Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Sự tích gõ ba ba búa và tơ Văn nghệ bộ mới lẹp xép...

 


Sự tích gõ ba búa hay tờ Văn nghệ bộ mới xẹp lép, xì  hơi.

Đỗ Hoàng

 Sự tích ngày xưa các anh tài, kiệt hiệt ra thi thố với đời thường gõ /ba búa/ để gây tiếng vang. Anh gõ búa thứ nhất, không nghe gì cả, anh gõ búa thứ hai, không nghe gì cả … gõ đến búa thứ ba, tuyệt âm vô tín. Thế thì anh phải giải nghệ, đi làm việc khác.

  Tờ văn nghệ bộ mới bầy giờ chắc đã gõ đến búa thứ 5, tứ 6 nhưng vẫn như cái búa sắt gõ vào mớ bùi nhùi, không một tiếng //rắm// nào cả.

  Sự tích ,,gõ ba búa,, có từ xưa, xuất phát từ Trình Giảo Kim, một công thần đời nhà Đường.Trình Giảo Kim vung kiếm dài chém địch thủ ba nhát, gặc tan tành. Nhưng cũng có lần vung trường kiếm không chỉ ba lần mà đến chục lần mà chẳng hạ được địch thủ phải bỏ chạy thục mạng, thoát thân. Sư tích ấy dân gian gọi là ,,gõ ba búa,,  để nói các nghệ sĩ tài danh ,,quá tam bất bận,, khi thể hiện tài năng của mình trước công chúng.

   Chưa bao giờ tôi phải mất công đọc tờ Văn nghệ dở dơi, dở chuột như thế này. Ba tờ được đọc ,,báo Văn nghệ bộ mớiòn thua tờ phụ trương văn nghệ báo Thanh niên, báo Công an nhân dân, báo Nông thôn ngày nay….  Tôi đã có bài viết nhận xét, nay muốn viết thêm.

  Đầu tiên khuyên mọi người đừng đọc, vừa mất thì giờ, vừa mua bực tức, giận dỗi vào minh. Nó là tờ ,,lá cải,, cúng Cụ một trăm phần trăm.

  Tờ số 1 không ai cảm được. Cái ,,măng sét,, cũ ríc đỏ loét như trước tác Mao Trạch Đông. Minh họa một người chắp tay, mắt trợn như chó mửa. hai dòng rút tít  CHARLLES SIMIC VÀ JORGE LUIS BORGES , tưởng báo nước ngoài. Tiếp ba dòng rút tít chữ Việt ,,Văn nghệ, Ngô Thảo, Yên Ba,,. Văn nghệ chua dưới là những dòng ,,cúng cụ,,mà cụ ỉa thèm xem ,,đám con hát,, ,,Thủ tướng Phạm  Minh Chính đi những bước đi khởi đầu vững vàng cùng với tư duy mang tính chiến lược lớn, người dân đã lắng nghe ông, quan sát ông và suy nghĩ về ông và đã tìm thấy nguồn cảm hứng từ ông , niềm cảm hứng đó sinh ra từ tư duy sâu sắc, từ hành động chính xác và từ sự chân thành, ông đã làm được điều quan trọng nhất,,

  Thật ,,con vịt hai chân,,.

Các cụ ngày xưa nói rồi, làm tể tưởng giỏi thường đi từ quan tri huyện, tri châu trở lên. Đây ông Chính từ tướng tình báo,trung tưởng, nhảy sang làm ,,tể tướng,, tôi không tin ông thành công.

    Vì sao vô lối Nguyễn Quang Thiều không nịnh đảng trưởng của minh là Nguyễn Phú Trọng mà đi bốc thơm ông tướng tình báo tạt ngang qua làm thủ tướng. Nó có lý do , lý trấu của nó. Nguyễn Phú Trọng tuy là đảng trưởng nhưng loại lý luận chay ;

 ,,Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo

Hết tù, hết tội, hết gieo neo

Trong ngoài bồn biển anh em cả

Ôi đẹp vừa xuân những sớm chiều,,

,,Trấn Minh Tước,,

Lý luận chủ nghĩa cộng sản thì rất hay nhưng rất vô bổ vì nó không tưởng, không tưởng hơn cả Phurie, Ôoen mà cụ tổ KacMac của họ chê bai.

  Phạm Minh Chính thực quyền hơn. Thủ tướng ký duyệt chi nghìn tỷ có thể vừa uống  wichky, vừa nhai chân gấu chẳng cần nhìn mặt thằng nào, ký cái roẹt, xong phim. Nguyễn Quang Thiều hướng lợi ba mươi phần đem về đúc 11 cái dây chuyền vàng cho ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa x đứng trước cổng số 9 Nguyễn Đình Chiều mù ,, múa bụng ngoáy mông, ngoáy đít như dân Ảrập…thả giàn. Sướng không chịu được.

 Tiếp theo trang ,,đầu báo,, hàng rút tít chữ Việt là Ngô Thảo. Một đại phê bình nô = phê bình bồi bút.,,Chúng ta hình như không quan tâm đến một loại nhân sự vô cùng quan trọng. Đó là nhân sự để bảo vệ nên vệ nền văn hóa của chúng ta. Trong một thời đại mà các giá trị văn hóa đang đứng trước quá nhiều thách thức nguy hiểm , Thư ngỏ gửi bộ trướng bộ Nội vụ,

  Thực sự là thư ,,khất thực,,. Đại vô lối Nguyễn Quang Thiều biết đưa lão già mậu dịch văn 91 tuổi ra làm đầu sai cúi lạy một cô gái bằng tuổi cháu Ngô Thảo nhỏ thua cong ,,Ngô Bích Hiền của Thảo,, xin tài trợ cho đám văn chương vô lối viết không ai đọc để tha hồ ăn chơi, nhảy múa suốt đời. Nhục không nói được.

Rút tít chữ Việt thứ ba là Yên Ba. Một vô danh tiểu tốt trong làng văn nghệ Việt đương đại.

,,Trong cuộc đời hoạt động cách mạng dài dằng dặc với không biết bao chông gai hiểm nguy của mình, ông chưa bao giò cúi đầu trước bất cư một ai, bất cứ cái gì . Ông chỉ duy nhất cuí đầu trước anh linh của các liệt sĩ đã vị quốc hoạt động vông thân,,.

  Người viết bài này là Đỗ Hoàng là tôi còn hơn Tư Sang 1 tuổi. Nịnh Tư Sang hồi hưu, nịnh gì mà dữ thế. Chỉ các bậc tiền nhân trước Cách mạng năm 1945, người ta mời tôn vinh hoạt động Cách mạng. Còn sau khi lập nước, người ta chỉ gọi đi theo kháng chiến. Tư Sang sinh năm 1949, nghĩa là sau lập nước 4 năm. Năm 1955, hòa bình lập lại, Tư Sang.mới 6 tuổi chưa đi học học, mần chi mà hoạt động Cách mạng ,,dài dằng dặc với không biết  bao chông gai nguy hiểm,.

Giair phóng miền Nam từ thanh niên xung phong, Tư Sang qua làm giám đốc sỏ phân gio ,sỏ N ông nghiệp, co gì mà hoạt động Cách mạng/

Tôi làm tờ Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tờ tạp chí Nhà văn ngót nghét 31 năm và cả đời theo trường văn trận bút chưa hể biết và đọc bài nào của cái anh Yên Ba  =  煙波  , khói, sóng , rất Tàu Ô này.

   Tờ Văn nghệ bộ mới xướng danh là ,, đổi mới mới,, nhưng chẳng thấy đổi mới cái gì, nên đổi nó là,,Văn nghệ nịnh,,.

  Cái tên ,,Văn nghệ ,, có từ thời Hội văn nghệ Việt Nam mới thành lập năm 1948 trên Việt Bắc. Hội Văn nghệ lúc đó bao gồm các bộ phận ; văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, múa hát…Đến năm 1957  thì các bộ phận trên trách ra thành lập các hội độc lập như ; hội Mỹ thuật có tờ Mỹ thuật, hội Âm nhạc có tờ Âm nhạc, hội Sân khấu có tờ Sân khấu, Hội Điện ảnh có tờ Điện ảnh, hội Múa có tờ Múa…Riêng Nhà văn vẫn giữ nguyên cái tên tờ báo là Văn nghệ. Giữ thế là sai. Bỡi có chữ ,,nghệ,, nên số nào tờ Văn nghệ cũng điểm danh các hội trong báo của mình. Khi thì chút bôi sĩ, khi thì chút múa, khi thì anh hề…Nói chung rất nhôm nhoam. Bởi các tờ chuyên ngành đã bàn hết việc của ngành mình rồi. Tờ Văn nghệ của hội Nhà văn chỉ cưỡi ngựa xe hoa. Thật vô bổ. Tờ Văn nghệ bộ mới cũng ,,trâu mẹ ỉa sao, trâu con ỉa vậy,,.  Văn nghệ bộ mới ba số liên tiếp chỉ đưa về mỹ thuật , số 1 ,,Thấy gì ở mỹ thuật hôm nay,, = Đỗ Phấn, số 2 ,,Đối thoại với di sản = Lê Thiết Cường, số 3 = Cái giá của sự hào hứng Việt,, = Hiền Hòa.

  Điều này cũ hơn trái đất  ngay cả với người yêu mỹ thuật.

        Vô lối Nguyễn Quang Thiều đổi mới cái gì.

Măng sét ,,Văn nghệ,,vẫn giữ nguyên lại còn bối thuốc đỏ hoen hoét như trước tác Mao Trạch Đông.

  Tờ thứ hai thì bỏ bôi đỏ nhưng chữ Văn nghệ thì ,,cửa son đỏ hoét tum lum nóc . Tờ thứ ba mới bỏ hết hoa hoét. Nhưng mẫu vẽ Văn nghệ văn vân cóp từ trăm năm trước. Không có một tí gì cách tân = đổi mới.

  Nội dung thì thôi rồi. Nội dung tờ văn chương phải là truyện ngắn và thơ. Truyện ngăn thì đưa một tác giả vô dnh tiểu tốt viết một tí ma ma, người người cũ kỉ mòn vẹt. Các tờ nhật trình in còn hay hơn. Một cô giái lên phố ,,làm ăn,, rồi về làng gây dựng lại làng, vùng bải nước. Nó nhạt nhẽo hơn cả nước miếng chó.

 Thơ thì ,, thôi rồi Lượm  ơi,,. Phải nói tục cho sướng miệng, tranng thơ như cứt chó.

 Cái ả Ly Hoàng Ly viết như cứt. 6 bài thơ mà Văn nghệ bộ mới trích in không chó nào ngửi được. Không dịch nổi ra thơ Việt.

Bài ,,Hồ,, bài rất vớ vẩn . ,,Hồ ,, ai biết nói cái gì. ,,Hồ Hán tự có nhiều nghĩa. Đã dùng Hán tự mà không giải nghĩa

hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ • hồ

Sao không viết ,,ao,, sao không viết ,,vũng,,.

Tiếng Việt còn ,,hồ,, dán ,,hồ,, trinh nữa nhé.

,,Màu hồ đã mất đi rồi

Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma,,

,Nguyễn Du,

Tựa đề và thơ không phải câu đố, đánh đố. Các đai thi hào, thi hào đều rất giản dị , rõ ràng khi làm thơ, đặt tựa đề….

Ты и вы  Ngài và anh Зимний вечер= Buổi tối mùa đông = Puskin, ;

,,Anh ra đi  = You go, Khi đôi ta chia tay = When we two parted = Lord By ron Anh.

= Những bông hoa ác = Les Fleurs du Mal; Những thiên đường giả tạo=Les Paradis artificiels. Những bài thơ văn xuôi nhỏ=Le Spleen de Paris – Petits Poèmes en prose), Baudelaire = Pháp.

Thục đạo nan 蜀道難, đường Thục khó đi,= Tương tiến tửu, 將進酒 = săp mời rượu, , Mạch thượng tặng mỹ nhân - 陌上贈美人  李白= Trên đường tặng người đẹp=Lý Bạch ; 登高 =Đăng cao, Mao ốc vị thu phong sở phá ca 茅屋為秋風所破歌 • Bài ca nhà tranh bị gió thu phá,  Đỗ Phủ - 杜甫

Xem thêm bài phê bình của Đỗ Hoàng Văn nghệ  bộ mới số 1.

  Văn nghệ bộ mới thua cả các tờ gói xôi.Mục chân dung có bao nhiêu tác giả Việt lừng danh lại đưa một anh đang cu lít khen một người từng làm việc cho cu lít. Văn chương họ ra cơm ra cháo gì. Lộn mửa.

  Nói thật, Nguyễn Quang Thiều không nên làm văn chương.

    Hà Nội tháng 8/ 2O21  

            Đ H

 

VẠC NÓI

 




 

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

dân kêu

 


ĐỖ HOÀNG

NGUYỄN HIẾU VỊNH

Ăn cơm trại viết đỡ cơm nhà.

Nguyễn Hiếu đã mần mấy kỷ qua.

Đại Lãi, Vũng Tàu…đều có mặt,

Nha Trang, Tam Đảo…thảy tham gia!

Trang văn vội vã đưa trên duyệt,

Đoạn báo sơ sài gửi dưới tra!

Mãn trại in thành sách chất lớp.

Nhiều năm nên đống mốc phân gà!

   Hà Nội 7 – năm 2021

Đỗ Hoàng

 

DAN KÊU

 

Dân còn mảnh khố nữa mà thôi.

Đến bữa lấy chi đổ đáy nồi?

Lầu gác lại quan cao mái núi,

Ngọc vàng vua chúa ngợp lưng đồi!

Xóm làng xâu thuế mùa dầu bỏng,

Phố phường côn nợ buổi nước sôi!

Rút ruột kẻ nghèo sao mần mãi?

Vạn nhà mặt mũi bạc như vôi!

Hà Nội ngày 13 tháng 6 năm 2021

  Đ – H

THƠ THỜI CÔ VID 19

Giản cách cô vi giống cảnh xưa.

Chặn chiều, chặn sáng, chặn giờ trưa

Vênh vênh mấy cậu vung đuôi cáo,

Váo váo bao cô nẩy móng lừa.

Làng xóm im lìm không tiếng nói,

Phố phường thin thít tiếng chào thưa.

Thế mà dân mọi còn đào tẩu

Giam chúng trăm năm, chúng mới chừa.

 

Hà Nội  18/ 8/2O21

Đ  H

 

 

NẠN 

 

Quê kiểng hôm nay quá lắm cò.

Cò mai, cò mối…thảy cò to.

Nghênh ngang cò lả vơ trên phố

Khệnh khạng cò ma vét dưới đò.

Trông bóng rợp trời dân hoảng loạn,

Thấy hình chật đất phật buồn lo..

Tre pheo không đủ nơi làm tổ

Gia cảnh giang sơn chốn lửa lò.

 

 Hà Nội ngày 22 / 8 / 2O21

Đ =H

  

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

VÔ LÔI ĐINH THỊ NHƯ THÚY tiếp

 

Vô lối Đinh Thị Như Thúy


  

 VÔ LỐI  ĐINH THỊ NHƯ THUÝ NHƯ NGƯỜI 
THƯỢNG, TRÊN MẶC ÁO VÉT DƯỚI ĐÓNG KHỐ

Dỗ Hoàng 
             Thơ Đinh Thị Như Thuý không đến nỗi Vô Lối như Mai Văn  Phấn, Đỗ Doãn Phương nhưng nó giống như ông dân tộc thiểu số người Thượng trên mặc áo vét, đeo cà vạt đỏ còn dưới thì đống khố để chân trần.

         Nhà thơ Hải Bằng sinh thời có kể cho tôi nghe câu chuyện vui có thật của ông bố anh.
  Ông bố Hải Bằng thuộc dòng Hoàng tôc, thứ bậc mang chữ Ưng trong câu thơ đầu của vua Minh Mạng viết truyền đời ( Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh) được điều lên làm Tổng đốc xứ Thượng (Tây Nguyên bây giờ).
   Các quan bản xứ đón tiếp long trọng tân quan đến nhận chức.
   Hải Bằng còn bé được gia đinh đưa đi theo mục kích cánh đón quan mới của tộc người thiểu số.
  Các quan Thượng ăn vận rất sang, đàng hoàng. Họ đứng mấy dãy dài bên voi, ngựa. Ông nào cũng áo vét trắng, cà vạt đỏ chói. Duy chỉ bên dưới thì đóng khố. Hải Bằng phải phì cười và bị bố mắng:
  - Mi đừng khinh mọi!
 Hải Bằng sợ tái mặt im ngay.
   Vô Lối “Ngày linh hương nở sáng” của Đinh Thị Như Thuý bây giờ đúng như vậy.
Đinh Thị Như Thuý
Ấn Tượng 
Hà Nội ùa vào em từ sông Hồng sóng đỏ
Từ vòng xe tìm về phố lao đao
hoàng lan, hoàng lan trước khung cửa mở
Rủ nhánh mềm tươi nét môi chào
Hà Nội – cuốn sách diệu kỳ bọc trang kim lấp lánh
Em – đứa trẻ học vần
Vụng về gõ lên từng con chữ
Háo hức chờ tiếng vọng ngàn xưa
Hà Nội – những con đường trong thơ
Những hàng cây trong thơ
Bước chân em ngơ ngơ …phố …phố…
Dọc ngang, dọc ngang rối rít tiếng người
Đền Ngọc Sơn xanh thắm nắng ngời
Lời cầu chúc bình yên em thì thầm trong thanh tĩnh
Khói hương vẽ con đường vô định
Muôn trùng
Đỗ Hoàng dịch Vô Lối của Đinh Thị Như Thuý
Ấn Tượng 
Hà Nội ùa vào em sông Hồng sóng đỏ
Từ vòng xe tìm về phố lao xao
Hoàng lan, hoàng lan trước khung cửa mở
Rủ cánh mềm tươi trước nét môi chào!

Hà Nội cuốn sách hay bọc giấy vàng lấp lánh
Em là đứa trẻ học vần
Vụng về gõ lên từng con chữ
Háo hức chờ tiếng xưa vọng ngân!

Hà Nội, những con đường  trong thơ,
Những hàng cây trong thơ
Bước chân em lạ lùng... phố... phố...
Dọc ngang rối rít người mơ!

Đền Ngọc Sơn xanh thắm nắng ngời
Lời cầu chúc bình yên em thì thầm trong yên tĩnh
Khói hương vẽ con đường vô định
Lên tới muôn trùng!
Hà Nội 10 – 1 – 1012
Đỗ Hoàng
Nhận xét:

1.    Một bài Vô Lối viết về Hà Nội dưới mức trung bình, in lên một tờ báo bình thường còn khó. Vì nó không có thông tin gì mới, tình cảm của tác giả đối với Thủ Đô chung chung, nhạt nhèo, không một ấn tượng. Chữ nghĩa thì cũ mèm, thể hiện một loại Vô Lối. giả cầy rất khó chịu!

Hãy đọc nhà thơ Nam Hà viết cách đây 47 năm ở chiến trường khu VI gửi ra Hà Nội:
GỬI HÀ NỘI
...Tôi chưa một lần ra thăm quê cha,
Nhưng câu thơ xưa đã thành máu chan hoà
Yêu Hà Nội như yêu mẹ hiền nắng mưa tần tảo
Tôi biết sông Hồng thêu sóng đỏ dài trên áo,
Biết Hồ Gươm như một lẳng hoa
Đêm nằm mơ rồng lượn nguy nga,
Nghe tiếng hát dập dìu trên phố
Và những hàng cây bốn mùa hoa nở
Nghiêng mình soi bóng giữa công viên
Những lâu đài nhà máy mới dựng lên
Trời Hà Nội, trên đầu tôi, tôi gặp
Đất Hà Nội dưới chân tôi, tôi biết
Và người tôi đây cũng của Hà nội trái tim tôi!...
Nam Hà

 Và Huỳnh Văn Nghệ

“ ...Từ thở mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”...

thì giản cách co víd

 


ĐỖ HOÀNG

THỜI GIẢN CÁCH CO VID

Giản cách từ đêm, tới buổi trưa

Ngợm người đông quá thật dôi thừa.

Huênh hoang anh vệ vênh đuôi cáo,

Ngoáy ngủng ả dân chổng mông lừa

Cơ cảnh xóm thôn ấp đầu lược,

Nhân tình hàng phố bốt sọ dừa.

Bớ quân mèo mả loài chó más

Té nước theo mưa chúng làm bừa.


Hà Nội ngày 11/8/21

đ  h





 



HOÀNG HƯNG

 Từ thô lậu, bệnh hoạn đến vô lối, tắc tỵ

 Đỗ Hoàng

 Văn đoàn Độc lập khi mới là Ban vận động thành lập có nhiều người kỳ vọng. Bởi vì người ta chán ngán cái " Hội Nhà văn Mậu dịch" do Nhà nước trấn thuế của dân cấp cho hoạt động dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Hội Nhà văn Mậu dịch thao túng toàn phần lấy tiền trên cho đặc quyền ban phát, ban ơn đám cánh hẩu. Hai ba chục năm tặng thưởng hàng trăm tác phẩm không có lấy một tác phẩm nào gọi là có chút văn chương.

 Văn đoàn Độc lập ra đời, Nguyên Ngọc trùm Văn nô làm chủ xị; tờ báo mạng Văn Việt hoạt động do cựu tù Hoàng Hưng cầm chịch. Chuẩn bị vỗ tay"Văn chương Việt Nam khởỉ sắc"!

 Từ đây sẽ có tiếng nói trung thực bảo vệ văn chương muôn đời của dân tôc và của nhân loại. Đám văn tặc phá nát truyền thống văn chương được các cơ quan công quyền bảo vệ Văn nô cho chúng tác oai, tác quái trên văn đàn như: Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Quang Thiều, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Khoa Điềm, Phú Trạm Inrrasara, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Mã Giang Lân, Hoàng Vũ Thuật, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy, Mai Quỳnh Nam, Trần Hùng...sẽ bị loại ra khỏi lịch sử văn học nước nhà; đám bốc thơm như: Phong Lê, Hồ Sĩ Vịnh, Lê Thành Nghị,Thanh Thảo, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Lê Hồ Quang, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Ngọc Phú...cũng không còn đất sống!

 Nhưng ôi thôi, thôi! Nó lại chuyên quyền độc đoán, bè phái, cánh hẩu, ngu trí, ngu dân, làm băng hoại văn chương trong sáng của cha ông hơn mấy tờ báo Văn nô do Văn nô Hữu Thỉnh đứng đầu! Nó ủng hộ, lăng xê cho đám phá hoại Văn chương Việt, Văn chương nhân loại muôn đời bằng cách trao giải cho đám thân tín lục lâm đứng đầu là Hoàng Hưng! Hoàng Hưng - một người làm thơ từ từ đến thô lậu, bệnh hoạn, vô lối, tắc tỵ. Hoàng Hưng ẳm giải nhiều như Hữu Thỉnh ẳm giải Văn nô!

 Hoàng Hưng tên thật Hoàng Thụy Hưng sinh năm 1942, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1965. Sau đó làm bảo "Người giáo viên nhân dân " (Báo Giáo dục & Thời đại ). Năm 1982 bị tù do truyền bá thơ Hoàng Cầm. Lúc này, Hoàng Hưng đã có ra tập thơ "Đất nắng" in chung với Trang Nghị - thơ loại "Mẹ tập con đi, Đãng dạy con đi", không một ai hay biết, không một tiếng tăm. Thơ Hoàng Hưng thời kỳ này cũng đậm chất tuyên truyền, ca ngợi người ra trận, xút chó bụi xờm, còn mình trốn hầm tránh máy bay tại Hà Nội.

 Gửi anh

 Anh đi rồi em nằm giữa đêm sâu

Nghe cành nhãn quệt lá vào cửa sổ

 Buồng bên cạnh ba cũng chừng chưa ngủ

 Thao thức mùi khói thuốc bay sang.

 

 Mấy anh em xa nhà, vẫn thương anh nhất

 Cũng tự hào trước nhất vì anh

 Khi đất nước đang sục sôi đánh giặc

 Anh ở tiền phương thay mặt gia đình.

 

 Cách xa anh một tháng đường thư

 Em thường dõi hướng anh đoán chừng chiến trận …

 Bỗng hôm nay đột ngột anh về

 Ba gỡ kính ra lau, ngón tay già run mãi

 Anh cởi chiếc ba lô đầy cát bụi

 Mắt tìm chiếc ghế thân quen.

 

 Em nhìn anh thương từ mỗi dáng đi

 Mỗi chiếc lá mang về từ tiền tuyến

 Công tác gấp, ghé thăm nhà vài tiếng

 Đủ thì giờ kể ít chuyện nhà nghe

 

Trong chuyện anh có bao nhiêu hình ảnh

 Những pháo thủ tân binh, những bà mẹ anh hùng

 Em cảm thấy đằng sau bao chuyện

 Một cái gì hơn những chiến công.

 

 Không kịp ngả lưng trên giường tuổi nhỏ

 Anh lại ra đi. Các đồng chí đang chờ

 Em một mình nằm nhớ những ngày xưa

 Lại hối lúc gần chưa biết thương nhau nhiều nữa

 

Mẹ không còn để gói cho anh nắm cơm nếp đỗ

 Vụng về em giã tạm cối vừng

 Anh đi rồi mùi thơm mãi bâng khuâng.

 7-1965

 Người ta biết đến Hoàng Hưng là do bị tù Cách mạng. Đi tù ra, Hoàng Hưng có một số tác phẩm được bạn văn chú ý: "Hãy để mùa hè yên nghỉ" - Phú Quang phổ nhạc

 Hãy để mùa hè yên nghỉ

 Đường phố hôm nay mùa đông

 Sao áo em mùa hạ?

 Những sọc áo xanh cuộn sóng

 Em mang trên ngực biển đầy

 Biển những ngày hè đẹp lắm

 Ngày nào tìm biển ta say

 Nhưng mùa hạ đã ra đi

 Chân trời xa không ngấn nắng

 Sao em còn mang áo mỏng

 Có còn mùa hạ nữa đâu

 Sao em làm lòng ta đau

 Nhớ ngọn lửa hè đã tắt

 Chắc biển ngoài kia cũng xám

 Lạnh co những sóng rộng dài

 Ngực em cao làm tức ngực

 Hãy chôn dưới lớp áo dầy

 

 Đường phố hôm nay mùa đông

 Hãy để mùa hè yên nghỉ."

 

  "Người đi tìm mặt"

 

(trích)

 

... đuốc lên

 

Cho ta đi tìm!

 

Đốt đuốc lang thang

 

Bàn chân bụi đất

 

Đốt đuốc tốc độ

 

Cháy vòng bánh xe

 

Đốt đuốc ái tình từng chiếc hôn đắm say hờ hững

 

Đốt đuốc nhịp điệu

 

Đất trời loảng xoảng nghịch âm

 

Đốt đuốc sắc màu

 

Cuộn quặn mặt trời Van Gogh

 

Đốt đuốc từ ngữ

 

Thơ tìm giúp mặt thơ ơi!

 

Mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt

 

 

 

Ta đói mặt người ta khát mặt ta

 

Ta vọng mặt em mặt em ở đâu?

 

 

 

Tất cả chỉ còn hoang vắng

 

Tất cả chỉ còn mệt mề

 

Tất cả qua đi

 

Trên mặt kính tàu

 

Đi thôi

 

Tàu ơi

 

Gió, cát đuổi theo để vẽ mặt ta

 

Đi thôi đi thôi

 

Đi tạc mặt vào đêm

 

Hút hút.

 

 

 

HN 1973

 

 

 

" Không đề I,II, III".

 

 

 

Không đề II

 

 

 

Em ơi đừng mặc áo vàng.

 

Em mặc áo vàng

 

Biển động, sóng trào dữ dội.

 

 

 

Em ơi đừng mặc áo trắng.

 

Em mặc áo trắng

 

Sóng quật mình tung đá ghềnh.

 

 

 

Em ơi đừng mặc áo đỏ tươi.

 

Em mặc áo đỏ tươi

 

Sóng đổ nhào, biển động mãi không thôi.

 

Các bài đổi mới này được kế thừa trên nền tảng truyền thống dân tộc. Sau đó Hoàng Hưng vẫn viết truyền thống nhưng vô cùng thô lậu, bẩn thỉu, bần tiện:

 

"Bạn giờ giao hợp nới đâu

 

Hay về gác cũ khắc màu đung đưa"

 

(Ngựa biển)

 

Tường

 

Vắng

 

Khe

 

Lông..."

 

(Ngựa biển)

 

Viết bẩn thỉu hơn văn học Sài Gòn thời tạm bị chiếm:

 

"Nghe trong thân thể mê cuồng

 

Từng cơn nước xoáy thẹn thùng thịt da"

 

Hay:

 

"Con gà quay

 

Con gà quay

 

Cởi quần

 

Chửi thề!"...

 

Dục tính thô lậu,bẩn thỉu, trâng tráo

 

hơn cả thơ Apollinaire mà Hoàng Hưng dịch:

 

"La boucle des cheveux noirs de ta nuque es mon tresor

 

Ma pensée te rejoint et la tienne la croise

 

Tes seins sont les senls obus que j'aime

 

Ton souvenir est la lage de repérage qui nous sert à pointer la nuit

 

 

 

En voyant la large croupe de mon cheval j'aipensé à tes hanchecs"

 

(Fu sée)

 

(Lọn tóc đen trên gáy em là kho báu của anh

 

Ý nghĩ anh về với em váy nghĩ em gặp ý nghĩ anh

 

Cặp vú em là những quả đạn duy nhất anh yêu

 

Kỷ niệm em là cây đèn định vị giúp các anh ban đêm hướng súng

 

 

 

Nhìn cái hông con ngựa của mình anh nghĩ tới hông em...)

 

(Hỏa châu) - Hoàng Hưng dịch

 Và khi cầm chịt tờ Văn Việt được hải ngoại bốc thơm, Hoàng Hưng ngày càng sa đà vào lồi viết bệnh hoạn, tắc tỵ vô lối, ăn cắp hình thức của thơ Anh, thơ Pháp cổ lổ sỉ... kiểu đám Vô lối Văn nô, vô lối Mậu dịch như: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Văn Ngăn, Mai Văn Phấn, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Bình Phương, Hoàng Vũ Thuật, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam,...tác oai, tác quái như:

 “Đờm, dãi, thịt da tinh khí phì phào, thu hút mãi không thôi cọ sát. Chìm đắm giạt trôi, trôi đâm, đánh bắt, ngũ nhạc lừ lừ, lửa càn rần rật, thần thức nương gió đọa, nước sinh ròng rã, trùng trùng giao kết căn duyên” (“thơ” Hoàng Hưng)

 "Bão loạn. Lốc dù. Xanh mí. Cốc ré. Váy hè. Tiện nghi lạc-xon. Chất chồng trô trố.” (Môi ngang. Vô hồn. Khoảnh khắc. Mi-ni mông lông. Cởi quần, chửi thề. Con gà quay con gà quay". ( thơ Hoàng Hưng)

 Thơ Hoàng Hưng viết 30 năm nay, được lấy ra làm mẫu mực cho thơ “Văn Đoàn độc lập”

 Viết đến như thế thì thối hơn cả phân gio hố xí đem vung vải trên văn đàn vốn bị đám vô lối Mậu dịch ,văn nô làm ô uế gần nửa thế kỷ nay!

 Sự ra đời của Văn đoàn Độc lập và hoạt động của báo mạng Văn Việt - Tiếng nói của Văn đoàn Độc lập không đem đến một giả trị gì Văn chương cho cộng đồng mà nó lại gây tác hại vô cùng to lớn không lường được cho nhân quần. Nhân dân nên loại bỏ nó ra khỏi đời sống văn học nghệ thuật nước nhà!

 Hà Nội, ngày 5 - 8 - 2019

 Đ - H

 

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

VÔ LỐI NGUYỄN QUANG THIỀU – LẮM LỜI, NHÔM NHOAM, KÉM HIỂU BIẾT…

 


VÔ LỐI NGUYỄN QUANG THIỀU – LẮM LỜI, NHÔM NHOAM, KÉM HIỂU BIẾT…

Đỗ Hoàng

Ltg: Nguyễn Quang Thiều viết toàn tòng “vô lối” từ tập sách “Sự mất ngủ của lửa 1992” cho đến , “Những người đàn bà gánh nước sông 1995”, Những người lính của làng, 1996

Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996

Nhịp điệu châu thổ mới, 1997

Bài ca những con chim đêm, 1999

Thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004

Cây ánh sáng, 2009

Châu thổ, 2010,  đều là một loai viết cặn bả, quái thai trong văn chương Việt!

  Trớ trêu thay, nó lại được những người biên soạn tuyển chọn trong 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX và Nhà xuất  Hội Nhà văn in thành sách năm 2007.  Không có nỗi nhục nhà nào bằng cho thi ca nước Việt 4 000 năm đến giờ

 

Nguyên văn:

 

Những người đàn bà gánh nước sông

 Nguyễn Quang Thiều

Tuyển tập chung

- 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)

 

Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái

Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

Những người đàn bà xuống gánh nước sông

 

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi

Bàn tay kia bấu vào mây trắng

Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Những con cá thiêng quay mặt khóc

Những chiếc phao ngô chết nổi

Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

 

Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng

Chạy theo mẹ và lớn lên

Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.

Đỗ Hoàng bình giảng:

  Đây là loại bài đặc trưng “vô lối” của Nguyễn Quang Thiều – một cách viết

lắm lời, tù mù, nhạt ý, nhạt tình…vô bổ, kém hiểu biết….. Ngay cái tựa đề đã  rậm lời, phản cảm thiếu tôn trọng những người chân quê. Họ là cô, bác, bà, chị em, mẹ của mình. Đàn bà là từ dùng chỉ phụ nữ nói chung nhưng không được tôn trọng lắm! “Những đàn bà lại càng không tôn trọng, có vẻ khinh miệt! Quê tôi đàn bà goi “lền bà”. Mấy con “lền bà” tỏ ý coi thường. Những người đàn bà trong bài vô lối của Nguyễn Quang Thiều là cô, bác, à, dì, mẹ, chị em của Thiều. Gọi bình thường đã là trịch thượng, viết ra thơ vô lối thì càng hỗn láo hơn!

 Câu tiếp: “Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái”. Sự thật những cô, bà, bác, mẹ, chị em ở quê nghèo lam lũ ở đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ, một số người Giao chỉ đều như thế thật. Họ cơ cực quá. Chinh chiến liên miên. Đói kém chồng chất. Họ đen đúa, những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe như chân gà mái là có thật,  nhưng có nói và viết ra như thế không?  Cha ông nói: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, “Rách rưới đậy vào trong, lành lặn đư ra ngoài… cơ mà. Ai đem cái xấu bêu rếu giữa cộng đồng con người, huống hồ cái chưa đẹp đây là những người thân của mình! Có nhà thơ nào trên thế gian này lại đi làm việc đó?  Người dưng, nước lã mà còn “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Huống hồ đây là người thân mà chụp cái lỗ đít của họ đưa lên bàn thơ!

  Câu tiếp: “Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy”. Câu này chứng tỏ tác giả kiến thức cơ bản phổ thông rất kém chưa nói nghệ thuật “ thôi xao - 推敲” thơ phú! Anh đã kể: “ đã năm năm, mười nnăm” thì phải kể ba năm, bốn năm; đã kể ba năm bốn năm thì phải kể: một năm, hai năm…Kể bao giờ mới hết!! Nhà thơ không được phép dốt toán. Câu kể này trong toán học gọi là phép “quy nạp không hoàn toàn”. Anh chỉ cần viết” nửa đời tôi thấy “ là đủ rồi, tron nghĩa rồi. Viết thế lược bao nhiêu chữ  thừa. Lược được 10 chữ thừa: “Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và”. Câu vô lối của anh ném xuống ao, ao sẽ thối inh, cá phải chết!.Chứng tỏ tác giả rất kếm kiến thức phổ thông, kiến thức cuộc sống.

