Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Thang chạp ơ Hồng Trường...

 

Đỗ Hoàng

Bình giảng

Tháng Chạp ở Hồng Trường

Cảm xúc giả tạo

Nguyên bản:

Tháng Chạp Ở Hồng Trường

Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

Những viên đá đứng theo chiều nhân loại

Và tuyết bay như năm tháng bay qua

Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại

Nghe ngân chuông trên tháp Xpat-xkai-a...

 

Chào ngọn tháp mới lần đầu gặp mặt

Mà tiếng chuông đã vang biết bao lần

Trong tâm tư, những ngày trăn trở nhất

ở miền Nam bùn máu dưới bàn chân

 

"Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian"

Lời chuông nhắc-lời Lênin kêu gọi

Ôi có phải khi miền Nam thắng lợi

Chinh chúng ta đang đi suốt bài ca

 

Ba phần tư thế kỷ sắp đi qua

Những bão táp và ngọn trào cách mạng

Chiếc đồng hồ vàng như vành hào quang tỏa sáng

Cho những ai biết sống ngẩng cao đầu

 

Mắt rưng rưng tôi nhớ hết từng câu

Tôi đã hát trong buổi mình kết nạp

Tôi nhớ bạn bè phút giây sống chết

Nhớ quê hương cuộc sống mới bắt đầu

 

Nghe chuông ngân trên tháp Xpat-xkai-a

Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại

Và tuyết bay như năm tháng bay qua...

 Maxcơca, 12-1975

Hồi trước, Matxcơva hơn cả thiên đường, nên được đi Nga, học  tập ở Nga là vinh dự của một đời người! Học sinh, sinh viên đấu tranh trong vùng tạm bị chiếm miền Nam ra Bắc mới được ưu tiên tham quan nước Nga. Nguyễn Khoa Điềm là một trong số đó.

  Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu biết viết thơ khi về báo Chiến Thắng – báo của Khu ủy Trị - Thiên – Huế do tổng biên tập Nguyễn Cúc bảo lãnh rút Điềm từ trại lao động A cơi về Khu bộ. Điềm ở trong lao Thừa Phủ can gián nhiều tội: giẫm cớ Tổ quốc,  xé ảnh Bác Hồ, chào cờ ba que, khai nhiều cơ sở cách mạng, bị chi bộ nhà tù tẩy chay. Điềm ra tù là nhờ quân giải phóng tết nguyên tiêu năm 1968 phá lao, người có công là đại đội trưởng hai đại đội Nguyễn Phúc Thanh đã đưa tù giao cho Cách mạng  (Nguyễn Phúc Thanh sau này là Trung tưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2,  nguyên Chủ nhiêm Tổng cục Hậu cần, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội…). Điềm là người có văn bằng Đại học, là của hiếm trên núi thời đó nên cấp trên chiếu cố và bỏ qua nhiều lỗi lầm trong tù. Điềm đoái công chuộc tội nên ra sức viết thơ ca ngợi Cách mạng. Hồi ấy, thơ truyện “từ miền Nam gửi ra” quý hơn cả vàng nên thơ Điềm được in trang trọng trên các báo lớn, ở miền Bắc như: Văn nghệ, Nhân dân, Tác phẩm mới,  Tổ quốc, Đại đoàn kết. Chất lượng thì miễn bàn vì “dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ, hơn nghin trang giấy luận văn chương”. Thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng có tiếng trong nhà trường. Không có ai có con mắt tinh đời để nhận ra thơ Điềm là loại ba voi không ngọt bát xáo, ồn ào, lấp lững, giả vờ, lên gân, sáo sượng, khô khan, điệu đàng, biểu tượng hai mặt….Loại thơ “vờ vịt”

“Thơ vờ vịt Nguyễn Khoa Điềm

Nên đem tất cả búa liềm lại phang!”

(Chân dung 810 Văn sĩ việt đương đại – Đỗ Hoàng)”  

 Bài “Tháng chạp ở Hồng Trường là một bài như thế.

 Khổ một và cả bài thơ là khổ viết rất sáo mòn,  xơ cứng “những viên đá đứng theo chiều nhân loại”, chung chung, cũ rích : “và tuyết bay như năm tháng bay qua” và nịnh tiếng chuông tháp Mười trên tháp Xpat-xkai-a

“Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại

Nghe ngân chuông trên tháp Xpat-xkai-a...”

nhưng không phải lối !

Không cần đến Hồng Trường, viết như Nguyễn Khoa Điềm, người ở nhà nằm xem ti vi cũng viết được , có khi viết hay hơn:

“Đá xếp đá máu mồ hôi nhân loại

Tuyết bay, tuyết bay thanh sạch trời xa

Thàng chạp cội nguồn , Hồng Trường tôi trở lại

Tiếng chuông tháng Mười ngân chuông trên tháp Xpat-xkai-a”      

 Khổ thứ hai tù mù, lập lững, không ai biết những ngày trăn trở nhất là trăn trở cái gì? Trăn trở vì chi bộ nhà tù Lao Thừa Phủ cô lập, hay trăn trở bị đưa đi lao đông cải tạo ở trại A Cơi? Chả biết lý do gì cả?. Rồi câu “ ở miền Nam bùn máu dưới bàn chân” cũng là cau sáo mòn, cũ ríc…

"Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian"

Lời chuông nhắc - lời Lênin kêu gọi

Ôi có phải khi miền Nam thắng lợi

Chinh chúng ta đang đi suốt bài ca

 

Ba phần tư thế kỷ sắp đi qua

Những bão táp và ngọn trào cách mạng

Chiếc đồng hồ vàng như vành hào quang tỏa sáng

Cho những ai biết sống ngẩng cao đầu

 Khổ thứ 3 và khổ thứ tư là đại ngôn sáo rỗng “ba tấc đến giời như không”. “Chiếc đồng hồ vàng, ánh hào quang tỏa sáng,  Cho những ai biết sống ngẩng cao đầu”

Tiếp khổ 5, gần cuôi:

“Mắt rưng rưng tôi nhớ hết từng câu

Tôi đã hát trong buổi mình kết nạp

Tôi nhớ bạn bè phút giây sống chết

Nhớ quê hương cuộc sống mới bắt đầu”

 Là khổ thơ gian manh, giả dối. . “Quốc tế ca”, người bình thường cũng thuộc, nhưng “mắt rưng rưng tôi nhớ hết từng câu” là nước mắt cá sấu rưng rưng. “ Tôi đã hát trong buổi đầu kết nạp”. Kết nạp cái gì? Hội hè nào Đoàn thể nào? Đảng nào?  Nó phải rõ ra chứ. Thơ thì không cần chính xác hai cộng hai bằng bốn

nhưng “kết nạp” vào cái gì thì phải rõ ràng!

Nhà thơ Chế Lan Viên rất rõ ràng:

“Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời

Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!

Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?

Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm

Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên

 

Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác

Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt

Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?

Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn

Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!

Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết

Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn

Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương”…

….

Tôi đứng trước Đảng kỳ, rưng mắt lệ

Phút mơ ước, sao thiếu hình bóng mẹ?

Giặc bao vây ngăn lối chặn đường

Thiếu cả gia đình ngay giữa đất quê hương!

Mẹ ơi! mẹ không là đồng chí

Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ

Đời khổ đau mẹ đứng dưới cờ này

Mẹ đói nghèo, hàng ngũ bên con đây

Mẹ xem, con mặc áo nâu sồng xưa mẹ mặc

Mai con hát khúc bình dân xưa mẹ hát

Đảng mến yêu, có phải mẹ giới thiệu con vào? »…

(Kết nạp Đảng trên quê mẹ - Chế Lan Viên)

Chế Lan Viên nói việc mình vào Đảng rất đúng đắn, chính xác, « kết nạp Đảng bỗng  uay về quê Mẹ ». Nguyễn Khoa Điềm chưa một ngày vào Đảng (Cộng sản) nên lập lững, mập mờ, giả dối đánh lận con đen « tôi rưng rưng trong buổi đầu kết nạp », người ta tưởng Điềm kết nạp Đảng (Cộng sản ) thật. Và Điềm lừa cho được đến hôm nay khi người chuẩn bị trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho Điềm năm 2021 ( !)

 Vì sao Nguyễn Khoa Điềm mập mờ, bưng bít như vậy ?  Vì hồi này những người như Nguyễn Cúc đang Giám đốc đài truyền hình Huế, Nguyễn Đức Đạo   đang Bí thư Đảng bộ Đài truyền hình Huế, (Nguyễn Đức Đạo cậu ruột vợ Điềm sau này).  Trần Hoàn, Trưởng ty văn hóa Thừa Thiên. Điềm không dám viết « Tôi rưng rưng trong buổi đầu kết nạp Đảng » được !

  Bài « Tháng chạp ở Hồng Trường » là một bài viết giả dối , lưu manh của Nguyễn Khoa Điềm, một tên ngụy tạo Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luồn sâu leo cao làm đến Ủy viên Bộ Chính trị (Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa) của Đảng này , nhân dân cần loại bỏ nó ra khỏi tâm thức ! Rất nguy hại ! Rất nguy hại !

 

                            Hà Nội ngày 26 tháng 5 năm 2021

                                             Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét