Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

ĐỖ TRUNG LAI ĐÁNH TRỐNG QUA CỬA SẤM!

 


            ĐỖ TRUNG LAI ĐÁNH TRỐNG QUA CỬA SẤM!

                                          Đỗ Hoàng

 

    Thi thoảng cũng có người dịch thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch nghĩa của người khác ra thơ tiếng mẹ đẻ. Bài thơ dịch thành công hay không thành công tùy thuộc vào sự cảm thụ của người dịch qua việc chuyển nghĩa của người dịch nghĩa. Người dịch thơ như thế cũng là bất đắc dĩ mà thôi. Ở nước ta có người dịch như thế làm thành cuốn sách này sang cuốn sách khác và công bố rầm rộ trên những báo văn học chính thống: Văn nghệ, Tạp chí Thơ, Nhà văn, Nhà văn và Tác phẩm, Người Hà Nội... như là một “tài năng” dịch thơ, đó là Đỗ Trung Lai (!).  Đỗ Trung Lai dịch thơ các đại thi hào, thi hào Trung Hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Mục... bằng bản dịch nghĩa tiếng Hán của người khác sang thơ Việt. Nhiều người nể, nhiều người chê. Có người cho rằng Đỗ Trung Lai làm vậy khác nào chế biến thức ăn bằng thực phẩm ôi. Tôi cố gắng đọc lại những bản dịch thơ của ông và để thưa với bạn đọc.

 Trước hết ông Đỗ Trung Lai như ông tự nhận là không biết chữ Hán cả nói, cả viết, cả nghe, cả đọc ...nghĩa là không biết tí gì về Hán ngữ, mà chịu khó đọc qua bản dịch nghĩa để cảm thụ thơ tiền nhân Trung Hoa và dịch thơ theo ý riêng của mình là điều đáng trân trọng. Nhưng người không biết ngoại ngữ dịch thơ nước ngoài ra thơ tiếng mẹ đẻ khó thành công. Vì bản dịch nghĩa dù chính xác đến đâu thì người dịch lại ra thơ đều “tam sao thất bản”. Có khi sai nghĩa nguyên bản bài thơ trầm trọng. Việc dịch thơ như vậy rất phản tác dụng. Đỗ Trung Lai là thế.

Bài “Bất kiến” là bài thơ Đỗ Phủ viết cho Lý Bạch khi Lý Bạch gần 60 tuổi rồi mà vẫn vướng vào vòng lao lý. (Lúc Lý Bạch 55 tuổi theo Lý Lân - Vĩnh Vương chống An Lộc Sơn, nhưng Lý Hanh - Túc tông sợ Lân thắng giặc sẽ chiếm mất ngai vàng nên phái đại quân đánh bại Lân. Lân bị giết, Lỹ Bạch bị ghép vào tội mưu phản, đày đi biết xứ  - Quý Châu. Nửa đường may có lệnh được ân xá). Đỗ Phủ và Lý Bạch là hai người bạn vong niên. Đỗ Phủ thua Lý Bạch 12  tuổi. Thời xưa khoảng cách tuổi tác này là lớn lắm. Nhưng hai người quý trọng tài nhau và viết cho nhau những bài thơ bất hủ về tình bạn thơ. Nhưng bản dịch nghĩa trong bài thơ Bất kiến Đỗ Phủ gọi Lý Bạch là chàng không chính xác lắm đâu. Tiếng Hán hay Hán - Việt “sanh” - (sinh) có khi là đại từ anh, bác...

Nguyên bản: (trích)

李白

  

 
 
 
 
 
 
 

 

“Thế nhân giai dục sát

Ngô ý độc liên tài

Mẫn tiệp thi thiên thủ

Phiêu linh tửu nhất bôi...”

Nghĩa là:

“Người đời ai cũng muốn giết

Ý ta riêng vẫn thương tài

Trí mau lẹ viết nên hàng nghìn bài thơ

Lưu lạc vẫn vui cùng chén rượu...”

Đỗ Trung Lai dịch thơ: 

“Bao người mong chàng chết 

Riêng ta thương chàng tài

Vung bút thơ ngàn áng

Nâng ly mặc kệ đời...”

 Cả bài thơ Bất kiến có 40 chữ, Đỗ Phủ chỉ một lần nhắc tên Lý sinh - chàng Lý (Bất kiến Lý sinh cửu). Đỗ Trung Lai mới dịch 2 câu thơ trên mà đã nhắc 2 chữ “chàng” rồi (chàng chết, chàng tài). Trong nguyên bản có chàng đâu (!). Đây là một sự bịa “vẽ rắn thêm chân”!

 Câu thơ của thi thánh Đỗ Phủ như hai viên ngọc dạ quang:

“Thế nhân giai dục sát

Ngô ý độc liên tài”

Câu thơ dịch của Đỗ Trung Lai:

“Bao người mong chàng chết

Riêng ta thương chàng tài”

như hai viên phân dơi!

 Không biết chữ Hán dịch thế là quá vụng, quá dỡ nhưng còn tha thứ được vì nó chưa bay nghĩa, còn dịch câu “Phiêu linh tửu nhất bôi “ ra “Nâng ly mặc kệ đời” là hỏng hoàn toàn bài thơ của Thánh thi!

 Lý Bạch là người ôm mộng kinh bang tế thế, không chỉ nói bằng thơ mà ông còn cầm kiếm ra thi thố với đời. Ông theo Lý Lân chống loạn An Lộc Sơn. Đỗ Phủ  viết bài Bất kiến chính là khuyên Lý Bạch già rồi “Đầu bạch hảo quy lai” nên lui về. Lưu lạc vẫn vui, “phiêu linh tửu nhất bôi”  nhờ có chén rượu là Lý Bạch vẫn tin vào đời và nặng đời lắm chứ! “Nâng ly mặc kệ đời” dịch thế thì dịch cho Chí Phèo thì được!

 Đỗ Trung Lai dịch không hay hơn tiền nhân rồi vì không hiểu nghĩa gốc nên phịa ra nhiều việc sai nguyên bản. Như bài Thạch Hào Lại:

Nguyên bản: (Trích)

 

杜甫

 

...

 
 
 

“...Dạ cửu ngữ thanh tuyệt

Như văn khốc u yết

Thiên minh đăng tiền đồ

Độc dữ lão ông biệt!”

 

(Đêm khuya đã dứt lời

Như nghẹn ngào ảo nảo

Sáng từ biệt lên đường

Chỉ còn độc ông lão!)

(Phạm Lệ Duyên và Tương Như)

 

“Dạ cửu ngữ thanh tuyệt” (Đêm khuy khoắt tiếng nói im bặt) có tường vách đâu mà Đỗ Trung Lai phịa ra tường vách và mô phỏng vần điệu, ý tứ dịch giả trước đã dịch rồi dịch theo:

“Tiếng người im ngoài tường

Đêm nghẹn ngào ảo nảo

Sáng chia tay lên đường

Chỉ còn mình ông lão”

(Thạch Hào Lại - Đỗ Trung Lai dịch lại)

Người dịch thơ không được “sáng tác” ra kiểu này.

Đỗ Trung Lại hay “sáng tác “và  thêm thắt làm cho bài thơ nguyên bản sai hắn nghĩa. Như bài:

 

VÔ GIA BIỆT (Trích)

 

杜甫

 

  

 
 
...
 

...  
 
 

 

VÔ GIA BIỆT

(Cuộc chia tay kẻ không nhà)

“Làng xưa giờ toàn ngõ trống

Mặt trời gầy guộc thảm thê

Cáo dại, chồn hoang đẩy cửa

Dựng lông dọa cả người về

Sinh con chưa từng nhờ cậy

Một đời biết mấy khổ đau

Còn nhà đâu mà ly biệt

Mà dâng mẹ bát canh rau...”

(Đỗ Trung Lai dịch lại)

Nguyên bản:

...

Viên lư đãn cao lê

...

Nhật khấu khí thảm thê

...

Đãn đối hồ dữ ly

Thụ mao nộ ngã đề

...

Sinh ngã bất đắc lực

Chung thân lưỡng toan tê

Nhân sinh vô gia biệt

Hà dĩ vi chưng lê!?

Dịch nghĩa:

Nhà vườn toàn là cỏ dại

...

Ánh nắng thoi thóp cảnh tượng thê lương

...

Đối mặt ta là cáo và cầy

Xù lông sủa ta

...

Đẻ ra ta mà chẳng được nhờ

Suốt đời mẹ con đều chua xót

Đời người không có nhà để mà từ biệt

Thực làm dân đen không đáng?

 

Bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng

Vườn lều chỉ có gai

...

Buồn tênh bóng nắng gầy

...

Chỉ gặp cầy với cáo

Xù lông khịt dọa tôi

...

Sinh tôi chẳng được gì

Suốt đời hận cả đôi!

Người không nhà mà biệt

Sao gọi được là người?

 

Câu kết : “Hà dĩ vi chưng lê - Thực làm kẻ dân đen cũng không đáng - Là câu thơ tầm tâm linh trí tuệ của bậc Đại thi hào Đỗ Phủ, Đỗ Trung Lai “sáng tác” ra “Mà dâng mẹ bát canh rau” nói thật là bôi bẩn Thi thánh!

 

Bài “Đăng cao” là bài thơ Đường thất ngôn bát cú thuộc loại kinh điển của Đường thi. Bài thơ có 8 câu đối cả tám. Người xưa đã bình bài này ở tầm vóc lớn của một trí tuệ cao siêu, nghệ thuật điêu luyện bậc thầy, tình cảm cường liệt hiếm có mới viết nên thi phẩm có một không hai trong thơ Đường. Nhiều bản dịch của dịch giả ở nước ta như : Tản Đà, Tương Như,  Nhượng Tống, Nam Trân, Khương Hữu Dụng...đều chưa đạt với nguyên bản. Đọc nguyên bản vẫn thấy hay hơn!

Đỗ Trung Lai không biết niêm, luật, đối của Đường thi và nhất là của “Thất ngôn bát cú” nên dịch hỏng bài Đăng cao, đảo ngược đảo xuôi, lộn tùng phèo, thật đáng trách!

Nguyên bản:

杜甫

  

 
 
 
 
 
 
 

 

ĐĂNG CAO

Thiên cao, phong cấp viên khiếu ai

Chử thanh, sa bạch điều phi hồi

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,

Bất tận trường giang cổn cổn lai

Vạn lý bi thu thường tác khách

Bách niên đa bệnh độc đăng đài

Gian nan khổ hân phồn sương mấn

Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi!”

Nam Trân dịch thơ:

LÊN CAO

“Gió gấp trời cao, vượn nỉ non

Bến trong cát trắng lượn chim cồn

Rào rào lá trút rừng cây thẳm,

Cuồn cuộn sông về sóng nước tuôn

Thu quạnh nghìn khơi lòng khách nảo

Đài cao trăm bệnh chiếc thân mòn

Gian nan khổ hạnh đầu thêm bạc

Quặt quẹo đành kiêng chén giải buồn!”

 

Đỗ Trung Lai dịch lại:

“...Bãi vắng chim về trên cát trắng

Trời cao gió lộng vươn than dài

Lá đổ tơi bời trên đất lạnh

Trường Giang cuồn cuộn chảy về xuôi...”

Không đạt một tí gì!

  Hồi trẻ học ở trường các thầy có bảo: “Kẻ yếu kém mà càng nhiệt tình thì thành kẻ phá hoại lớn”. Đỗ Trung Lai không biết chữ Hán càng cố dịch thơ Hán ra thơ Việt in hết tập này đến tập khác rồi đăng đàn diễn thuyết các hội thơ lớn như “Hội thơ Văn Miều hàng năm” thiết nghĩ là một việc  không nên làm. Tác hại của nó không lường hết.  Đỗ Trung Lai đã đánh trống qua cửa Sấm!

 

Hà Nội ngày 5  tháng 5 năm 2016

Đ - H

Phụ lục:

Đỗ Phủ

 

BẤT KIẾN

 

Bất kiến Lý sinh cửu

Dương cuồng chân khả ai

Thế gian giai dục sát

Ngô ý độc liên tài.

Mẫn tiệp thi thiên thủ

Phiêu linh tửu nhất bôi

Khuông sơn độc thư xứ

Đầu bạch hảo quy lai!

 

Đỗ Hoàng dịch thơ:

 

LÂU KHÔNG GẶP

 

Lâu không gặp Lý Bạch

Giả điên thật thương thay.

Người đời đều muốn giết

Riêng chỉ ta thương tài.

Trì lẹ nghìn thi tứ

Lưu lạc chén mềm môi

Núi Khuông còn sách đọc

Đầu bạc nên về thôi!

 

Cao điểm chốt 280 - Biên giới Việt Lào năm 1972

Đ - H

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét