sáng tác những năm chiến tranh, thơ giai đoạn sau của Nguyễn  Khoa Điềm càng them cô động, giầu hình tượng “tâm hồn ta như cánh đồng xa khuất – lại xanh mầu và mãi mãi âm vang” (Trên đường), và vẫn giữ nguyên chất giọng trầm tĩnh ấy:

“Ông ngã xuống như một người lao lực trên trái đất

Ngã xuống trên thớ đất mình mới lật lên

Không có nghĩa bóng ở đây

Bởi vì

Ông là Nguyên Hồng

Nhà văn Nguyên Hồng

Và ngoài cái đó

Ông chỉ còn là con người lao lực Nguyên Hồng.

(Kính tặng Nguyên Hồng)

Bài này viết cho ai mà chả được, nhà văn, nhà nông học, nhà khoa học, nhà kinh tế…chỉ cần thay tên. Vị dụ viết về bác học Lương Định Của

“Ông ngã xuống như một người lao lực trên trái đất

Ngã xuống trên thớ đất mình mới lật lên

Không có nghĩa bóng ở đây

Bởi vì

Ông là Lường Đình Của

Nhà nông Lươnng Định Của

Và ngoài cái đó

Ông chỉ còn là con người lao lực Lương Định Của.

(Kính tặng Lương Định Của).

Thế thì còn gì là khắc hoạ chân dung.

Sau này Nguyễn Khoa Điềm viết về tướng Giáp, thủ tướng Võ Văn Kiệt thay tên ông nào vào cũng được như tướng Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn…, thủ tướng Phạm Văn Đồng,  Phan Văn Khải.

   Giai đoạn sau khi bị ông cậu ruột vợ tố cáo lên Tổng Bỉ thư, Ban Chấp hành Trng Đảng Cộng sán Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm trước năm 1975 không phải Đảng viên Cộng sản là kẻ bị cô lập chính trị, đối tượng nghi vấn của Cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm buộc nghỉ hưu trước tuổi.  Thời này, Nguyễn Khoa Điềm toàn viết Vô lối (Một loại quái thai trong sáng tác thơ Việt của nhiều người) không tình cảm, chí là sự hậm hức, uất ức hối tiếc phải rời bỏ vị trí cao sang, đang hái ra vàng ra bạc. Nhưng Nguyễn Trọng Hoạn vẫn “con vịt hai chân”. “Sau nhiều trải nghiệm, trở lại xứ Huế, xứ thơ, trong bài Cõi lặng, nhà thơ đúc kết:

 

Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình

Với nỗi buồn trong sạch

 

Cõi lặng . Không tiến động nào khác

Tiếng đập trái tim anh

.

Cõi lặng. Tôi vượt qua ghềnh thác

Đến những miền trong xanh.”

 

Nguyễn Khoa Điềm làm sao có nỗi buồn trong sạch? Hai câu này là hai câu dở nhất thế giới ở mức sáo rỗng, vờ vịt:

“Người ơi, tôi yêu người tha thiết

Tôi sống với người , chết vì người”

 

Bài dịch ra thơ Việt:

 

CÕI LẶNG

Cõi lặng anh soi thật mình

Nỗi buồn trong sạch trắng trinh ở đời

 

Cõi lặng không tiếng nào rơi

Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên

 

Yêu người tha thiết, thiêng liêng

Nguyện cùng sống chết đảo điên vì người

 

Cõi lặng ghềnh thác vượt rồi

Đến miền trong sạch tuyệt vời xanh trong”

(Đỗ Hoàng)

 

Nguyễn Khoa Điềm viết chi cũng dây cà ra dây muống, kể lể con cà con kê, suy tư tơ lơ mơ, định nghĩa lung tung, tình thơ thì nhạt nhẽo, vô cảm. Cả mấy trường ca kéo dài của Nguyễn Khoa Điềm không bằng cái móng chân hai câu sau của vua Trần Nhân Tông:

  


 Tức sự

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai lần bon ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng )- (Đỗ Hoàng dịch thơ)

 Con người chính trị của Nguyễn Khoa Điềm đã chết, tầm thơ Nguyễn Khoa Điềm chỉ báo liếp cũng đã chết. Nguyễn Trọng Hoàn lật lên để bốc thơm thì mùi khắm của nó càng vùng dậy vẩy lên cao!

