Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Vương Trọng dịch hỏng Chinh phụ ngâm



2 - Mục “Nghiên cứu, lý luận, phê bình
VƯƠNG TRỌNG DỊCH HỎNG CHINH PHỤ NGÂM GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO DÂN CHÚNG VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN
Đỗ Hoàng
Vương Trọng dịch Chinh phụ ngâm ra thơ lục bát in trên báo mạng (1) cách đây mấy năm, rồi tiếp những bài phê bình của ông về bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (hay Phan Huy Ích). 
Tôi đọc bản dịch nghĩa, dịch thơ (lục bát) Chinh phụ ngâm của ông (ông nói có tham khảo bản dịch nghĩa của cụ Vũ Huy Động), nên tôi phải lên tiếng phê bình về chất lượng bản dịch của Vương Trọng để cho bạn đọc biết!.
Trước hết, Vương Trọng và cả cụ Vũ Huy Động đa phần đã dịch bỏ chữ, bỏ ý hoặc thêm chữ, thêm ý chủ quan của mình, nhiều chỗ sai nghĩa một cách trầm trọng bản Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Rất nhiều chữ dịch sai, cụm từ dịch sai, cả câu dịch sai. Dịch nghĩa không ra dịch nghĩa, dịch thơ không ra dịch thơ! Đây là điều rất tối kỵ trong dịch thuật. Về dịch thơ có thể bỏ ý nhỏ, nhưng ý chính luôn luôn phải giữ, không thể “tác dịch” như một vài dịch giả hiện nay. Điều này, người đọc không còn hiểu đúng nguyên bản, càng phản tác dụng khi người dịch thơ rất kém.
Nguyên văn:
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân
Nghĩa là:
Tiếng trống trận nơi Trường Thành đánh dồn dập làm náo động cả vầng trăng
Ngọn lửa báo hiệu có giặc ở chốn Cam Tuyền cháy bỏng đến tận tầng mây.
Hai câu thơ hay quá không cần trình độ Hán ngữ, người Việt ai cũng cảm được và hiểu được!
Vương Trọng dịch thơ: 
Trăng rung nhịp trống Trường Thành
Cam Tuyền lửa hắt rạng hình ngàn mây. 
Câu một dịch sai nghĩa hoàn toàn. Sao là trăng rung nhịp trống? - Cổ bề thanh động là tiếng trống trận đánh dồn dập liên hồi kỳ trận đến mức làm náo động cả vầng trăng. Trống trận chứ không phải tiếng trống thường! Thế mới là không khí chiến tranh tang thương! 
Về thơ, hai câu dịch này quá dở, thô thiển, vần lại không chuẩn, ép vần. Về nghĩa ý, tư tưởng câu đầu hỏng. 
Tiếp:
Cửu trùng án kiếm khởi đương tịch
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân
Nghĩa là: Đương khi ấy nghe tin, nhà vua nổi giận rời chiếu ngồi, vỗ gươm đứng dậy
Tức thì, nửa đêm truyền hịch chuyển nhanh như bay đến các tướng quân
Ở đây xin nói thêm chữ : Trùng
Chữ “Trùng” âm Hán - Việt còn đọc là “Trọng”.
Đọc “Trùng: thì có 2 nghĩa: 1- Trùng, Lặp lại (cửu trùng – nơi vua ở, vua, trùng cửu, phúc bất trùng lai, trùng trùng điệp điệp, trùng tang, trùng phùng, trùng dương… 2 - Lần (Chín lần “cửu trùng”, tám lần “bát trùng”, hai lần “nhị trùng”…)
Đọc “Trọng” thì có nhiều nghĩa: 1 - quý trọng, trọng thị, kính trọng, quan trọng…2 – nặng nhẹ: nhất bên trọng, nhất bên khinh, trọng án… 3 – bệnh tật: trọng bệnh..4 - chuộng : trọng nông, ức thương…5 - công bằng: trọng tài…
Nếu chữ - Trùng hiểu theo nghĩa là - lần – chữ Nôm” thì đúng là “chín lần gươm báu trao tay” như có bản chép Đoàn Thị Điểm dịch thơ Nôm theo nghĩa này. Nhiều bản dịch đề “chín tầng” nhưng không chép chữ Nôm là – tầng” mà vẫn chép chữ Nôm “lần “ như: 
Chín tầng gươm báu trao tay, 
(Website: Wikisource, tiếng Việt - 
https://vi.wikisource.org và Từ điển Wikipedia tiếng Việt)
Còn chữ : - Tịch: chiếc chiếu, ngồi.
Ngoài nghĩa “chiếu:, “ngồi” còn chỉ chức vụ người đang giữ như: (Chủ tịch – Người đứng đầu trong một tổ chức đơn vị) ,  (Hình tịch – Người coi về hình danh). Nên nghĩa “lần” thì:
 (Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh) 
Là dịch thơ hay mà có bám sát nghĩa.
Bởi vì “– cửu trùng – chữ Hán” và “chín lần ” vốn là số từ thuần túy!
Vương Trọng dịch nghĩa:
Nhà vua bỏ tiệc, chống kiếm đứng lên
Dịch thế là dịch nghĩa sai. Trong nguyên bản chả có từ nào chỉ yến tiệc. Dịch nghĩa thêm từ mới, bỏ từ trong nguyên bản (- đương tịch,  – tướng quân) là dịch không tôn trọng văn bản và tác giả!
Nên dẫn đến dịch thơ :rất xoàng. Chữ “ngay” thêm vào cho hiệp vần là rất kém, không thơ chút nào:
“Vua chống kiếm đứng lên ngay
Nửa đêm khẩn cấp hịch bay lệnh truyền”
Câu thơ dịch như vè vẻ vè ve, nghe vè lá lốt (!)!
Tiếp: 
Thanh bình tam bách niên thiên hạ
Tùng thử nhung y thuộc vũ thần
Nghĩa là:
Ba trăm năm thiên hạ được thái bình
Nhưng từ nay võ quan lại phải mặc áo lính ra trận
Vương Trọng dịch thơ:
“Áo nhung quan võ khoác lên
Hết ba thế kỷ ấm êm thanh bình”. 
Câu thơ dịch vừa sơ sài, vừa dở, vừa kém, Vương Trọng dịch rất tùy tiện, đảo ý câu trên xuống câu dưới, ý câu dưới lên câu trên! Không có một tí gì sáng tạo từ mới. Bê nguyên xi từ cũ của Đoàn Thị Điểm “ (chữ Nôm) - áo nhung -” vào câu thơ dịch. Mà từ này cũng không Việt hóa lắm. Nó vừa Nôm vừa Hán.
- Nhung : đồ binh (cung, nỏ, gióa, mác, kích – ngũ nhung). 
“Đẩy xe vâng chỉ đặc sai
Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung”. 
“Đổng nhung” là trông coi, đốc suất việc quân 
(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du))
 :Nhung y là trang phục của binh lính nói chung. Dùng từ “áo nhung” thời bà Điểm còn được chỉ áo giáp, quân phục người ra trận,, thời này nói áo nhung thi phải nói quần nhung, tất nhung, váy nhung, mũ nhung, xi líp nhung, xu chiêng nhung, coóc - sê nhung, vớ nhung (cho bộ đội nữ)… thì nó ra làm sao? Bê những cái thời trước không hợp thời nay, mà không chịu sửa chữa. Câu thơ dịch thời nay chẳng Việt hóa tí nào, vẫn giữ nguyên âm Hán Việt chưa được Việt hóa bao nhiêu của những ba thế kỷ!:
Dịch thơ thế này là rất dở:
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
“Đất trời gió bụi nổi lên
Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não nùng”
(Vương Trọng)
‘Thiên địa phong trần – Đất trời gió buị” là quá đủ ý, quá hay rồi. “Đất trời gió bụi nổi lên” là vẽ rắn thêm chân. Phải như Đoàn Thị Điểm là vào cái “Thuở” câu thơ dịch mới có thần:
(chữ Nôm)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
“Hồng nhan”, “truân chuyên” là những từ Hán. Đoàn Thị Điểm còn Việt hóa – “Khách má hồng” còn Vương Trọng thì vẫn y sỳ giữ âm Hán “Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não nùng”. Câu thơ dịch quá nặng nề Hán tự, không một tí sáng trong tiếng Việt. Chữ nghĩa của Vương Trọng hình như quá ít hay sao? Thiếu gì chữ Việt:
“Đất trời gió bụi đảo điên
Má hường trắc trở, tơ duyên nổi chìm!.”
Đỗ Hoàng ví dụ thế!
Tiếp:
Trượng phu thiên lý chí mã cách
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
Nghĩa là:
Người anh hùng với chí “mã cách” chiến đấu ngoài nghìn dặm dẫu có chết lấy da ngựa bọc thây đem chôn
Và tính mệnh nặng như Thái Sơn, cái chết nặng như Thái Sơn nhưng khi hất xuống coi nhẹ tựa lông chim hồng!
Vương Trọng dịch nghĩa:
Ngàm dặm chí trai da ngựa bọc
Tay nhấc Thái Sơn nhẹ như lông hồng.
Dịch nghĩa mà như dịch thơ. Chí trai là chí “mã cách” . Mã cách là lấy da ngựa bọc thây chôn tử sỹ. “Mã cách” là điển tích từ câu nói của Mã Viện đời trước, làm trai chiến đấu ngoài chiến trường nếu chết bọc da ngựa đem chôn, chứ không ru rú chết già xó giường. Không nên dịch Nôm “chí trai da ngựa bọc”. “ - Mã cách” nguyên là danh từ chuyển sang nghĩa tính từ hoặc trạng từ bổ nghĩa tùy theo văn cảnh sử dụng.
Vượng Trọng hiểu sai nên dịch ra thơ thì phá hủy thơ Đoàn Thị Điểm hoàn toàn:
“Lấy da ngựa bọc chí trai
Thái Sơn tay nhấc nhẹ thay lông hồng”
“Lấy da ngựa bọc chí trai”, nó vừa sai nghĩa, vừa nghe bẩn thỉu, thô lậu, mất vệ sinh thế nào, như cái thời hiện đại: 
“ Lấy ca pốt bọc cặc trai! 
Tha hồ đụ chắc (*) có ai phê bình”. (*) (Đéo nhau)
Còn dịch “Thái Sơn tay nhấc nhẹ như lông hồng!” không ăn nhập gì với câu thơ của Đặng Trần Côn. Dịch nghĩa sai, dịch thơ hỏng. “Trịch” - là đặt, gieo, ném, quăng, hất, để, giằn… Sao lại dịch là “tay nhấc”?... Xin xem thêm (**)
Vương Trọng dịch nghĩa, dịch thơ sai quá nhiều như thế, mà dịch thơ rất yếu, câu thơ lục bát lỗi vần, ép vần nhan nhản, hồn thơ nhạt nhẽo, sơ sai như nói vo, thử hỏi còn gì Chinh Phụ ngâm!
Dẫn chứng thêm: - Vương Trọng không hiểu thấu Chinh phụ ngâm, nên dịch sai nghĩa, từ đó dịch thơ hỏng. Chất lượng bản dịch nghĩa, dịch thơ rất kém cả về ý lẫn lời:
Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt
Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn
Trịch ly bôi hề vũ Long Tuyền
Hoành chinh sáo hề chỉ hổ huyệt
Vân tuỳ Giới Tử liệp Lâu Lan
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện
Quân xuyên trang phục hồng như hà
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết
Vương Trọng dịch thơ:
“Bước đi níu áo chẳng rời
Theo chàng lòng thiếp sáng ngời vầng trăng
Lòng chàng chiến trận dõi trông
Buông ly rượu tiễn gươm vung múa rền
Chỉ hang hổ giáo vung lên
Trông như Giới Tử bắt liền Lâu Lan
Như Mã Viện ở khe Man
Ngựa chàng tuyết trắng, áo chàng ráng pha”.
Chữ nghĩa rất kém. Hai chữ “vung” trong hai câu lục bát liền nhau là rất kỵ: “gươm vung múa rền”, “giáo vung lên”, “sáng ngời vầng trăng”, “lòng chàng chiến trận dõi trông”, lại còn múa rền, lại còn “Trông như Giới Tử bắt liền Lâu Lan. Như Mã Viện ở khe Man””
Tiếu hướng Man Khê đàm Mã Viện (Phấn chấn hành quân theo lối đến Man Khê giết giặc luận bàn chuyện danh tướng Mã Viện, )
Vương Trọng dịch như trên, nghe sến, cải lương như khẩu hiệu của các gã thôn trưởng hô hào dân đen nộp thuế ruộng, thua vè mấy mụ nhà quê, thua xẩm mấy ông Mán miền núi!. Khí thơ quá tầm thường, nhạt nhẽo:
Đoàn Thị Điểm dịch:
“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo
Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử
Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Bản dịch thơ tiếng Pháp:
Traduit en Français
par
Tuần Lý HUỲNH KHẮC DỤNG
…Mon cœur vous poursuit à l'instar de la lune
Tandis que votre esprit voguait vers le Thiên Sơn.
Lâchant le vin d'adieu et dégaînant de suite,
Vous pointâtes la lance vers l'antre des fauves.
Vous suivriez, dîtes-vous, l'exemple de Giới Tử
Pourchassant les Lâu Lan et, quand il s'agirait
D'écraser les Man Khê, ces hordes d'insoumis,
Vous utiliseriez les ruses de Phục Ba.
Votre cuirasse avait la pourpre des nuages
Et l'on eût dit de neige votre blanc coursier…
Đúng một bên là chim phượng hoàng nghìn sắc, một bên con cú chết trôi xù lông, xù cánh!
Rồi còn tiếp tục:
“Chàng đi nắng dãi mưa dồn
Thiếp thì về lại căn buồng đêm qua”
Nên chọn vần “ồn” cho lục bát đạt chuẩn vần “chính”, chứ vần “uồng” cũng chưa phải vần “thông” nói chi đến vần chinh!
“Chàng đi nắng dãi mưa dồn
Thiếp thì về chỗ công đồn đêm qua” 
Từ câu thứ 1 đến câu thứ 417, Vương Trọng dịch thơ đã nhạt, dở, kém mà lại đều ép vần, lỗi vần, thất vận một cách trầm trọng. Ngày xưa viết chữ Nôm tiền nhân đọc, viết ép vận như : “đoàng - vàng”, “thành – hình”, “truyền – lên”, “ôi – ai”, “phòng – trình”, “trình – thanh”, , “trường – vàng”, “duyên – xem” còn tha thứ được, như trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng lỗi vận đến nghìn câu như thế. Nay tiếng Việt hiện đại dùng chữ La tinh ghi âm nên các nhà thơ Việt sáng tác thơ lục bát, song thất lục bát hoặc thơ truyền thống, Đường luật nên tuân thủ chặt chẽ vần điệu theo chữ La tinh mới thể hiện tài năng sử dụng tiếng Việt của mình.
Câu mở đầu bản dịch thơ lục bát Chinh phụ ngâm, Vương Trọng đã ép vận:
“Đất trời gió bụi nổi lên
Hồng nhan gánh chịu truân chuyên não núng”
Phải: 
Đất trời gió bui nổi lên
Mà hường gánh chịu truân chên não nùng”
Câu thứ 4 đến câu thứ 6 :
“Trần gian bao chuyện đau lòng ai sinh?
Trăng rung nhịp trống Trường Thành
Cam Tuyền lửa hắt rạng hình ngàn mây”
Nếu đổi “Trăng rung nhịp trống Trường Thình” thì vần điệu ba câu này chỉnh chu biết mấy!
Câu thứ 23 đến câu 27:
“Lấy da ngựa bọc chí trai
Tay nhấc Thái Sơn nhẹ thay lông hồng
Chiến chinh xa chốn khuê phòng
Gió ào cầu Vị, roi vung hành trình
Đầu cầu Vị nước thanh thanh…”
Câu 54, 55:
“Cờ đưa quân tiến mấy bề bóng loang
Trông mây thiếp biết xa chàng”…
Câu 77 đên câu 80:
Bạch thành Hán chiếm sớm nay
Còn vùng Thanh Hải sáng mai Hồ rình
Thấp cao Thanh Hải núi xanh
Suối trong trước núi hiện hình sau cây”…
Câu 99, 80:
“Trăn soi mộ cũ Kỳ Sơn
Bến Phì mộ gió mới than canh trường”…
Câu 103, 104:
“Chinh phụ khi đã lìa đời
Cậy ai tô mặt, cây ai gọi hồn”…
Câu 111, 112:
“Gió thu bãi cỏ từng quen
Tên vèo trước mặt, quan san trăng đầy”…
Câu 139,142:
Nay đào tàn tạ gió đông
Mai gìa nở với phù dung bờ này
Chàng hẹn thiếp đến Lũng Tây
Giữa trưa chẳng thấy bóng ai hút tầm”…
Câu 145, 146:
Chàng hẹn thiếp cầu Hán Dương
Hết ngày nào thấy bóng chàng chàng ơi”…
Quá nhiều lỗi, quá nhiều sai không kể xiêt!...
Câu 395, 399:
Ngang Phiêu Diêu khoản ghi công chiến trường
Ngàn năm bia đá bảng vàng
Vợ con ân hưởng đàng hoàng dài lâu
Thiếp và Tô Phụ khác nhau
Lạc Dương trai giỏi có đâu hơn chàng?”…
Câu 403
Vì chàng dâng chén rượu ngà tận tay
Vì chàng thiếp chải tóc mây
Vì chàng trang điểm mặt mày thêm duyên
Giở khăn lệ cũ chàng xem
Câu 408, 409:
“Thơ sầu chuyển tiếp thơ vui
Thơ ngâm rượu chuốc liên hồi cùng nhau”…
Nên sửa:
“Thơ sầu đổi lại thơ vui
Rượu ngon mới kể ngậm ngùi trước sau”…
Vừa chỉn chu vần điệu , vừa đúng nghĩa nguyên bản:
Xướng bất xướng hề Tử lưu thiên
Nguyện châm cửu uấn hề xướng song liên
- chữ Nôm
Câu vui đổi với câu sầu.
Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời
(Đoàn Thị Điểm dịch)
Bà Điểm dịch thời tiếng Việt chưa phát triển mấy mà vần điệu, ý từ thanh thoát bay bổng, vừa sát nguyên bản , vừa làm nguyên bản hay hơn nhiều; Vương Trọng dịch sau 300 năm, tiếng Việt phát triển đến mức cao chưa từng thầy khi la tinh hóa con chữ, thế mà ý tứ đã kém, sai xa nguyên bản, khi thơ tầm thường, vần điệu lại lỗi, sai trầm trọng. Thật uống công tôi đọc và viết bài phê bình!
Bản dịch nghĩa, dịch thơ Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn của Vương Trọng quá kém lại sai quá nhiều làm hỏng nguyên tác, bôi nhọ tiền nhân như thế này mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa làm “Tác phẩm văn học trong nhà trường” thì thật nguy hại cho dân chúng và học sinh, sinh viên vô cùng!
Kẻ phá hoại di tích văn hóa vật thể và phi vật thể đều cấu thành tội phạm. Vương Trọng dịch hỏng Chinh phụ ngâm, Đỗ Trung Lai (dịch phá hỏng Đường thi) đều phải vào vòng lao lý. Những kẻ phá hoại các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như hai ông là có tội lớn. Hai ông vì cuồng danh, vì ngộ nhận tài năng của mình mà gây ra tai họa lâu dài cho dân chúng và học sinh, sinh viên! 
Hà Nội 2012
Đ – H
(*) In trên 
lethieunhon.com
(**) Tham khảo thơ Lý Bạch

KẾT MIỆT TỬ 
Yên nam tráng sĩ Ngô môn hào, 
Trúc trung trí duyên ngư ẩn đao. 
Cảm quân ân trọng hứa quân mệnh, 
Thái sơn nhất trịch khinh hồng mao.
DỊCH NGHĨA
Tráng sĩ miền nam nước Yên và hào kiệt đất Ngô 
Dấu dao cùn trong đàn trúc, dấu đao trong bụng cá 
Cảm ơn vua nên đem tính mạng đền ơn 
Gieo núi Thái Sơn nhẹ như lông chim hồng
"Kết miệt tử" là tên một điệu hát cổ, có nghĩa là người đan vớ, ngụ ý là người quyết chí báo ơn.
Trần Trọng San dịch thơ:
Ngô Môn có bậc anh hào, 
Lòng đàn bụng cá giấu dao tung hoành. 
Đền ơn vua, quyết dâng mình, 
Một gieo núi Thái, nhẹ tênh lông hồng.

Ác hơn Trung cổ



Đỗ Hoàng 

THƠ CHỐNG GIẶC NỘI NGOẠI XÂM 3 - 2020

ÁC HƠN TRUNG CỔ

Rùng rợn đồng bào đổ huyết tươi!
Bởi phường một mắt, mặt đười ươi.
Đồng Tâm cối kiếm chôn lời khóc,
Trà Lý laser chặt tiếng cười!
Mổ bụng, moi gan diều quạ rỉa,
Chém đầu, lộn ruột vịt gà bươi!
Bạo tàn hơn cả thơi Trung cổ
Trời đất đừng dung lũ giết người!

            Hà Nội 15 - 3 - 2020
                    Đ - H

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

504 nhà thơ Việt Nam


   



504 CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Đỗ Hoàng

 (Phần I phóng tác Nguyễn Hiếu)

1 - Hữu Thỉnh chẳng còn bài nào,
Xe tăng vấp phải tường rào thi ca!
2 - Chế Lan Viên bánh vẽ ca
Vạn người nằm  xuống, thơ ta góp phần!
3 - Phùng Cung chịu bao phong trần
Để thơ ca Việt đến gần Trời cao!
4 - Cũng nên nhắc bác Nguyễn Bao
Cùng em Định Hải đã vào văn chương!
5 - Phùng Quán tính cách khác thường
Lưu danh sử sách cũng đương luận bàn!
6 - Lê Đạt là bậc siêu phàm
Công an đặt bục phải mang suốt đời!
7 - Hoàng Trung Thông chỉ mấy nhời,
Bên ta cũng thích, bên người cũng ưa!
8 - Trần Dần chẳng phải tay vừa
Nô ben cầm chắc ngàn xưa ai tày!
9 - Nguyễn Hữu Đang sánh trời mây,
Mặc cho hỗn thế đọa đày nhân gian!
10 - Hoàng Cầm tình ái đa mang
Tài thơ số một trên toàn Đông Dương!
11 - Lưu Trọng Lư không tầm thường
Tiếng Thu là đủ khơi nguồn nghìn thu.
12 - Nhạt nhàn văn xuôi Đỗ Chu
Nhảy qua thơ phú làm ngu thi đàn!
13 - Buồn cho anh Vũ Từ Trang
Buôn gỗ sung sướng lại quàng qua thơ.
14 -  Duy Khán im lặng vật vờ
Cho các em một giấc mơ bụt hiền!
15 - Phạm Tiến Duật cổ động viên
Để cho máu lính dính liền chân mây!
16 - Lê Thanh Nghị dân trai cày
Phê bình, thơ phú đã bay về trời!

17 - Hoàng Nhuận Cầm đáng bôi vôi

Coi cuộc đánh đấm như chơi chắt chuyền!

18 - Thơ vờ vịt Nguyễn Khoa Điềm
Nên đưa tất cả búa liềm lại phang!
19 - Hương thầm Phan Thị Thanh Nhàn
Xóm đê nhìn lại chỉ toàn cỏ rau!
20 - Trúc Thông đau chữ, đau câu
Bờ sông vẫn gió từ lâu nhạt nhèo!
21 - Nguyễn Quang Thiều đã phăng teo
Sính chơi Vô lối, cố đeo làm gì!
22 - Mai Văn Phấn cũng bỏ đi
Sở Đoan, Thuế vụ thư thi ai màng!

23 – Chút tài tử Hồng Thanh Quang,
Hang hùm, nọc rắn rán vang huê tình!
24 - Nguyễn Trọng Tạo tỉnh tình tinh
Nhạc thì một phách, thơ đinh đóng hòm!
25 - Nguyễn Đình Chính vượt đạn bom,
Đi tìm lửa khéo bị chơm ổ gà
26 – Những đêm châu thổ phù sa,
Diệp Minh Tuyền viết tình ca quê mình!
27 - In sa ra - gã Chăm tinh
Tiếng Việt nói ngọng còn bình thi thư!

Hà Nội ngày 16 – 7 – 2012

28 - Hoan hô nhà thơ Hải Như
Ngợi ca quan lớn hiền sư giữ chùa.
29 - Viễn Phương hề, chẳng chịu thua,
Làm con chim hót lăng vua suốt đời!
30 - Hữu Loan bầm dập phận người,
Hoa mua màu tím vẫn ngời sắc hoa!
31 - Hà Đông áo lụa Nguyên Sa,
Xứng danh thi bá tài ba vài dòng.
32- Trần Đăng Khoa hết thần đồng,
Ăn vàng cộng sản nên không thành ngài!
33 - Trần Mạnh Hảo thực kỳ tài,
Văn, thơ, luận chiến chẳng ai sánh bằng!
34 - Nguyễn Duy một thuở tiếng tăm,
Cũng nhờ rau má, nong tằm, ca dao!
35 - Chim Trắng thuộc loại cựu trào,
Nhưng mà chẳng có câu nào nhớ tên!
36 – Vớt từ đáy chén vớt lên
Nguyễn Trọng Tín mảnh trăng nghiêng có còn?
37 - Bảo Định Giang xứ đất hòn
Tháp Mười sen thắm mơ hôn Bác Hồ!
38 - Tạ Vũ uống rượu từng vò,
Vẫn mong Thị Hến xuống đò trong mơ!
39 - Nguyễn Thụy Kha đau giả vờ,
Nhạc thơ mưng tấy đồ rờ xi rê!
40 - Trần Nhuận Minh thấu tình quê,
Nỗi niềm câu chữ nhớ về cố hương!
41 - Chân thành thi sỹ Trần Nhương,
Nhúng vào sự thật văn chương có hồn!
42 - Nguyễn Chí Thiện nỗi như cồn,
Xứng danh Ngục Sỹ, thơ còn nghìn năm!
43 - Cao Tần đồng loại đánh văng,
Thi tâm nguồn cội sánh bằng ông cha!
44 - Nguyễn Bá Chung rời xứ ta,
Đêm ngày đau đáu quê nhà trong tim!
45 - Vũ Quần Phương đốt đuốc tìm,
Bè thơ sóng gió đánh chìm từ lâu!
46 - Thạch Quỳ Củ Nghệ tóc râu,
Nhưng mà cũng có nhiều câu nhớ bền!
47 - Xuân Hoàng đã bị lãng quên,
Bỏ quê không để cái tên cho làng!
48 – Cao Xuân Thái nghĩa Hà Giang,
Tuyết sa ngải đắng, chữ mang hồn người!
49 - Lê Văn Ngăn rất dở hơi,
Quyết làm Vô Lối bịp đời mấy chiêu!
50 - Bùi Giáng lục bát như Kiều,
Mưa Nguồn tưới thắm những chiều đảo điên!
51 - Đại Vô Lối Thanh Tâm Tuyền,
Hơi đâu mà nhắc cái tên ta bà!
52 - Bằng Việt vượt giàn đồng ca
Bằng dòng thơ dịch tài ba ai tày!
53 – Lum khum bóng Lê Thị Mây,
Chẳng còn một mảnh trăng gầy chờ mong!
54 - Y Phương tắm nước sông Hồng,
Nương thơ bị lũ bướm đồng cắn hư!

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2012

Chân dung nhà thơ Việt Nam đương đại (Phần III)

55 - Trần Mai Ninh tài sức dư
Nhớ máu cũng đủ trả thù cho quê!
56 - Hoàng Lộc viếng bạn sẽ về,
Khó ai quên được lời thề thiêng liêng.
57 - Trần Hữu Thung tạo nét riêng,
Là nhờ thăm lúa đồng chỉêm quê mình.
58 - Xuân Hoài mãi chốn lặng im,
Thơ ông không biết đi tìm nơi mô?
59 - Tài hoa vặt Trần Ninh Hồ,
Bên câu liền chị dạt xô mạn thuyền.
60 - Nguyễn Phan Hách rất có duyên,
Làng tôi quan họ một miền thơ văn!
61 - Hà Nhật làm ánh sao băng
Trên trời thơ Việt cùng trăng sáng ngời
62 - Pờ Sảo Mìn con núi đồi,
Cây hai nghìn lá nhiều người nhớ anh!
63 - Ngọc Tường Hoàng Phủ lên xanh,
Cuối cùng thì chút công danh chẳng còn!
64 - Lâm Thị Mỹ Dạ mỏi mòn,
Hết mùa đổi hố bom tròn ra vuông!
65 - Hải Bằng dù mất đế vương,
Tuổi tên còn với quê hương lâu dài.
66 - Nguyễn Bắc Sơn quả thi tài,
Vẽ ra chất lính hình hài đánh thuê.
67 - Hồ Vi chỉ một lời quê,
Thế là cũng đủ nhớ về thơ ông.
68 - Vi Thùy Linh lúc lên đồng,
Khỏa thân chăn lạnh thèm chồng, thèm anh!
69 - Vĩnh Nguyên để lại bao vần,
Đời ta thua cỏ vạn lần mới đau.
70  - Võ Quê lẩn lộn vàng thau,
Giờ chắc đã thấm nỗi đau cọng dừa!
71 - Đinh Thu Vân tự bị lừa
Thơ gom đem dán chẳng vừa con tem.
72 - Chính Hữu rất giỏi thổi kèn
Cho đồng chí quyết xông lên diệt thù!
73 - Vũ Cao vượt đám sương mù
Núi Đôi cũng đủ đền bù đời thơ.
74 - Thu Bồn nhờ chút mộng mơ,
Chim chơ rao được tôn thờ trên nương.
75 - Vương Anh, Ngọc Lạc xứ Mường
Viết thì lại giống phố phường Thanh Hoa.
76 - Trần Quang Đạo thật tài hoa,
Giọng quê nhà chẳng nhạt nhòa trong tim!
77 - Nguyễn Linh Khiếu quyết đi tìm
Những đàn trâu mộng thành chim đại bàng!
78 - Thanh Hải bỏ phố lên ngàn
Mồ anh hoa nở đã tàn sắc hoa!

Hà Nội ngày 22 – 8 - 2012

CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (IV)

79 - Thanh Thảo xuống cấp thi ca
Cuối đời lại hót mấy cha chức quyền
80 - Nguyễn Việt Chiến đứa huyên thuyên
Thơ vè báo liếp tuyên truyền xóm thôn
81 - Lưu Trùng Dương từ cõi ồn
Bước sang cõi lặng mất luôn tên mình
82 - Nguyễn Bình Phương gã phong tình
Vô lối ngu tối, hắc tinh thi đàn
83 - Vương Trọng xả súng từng tràng
Đặng Trần Côn gục dưới làn đạn lia
84 - Đỗ Trung Lai – Hán biết gì
Dịch như dao chém Đường thi tan tành
85 - Đinh Nam Khương sớm tàn danh
Tìm nguồn bốc thuốc non xanh mịt mờ
86 - Cầm Giang ấn khuất tài thơ
Cuối cùng vẫn được tôn thờ thi nhân
87 - Xin đừng nhắc ả Giáng Vân
Cũng dòng vô lối tâm thần hiện nay
88 - Một đời thơ mỏ ai hay
Là Lê Tuấn Lộc ở ngay Hội nhà
89 – Lanh chanh Nguyễn Thị Ngọc Hà
Thơ vè thấp thoáng ta bà gian thương
90 - Thi tài có Trương Nam Hương
Khúc ca xa xứ đoạn trường xiết bao
91 - Lẫy lừng âm nhạc Văn Cao
Tài thơ cũng khó anh nào sánh vai
92 - Bùi Chí Vinh quả có tài
Loanh quanh lại thấy lai rai Sài Gòn
93 - Giang Nam tăm tiếng mỏi mòn
Quê hương một thuở chẳng còn tiếng tăm
94 – Đồng Nai có Đàm Chu Văn
Chút tình bạn hữu thắm đằm trong tim
95 – Thương thay chàng Nguyễn Thanh Kim
Thơ không hót được như chim trong lồng
96 – Kim Ba ở cuối Cửu Long
Dây cà, dây muống, chữ không có hồn
97 – Phan Huyền Thư chê cuội nguồn
Nằm nghiêng cho vết thương trôn chảy dài
98 – Xiên xẹo Nguyễn Phan Quế Mai
Dịch ra thơ Việt chẳng xài được đâu
99 – Vàng Anh Phan Thị mọc râu
Tuyên ngôn quyết cắt nhịp cầu ông cha
100 – Phạm Đình Ân trâu lá đa
Vòng quay tỏa sáng dư ba tình đời
101 – Hoàng Vũ Thuật tra (1) dở hơi
Vô lối tắc tỵ hết thời còn chi
102 - Viết ít nhất như Hải Kỳ
Thơ tình, tình tứ còn ghi thôn làng
103 – Hà Thúc Sinh rất ngang tàng
Nỗi buồn cuộc chiến tới ngàn năm sau
104 - Ngô Minh sẹo biển đỏ màu
Huyết bầm hột cát đến đau vạn đời
105 - Mai Ngọc Thanh chữ như người
Vượt lên tên tuổi giữa thời gớm ghê
106 - Hồng Thế thi sỹ tình quê
Đá còn nhảy, người còn mê mộng huyền!

Hà Nội 30 – 3 – 2017
(1)  Tra: Già (tiếng miền Trung)

CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần V)

107 - Anh Ngọc chỉ chê không khen
Đã từng nhóm cổ động viên chiến trường
108 – Hàn Mặc Tử trí phi thường
Là ngôi bá chủ thi vương rạng ngời
109 – Bích Khê mới lạ hơn người
Nỗi đau tinh huyết muôn đời lưu danh
110 – Làm nên tên tuổi Ngọc Anh
Kơ-nia tỏa bóng còn xanh đến giờ
111 – Nguyễn Thanh Mừng nghĩa tình thơ
Phóng sinh cho cá có bờ bến neo
112 – Nguyễn Đình Thi thuở ngặt nghèo
Ôm em, ôm cả súng đeo bên mình
113 – Lặn tăm hơi, Nguyễn Văn Dinh
Thi sỹ Quảng Bình chỉ viết ca dao
114 – Nguyễn Nhược Pháp quá tự hào
Chùa Hương lẽ hội, đường vào thi ca
115 – Đình Hùng cũng bậc tài ba
Nỗi niềm Đông Á vạn nhà cùng đau
116 – Nguyễn Bính thơ cỏ ngọn rau
Để cho nước Việt nghìn sau trường tồn
117 – Vũ Hoàng Chương xứng suy tôn
Thơ say, thi bá có hồn núi sông
118 – Quá lẫy lừng Phạm Huy Thông
Sông Ô tiếng địch thức lòng hồn quê
119 - Vũ Xuân Hoát cũng bùn đê
Thật thà pha chút xàng xê bạn bè
120 – Phạm Hầu vô tận có nghe
Vọng Hải đài để buồn tê tái đời.
121 – Trần Vạn Giã bao ngậm ngùi
Giữa vòng cuộc chiến dập vùi đứng lên
122– Lê Văn Vọng xứng ghi tên
Một con số không bỏ quên là mình
123 – Sài Gòn Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
Câu chữ lạ tạo khối hình cho thơ
124  – Trần Hậu lưu lạc mộng mơ
Mối tình ảo thực nối bờ Á – Âu
125 – Mã Giang Lân bạc tóc râu
Hai lần vé giả đi tàu thi ca
126  – Triệu Lam Châu thực hào hoa
Dịch Nga, viết nhạc, thơ ta đều tài
127 – Triệu Nguyễn chẳng thích lắm lời
Tâm tình nguồn cội muôn đời cha ông
128 – Lý Hoài Xuân quả mơ mồng
Huyền thoại Nhật Lệ bềnh bồng Bảo Ninh
129 – Trần Nhật Thu vượt chính mình
Giữa miền tuyến lửa rạng danh với đời
130 – Thai Sắc ở tận cuối trời
Dã quỳ hoa vọng đến người mến yêu
131 – Trần Vàng Sao tuổi cuối chiều
Mới đau những cái mình liều xông lên!
132 – Văn Công Hùng nổi tuổi tên
Đất đai cây cỏ Tây Nguyên ghi hình
133 – Phạm Thiên Thư khúc ái tình
Cho người, cho bạn, cho mình dài lâu!
Hà Nội 3 – 4 – 2017
CHÂN NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần VI)
Đỗ Hoàng
134 – Xuân Diệu nổi tiếng địa cầu
Thơ tình từng chữ nhiệm mầu lời yêu!
135 – Sợi thương, sợi nhớ thêm nhiều
Thúy Bắc nhờ nhạc cho chiều thơ bay
136 – Vân Đài mơ mộng những ngày
Tài hoa một thuở đắm say Hà thành
137 – Thâm Tâm đời thật mỏng manh
Nhưng rồi nỗi “Tống biệt hành” âm vang
138 – Đông Hồ tình ái đa mang
 Chút tài tử đủ làm sang cho người
139 – Lửa thiêng Huy Cận ngời ngời
Tràng giang buồn đến muôn đời chưa tan
140 – Lam Luyến trễ mấy đò ngang
Chồng em, chồng chị lỡ làng nhân hai
141 – Lê Đình Cánh ít viết dài
Nhìn Quán Sứ thấy hình hài thi nhân
142 – Nguyễn Hữu Quý sớm nổi danh
Trường Sơn khát vọng xây thành cho thơ
143 – Hai trời Âu, Á còn mơ
Nguyễn Đình Chiến nối đôi bờ thi ca
144 – Tế Hanh là bậc tài ba
Hoa niên từ thuở xưa xa lẫy lừng
145 – Thương nhau sông suối, núi rừng
Ngọc Bái in dấu trên từng nẻo quê
146 – Phương Thúy cõi thực ê chề
Sông La tựa ngọc đường về cha ông
147 – Tùng Bách cười cợt  bông lông
Biết chê cái đám kèn đồng không tim
148 – Một nhà thơ phải đi tìm
Anh Phan Cung Việt biết chìm nơi nao?
149 – Phạm Ngọc Cảnh, cánh hô hào
Mấy sư đoàn thép lặn vào rừng tan
150  – Lò Ngân Sủn phút mơ màng
Chào em người đẹp, em càng đẹp mê!
151 – Nhìn mông hoa hậu vôi ve
Dương Ký Anh bị thơ đè chết tươi
152 – Chu Hoạch cống rãnh bệt ngồi
Nhưng thơ xúc động lòng người sớm trưa
153 – Phất cờ, phất mãi chưa bưa
Lê Chí ở giữa nắng mưa tội tình
154 – Hành phương nam Nguyễn Công Bình
Câu thơ gánh cả bóng mình trăm năm
155 – Nguyễn Trác lặng lẽ như tằm
Ngày dài, tháng lọn đợi rằm tơ ươm
156 – Khuất Bình Nguyên thơ à uôm
Chạy giải thưởng hơn con buôn chạy tù
157 – Đoàn Thị Ký nơi mây mù
Về xuôi giữ được câu thơ vẹn tròn
158 – Dương Thuấn con của núi non
Đi đâu cũng nhớ bản Hon xứ Tày
159 – Còn hơi thở muốn thơ hay
Đỗ Trọng Khơi vượt tháng ngày xe lăn!
160 – Mai Quỳnh Nam chữ vện vằn
Đố ai biết được rắn, trăn đề phòng!
Hà Nội 7 – 4 – 2017
Đ – H
CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (VII)
Đỗ Hoàng
161 - Tây Hồ mộng, Thái Thăng Long
Hồn thơ Hà Nội, Chín Rồng hào hoa
162 - Nguyễn Xuân Sanh nhịp hải hà
Cách tân xứng bậc tài ba thi đàn
163 – Hoàng Quang Thuận đứa bịp gian
Tưởng mua thơ được bằng vàng lưu manh!
164 – Phạm Đức có chút chân thành
Đơn phương yêu vẫn ngọt lành gửi trao
165 – Ngũ Liên Tùng giỏi tự trào
Lườm phường châu chấu, cào cào nhiễu nhương
166 – Tử Phác chết đói, chết buồn
Tài thơ, nhạc, chí phi thường muôn năm!
167 – Một người lặn tiếng, lặn tăm
Hồng Chinh Hiền đã từng nằm non xanh
168 – Đặng Đình Hưng mãi vang danh
Nhờ tài không phải công thành của con.
169 – Ý Nhi đời chẳng cô đơn
Buồn thơ lắp ghép còn hơn buồn mình
170 – Trần Chấn Uy, sóng đa tình
Tha hương ngóng Mẹ gánh hình núi non
171 – Bùi Tuyết Mai xuống phố, đồng
Có hình rừng ánh đèn lồng trong thơ
172 – Đặng Nguyệt Anh mối tình mơ
Bao nhiêu cậu ấm, bao giờ về đây?
173 – Thụy An bão gió đọa đày
Hồn Nhân văn vẫn muôn ngày còn thiêng
174– Đỗ Trung Quân nổi tuổi tên
Quê hương để nhớ xanh miền yêu thương
175 – Trải qua dặm thẳm chiến trường
Trần Nguyên Vấn đi trọn đường thơ xa
-        AA176 – Khi đàn ông lạc đến nhà BB
Trần Kim Anh có thi ca ngọt ngào
177 - Đồng Đức Bốn học ca dao
Người xinh mà khóc đò nào cũng nghiêng
178 – Sông Hương, núi Ngự hồn thiêng
Câu thơ Kim Yến tình riêng gửi người
179 – An Giang có Trịnh Bửu Hoài
Làm nên tên tuổi miệt xoài xanh cây
180 – Thu Nguyệt nổi tiếng những ngày
Vượt lên sức vóc xứ đầy bán mua
181 – Phạm Ngà nhớ lời ru xưa
Ru người nhưng cũng như vừa ru anh
183 – Lê Quốc Hán quả tài danh
Biến công thức toán trở thành tâm thi
184 – Thu Trang biền biệt Pa ri
Câu thơ hồn Việt vẫn ghi nhớ về
185 – Nghìn năm ba động Thúc Tề
Trăng mơ quấn quýt xuân về thùy dương
186– Có chàng lãng tử Kim Chuông
Nhặt câu từ dưới ao chuôm ruộng mòn.
187 – Lương Định lang bạt Sài Gòn
Câu ca xứ Lạng vẫn còn tâm trong.
188 – Thi Hoàng ở tận Hải Phòng
Viết thơ Tây trắng, mắt tròng phải bai
189 – Mai Văn Hoan ghép mấy bài
Thơ tình mốc thếch, nhạt phai dưới vè.
190 – Theo người mở cõi tìm về
Trần Hoàng Vy nối thêm quê thắm tình
191 – Phạm Đương là đứa hắc tinh
Ăn cắp thương hiệu công trình người ta!
Hà Nội 8 – 4 - 2017

CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (VIII)
Đỗ Hoàng
192 - Nổi danh lúc tuổi mười ba
Anh Thơ nữ sỹ tài hoa đương thời
193 – Vô lối rởm Từ Quốc Hoài
Còn thua mấy cháu lớp hai trường làng!
194 – Loáng thoáng biết Trần Anh Trang
Hỏi ra chẳng biết người đang làm gì?
195 – Hỏi cùng bác Đỗ Văn Tri
Viết là rất khó nên đi tận cùng
196 – Trường Sơn một thuở luồn rừng
Nguyễn Thái Sơn vẫn đau từng câu thơ
197 – Quang Chuyền phiêu dạt ước mơ
Vẫn nhờ cánh sóng nối bờ thương nhau
198 – Trúc Cương thần rượu tiêu sầu
Trong tim chưa cạn mấy bầu ngất ngây!
199 – Đỗ Minh Dương nhớ những ngày
Gặp em hội diễn càng say lòng mình
200 – Trần Nhật Lam lặn bóng hình
Bạn bè nhắc kẻo quên tình thơ văn
201 – Thân to lớn Hoàng Việt Hằng
Hai bên thi báo có bằng nhau không?
202 - Leo lên đến cuối sông Hồng
Đỗ Thị Tấc vẫn nhớ dòng về xuôi
203 – Mộng Tuyết rạng rỡ bao nguời
 Một trang nữ sỹ sáng trời đất Nam
204 – Đặng Hấn nối chữ người sang
Cầu nâng người bước, lòng càng mộng mơ!
205 – Không cần gây những bất ngờ
Nguyễn Trọng Văn vẫn nối bờ văn chương
206 – Nguyễn Sỹ Đại cứ thường thường
Ca ngợi đất nước, Đảng thương của mình
207 – Trong lặng lẽ, Nguyễn Tùng Linh
Biển mùa đông gửi trọn tình thủy chung
208 – Báo yên đi đến tận cùng
Cảnh Trà mất hút ở vùng cực Tây
209 – Tình bạn như ly nước đầy
Bùi Việt Mỹ sống đắm say tận lòng!
210 – Có người như có bằng không
Phải là Đào Ngọc Phong có nhầm?
211 – Chẳng lề lối, chẳng tri âm
Thuận Vi biết thế vẫn đâm sầm vào
212 – Lê Anh Xuân từng tự hào
Cấu vồng đã tắt giữa sao băng dày
213 – Nguyễn Thị Mai nhớ Khâu Vai
Chợ tình vẫn đẹp có hai người tình
214 – Cuộc đời trận mạc điêu linh
Trần Hoài Thư quyết lưu hình giang sơn
215 – Lão nông Fây Nguyễn Hoài Nhơn
Vẫn cày truyền thống tiếng đờn của choa
216 – Trương Quang Ngọc rất hào hoa
Lâu rồi không thấy anh ra thơ phường?
217 – Xứ người lạc Nguyễn Văn Chương
Thâu đêm câu chữ cho đường thơ lên
218  – Lê Mạnh Tuấn vẫn chí bền
Làm trai phải sống xứng tên tuổi mình
Hà Nội ngày 12 – 4 – 2017

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần IX)
Đỗ Hoàng
219 – Tài năng nữ sỹ Xuân Quỳnh
Ra đi vẫn để bóng hình cho thơ
220 – Lưu Quang Vũ gây bất ngờ
Từ thơ sang kịch đôi bờ bằng nhau
221 – Phạm Văn Đoan sóng Vũng Tàu
Trường Sơn mãi mãi xanh màu biển khơi
222 – Trần Gia Thái thơ dở hơi
Đãi đằng nhục bút hót lời ngọng ngô!
223 – Vũ Ân Thi lặn ao hồ
Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Hồ, Hưng Yên?
 224 - Bùi Minh Quốc thời không quên
Ngọn cờ Dân chủ tuổi tên vang lừng!
225 –  Văn Lợi ca tụng tưng bừng
Thơ tình làng nhớ độ chừng mấy câu!
226 – Muốn mình có được dài lâu
Văn Lê dầu dãi bạc đầu vì mơ.
227 – Lãng Thanh có những bất ngờ
Tình yêu như ngựa phi mờ chân mây
228 – Mai Liễu bóng núi hao gầy
Tình em cây vẫn nở đầy rừng hoa
229 – Đi tìm hết lối gần xa
Trần Quang Quý muốn thơ ta khác người
230 – Lục bát rau má, ngọn khoai
Huy Trụ vẫn giữ trọn lời cho quê
231 -  Chiến tranh bắn giết gớm ghê
Luân Hoán thoát được mong về cố hương
232 – Một đời đeo đẵng văn chương
Châu Hồng Thủy chút tình thương cội nguồn
233 – Tài hoa có lúc nẫu buồn
Nguyễn Vũ Tiềm quê vẫn luôn ngóng hoài
234 – Trần Phá Nhạc giờ lai rai
Xuống đường lạc phố nhớ bài học ngu
235 – Dặm ngàn tuyết trắng mịt mù
Nguyễn Huy Hoàng được đền bù thơ ca
236 – Từ viên gạch mộc phù sa
Đoàn Xuân Hòa đánh lửa ra gạch vàng
237 –Trần Chính lặng lẽ mơ màng
Hát điệu chèo Liễu ngỡ ngàng cỏ rau
238 - Nguyễn Hưng Hải chẳng mè mầu
Trung du, đồi cọ, nương dâu là tình
239 – Trầm luân mãi Hoàng Tích Linh
Kịch thơ lưu bút đến nghìn năm xa
240 – Phan Khôi trẻ mãi tình già
Một đời tiết tháo ta bà phải kiêng!
241 – Hằng Phương lẩn lộn chung riêng
Phẩm chất nữ sỹ bỏ quên mới buồn
242 – Tép tôm một lũ con buôn
Vũ Đức Phúc tiếp đánh đòn Nhân văn
Hà Nội 15 – 4 – 2017

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần X)
Đỗ Hoàng
243 – Võ Thanh An ẩn tiếng tăm
Nhưng Bờm đã sống nghìn năm nay rồi!
244 – Trần Thị Thắng ôi than ôi!
Một thời đạn lửa nung vôi còn gì?
245 – Đường tàu, cỏ má Anh Chi
Nhìn rau gắp thịt còn gì văn chương!
246 – Núi non lãng đãng mờ sương
Bế Thành Long nét khác thường thi nhân
247 – Bàn Tài Đoàn lắm phong trần
Muối Cụ Hồ thấm mặn dần bản buôn
248 – Nông Quốc Chấn giữ cội nguồn
Châu huyện đổi mới nỗi buồn sẽ tan!
249 – Mai Châu mây trắng đỉnh ngàn
Lò Cao Nhum nổi giữa làn sương xanh!
250 – Sinh dòng sông nước ngọt lành
Bế Kiến Quốc chút lòng thành cho ta
251– Tiếng suối trong – Tiếng hát xa
Trăng lồng thi tứ tài ba Cụ Hồ!
252 – Chà Và lãng đãng nơi mô?
Sóng Hồng thương phận dạt xô Chu Thần!
253 – Chết đường lạnh lẻo tấm thân
Phương Xích Lô chở tử thần nuôi thơ!
254 - Xích Bích khuất nẻo bến bờ
Hoa bí vàng được tôn thờ tim yêu!
255 – Lê Đình Ty đời phiêu diêu
Xác xơ thơ phú cũng liều như ai!
256 – Trần Huyền Trang vượt đường dài
Núi non Bình Định gánh vai với người!
257 – Từng chữ khó nhọc ngược xuôi
Trần Quốc Thực suốt một đời cho thơ!
258 – Dương Kiều Minh cũng ất ơ
Đại ngôn, khẩu hiệu bến bờ nào neo?
259 – Hà Huy Hoàng không bọt bèo
Quê mình, mình cứ hát theo giọng mình!
260 – Hồ Zếnh một đời phiêu linh
Chiều châm điếu thuốc cho tình thêm men
261 – Nghiêng chai lặng lẽ say mèn
Trịnh Thanh Sơn níu sợi bền thơ văn!
262 – Nguyễn Khắc Thạch mất tiếng tăm
Một bờ, một cánh lặn nằm nơi nao?
263 – Sân trường tiếng trẻ lao xao
Đông Hà cũng lịm chốn nào trông mong?
264 - Xuân Miễn từ biệt miền Đông
Bao cô bộ đội không chồng mà ngoan!
265 – Xuân Sách chân tướng lên toan
Văn thơ quỷ quái nhưng toàn lời hay!
Hà Nội  22 – 4 -2017
Đ - H
CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XI)
Đỗ Hoàng
266 - Trịnh Hoài Giàng cánh buồm lay
Nỗi đau biển cả ở ngay mạn thuyền
267 – Thơ Việt không biết gọi tên
Dư Thị Hoàn bị lãng quên đoạn đành
268 – Mặt trời từ ấy rạng danh
Máu hoa Tố Hữu công thành cốt khô
269 - Tài chi cũng lạnh nấm mồ
Lê Đức Thọ giỏi tung hô quân vào!
270 – Trải qua một cuộc máu đào
Ngô Thế Oanh viết thế nào ai hay?
271- Đoàn Phú Tứ bị đọa đày
Màu thời gian vẫn những ngày âm vang!
272 - Thế Lữ nguyên súy Tao đàn
Trắng tinh cánh hạc giữa ngàn chơi vơi
273 - Tô Ngọc Thạch lúc ít lời
Thì tin mưa nắng khoảng trời của em!
274 - Khát khao cái mới thường đêm
Hải Đường cũng tự bước lên thi đàn!
275 - Yêu là dâu bể đa đoan
Nguyễn Lập Em chẳng tính toan lỗ lời!
276 – Lũi lầm bãi sắn, đồng khoai
Bùi Quang Thanh cũng có bài rau xanh
277 - Phận hèn ngọn cỏ mong manh
Nguyễn Long mấy kiếp mới thành thường dân!
278 – Nguyễn Vỹ tù tội phong trần
Gửi Trương Tửu khúc thần thi ca.
279 - Biển quê, sông nước, áo bà
Nguyễn Ngọc Phú nghĩa quê cha sớm chiều
280 -- Một đời mãi kiếp đang yêu
Đặng Vương Hưng biết nói điều vì nhau!
281 – Bầy sâu cà vạt đỏ nhàu
Bành Thanh Bần thấu nỗi đau dân lành
282 – Thành Tùng một thuở lừng danh
Màu hoa đỏ đã trở thành lời ca
283 – Hoàng Hưng bầm dập tài ba
Hành trình tìm mặt cho ta cho người
284 – Trang Nghị có tiếng một thời
Mùa dưa quê mẹ, mắt người em xinh!
285 – Ngay trong cả viết thơ tình
Đặng Huy Giang biết chán mình, thật không?
286 - Đời như sân khấu một vòng
Phạm Trường Thi gửi nỗi lòng cho thơ
287 – Lục bát có cũ bao giờ
Nguyễn Thế Kiên vẫn tôn thờ ca dao!
288 - Nhọc nhằn vó ngựa non cao
Lê Minh Quốc quyết lối vào tim thương
289 – Trúc Chi lăn lộn sân trường
Vẫn dành câu chữ đời thường từng trang
290 – Bùi Quang Thanh (Nga) trải dặm ngàn
Về quê thấy chiếc là vàng nhặt lên!
291 – Một giấc tiền chiến Mộng Huyền
Người từ giã đẩy tôi lên phía trời!
292 – Chiến tranh đã qua lâu rồi
Phạm Xuân Trường đứng khóc ngồi hai phe
293 – Thịt chó rượu mận đầy be
Bùi Hoàng Tám chỉ máu me đồ nhà
294 - Như thuyền sóng lớn đi xa
Lê Xuân Đố nhớ quê ta sinh thành
295 - Du Tử Lê phận mỏng manh
Lưu vong khi chết, biển xanh làm mồ!
296 - Kề vua biết tới khi mô?
Trúc Linh Lan để héo khô phấn vàng
297 - Trải bao biến động trần gian
Tần Hoài Dạ Vũ mơ màng dáng xưa
298 - Đời trai chinh chiến nắng mưa
Phạm Sỹ Sáu nhớ ngọn cờ đầu quân.
299 - Phạm Dạ Thủy giữa phong trần
Tự mình xa lạ mấy lần chờ mong!
300 – Thi Vũ đau đáu tận lòng
Nỗi quê vời vợi như không bến bờ
301 - Tháng ngày thắc thỏm quê mơ
Mạc Phi lãng đãng dấu xưa mộng người
302  – Thế Dũng biệt xứ xa vời
Qua bốn phường trời, vẫn giữ từ tâm!
303 – Nấm mộ khắc dấu hương trầm
Nguyễn Đức Mậu chút tri ân bạn bè!
304 – Nguyễn Thanh Lâm với đam mê
Tử vi, mưa nhớ lời thề tuổi hoa
305 – Nguyễn Khôi làng bản gần xa
Người yêu tiễn dặn như ta dặn mình
306 – Đứng dậy đi, ơi người tình
Phạm Hồ Thu gọi giữa thinh không người!
307 – Trần Tâm từ than, bụi vôi
Câu thơ bỏng rát nắng trời xi măng!
308 – Trải qua bao nổi bất bằng
Nguyễn Nguyên Bảy vẫn lòng hăng hái đầy
309– Ái tình vẫn chuyện gió mây
Lan Sơn mộng vỡ khó đầy tình xưa
310 – Đã nhiều kẻ đón người đưa
Đỗ Bạch Mai vẫn nắng mưa một mình
311 - Lý Phương Liên nỗi đám đình
Giờ thơ đến lại người tình trăm năm
312 -  Trương Tửu đau nỗi Nhân văn
Như Kiều thân gái qua trăm đoạn trường!
Hà Nội ngày 24 – 4 – 2017
Đ – H
(còn nữa)

Chân dung Thơ Việt đương đại (tiếp theo ) – Phần (XII)
Đỗ Hoàng
Ltg: Sau khi in Chân dung thơ Việt đương đại lên Fây, tôi được nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhạc sỹ, họa sỹ và bạn đọc khen ngợi khuyến khích như : nhà thơ Trương Nam Hương, Nguyễn Công Bình, Ngô Minh, Vĩnh Nguyên, Trịnh Thanh Phong, Lê Quốc Hán, Thạch Quỳ, Thái Thăng Long, Văn Lê, Hải Đường,  Nguyễn Hữu Quý, Trần Chấn Uy, Phạm Thanh Khương, Nguyễn Đình Ấm, Trần Hậu, Đỗ Trường, Văn Cung Nguyên, Nguyễn Đình Ấm, Trần Mỹ Giống, Trần Hoàng Vy,  Hoàng Liên Sơn, Dương Diệu Minh…yêu cầu viết thêm chân dung nữa. Tôi biết làm công việc này thật lắm kẻ yêu, người ghét, “ở sao cho vừa lòng người,  ở rộng người cười, ở hẹp người chê.”. Thôi cứ làm theo tiêu chí của mình, không đại diện cho ai cả, chỉ là ý kiến cá nhân chủ quan ! Cám ơn mọi người chia sẻ!
313 – Song Hảo về với đời thường
Được yêu, hối hận đoái thương phận tình
314 – Thêm một là Trần Hòa Bình
Nhờ thêm một biết hài hình trong tâm
315 – Lặng thầm ông Nguyễn Xuân Thâm
Tình quê, nghĩa bạn tri ân đồng bào
316 – Học Tây rồi lại học Tào
Chẳng ai biết Trần Đăng Thao viết gì
317 – Ninh Bình có Lâm Xuân Vy
Việc nông, thơ phú chi chi chành chành.
318 – Sẹo đất một thuở hỗn danh
Ngô Văn Phú vẫn êm lành thênh thang
319 – Đoàn Thị Tảo khéo đa mang
Trời không nín gió, níu chàng rưng rưng
320 – Cao nguyên, gái bụi, đường rừng
Với Tạ Văn Sỹ như chừng đã quen
321 – Nguyễn Đức Tùng thật chập cheng
Hai kư cóp nhặt bông phèng phương Đông
322 – Trần Đỗ Liêm, đất sông Hồng
Làm nên tên tuổi Chín Rồng phù sa.
323 – Mã Thế Vinh xứ hồi hoa
Câu si, câu lượn cho ta nhớ nàng.
324 – Nằm trong kho bạc, kho vàng
Nguyễn Ngọc Oánh vẫn mơ màng thi thư
325 – Ông Lành cây táo tàn hư
Hoàng Cát bị đánh ngắc ngư mấy lần
326 – Ngóng chồng, Tương Phố phân thân
Mà nên câu chữ rạng danh một thời
327 – Mỗi lần về bến đò Choi
Nhớ Hồ Minh Hà viết bom rơi quê nhà
328 – Chút ân tình Phạm Quốc Ca
Nỗi niềm thao thiết quê nhà lắm thay.
329 – Chiến trường đạn nổ, tên bay
Đặng Hồng Thiệp muốn chặn ngay đấu trường!
330 – Nông Thị Ngọc Hòa lên nương
Khói chiều thơm cả bản mường vào thu
331 – Trần Anh Thái lội ao tù
Mặt trời đổ bóng mây mù sẽ tan
332 – Đau như hoạn, Thái Ngọc San
Xuống mồ mới ngộ lấy vàng đổi rơm
333 – Đôi dòng lục bát kép đơn
Phạm Công Trứ vẫn mới hơn nhiều bầy!
334 – Trần Hùng vô lối tưởng hay
Hóa ra cầm kiếm chém bay cội nguồn
335 -  Từng làm du lịch bán buôn
Lại Hồng Khánh chữ câu tuôn mùi tờ!
336 – Dập bầm kiếp Trần Dzạ Từ
Hòn đá bốc lửa sáng như ánh đèn!
337 – Việt Phương khuấy động tuổi tên
Quyết mở cửa kín, dân đen được nhìn.
338 – Lê Nhược Thủy gửi chút tình
Con thuyền xa xứ có hình cố hương!
(còn nữa)

Hà Nội, ngày 3 - 5 - 2017
Đón đọc: Phạm  Thị Ngọc Liên, Bùi Hiền, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Đinh Phạm Thái, Mai Linh, Huy Trụ, Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Trọng Hoàn, Lữ Huy Nguyên, Vũ Duy Thông, Ngân Vịnh…

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XIII)
Đỗ Hoàng
339 – Ông đồ tưởng lặn khói sương
Vũ Đình Liên dẫn dắt đường đi lên
340 – Bàng Bá Lân ngỡ là quên
Giếng xưa chung bóng nổi tên lâu dài
341 – Vương Tâm chấp nhận trần ai
Có nhiều khoảnh khắc cả hai giật mình.
342 – Lão làng tên tuổi Gia Ninh
Nhớ quê nguồn cội Quảng Bình lênh đênh
343 - Phạm Thị  Ngọc Liên nổi nênh
Đường xa đèo núi ghập ghềnh chơi vơi
344 – Cũng người nổi tiếng một thời
Đoàn Văn Cừ vẫn sáng ngời thôn ca!
345 -  Thanh Quế lặng lẽ quê nhà
Tự làm mới dặm đường xa lần về
346 – Càng mê, càng lỡ hẹn mê
Bùi Hạnh Cẩn năm tháng thề tiêu tan
347 – Cung Trầm Tưởng một cung đàn
Paris thu lạnh thế gian hồng trần
348 - Ngân Vịnh lạc mỏ chuông ngân
Phải lòng mùi tóc tình nhân phả vào
349 – Hoàng Tố Nguyên đời lao đao
Mong em lên thác cho trào lòng yêu
350 – Nguyễn Thị Hồng Ngát biết liều
Mỗi khi khát đến tự thiêu mưa lòng!
351 – Võ Văn Trực con ruộng đồng
Dành trang viết thật xanh trong tặng làng
352 – Tạ Hữu Yên buộc quân trang
Hát cho cuộc chiến vừa tan máu nhòe!
353 – Người thì chia nhóm, chia phe
Phạm Hổ tìm bạn bò bê ngoài đồng
354 – Bè xuôi mãi Vũ Duy Thông
Không có bến đậu dòng sông chốn nào!
355 – Bàng Sỹ Nguyên chợ vùng cao
Vợ chồng xuống núi say nào mình say!
356 – Cẩm Lai nổi tiếng những ngày
Tơ tằm, chồi biếc đến nay có tàn?
357 – Chỉ là một ngọn rau tần
Nổi tên tuổi Trần Huyền Trân với đời
358 – Nguyễn Đăng Hưng sống xứ người
Từng câu, từng chữ đậm lời cố hương
359 – Làm doanh nghiệp Đoàn Mạnh Phương
Đi buôn manh múng, văn chương có bằng?
360 – Người nổi tiếng Trần Lê Văn
Tình phường, nghĩa bản trăm năm vẫn bền
361 -  Dương Tử Giang không thể quên
Một chặng đường thơ ở trên Quảng Bình!
362 – Cực Trung có Đỗ Quang Vinh
Biển xanh cát trắng lưu hình trang văn
363 – Đắm say từ thuở gieo mầm
Nguyễn Trọng Hoàn vẫn âm thầm mốt mai.(*)
Hà Nội ngày 3 - 5 - 3017
Đ - H
 (cón nữa)
(*) Đón đọc Lữ Huy Nguyên, Nguyễn Văn Toại, Đinh Phạm Thái……


CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XIV)
Đỗ Hoàng
364 – Quang Dũng thi sỹ biệt tài
Với Tây Tiến xây tượng đài thơ ông!
365 – Lo tròn đạo nghĩa vợ chồng
Là thu cảm Nguyễn Thị Hồng chứa chan!
366 - Lững lừng tên tuổi Yến Lan
Đường về lối bến My Lăng vẫn  còn.
367 – Nguyễn Thị Đạo Tĩnh mỏi mòn
Chữ duyên hai nửa chưa tròn cho nhau
368 – Ngân Giang mỏi kiếp buồn đau
Tài danh phận gái bạc đầu chưa tha!
369 – Chút đa đoan Phi Tuyết Ba
Nửa vầng trăng khuyết biết là lỗi ai?
370 – Vướng bùa ngãi Lê Khánh Mai
 Đời cho yêu viết là may mắn mừng.
371 – Hôm nay của Phùng Ngọc Hùng
Ngày mai thế giới nổi khùng các em!
372 – Dập bầm số phận đỏ đen
Trần Dzạ Lữ níu thơ nên đời miềng!
373 – Lên tiếng gọi Ma Trường Nguyên
Gọi mình mà cũng không quên gọi nường!
374 – Lặng lẽ sống Vũ Thị Khương
Vẫn chờ, vẫn đợi, nhớ thương nát lòng!
375 – Mai danh như Đỗ Quý Bông
Trùng tu câu chữ cho dòng văn sang!
376 – Dương Huy cười cợt nhẹ nhàng
Đồ nhà lắm kẻ bẽ bàng khi coi!
377 – Vương Linh con sóng mặn mòi
Biển đêm thắp sáng vùng trời khơi xa!
378 – Viết cả chữ Việt, chữ Nga
Lê Cảnh Nhạc có khúc ca hát nào!
379 – Nỗi riêng đau sóng biển trào
Lê Thị Kim tránh lối vào hư vô!
380 – Cầm Biêu giữ bức họa đồ
Cầu vào bản, muối cụ Hồ cho dân!
381 – Hải Phòng có Phạm Vân Anh
Vừa vô lối, vừa lên gân kịch trường.
382 – Sơn nữ Đặng Thị Thanh Hương
Biết chơi dao sắc giữa phường phố xa.
383 - Nguyễn Bảo Chân cố đi xa
Có bao nhiêu lá mới là mùa thu?
384 – Minh Huệ ngợi ca Bác Hồ
Từ đêm không ngủ thành thơ dâng đời!
385 – Hoàng Trần Cương chẳng kiệm lời
Trầm tích kể lể, một hơi nghìn dòng!
387– Dọc ngang đường bộ, đường sông
Tàu thuyền sẽ nhớ tấm lòng Trường Giang.
388 – Mọi người vẫn nhắc Lương An
Ai về bến Trấm đò sang đợi chờ!
389 – Yên Thao bền bỉ đến giờ
Nhà đồi đã đón nhà thơ bước vào!
(còn nữa)
Hà Nội ngày 5 – 5 – 2017
Đ - H
Đón đọc: Lâm Huy Nhuận, Hà Văn Thể, Hoàng Minh Châu, Phạm Thu Yến, Anh Vũ, Nga Hơvê, Phạm Ngọc Thường Đoan, Lương Ngọc An…




CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XV)
Đỗ Hoàng
390 – Dòng nước ngược khí phách cao
Nước xuôi Tú Mỡ lặn vào khơi vơi
391 – Lấy vàng đổi sắt ai ơi
Đông Trình tìm lại chân trời lộ mô?
392 – Lê Huy Mậu biệt hải hồ
Sông quê úp mặt bến bờ nhớ nhau.
393– Khóc Hoài đậm chữ, đậm câu
Vĩnh Mai tên tuổi dài lâu chẳng tàn
394 – Phan Vũ tình cũ mênh mang
Hà Nội phố vẫn mơ màng nghìn năm!
395 - Nga Hơ vê con rú ngàn
Yêu nhiều, nhớ lắm muôn vàn mến thương.
396 – Quách Tấn lặng lẽ bình thường
Một tấm lòng giữa đêm trường thơ điên!
397 – Quê ngoại không thể nào quên
Ngô Quân Miện lại có thêm lối về.
398 – Bỏ con, dứt áo ra đi
Lệ Thu giờ đã thấm vì hư vinh
399 - Lương Ngọc An quyết đi tìm
Giai điệu mới chính từ tim đấy mà!
400 - Lê Giang bao tháng năm qua
Vẫn đi tìm ngọc quê nhà có không?
401 – Hành trình mê mải Vân Long
Qua mưa vẫn thấy lầu hồng của ai!
402 – Tuệ Mai thức sự thi tài
Không bờ bến lạc hình hài hồn hoa!
403 – Viết cho đời, viết cho ta
Hoàng Hương Trang gửi người xa chưa về!
404 – Lâm Huy Nhuận nhìn gớm ghê
Người trong gương ấy hơn tê tái buồn!
405 – Một thời bầm dập Thảo Phương
Cây mùa đông nỗi sầu vương dặm dài!
406 – Phùng Khắc Bắc biết là ai?
Một chấm xanh rõ hình hài thi nhân!
407 – Tô Thùy Yên trải phong trần
Câu thơ lưu lạc trong ngần giọng ca!
408 – Phía núi cao Võ Sa Hà
Sợi tơ thổ cẩm mới là tơ yêu!
409 – Nỗi niềm day dứt sớm chiều
Nguyễn Thúy Quỳnh cũng tính điều vọng phu!
410 – Văn chương mơ được đền bù
Nguyễn Văn Toại con trung du nên người!
411 – Hoàng Trung Thủy bên biển khơi
Muốn thành trai ngọc cho đời sáng hơn!
412 – Thôi Hữu đường lên Cấm Sơn
Bản thôn củi lửa nỗi hờn có sao?
413 – Đinh Phạm Thái đáng tự hào
Văn chương khoa học lối vào đường ra
414 – Trứ danh kiêu hãnh Nhã Ca
Khăn sô cho Huế xót xa vạn đời!’
(còn nữa)
Hà Nội ngày 7 – 7 – 2017
Đ – H

Đón đọc: Phạm Công Thiện, Nguyễn Bùi Vợi, Lê Mai, Mai Hồng Niên, Anh Vũ, Vũ Thị Huyền, Nguyễn Trọng Tín…

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XVI)
Đỗ Hoàng
415 – Phạm Công Thiện chữ hơn trời
Tâm tư ý tứ đều lời quê hương
416 – Người lính già chết tha phương
Trần Trung Đạo biết cảm thương phận hèn!
417 – Viết nôm na Mai Hồng Niên
Tổng Cóc lấy vợ mừng nên bị cào!
418 – Mai Thảo tứ xứ ba đào
 Hương hồn sấp ngữa chiêm bao bóng mình!
419 – Còn vang chày cối Thậm Thình
Nguyễn Bùi Vợi được chút tình trời ban!
420 – Sẽ còn đọc giữa thiên bàn
Nhiều ý tưởng Nh. Tay Ngàn không quên!
421 -  Nhớ, nhớ nhiều! nhớ Hồng Nguyên
Một bài thơ Nhớ tuổi tên ghi đường!
422 - Hoài Trinh Minh Đức dặm trường
Khuyên người bỏ súng, buông gươm về nhà!
423 – Thế Mạc lặng lẽ rừng xa
Hồ, nguồn, sáo trúc cho ta nhớ hoài!
424 – Vũ Đình Văn chửa nguôi ngoai
Phà qua Long Đại mệt nhoài chiến chinh!
425 – Rời xa cái xứ Thần  kinh
Tôn Nữ Thu Thủy khối tình ở đâu?
426 – Thơ, triết, điện ảnh ông bầu
Đỗ Minh Tuấn phải đáng hầu ông nao?
427 – Một đời lăn lộn Thanh Hào
Dành cho em nhỏ câu nào viết hay!
428 – Lửa rừng sáng đến hôm nay
Thái Giang còn mãi những ngày vinh danh
429 – Trương Vĩnh Tuấn lên non xanh
Thôi thì thơ phú để dành đời sau!
430 – Triều Ân tóc đã phài màu
Vẫn ca ngợi bản càng mau kịp người!
431 – Nguyễn Ngọc Hưng cố dồn hơi
Liệt lưng lăn lộn lọc lời lỏi len!
432 – Chuyện lớn chuyện nhỏ Thợ Rèn
Mắng nhiều vẫn lắm trống kèn vòng hoa!
433 -  Mất công mà đọc Tuyết Nga
Quàng xiên chữ nghĩa chẳng ra thớ gì!
434 – Tô Hà rất trọng thư thi
Cứ tìm mãi chẳng có chi cho mình!
435 – Bao năm tháng Vũ Đình Minh
Đăm đăm ánh mắt hội Lim mơ màng!
436 – Thưa mẹ, thời thế sang trang
Trần Quang Long biết muộn màng viễn vông!
437 – Với cuộc chiến sống hết lòng
Trần Vũ Mai bỗng tay không trở về!
438 – Xuân Tùng thon thót nhớ quê
Bao nhiêu kỷ niệm để tê tái buồn!
439  - Vũ Thị Huyền, nước mắt tuôn
Tầm xuân mưa phấn sợi luồn nhớ nhung!
(còn nữa)
Hà Nội ngày 9 – 5 – 2017
Đ - H

CHÂN DUNG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XVII)
Đỗ Hoàng

440 – Đả Tây đả Nhật đến cùng
Đả mình, Xích Điểu chổi cùn quét sân!
441 – Quách Thoại đời ngắn nửa phân
Nỗi mơ dân chủ, nước dân mạnh giàu!
442 – Trời sinh có ai xấu đâu!
Lệ Khánh vẫn đẹp, dãi dầu đa đoan!
443 – Lê Thanh Xuân biết tính toan
Sách in có phải chỉ toàn thơ đâu
444 – Bùi Kim Anh một hai câu
Dãi dầu bán cái dãi dầu ai mua?
445 – Lê Mimh Hoài quả đong đưa
Người tình sánh trái đất vừa bay lên!
446 – Nguyễn Đức Sơn lập dị tên
Ca dao còn lại sao trên nguồn rừng!
447 – Trần Tuấn Kiệt mới chưa dừng
Cái tài lục bát không ngừng đổi thay!
448 -  Viên Linh viết có lời hay
Với tình quê kiểng mỗi ngày thêm sâu!
449 – Vương Tân yêu đến vạn sầu
Trần ai vướng bận cho rầu nhân gian!
450 – Mở đường vượt suối băng ngàn
Dương  Danh Dũng vẫn lụy sang đò chiều!
451 – Sông La đắm đuối lời yêu
Nghiêm Huyền Vũ có mấy điều cho nhau!
452 - Ở Tây nhiều hơn ở Tàu
Lâm Quang Mỹ véo von màu đồng ca.
453 – Nhạt, sáo, cũ, Bùi Sỹ Hoa
Cũng hô khẩu hiệu xứ Choa từng mần!
454 – Nguyễn Tất Nhiên giả tâm thần
Trốn khỏi cuộc chiến nội thân xéo giày!
455 – Hà Phương cũng ít người hay
Vì không trong đám dại ngây lên đồng.
456 – Trào phúng chẳng đọng một dòng
Lê Khả Sỹ chỉ long bong ngoài đường!
457 – Cao Mỵ Nhân gái phi thường
Làm trượng phu dẹp đoạn trường chiến chinh!
458 – Hà Văn Thể thật thấm tình
Chăm vợ ốm, vợ xem mình người dưng!
459 – Chịu sương móc Huế đã từng
Hoàng Anh Tuấn muốn mưa dừng đạn bom!
460 – Mai Trung Tính xạ trị còn
Nhưng thơ thì vẫn tơ non xanh rờn!
461 – Trần Đức Uyển không thù hờn
Cất ca cùng gió giang sơn thu về!
462 – Bên cầu dĩ vàng tái tê
Hoài Khanh mãi gọi hồn về cố hương!
463 – Nguyễn Nho Sa Mạc khiêm nhường
Mỗi câu chữ nặng đời thường đã qua!
464 – Mai Nam Thắng bọ quê Choa
Đến giờ vẫn cứ tụng ca sáo mòn!
465 – Khánh Chi lầm lũi thân đơn
Chữ câu rời rạc để hồn phiêu di.
.466 – Người ta nhớ Hoàng Trúc Ly
Nỗi sầu ca sĩ cũng vì trao nhau!
467 – Cuộc huyết chiến máu đen màu
Thành Tôn chỉ muốn vì nhau, thương người! .
468 – Thích Nhất Hạnh nối đạo đời
Nhớ thương hoa cải một thời mẹ chăm!
(cón nữa)
Hà Nội ngày 13 – 5 – 2017
Đ – H

CHÂN DUNG THƠ VIỆT (HỖN DANH) ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XVIII)
Đỗ Hoàng
469 – Bút Tre còn đến nghìn năm
Cái thời phải đứng khi nằm yêu thương!
470 – Chia ly máu đỏ chiến trường
Nguyễn Mỹ còn đắng trên đường tha ma!
471 – Viên Linh ta làm thơ ta
Cầu chi lọ mọ, ông bà ở đâu.
472 – Ai chơi xuân, xuân còn lâu
Hà Yên Chi có những câu thanh bình.
473 – Lữ Quỳnh qua lửa chiến chinh
Giờ mong một phút yên bình xóm thôn!
474 – Mường Mán lọc lỏi kép đơn
Phe bại cũng chuộng, phe hơn cũng dùng!
475 – Dô ta, dô tả muôn trùng
Mạnh Lê theo sóng đến cùng suối khe.
476 - Ồn ào sáo rỗng màu mè
Đọc Hoàng Quý có tai nghe chẳng vào!
477 – Tiễn em đi kiếm mấy hào
Cao Xuân Sơn cảm đồng bào long đong.
478 – Đau đời một chút núi sông
Hà Huyền Chi kiếp lưu vong xứ người!
479 – Hà Thượng Nhân trải ngục đời
Biết thương đồng loại dưới trời bơ vơ.
480 – Vương Đức Lệ phận con vờ
Trải mùi ngục thất biết mơ trời tròn!
481 - Nhất Tuấn tên tuổi sẽ còn
Từng câu giữ lại không mòn thời gian.
482 – Đỗ Quyên ồn ĩ lan man
Ba voi không được vá chan canh bầu!
483 – Đỗ Kh đổi nhịp ngắt câu
Sinh ra loại quỷ ba đầu sáu tai!
484 – Mới hồn còn chưa ăn ai
Khế Iêm vỏ mới xin bai xứ miềng!
485 – Tường Linh trải mấy buồn phiền
Ngóng về cố quận thương thêm đò chiều.
486 – Diên Nghị cũng kiếp phiêu diêu
Thương quê tao loạn thêm nhiều khổ đau!
487 – Nguyễn Thái Vận có mấy câu
Mái trường, bản cũ, cây cầu suổi xanh.
488 – Hải Phòng cụ Lê Đại Thanh
Kịch thơ lưu diễn lừng danh nhà nghề.
489 – Tình sầu tiền chiến đam mê
Huyền Kiêu ca chúa ngón nghề cũng kinh.
490 – Anh Vũ đủ việc linh tinh
Điêu khắc thơ báo, khi hình giáo viên
491 – Thương bao thân phận khổ hèn
Đào Minh Lượng ước ma kèn dâng sao.
492 – Diễm Châu dù lạc phương nào
Nối thêm câu chữ mới vào thư thi.
493 – Hòa âm điệu Nguyễn Lương Vy
Một đời đã sống cũng vì thơ văn
694 – Kim Tuấn cho em mùa xuân
Kiệm lời, kiệm chữ trong ngần lời ca!
(còn nữa)
Hà Nội ngày 14 – 5 – 2017
Đ - H


500 - CHÂN DUNG (HỖN DANH) THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI (Phần XIX)
Đỗ Hoàng
495 – Thái Bá Tân thật tài ba
Chỉ dòng năm chữ, phe ta giật mình!
496 – Nguyễn Thị Vinh thời Nhất Linh
Đau đời tao loạn nhân tình thế gian!
497 – Duy Năng chữ có mấy hàng
Chiến tranh bầm chốn địa đàng hoang vu.
498 – Chu Vương Miện thoát ngục tù
Buồn cho chinh chiến mịt mù Á Đông.
499 – Phan Hồng Khánh bao đau lòng
Lớn lên sống trọn giữa vòng đơn côi!
500 – Hoàng Tá có cả cuộc đời
Câu hay chữ tốt dành lời trẻ thơ!
501 -  Trương Xương cũng một ước mơ
Viết cho trẻ là đến bờ yêu thương!
502 – Đinh Đăng Lượng với bản mường
Quả mình thì hái, ngày thường bón chăm.
503- Lâm Quý hạt ngọc Cao Lan
Hồn thơ chắp cánh mây ngàn trắng xa!
504 – Qua Ba Rền nhớ Kinh Kha
Nuốt trôi gian khổ đường ra chiến trường!
                            Hết
Hà Nội 1 giờ sáng ngày 16 tháng 5 năm 2017
Đ - H