Hai câu sau là hai câu văn xuôi rất dở:

“Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi”

  Đoạn tiếp: “Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Những con cá thiêng quay mặt khóc

Những chiếc phao ngô chết nổi

Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi”

   Sao lại có nhiều đàn ông mang cần câu và giận dữ bỏ đi như thế? Lặp đi lặp lại chẳng nói được gì. Tù mù! Và con cá thiêng ở đâu lại quay mặt khóc? Vận may, cơ hội gì mà đón lỏng, chờ đợi đến thế. Quá hơn đánh đố.

« Cái chi lừng lựng giữa già (nhà)

Hễ ai đụng đến thì òa khóc lên ! (Cối xay thóc)

 Cối xay thóc vì có ai đụng đến. Cá thiêng của Nguyễn Quang Thiều khóc chẳng có ma nào sờ ! Nguyễn Quang Thiều « nổi tiếng » nhà vô lối khóc học «  là vì thế !

    Đoạn này là đoạn rất tù mù , không biết tác giả nói gì? Cái làng gánh nước sông, không có đến một cái giếng ăn ở bài Vô lối này như một làng trong “ Thủy Hử”. Làng của đám giang hồ, thảo khấu rình rập, tan nát dưới chế độ phong kiến Tàu suy tàn!

大河向流啊

天上的星星参北斗哇

咳咳参北斗哇

生死之交一碗酒哇

(不分贵贱一碗酒哇)

走咱就走啊

你有我有全都有哇

咳咳全都有哇

水里火里不回

(一路看天不低)

不平一声吼哇

出手就出手哇

风风火火九州哇

出手就出手哇

风风火火九州哇

呀依儿呀 依儿呀

呀依儿呀 依儿呀

 

Đỗ Hoàng dịch nghĩa ra tiếng Việt: Bài ca người giỏi

 

Ɲhững sông lớn đều chảу về hướng đông

Các ngôi sao trên trời đều hướngvề Ɓắc Đầu*

Tất cả hướng  về Ɓắc Đầu

Một bầu rượu chia ly giữa sống chết của cuộc đời!

(Có một bầu rượu rồi chẳng phân cao sang)

 

Ɲói là đi thì chúng ta sẽ đi

Anh có tôi có chúng ta đều có

Toàn bộ đều có

 

Trong lửa, trong nước đều không quaу đầu lại

(Trên đường hãy nhìn lên trời chẳng cúi đầu)

Trên đường thấy chuуện bất bình hô một tiếng

Gặp lúc ra taу phải ra taу

Gió lửa mấy cũng xông pha chín châu

Gặp lúc ra taу phải ra taу

Gió lửa mấy lửa cũng xông pha chín châu

Xin chào!

Xin chào!

 

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

 

BÀI CA NGƯỜI GIỎI

 

Rát nhiều dòng sông cực lớn

Đều chảy về một hường đằng đông.

Ngàn sao ở trên bầu không

Hướng về Bắc Đẩu cầu vồng tinh hoa.

 

Một bầu rượu hai pha sống chết

Bầu rượu không phân biệt cao sang

Bảo đi, chúng ta sẵn sàng

Anh tôi cùng có lên đàng, có nhau!

 

Trong lửa nước dãi dầu không ngại,

Nhìn lên trời ngẩng mãi đầu lên

Trên đường gặp chuyện đảo điên

Hô to một tiếng ta liền ra tay!

 

Gió lửa mấy dạn dày xung trận

Sức xông pha đến tận chín châu

Gió lửa mấy vẫn đi đầu

Chín châu bão nổi địa cầu xông pha

 

Xin chào a!

Xin chào a!

 Hà Nội 7 – 2021

   Đ - H

 

Đoạn gần cuối này tương đối có ý nhưng diễn đạt rối rắm, rất văn xuôi. Cảm giác xơ cứng. Người viết lạnh lùng, không một chút tình:

  “ Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng

Chạy theo mẹ và lớn lên

Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ”

Dịch ra nó thơ Việt thì hay hơn nhiều:

…“Nửa đời trải thấm buồn tôi thấy

Bầy trẻ thơ níu váy u già

Lớn lên giữa chốn bùn sa

Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền!”… 

    Đỗ Hoàng dịch

  Đoạn kết bài vô lối này lặp lại và hỏng!

“Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ

Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.”

  Nguyễn Quang Thiều một bài “Vô lối” hỏng, cả một đời làm “Vô lối” cũng hỏng. Thực là:

“Vô lối Thiều đã thành đại bại

Hết một đời tay trắng tài trai!”

     Nội ngày 23 – 7 -2021

       Đ - H

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

 

LÀNG NGHÈO BÊN SÔNG

 

Bàn chân bấm bờ sông mềm mại,

Cả nửa đời thơ dại tôi trông

Cô, bà xuống gánh nước sông 

Mái tóc vỡ xôi bềnh bồng trên lưng!

 

Tay vịn giữa nửa chừng đòn gánh,

Tay vịn vào mây trắng như 

Sông trôi úp mặt vào bờ

Trai mang mơ biển lặng tờ ra đi!

 

Cá thiêng khóc rầu ri quạnh quẻ

Chiếc phao ngô cố lẻ chết rồi

Đàn ông giận dữ ôi thôi

Nuốt sầu ngao ngán trốn đời đi luôn !

 

Nửa đời trãi thấm buồn tôi thấy

Bầy trẻ thơ níu váy u già

Lớn lên giữa chốn bùn sa

Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền !

 

Hà Nội quảng 10 năm trước

              Đ - H

 

Đón đọc : Bài vô lối « Bài hát cố hương »