                                                  Hà Nội 8 – 2 – 2019

                                                         Đ - H

NGUYỄN TRỌNG HOÀN BỐC THƠM NGUYỄN KHOA ĐIỂM

                                  Đỗ Hoàng

 

     Gian hùng như Tào Tháo nhưng văn thơ hay, người đời vẫn truyền tụng. Nguyễn Khoa Điềm không được như Tào Tháo, nhưng ma lanh quỷ quyệt không kém. Ông ta mắc đại trọng tôi man khai lý lịch (một tội danh được  ghi vào phần cuối cam kết khi khai lý lịch), giả mạo mình là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam để luồn sâu leo cao, làm đến Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản việt Nam coi về Tư tưởng  - Văn hoá. Trong tù thì khai báo cơ sở Cách mạng, dẩm cờ Tổ quốc, xé ảnh Hồ Chí Minh - Lãnh tụ Cộng sản Việt Nam. Con người như thế thì làm sao có thơ hay!

    Khi Điềm đương chức thì không biết cơ man nhà văn, nhà báo thổi kèn, khen đến cục cứt Điềm cũng hay. Rồi không biết cơ man báo chí in bài vở, xin in. Có tờ kinh tế không dính dáng đến văn chương cũng xin in thơ Điềm để ngửi mùi thơm của cụ Thượng!

 Khi Điềm bị tố cáo man khai lý lịch Đảng về hưu nửa chừng thì đám ton hót cũng vắng hẳn. Nay lại nảy nòi ra ông Nguyễn Trọng Hoàn bốc thơm Nguyễn Khoa Điềm: “Đọc chậm Nguyễn Khoa Điềm” in trên báo Văn nghệ số tết Kỷ Hợi (2019)

    Phần lớn thơ Nguyễn Trọng Hoàn trích để bình là thơ dở, nó vừa hô khẩu hiệu, sáo rỗng,  nhạt nhẽo, xơ cứng, tù mù, lấp lững, chung chung…của kẻ viết lấy được “đoái công chuộc tội”.

  Thời điểm Nguyễn Khoa Điềm viết “Mặt đường khát vọng”, “Đất ngoại ô”…là sau thời điểm Điềm bị tổ chức Đảng đưa về lao động ở trại sản xuất A Cơi. Ông Nguyễn Cúc (giải phóng Huế năm 1975 làm giám đốc Đài truyền hình Huế) phụ trách báo Tiền tuyến bảo lãnh xin về.

Thơ sáo và kể lể đơn giản thế này:

“Giữa mùa chiến đấu

Chúng con lên đường

Con gái con trai đội mũ tai bèo

Con gái con trai đều đi dép lốp

Quân phục xanh là Tổ quốc may

Tiếng cười là đồng đội dạy

Chúng con gọi phía sau là kỷ niệm

(Thưa mẹ con đi)

 Thôi thời kháng chiến trên chiến khu in đá để cổ động, người ta cho qua. Không ai bắt bẻ sơ sài kể lể và sai. Tiếng cười cha mẹ không dạy sao? Chỉ đồng dội dạy tiếng cười mà đủ à? Đồng đội thì ít nhất mười bảy tuổi mới nhập đoàn thể! Còn trẻ con một tuổi đã biết cười,  ba tuổi đã biết nói. Trẻ lên ba cả nhà học nói mà.

  Thế mà Nguyễn Trọng Hoàn bốc thối:

“Với xúc cảm lắng đọng, giàu suy ngẫm của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu vì sự thống nhất Tổ quốc, những sáng tác đầu tiên Nguyễn Khoa Điềm viết về chính tuổi trẻ của mình, viết về đồng đội và nhân dân những tháng năm chiến tranh oanh liệt. Những câu thơ mộc mạc, hàm chứa một vẻ đẹp giản dị, thiết tha, trong trẻo. Tiếng thơ cũng chính là tiếng long người chiến sĩ, bình tĩnh, tự tin (!)

 


Thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ ồn ào, sáo rỗng, to tiếng, hát hò:

“Trong chiến tranh nay ai nói giùm ta

Những kỳ diệu như một mùa nước lớn

Mà trí tuệ riêng quá chừng bé bỏng

Trong cuộc chiến tranh xoay sóng gió bốn bề

Ôi những điều cần phải hát say mê

Là bài hát vô cùng Tổ quốc

         (Gửi anh Tường)

Những từ “kỳ diệu”, “hát”, say mê”, “vô cùng”… ồn ào, gào thét giả vờ, lên gân bò của trái tim lạnh tanh máu cá!.

 Đầy là chưa kể lập luận sai của Nguyễn Khoa Điềm. Sao lại “Mà trí tuệ riêng quá chừng bé bỏng”. Trí tuệ của ai? Trí tuệ riêng của địch cũng không bé bỏng. Trí tuệ của anh thì được, chứ không thể nói trí tuệ chung chung.

  Nguyễn Khoa Điềm viết đã hô khẩu hiệu, Nguyễn Trọng Hoàn sau nửa thế kỷ yên bình còn gân cổ hít thối Điềm, mà còn hô,hít khoẻ hơn, sáo rổng hơn, viết như học trò phổ thông: “Bài hát về Tổ quốc chính là bài hát về niềm tin cách mạng, bài hát quyết tâm sắt đá chiến thắng quân thù. Và nhà thơ đã thể hiện một cách tự nhiên kết lắng cội nguồn sức mạnh của niềm tin ấy!”

  Trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm cố lên gân, cố ra vẻ trí tuệ, cố ra vẻ suy ngẫm, cố ra vẽ định nghĩa…nhưng càng cố, càng sai. Điều này đáng ra Nguyễn Trọng Hoàn phải chỉ ra cho tác giả biết để sửa chữa. Đằng này Nguyễn Trọng Hoàn ùa vào khen lấy khen để để tác giả sai một mình sai mười. Một là mình dốt, hai là mình nịnh thôi. Ba là hai cái cộng lại!

Hai điều trên tôi đã dẫn, nay nói về việc sính “định nghĩa” của Nguyễn Khoa Điềm.

 Chuyện này tôi đã viết khá kỹ ở bài  “Cõi lặng” tập sách yếu kém dưới trung bình , nay chỉ xin ngắn gọn.: “ Trong toán học có những phạm trù không định nghĩa như: “điểm”, “mặt phẳng” mà chỉ mô tả. Trong văn chương cũng vậy. “Tổ quốc”, “nhân dân”,”quê hương|”… làm sao định nghĩa và định nghĩa bao giờ cho xong và dẫn đến nhiều hệ luỵ, sai trái.

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi

….

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở…

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…”

Nếu kể thế đinh nghĩa này kéo đến vạn ngày:

-         đất là nơi ah đến trường

-         nước là nơi em vệ sinh mỗi sáng.

-         Đất là nơi anh đào giao thông hào

-         Nước là rót vào bi đông đưa cho bộ đội…

 

Kể bao giờ mới hết!

Nước là nơi em tắm bẩn như thế mới đẻ ra đồng bào ta ra thế này!

     Kể lể in tốn giấy, tốn tờ, suy ngẫm, định nghĩa dài dòng văn tự, sai hết điều này đến điều nọ thế mà Nguyễn Trọng Hoàn còn dẫn ông Tây mũi lõ bảo kê cho việc bốc thơm của mình về Nguyễn Khoa Điềm:

“Có thể nói: Không chỉ là Đất nước được tượng hình, cắt nghĩa bằng vị trí địa lý, bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá mà hình tượng Đất nước còn được sáng tạo bằng phương pháp liệt kê , cách sử dụng thủ pháp song hành biểu thị cặp phạm trù – hình ảnh (Anh và Em – Đất và Nước), lối cấu trúc mượn tương phản để phản ảnh sự tương đồng, chất giọng tráng ca, đặc biệt là việc sử dụng với tần suất rất cao thủ pháp liên văn bản của tác giả - nói như Kristeva (1984)- đã tạo ra một hình tượng có tính “đa bội, biến động, có khả năng kiến tạo”. Trong trường ca này, hình tượng đó được kiến tạo từ tính phức điệu của tư duy khái quát thành tư tưởng.”

 Đúng là dậy mùi mắm chuồn thối ngâm nước mưa lâu ngày!

   Nguyễn Khoa Điềm có lý lịch mờ ám, giả dối như vậy nên thơ Nguyễn Khoa Điềm nhiều bài, nhiều đoạn nói lấp lững chung chung như:

: “Tôi rưng rung trong buổi đầu kết nạp” (Ghi ở Hồng trường)

Không biết kết nạp vào gì đây?

  Đảng Cộng sản thì không phải, hay kết nạp đoàn viên? Cũng không phải. Cái lấp lững, chung chung này có từ thời mới về “đoái công chuộc tội” trên rừng A Lưới :

“Bạn thấy không cả nước đã lên đường

Tôi yêu quá những ngã đường gặp gỡ

Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở

Những giá trị định hình trong sức gió ta đi”

 Câu một thì quá chung chung. Cả nước lên đường từ thời ngọn tầm vông, súng kíp, từ thời 34 chiến sĩ Xích Đỏ - trung đội võ trang tuyên truyền  do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chứ đâu đến năm 1964, 1965 cả nước mới lên đường. Câu hai “tôi yêu quá những ngã đường gặp gỡ là câu giả tạo, lừa gái. Anh có yêu thật không? Có yêu thật người ta cũng không nói trắng ra như vậy.

Câu ba, câu bốn ồn ào lại quá chung chung lại định hình, lại sức gió… “Những giá trị định hình trong sức gió ta đi”.

 Ban đọc hãy xem Nguyễn Trọng Hoàn bôi son, trát phấn cho Nguyễn Khoa Điềm. Hoàn viêt: “Tất cả các yếu tố thủ pháp nghệ thuật có tính tương hợp đó đã tạo nên một hiệu ứng tiếp nhận đặc biêt thông qua những kết nối thẩm mỹ từ nhiều chiều liên tưởng, nhiều biên độ cảm xúc khi đọc trường ca Mặt đường khát vọng nói chung và chương Đất nước nói riêng… Không chỉ thế, trong trường ca còn nhiều câu thơ, đoạn thơ tác giả viết bằng bút pháp giản đã đạt tới giá trị khái quát cao về tầm vóc lịch sử của cuộc kháng chiến…”

 Viết lấp lững chung chung hời hợt như trên mà bình là khái quát về tầm vóc lịch của cuộc kháng chiến thì phải kêu lên thời @: “Bó tay chấm com”!

 Bốc thơm đoạn trước chưa đủ thơm mùi, Nguyễn Trọng Hoàn bốc thơm tiếp giai đoạn sau của Nguyễn Khoa Điềm.

“Nối tiếp mạch thơ sáng tác những năm chiến tranh, thơ giai đoạn sau của Nguyễn  Khoa Điềm càng them cô động, giầu hình tượng “tâm hồn ta như cánh đồng xa khuất – lại xanh mầu và mãi mãi âm vang” (Trên đường), và vẫn giữ nguyên chất giọng trầm tĩnh ấy:

“Ông ngã xuống như một người lao lực trên trái đất

Ngã xuống trên thớ đất mình mới lật lên

Không có nghĩa bóng ở đây

Bởi vì

Ông là Nguyên Hồng

Nhà văn Nguyên Hồng

Và ngoài cái đó

Ông chỉ còn là con người lao lực Nguyên Hồng.

(Kính tặng Nguyên Hồng)

Bài này viết cho ai mà chả được, nhà văn, nhà nông học, nhà khoa học, nhà kinh tế…chỉ cần thay tên. Vị dụ viết về bác học Lương Định Của

“Ông ngã xuống như một người lao lực trên trái đất

Ngã xuống trên thớ đất mình mới lật lên

Không có nghĩa bóng ở đây

Bởi vì

Ông là Lường Đình Của

Nhà nông Lươnng Định Của

Và ngoài cái đó

Ông chỉ còn là con người lao lực Lương Định Của.

(Kính tặng Lương Định Của).

Thế thì còn gì là khắc hoạ chân dung.

Sau này Nguyễn Khoa Điềm viết về tướng Giáp, thủ tướng Võ Văn Kiệt thay tên ông nào vào cũng được như tướng Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn…, thủ tướng Phạm Văn Đồng,  Phan Văn Khải.

   Giai đoạn sau khi bị ông cậu ruột vợ tố cáo lên Tổng Bỉ thư, Ban Chấp hành Trng Đảng Cộng sán Việt Nam Nguyễn Khoa Điềm trước năm 1975 không phải Đảng viên Cộng sản là kẻ bị cô lập chính trị, đối tượng nghi vấn của Cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm buộc nghỉ hưu trước tuổi.  Thời này, Nguyễn Khoa Điềm toàn viết Vô lối (Một loại quái thai trong sáng tác thơ Việt của nhiều người) không tình cảm, chí là sự hậm hức, uất ức hối tiếc phải rời bỏ vị trí cao sang, đang hái ra vàng ra bạc. Nhưng Nguyễn Trọng Hoạn vẫn “con vịt hai chân”. “Sau nhiều trải nghiệm, trở lại xứ Huế, xứ thơ, trong bài Cõi lặng, nhà thơ đúc kết:

 

Cõi lặng. Anh soi thấy mặt mình

Với nỗi buồn trong sạch

 

Cõi lặng . Không tiến động nào khác

Tiếng đập trái tim anh

.

Cõi lặng. Tôi vượt qua ghềnh thác

Đến những miền trong xanh.”

 

Nguyễn Khoa Điềm làm sao có nỗi buồn trong sạch? Hai câu này là hai câu dở nhất thế giới ở mức sáo rỗng, vờ vịt:

“Người ơi, tôi yêu người tha thiết

Tôi sống với người , chết vì người”

 

Bài dịch ra thơ Việt:

 

CÕI LẶNG

Cõi lặng anh soi thật mình

Nỗi buồn trong sạch trắng trinh ở đời

 

Cõi lặng không tiếng nào rơi

Tiếng tim anh đập muôn đời nào yên

 

Yêu người tha thiết, thiêng liêng

Nguyện cùng sống chết đảo điên vì người

 

Cõi lặng ghềnh thác vượt rồi

Đến miền trong sạch tuyệt vời xanh trong”

(Đỗ Hoàng)

 

Nguyễn Khoa Điềm viết chi cũng dây cà ra dây muống, kể lể con cà con kê, suy tư tơ lơ mơ, định nghĩa lung tung, tình thơ thì nhạt nhẽo, vô cảm. Cả mấy trường ca kéo dài của Nguyễn Khoa Điềm không bằng cái móng chân hai câu sau của vua Trần Nhân Tông:

  


 Tức sự

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

(Xã tắc hai lần bon ngựa đá

Non sông muôn thuở vững âu vàng )- (Đỗ Hoàng dịch thơ)

 Con người chính trị của Nguyễn Khoa Điềm đã chết, tầm thơ Nguyễn Khoa Điềm chỉ báo liếp cũng đã chết. Nguyễn Trọng Hoàn lật lên để bốc thơm thì mùi khắm của nó càng vùng dậy vẩy lên cao!

                                                  Hà Nội 8 – 2 – 2019

                                                         Đ - H

ĐỖ TRUNG LAI ĐÁNH TRỐNG QUA CỬA SẤM!

 


            ĐỖ TRUNG LAI ĐÁNH TRỐNG QUA CỬA SẤM!

                                          Đỗ Hoàng

 

    Thi thoảng cũng có người dịch thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch nghĩa của người khác ra thơ tiếng mẹ đẻ. Bài thơ dịch thành công hay không thành công tùy thuộc vào sự cảm thụ của người dịch qua việc chuyển nghĩa của người dịch nghĩa. Người dịch thơ như thế cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Ở nước ta có người dịch như thế làm thành cuốn sách này sang cuốn sách khác và công bố rầm rộ trên những báo văn học chính thống: Văn nghệ, Tạp chí Thơ, Nhà văn, Nhà văn và Tác phẩm, Người Hà Nội... như là một “tài năng” dịch thơ, đó là Đỗ Trung Lai (!).  Đỗ Trung Lai dịch thơ các đại thi hào, thi hào Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Mục... bằng bản dịch nghĩa tiếng Hán của người khác sang thơ Việt. Nhiều người nể, nhiều người chê. Có người cho rằng Đỗ Trung Lai làm vậy khác nào chế biến thức ăn bằng thực phẩm ôi. Tôi cố gắng đọc lại những bản dịch thơ của ông và để thưa với bạn đọc.

 Trước hết ông Đỗ Trung Lai như ông tự nhận là không biết chữ Hán cả nói, cả viết, cả nghe, cả đọc ...nghĩa là không biết tí gì về Hán ngữ, mà chịu khó đọc qua bản dịch nghĩa để cảm thụ thơ tiền nhân Trung Hoa và dịch thơ theo ý riêng của mình là điều đáng trân trọng. Nhưng người không biết ngoại ngữ dịch thơ nước ngoài ra thơ tiếng mẹ đẻ khó thành công. Vì bản dịch nghĩa dù chính xác đến đâu thì người dịch lại ra thơ đều “tam sao thất bản”. Có khi sai nghĩa nguyên bản bài thơ trầm trọng. Việc dịch thơ như vậy rất phản tác dụng. Đỗ Trung Lai là thế.

Bài “Bất kiến” là bài thơ Đỗ Phủ viết cho Lý Bạch khi Lý Bạch gần 60 tuổi rồi mà vẫn vướng vào vòng lao lý. (Lúc Lý Bạch 55 tuổi theo Lý Lân - Vĩnh Vương chống An Lộc Sơn, nhưng Lý Hanh - Túc tông sợ Lân thắng giặc sẽ chiếm mất ngai vàng nên phái đại quân đánh bại Lân. Lân bị giết, Lỹ Bạch bị ghép vào tội mưu phản, đày đi biết xứ  - Quý Châu. Nửa đường may có lệnh được ân xá). Đỗ Phủ và Lý Bạch là hai người bạn vong niên. Đỗ Phủ thua Lý Bạch 12  tuổi. Thời xưa khoảng cách tuổi tác này là lớn lắm. Nhưng hai người quý trọng tài nhau và viết cho nhau những bài thơ bất hủ về tình bạn thơ. Nhưng bản dịch nghĩa trong bài thơ Bất kiến Đỗ Phủ gọi Lý Bạch là chàng không chính xác lắm đâu. Tiếng Hán hay Hán - Việt “sanh” - (sinh) có khi là đại từ anh, bác...

Nguyên bản: (trích)

李白

  

 
 
 
 
 
 
 

 

“Thế nhân giai dục sát

Ngô ý độc liên tài

Mẫn tiệp thi thiên thủ

Phiêu linh tửu nhất bôi...”

Nghĩa là:

“Người đời ai cũng muốn giết

Ý ta riêng vẫn thương tài

Trí mau lẹ viết nên hàng nghìn bài thơ

Lưu lạc vẫn vui cùng chén rượu...”

Đỗ Trung Lai dịch thơ: 

“Bao người mong chàng chết 

Riêng ta thương chàng tài

Vung bút thơ ngàn áng

Nâng ly mặc kệ đời...”

 Cả bài thơ Bất kiến có 40 chữ, Đỗ Phủ chỉ một lần nhắc tên Lý sinh - chàng Lý (Bất kiến Lý sinh cửu). Đỗ Trung Lai mới dịch 2 câu thơ trên mà đã nhắc 2 chữ “chàng” rồi (chàng chết, chàng tài). Trong nguyên bản có chàng đâu (!). Đây là một sự bịa “vẽ rắn thêm chân”!

 Câu thơ của thi thánh Đỗ Phủ như hai viên ngọc dạ quang:

“Thế nhân giai dục sát

Ngô ý độc liên tài”

Câu thơ dịch của Đỗ Trung Lai:

“Bao người mong chàng chết

Riêng ta thương chàng tài”

như hai viên phân dơi!

 Không biết chữ Hán dịch thế là quá vụng, quá dỡ nhưng còn tha thứ được vì nó chưa bay nghĩa, còn dịch câu “Phiêu linh tửu nhất bôi “ ra “Nâng ly mặc kệ đời” là hỏng hoàn toàn bài thơ của Thánh thi!

 Lý Bạch là người ôm mộng kinh bang tế thế, không chỉ nói bằng thơ mà ông còn cầm kiếm ra thi thố với đời. Ông theo Lý Lân chống loạn An Lộc Sơn. Đỗ Phủ  viết bài Bất kiến chính là khuyên Lý Bạch già rồi “Đầu bạch hảo quy lai” nên lui về. Lưu lạc vẫn vui, “phiêu linh tửu nhất bôi”  nhờ có chén rượu là Lý Bạch vẫn tin vào đời và nặng đời lắm chứ! “Nâng ly mặc kệ đời” dịch thế thì dịch cho Chí Phèo thì được!

 Đỗ Trung Lai dịch không hay hơn tiền nhân rồi vì không hiểu nghĩa gốc nên phịa ra nhiều việc sai nguyên bản. Như bài Thạch Hào Lại:

Nguyên bản: (Trích)

 

杜甫

 

...

 
 
 

“...Dạ cửu ngữ thanh tuyệt

Như văn khốc u yết

Thiên minh đăng tiền đồ

Độc dữ lão ông biệt!”

 

(Đêm khuya đã dứt lời

Như nghẹn ngào ảo nảo

Sáng từ biệt lên đường

Chỉ còn độc ông lão!)

(Phạm Lệ Duyên và Tương Như)

 

“Dạ cửu ngữ thanh tuyệt” (Đêm khuy khoắt tiếng nói im bặt) có tường vách đâu mà Đỗ Trung Lai phịa ra tường vách và mô phỏng vần điệu, ý tứ dịch giả trước đã dịch rồi dịch theo:

“Tiếng người im ngoài tường

Đêm nghẹn ngào ảo nảo

Sáng chia tay lên đường

Chỉ còn mình ông lão”

(Thạch Hào Lại - Đỗ Trung Lai dịch lại)

Người dịch thơ không được “sáng tác” ra kiểu này.

Đỗ Trung Lại hay “sáng tác “và  thêm thắt làm cho bài thơ nguyên bản sai hắn nghĩa. Như bài:

 

VÔ GIA BIỆT (Trích)

 

杜甫

 

  

 
 
...
 

...  
 
 

 

VÔ GIA BIỆT

(Cuộc chia tay kẻ không nhà)

“Làng xưa giờ toàn ngõ trống

Mặt trời gầy guộc thảm thê

Cáo dại, chồn hoang đẩy cửa

Dựng lông dọa cả người về

Sinh con chưa từng nhờ cậy

Một đời biết mấy khổ đau

Còn nhà đâu mà ly biệt

Mà dâng mẹ bát canh rau...”

(Đỗ Trung Lai dịch lại)

Nguyên bản:

...

Viên lư đãn cao lê

...

Nhật khấu khí thảm thê

...

Đãn đối hồ dữ ly

Thụ mao nộ ngã đề

...

Sinh ngã bất đắc lực

Chung thân lưỡng toan tê

Nhân sinh vô gia biệt

Hà dĩ vi chưng lê!?

Dịch nghĩa:

Nhà vườn toàn là cỏ dại

...

Ánh nắng thoi thóp cảnh tượng thê lương

...

Đối mặt ta là cáo và cầy

Xù lông sủa ta

...

Đẻ ra ta mà chẳng được nhờ

Suốt đời mẹ con đều chua xót

Đời người không có nhà để mà từ biệt

Thực làm dân đen không đáng?

 

Bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng

Vườn lều chỉ có gai

...

Buồn tênh bóng nắng gầy

...

Chỉ gặp cầy với cáo

Xù lông khịt dọa tôi

...

Sinh tôi chẳng được gì

Suốt đời hận cả đôi!

Người không nhà mà biệt

Sao gọi được là người?

 

Câu kết : “Hà dĩ vi chưng lê - Thực làm kẻ dân đen cũng không đáng - Là câu thơ tầm tâm linh trí tuệ của bậc Đại thi hào Đỗ Phủ, Đỗ Trung Lai “sáng tác” ra “Mà dâng mẹ bát canh rau” nói thật là bôi bẩn Thi thánh!

 

Bài “Đăng cao” là bài thơ Đường thất ngôn bát cú thuộc loại kinh điển của Đường thi. Bài thơ có 8 câu đối cả tám. Người xưa đã bình bài này ở tầm vóc lớn của một trí tuệ cao siêu, nghệ thuật điêu luyện bậc thầy, tình cảm cường liệt hiếm có mới viết nên thi phẩm có một không hai trong thơ Đường. Nhiều bản dịch của dịch giả ở nước ta như : Tản Đà, Tương Như,  Nhượng Tống, Nam Trân, Khương Hữu Dụng...đều chưa đạt với nguyên bản. Đọc nguyên bản vẫn thấy hay hơn!

Đỗ Trung Lai không biết niêm, luật, đối của Đường thi và nhất là của “Thất ngôn bát cú” nên dịch hỏng bài Đăng cao, đảo ngược đảo xuôi, lộn tùng phèo, thật đáng trách!

Nguyên bản:

杜甫

  

 
 
 
 
 
 
 

 

ĐĂNG CAO

Thiên cao, phong cấp viên khiếu ai

Chử thanh, sa bạch điều phi hồi

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,

Bất tận trường giang cổn cổn lai

Vạn lý bi thu thường tác khách

Bách niên đa bệnh độc đăng đài

Gian nan khổ hân phồn sương mấn

Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi!”

Nam Trân dịch thơ:

LÊN CAO

“Gió gấp trời cao, vượn nỉ non

Bến trong cát trắng lượn chim cồn

Rào rào lá trút rừng cây thẳm,

Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn

Thu quạnh nghìn khơi lòng khách nảo

Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn

Gian nan khổ hạnh đầu thêm bạc

Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn!”

 

Đỗ Trung Lai dịch lại:

“...Bãi vắng chim về trên cát trắng

Trời cao gió lộng vươn than dài

Lá đổ tơi bời trên đất lạnh

Trường Giang cuồn cuộn chảy về xuôi...”

Không đạt một tí gì!

  Hồi trẻ học ở trường các thầy có bảo: “Kẻ yếu kém mà càng nhiệt tình thì thành kẻ phá hoại lớn”. Đỗ Trung Lai không biết chữ Hán càng cố dịch thơ Hán ra thơ Việt in hết tập này đến tập khác rồi đăng đàn diễn thuyết các hội thơ lớn như “Hội thơ Văn Miều hàng năm” thiết nghĩ là một việc  không nên làm. Tác hại của nó không lường hết.  Đỗ Trung Lai đã đánh trống qua cửa Sấm!

 

Hà Nội ngày 5  tháng 5 năm 2016

Đ - H

Phụ lục:

Đỗ Phủ

 

BẤT KIẾN

 

Bất kiến Lý sinh cửu

Dương cuồng chân khả ai

Thế gian giai dục sát

Ngô ý độc liên tài.

Mẫn tiệp thi thiên thủ

Phiêu linh tửu nhất bôi

Khuông sơn độc thư xứ

Đầu bạch hảo quy lai!

 

Đỗ Hoàng dịch thơ:

 

LÂU KHÔNG GẶP

 

Lâu không gặp Lý Bạch

Giả điên thật thương thay.

Người đời đều muốn giết

Riêng chỉ ta thương tài.

Trì lẹ nghìn thi tứ

Lưu lạc chén mềm môi

Núi Khuông còn sách đọc

Đầu bạc nên về thôi!

 

Cao điểm chốt 280 - Biên giới Việt Lào năm 1972

Đ - H