Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

306 nhà văn Việt Nam

    

306 nhà văn Việt Nam

Thứ hai - 09/03/2020 12:32
Do Hoang
Lts:
Nước ta ai cũng làm được thơ lục bát, từ thứ dân cho đến ông vua đầu triều. Với quan niệm biên độ Thơ rộng như hôm nay thì người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Làm thơ xuất bản thành tập cũng đến triệu người. Văn độ chừng một phần ba. Trong hàng vạn, hàng triệu người đó, nhà thơ Đỗ Hoàng đã đọc và chọn 810 vị khắc họa chân dung theo thể thơ lục bát, mỗi người 2 câu.
Trước khi công bố tuyển chọn Chân dung 162 vị Văn sĩ Việt đương đại (gồm 108 vị Thơ, 54 vị Văn) xin công bố lại Chân dung 810 vị Văn sĩ Việt đương đại đã qua sửa chữa, thêm bớt lần I (Sẽ có lần sau)
CHÂN DUNG VĂN VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
CHƯƠNG MỘT
306 nhà văn Việt Nam
Do Hoang 

Lts:
Nước ta ai cũng làm được thơ lục bát, từ thứ dân cho đến ông vua đầu triều. Với quan niệm biên độ Thơ rộng như hôm nay thì người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Làm thơ xuất bản thành tập cũng đến triệu người. Văn độ chừng một phần ba. Trong hàng vạn, hàng triệu người đó, nhà thơ Đỗ Hoàng đã đọc và chọn 810 vị khắc họa chân dung theo thể thơ lục bát, mỗi người 2 câu.
Trước khi công bố tuyển chọn Chân dung 162 vị Văn sĩ Việt đương đại (gồm 108 vị Thơ, 54 vị Văn) xin công bố lại Chân dung 810 vị Văn sĩ Việt đương đại đã qua sửa chữa, thêm bớt lần I (Sẽ có lần sau)

CHÂN DUNG VĂN VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
CHƯƠNG MỘT
1 – Sáu mươi mới vào Đảng viên
Hoàng Minh Tường chửi Cộng điên nhất đoàn!
2 – Đỗ Chu nhạt nhẽo, xẩm xoan
Chót đời được phiếu bé ngoan Bác Hồ!
3 - Nguyễn Khải biết mình văn nô
Cái tôi đánh mất đội mồ thở than!
4 – Nhờ phiên chợ Giát chiều tàn
Nguyễn Minh Châu thoát khỏi đàn văn ngu.
5 – Nguyễn Thị Ngọc Tú rối mù
Đất làng chưa đáng ba xu một thời
6 – Trần Đình Vân cũng rỗi hơi
Sống như anh viết nhại lời chị Quyên.
7 – Nguyễn Văn Bổng rặt tuyên truyền
Con trâu chắp cánh phi thuyền đằng vân.
8 – Ma Văn Kháng giỏi phân thân
Cưới không giá thú có phần của ma!
9 – Nguyễn Thành Long bị nhạt nhòa
Thôi còn lặng lẽ Sa Pa đỡ rầu!
10 – Doãn Quốc Sỹ nổi địa cầu
Ba sinh hương lửa thần sầu An Nam
11 – Võ Phiến mới thật siêu phàm
Nỗi đau nhân thế, danh càng thơm hơn
12 – Xuân Vũ xương trắng Trường Sơn
Đường đi không đến nỗi hờn máu tuôn!
13 – Nguyên Ngọc lăn lộn bản buôn
Anh hùng Núp lại phải luồn rừng sâu!
14 – Vùng quê yên tĩnh còn đâu
Nguyễn Kiên vác cuốc đi hầu hộ đê!
15 – Đào Vũ rất thạo chém vè
Cái sân gạch để hợp te tanh bành! (*)
---
(*) Bây chừ hợp tác, hợp te
Không có méng vải để che cái lồn! (Ca dao mới)
Hà Nội ngày 18 – 5 - 2017

CHƯƠNG II
16 – Đất mặn lúa nát, cỏ tranh
Chu Văn bão biển tan tành xác xơ.
17 - Động trời vòng tay học trò
Nguyễn Thị Hoàng đốt ra tro luân thường!
18 - Vũ Bằng tình báo văn chương
Miếng ngon Hà Nội khó lường hiểm nguy.
19 – Người mẹ cầm súng Nguyễn Thi
Bắn nhau hết đạn, mẹ đi về trời.
20 – Bất khuất Trần Đĩnh viết lời
Nguyễn Đức Thuận được một thời tiếng tăm.
21 – Hòn đất mũi hô muôn năm
Anh Đức không biết đặt nằm nơi nao?
22 – Lê Văn Thảo, văn thảo nào,
Cơn giông sét đánh lộn nhào trời xa
23 – Nguyễn Quang Lập rặt phe ta
Bị ta nhốt ngục kêu cha cẳng què!
24 – Nỗi buồn cuộc chiến máu me
Bảo Ninh thân phận toét toe một đời!
25 – Trần Công Tấn mộng thần voi
Về già xếp bút sang coi voi thần.
26 – Có được vợ nhặt Kim Lân
Sống hình lão Hạc nhờ chân kịch trường
27 – Cái hom giỏ Vũ Thị Thường
Đựng ếch thì chật, đựng lươn thì dài
28 – Nam Cao xứng bậc đại tài
Ngồi riêng một chiếu giữa đài văn thơ!
29 – Hoa hậu xứ Mường bơ vơ
Phượng Vũ gặp gỡ mấy cơ hội rồi?
30 – Đêm xa Hà Nội một thời
Mai Thảo văn bút rụng rời đến nay!
Hà Nội ngày 22 – 5 - 2017

CHƯƠNG III
31 – Lê Lựu cầm súng liệt tay
Một thời xa vắng dân cày viết văn
32 – Chỉ toàn điên điển, lác năn
Nguyễn Ngọc Tư lại đi chăn vịt đồng.
33 – Hữu Mai vùng trời rỗng không
Cao điểm cuối cùng còn lại mảnh bom!
34 – Lan Khai bị giặc cỏ đòm
Lầm than đến thế vẫn còn lầm than!
35 – Ngọc Giao văn bút kiêu sang
Một thời sáng giá trên đàn văn chương
36 – Hà Nội ba sáu phố phường
Thạch Lam danh tiếng phi thường nước ta
37 – Con đường sáng của mọi nhà
Hoàng Đạo đích thực tài ba lạ lùng!
38 – Vũ Hạnh tình báo nằm vùng
Viết sao cho hết ba cùng văn nhân? (*)
39 – Linh nghiệm nổi tiếng xa gần
Trần Huy Quang chịu mấy lần bút treo.
40 – Mạnh Phú Tư văn nhà nghèo
Mẹ đi làm lẻ gieo neo trọn đời!
41 – Thái Bá Lợi rất xu thời
Cũng nòi nô bút lựa lời nịnh trên
42 – Thúy từng tiểu thuyết nổi tên
Hà Khánh Linh vẫn không quên Huế mình!
43 – Dòng sông phẳng lặng nín thinh
Tô Nhuận Vỹ với cung đình rêu phong!
44 – Bình văn ba cọc, ba đồng
Phan Cự Đệ đặc một dòng bút nô!
45 – Thú hoang chui lủi hải hồ
Nguyễn Thị Thụy Vũ xương khô, cốt tàn!
Hà Nội ngày 24 – 5 – 2017
---
(*) Bao bọn bút bồi, văn bồi làm gián điệp
Bao tác phẩm nghệ thuật biến thành biệt kích
Cuộc đời này đánh đĩ
với văn chương!
( Loài người – Tâm sự người lính – Đỗ Hoàng 1973)

CHƯƠNG IV
46 – Chấp chi những đám văn gian
Thiếu Sơn bút chiến chiếu ngàn ánh sao.
47 – Hải Triều từ thuở xa lâu
Đưa Lầm Than lên tốp đầu văn chương
48 – Cây bút tâm sáng Đỗ Trường
Nhân văn đạt được tấm gương khó tìm!
49 – Hà Minh Đức cũng phê bình
Nhưng thường phê chén những hình ông to!
50 – Nâng bao thân phận chim cò
Sơn Nam nước nổi lò dò len trâu!
51 – Võ Huy Tâm hòn than nâu
Giờ than thổ phỉ đen đầu thảo dân.
52 – Ngổn ngang trần thế thảo dân
Đặng Văn Ký lúc xuất thần hành văn.
53 – Bùi Bình Thi kính tròng xăm
Ký sự Xiêng Khoảng đã tăm tối tàn!
54 – Dương Nghiễm Mậu lên Niết Bàn
Quyết không bẻ bút đi làm công sai.
55 – Hoàng Bình Trọng đói dài dài
Kỹ sư địa chất vướng tài văn thơ.
56 – Trốn vào lịch sử cầu cơ
Hoàng Quốc Hải chẳng ma sờ búa đe
57 – Chí lớn chưa đựng đầy be
Hòa Vang nhân sứ đọc nghe quá chờn!
58 – Phê bình cũng dạng trống cơm
Hồ Sỹ Vịnh một cung đờn văn ôm!
59 – Phất cao một thuở Đồ Phồn
Văn học minh họa tự chôn thần tài.
60 – Đỗ Hoàng phí một thời trai
Để cho Lam Luyến lỡ hai lần đò! (của dân gian)
Hà Nội 24 – 5 – 2017

CHƯƠNG V
61 – Muốn sống mãi với Thủ đô
Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô kịch phường.
62 – Một đời sân khấu Lộng Chương
Loa thành tình sử được bươn chải đời!
63 – Giết nhau đổ loạt xác người
Nguyễn Quang Sáng vẫn nụ cười Ba Phi!
64 – Mùa hè đỏ lửa qua đi
Phan Nhật Nam có còn gì khoe khoang
65 – Sương Nguyệt Minh viết Miền Hoang
Tường trần tơi tác, tan toàn Cộng quân!
66 - Nguyễn Huy Thiệp lúc nổi danh
Bán đứng tên mành, vào nhóm thương gian
67 – Thử lửa trong chốn địa đàng
Thảo Trường xa xót đời tàn máu sôi!
68 – Những ngôi sao thuở xa xôi
Lê Minh Khuê giỏi dùng lời ầu ơ!
69 – Không chồng, không bến, không bờ
Dương Hướng chân vịt lập lờ bến sông!
70 – Dương Thu Hương chí núi sông
Chống Cộng quyết liệt bà không thiết gì!
71 – Trần Thùy Mai khéo vân vi
Thấy người thắng cuộc mình đi treo cờ!
72 – Tuyệt thực để chết vật vờ
Nguyễn Mạnh Côn cũng vì mơ Đại Đồng!
73 – Lạc rừng, ngõ thủng, xà rông
Trung Trung Đỉnh đã hết lòng với văn.
74 – Cha thì phong kiến đại thần
Nguyễn Khắc Phê vẫn có phần Đảng xiên!
75 – Thiếu úy cải tạo Nguyễn Viên (*)
Giải thưởng Nhà nước Triều Nguyên nhận bằng!
Hà Nội 25 – 5 – 2017
(*) Bút hiệu Triều Nguyên

CHƯƠNG VI
76 – Tắt đèn chị Dậu tối tăm
Ngô Tất Tố thương vạn năm phận hèn
77 – Nguyễn Dậu tài đỏ, số đen
Mở hầm gặp phải lũ hèn chơi khăm!
78 – Tường trần chuyện hai nghìn năm
Bùi Ngọc Tấn bị băm vằm tả tơi!
79 – Nổi danh gia phả bằng vôi
Nguyễn Trọng Tân có thư thời đã qua
80 – Nguyễn Hoàng Đức quá tài ba
Dạy cho cái xứ vịt gà triết nhân
81 – Vũ điệu bô Nguyễn Quang Thân
Cũng chút vinh dự đổ phân nhi đồng
82 – Dạ Ngân bé mọn vợ chồng
Rổ rá cạp lại mặn nồng có sao!
83 – Trần Đăng xung trận ào ào
Ký sự Cao Lạng đã vào sử xanh.
84 – Lê Khâm nổ súng tranh giành
Mẫn tôi Phan Tứ dễ thành tình gian!
85 – Mẹ Âu Cơ gửi Y Ban
Gái tơ phải giữ cho chàng tiết trinh
86 – Từ bao chức vị truyền hình
Đến nay chưa thấy Thùy Linh viết gì?
87 – Đã mang tiếng kịch ti vi
Phạm Ngọc Tiến viết phải đì làng Nhô.
88 – Phong Lê cũng dạng phò bô
Khen thơ không phải của bồ mới cay
89 – Xe cày ra trận mát tay
Mai Văn Tấn chút gặp may vào nghề.
90 – Tô Hoài, O chuột, Giăng thề
Dế mèn viết ký say mê bao người!
Hà Nội ngày 29 – 5 – 2017

CHƯƠNG VII
91 – Dương Thị Xuân Quý một thời
Hạnh phúc mất mát thì đời vui chi!
92 – Vi Huyền Đắc, sáng tộc Vi
Kim tiền bất tử được ghi sổ vàng
93 – Đoàn Giỏi đất rừng phương nam
Trang văn sống động lay ngàn con tim.
94 – Thủy Thủ chiếc guốc xinh xinh
Vẫn còn lưu dấu ảnh hình hôm nay.
95 – Cái thời sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn thức tỉnh lay phố phường.
96 – Văn ươn, báo liếp Hồ Phương
Người tốt, việc tốt nêu gương phong trào!
97 – Biết tâm địa ếch, rắn, cào
Ngô Ngọc Bội vét sạch ao làng truyền.
98 – Ngụy Ngữ con thú tật nguyền
Sinh thời dân chủ sống thêm đến giờ.
99 – Đi bước nữa nỗi bơ vơ
Nguyễn Thế Phương lắm buồn trơ muộn màng.
100 – Một miền hỗn chiến sơn tràng
Trịnh Thanh Phong đấu ma làng xưng vua.
101 – Học Phi chỉ viết thi đua
Một chiều ta thắng, địch thua hết bài
102 - Ăn mày dĩ vãng Chu Lai
Chỉ loanh quanh phố dẫu xài ti vi
103 – Lê Khánh có một đêm đi
Đã lừng danh tiếng đương thì văn chương!
104 – Hoàng Châu Ký chuyên kịch trường
Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Trưng Vương diễn trò.
105 – Cường hào, ngõ hẻm, ngoại ô
Nguyễn Đình Lạp đất Thủ đô văn tài!
Hà Nội 30 – 5 – 2017

CHƯƠNG VIII
106 – Tào Mạt giỏi diễn tấu hài
Bài ca giữ nước dám ngài nào đe?
107 - Nguyễn Xuân Khánh sợ gậy ghè
Lạy Hồ Quý Ly chở che an toàn
108 – Đoàn Lê cũng phận đa đoan
Xóm Chùa trinh tiết lăng loàn pha phôi.
109 – Đặng Ái đã hết lửa rồi
Không hăm hở viết như thời đạn bom.
110 – Minh Chuyên đạo diễn ống nhòm
Vẫn mơ tăm tiếng lúc còn viết văn!
111 - Bụi đời lăn lóc Mạc Can
Phóng lao tấm ván xoay ngang phận hèn!
112 – Đỗ Thúc Vịnh hy vọng kèn
Cái mùa ảo ảnh ánh đèn mênh mông
113 – Kỳ Văn Nguyên nuôi viễn vông
Tìm về sinh lộ lại không có đường!
114 – Người tỵ nạn bao đau thương
Lê Vĩnh Hòa hiến máu xương vì người!
115 – Hoàng Thái Sơn viết văn xuôi
Cũng là cây bút hiếm hoi Quảng Bình
116 – Đảo một mình của Lê Minh
Bài học cho đám hậu sinh vào nghề
117 – Nửa đêm thức giấc tỉnh mê
Trần Phong Giao giữ mộng quê vân mồng!
118 – Mưa trong sạch có biết không?
Thế Uyên chua chát đêm đông tối mò
119 – Nguyễn Đăng Điệp tiến sỹ bò
Một tay chép sớ văn no hiện hành!
120 – Mảnh đất lắm người hôi tanh
Thao Trường bỏ súng liên thanh về làng!
Hà Nội ngày 4 – 6 – 2017

CHƯƠNG IX
121 – Lừng danh Tam Vũ – Tam Lang (1)
Tắt lửa lòng chút hèn sang thiết gì!
122 – Y Uyên đời lính bỏ đi (2)
Sườn non tượng đá trơ lì rêu rơi
123 – Ái Sơn nặng nghiệp phấn vôi
Cải lương đất Bắc, ai ngồi chịu xem?
124 – Bửu Tiến đuổi theo trống kèn (3)
Hoàng cung bỏ ngõ đỏ đen kịch nghề!
125 – Anh Động chẳng khen, chẳng chê
Ven rừng tràm ngóng chim về trú đông.
126 – Đời ngắn ngủi Chu Cẩm Phong
Vài dòng ghi chép đau lòng người sau.
127 - Nguyễn Đức Quỳnh biết tìm đâu (4)
Không nhà bốn biển từ lâu mịt mờ!
128 - Lăn lóc lựu đạn, cán cờ
Mai Ngữ mơ tưởng chuyện đùa súng gươm.
129 – Cắm vùng mỏ Lý Biên Cương
Bụi than câu chữ thương trường nổi nênh
130 – Miền biên ải Mã A Lềnh
Vùng cao rong ruổi ghập ghềnh chẳng sao.
131 – Nguyễn Khắc Phục chút tự hào
Thơ ca, văn vẻ, kịch nào cũng chơi.
132 – Nhật Tiến lưu lạc xứ người (5)
Tuổi thơ bất hạnh muôn đời xót xa.
133 – Đỗ Phương Khanh văn việc nhà (6)
Thành danh Nhật Tiến cũng là công chung.
134 – Kịch, chèo thơ phú đã từng
Lưu Quang Thuận được vẫy vùng mấy niên.
135 – Vết thương dậy thì không quên
Túy Hồng vang dội tuổi tên lẫy lừng! (7)
Hà Nội ngay 8 – 6 – 2017
---
(1) Tam Lang tên thật Vũ Đình Chi, cùng Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng – Tam Vũ nổi tiếng một thời
(2) Y Uyên, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, chết trận khi còn trẻ
(3) Bửu Tiến dòng dõi Hoàng tộc, hay gọi “ Mệ Tiến” hay “Tú Vịt” theo Cách mạng từ tuổi thiếu niên không vào được Đảng Cộng sản Việt Nam
(4) Nguyễn Đức Quỳnh, sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa
(5) Nhật Tiến, nhà văn nổi tiếng trước 1975 ở Sài Gòn
(6) Đỗ Phương Khanh, nhà văn, vợ Nhật Tiến
(7) Túy Hồng một trong ngũ nữ tên tuổi trước 1975 ở Sài Gòn.

CHƯƠNG X
136 – Anh Pha đến bước đường cùng
Nguyễn Công Hoan ngỡ đứt từng thớ gân!
137 – Nguyên Vũ xông lên đầu quân (1)
Về từ cõi chết tinh thần tiêu tan.
138 – Cao Duy Sơn người lang thang
Chuyện cũ không mới bản làng nay xưa.
139 – Đức Ánh biển tình đong đưa
Vừa thô, vừa kém phơi mưa ngoài đồng!
140 - Hải Hồ chỉ hô xung phong
Chiến hào ca hát cờ hồng uy nghi.
141 – Tâm hồn cất cánh được chi
Hà Bình Nhưỡng chỉ chép ghi báo tường.
142 – Băng Sơn người đã khói sương
Chẳng ai nhớ ký con đường Thủ đô.
143 – Cao Năm ca ngợi Bác Hồ
Thuở còn thiếu sắn, thiếu ngô cầm lòng!
144 – Bên sông Trà Lý sóng cồn
Bùi Thanh Minh biết vái hồn ông cha
145 – Cao Linh Quân gọi Thiên Hà
Đáng ra chỉ gọi làng ta đi chùa.
146 – Hồng Nhu đàn vịt vừa mua
Thả ra đầm phá, ruộng chua, nước phèn.
147 – Hữu Phương đã có lời khen
Đời cát chuyển thể được lên truyền hình!
148 – Thái Vũ cũng biết khôn tinh
Cứ chơi lịch sử phê bình vua quan
149 – Lê Văn Tiến, nước dân an (*)
Muốn mong cái xứ Việt Nam mạnh giàu.
150 – Bùi Công Hùng loại tóc râu
Giỏi nghề săn đón, từ lâu bút bồi!
Hà Nội 11 – 6 – 2017
(*) Bút hiệu là Như Phong thuộc Sài Gòn cũ

CHƯƠNG XI
151 – Bùi Hiển viết thời cái tôi
Tiếng tăm hơn hẳn cái thời của ta!
152 – Đoàn Tử Huyến dịch tiếng Nga
Trái tim chó úm ba la nhân quần!
153 – Linh Bảo gió Bấc, mây Tần
Tàu ngựa cũ cứ lịm dần nước phi.
154 – Mùi giây cháy chậm thơm gì
Cao Tiến Lê hãy quên đi chiến hào
155 – Đào Hồng Cẩm thuở tự hào
Chị Nhàn nổi gió phong trào kịch khen!
156 – Xuân Đức văn báo đàn em
Mở được cửa gió mặt vênh váo đời!
157 – Quý Thể sống giữa mùi người
Lại nghe mùi cọp rụng rời nhân sinh! .
158 – Võ Thị Hảo viết hết mình
Phơi trần những thứ vô hình nhiễu nhương.
159 – Võ Hồng lặng lẽ đời thường
Cánh chim bay mỏi khó lường hiểm nguy!
160 – Lời nguyền hai trăm năm ni
Khôi Vũ muốn giữ những gì cho quê
161 – Phạm Đình Trọng tìm nẻo về
Ngọn cờ Dân chủ thơ đề trên cao!
162 - Cao Huy Đỉnh đáng tự hào
Văn minh xứ Ấn chảy vào tim ông.
163 - Trần Quốc Tiến con ruộng đồng
Mò cua bắt ốc cho dòng văn xuôi.
164 - Thái Hằng mây núi khơi vơi
Bão Vũ một nỗi ngậm ngùi cõi riêng.
165 – Vũ Trọng Phụng đời số đen
Giông tố số đỏ xây nên tượng đài!
Hà Nội ngày 12 – 6 -2017

CHƯƠNG XII
166 – Khái Hưng tỏ mặt anh tài
Mơ tiên hồn bướm ở ngoài nhân gian
167 – Lột xác mình tận vùng than
Võ Khắc Nghiêm cánh chim ngàn bay cao!
168 – Năm bảy lăm sống thế nào?
Nguyễn Trí Huân quá tự hào quân ta!
169 – Như Phong ngòi bút tụng ca
Phê bình vừa ý cho nhà mình ưa.
170 – Chim bay về núi sớm trưa
Cao Duy Thảo cố viết cho vừa ấm êm.
171 – Hà Đình Cẩn khúc ghập ghềnh
Đa thê văn báo lênh đênh rã rầu.
172 – Phạm Quang Trung tiến sỹ trâu
Có tiền, có chức thì bâu khen bình!
173 – Trùng Dương đổi cả đời mình
Cho câu văn được hiển linh phận hèn.
174 – Chu Tử biết yêu và ghen
Ngán cho bao nỗi đua chen giữa đời.
175 – Đỗ Quang Tiến viết văn xuôi
Tác phẩm quên béng từ hồi nảo nao.
176 – Vượt rừng thác dội ào ào
Hà Lâm Kỳ mở lối vào non xanh.
177 – Hương rừng, tiếng hổ thất thanh
Hà Đức Toàn được ghi danh vào nghề.
178 – Hàn Thế Du mãi say mê
Lưu Bình Dương Lễ chèo quê kiếp mình.
179 – Quo Vadis dịch tài tình
Nguyễn Hữu Dũng vào tiến trình văn thơ.
180 – Trầm Hương người đẹp Tây Đô
Lăn lộn viết lách chẳng chừa nơi nao.
Hà Nội ngày 13 – 6 – 2017

CHƯƠNG XIII
181 – Nguyên Hồng phận hẩm lao đao
Tám Bính bỏ phố trốn vào rừng sâu!
182 – thay Trần Đình Sử đâu
Chưa tường chữ nghĩa, cú câu là gì!
183 – Chuyện đường rừng lắm người ghi
Lý Văn Sâm sống cũng vì văn nhân
184 – Nguyễn Thụy Long lính không quân (1)
Loạn mắt nhung đưa tấm thân phía trời.
185 – Nguyễn Thị Thu Huệ ôi ơi
Thiếu tình, cạn ý, nhạt lời hành văn!
186 – Thương trường, gạo củi khó khăn
Nguyễn Quang Hà viết như năm ở rừng!
187 – Con gà ống của Tường Hùng
Sống trong tre ống thiếu từng chút hơi.
188 – Học nghề muốn bay lên trời
Nguyễn Minh Ngọc biết rèn lời, sửa câu!
189 – Những truyện của Hồ Hải Âu
Cũng nêu lên được nỗi sầu niềm thương
190 – Văn Biển thấm thía chính trường
Văn siêu thoát, vua cải lương thá gì!
191 – Nguyễn Đăng Mạnh sợ bị đì
Khen chê khuôn phép những gì đã khen.
192 – Hoàng Ngọc Hiến gặp hồi đen
Hiện thực phải đạo chúng lèn xơ gân.
193 – Xuân Thiều cây bút quân nhân
Giã từ gió cát chia phần mặc ai.
194 – Dũng Hà không có văn tài
Gươm dao súng ống làm bài hát ca
195 – Lăn lóc khu Sáu Nam Hà
Nghìn trang sách cũng chỉ là ngôn tuyên!

Hà Nội ngày 13 – 6 – 2017
---
(1) Cháu ruột của Nguyễn Bá Học mất 2009 tại Sài Gòn

CHƯƠNG XIV
196 – Lê Văn Trương không thể quên
Hai trăm tiểu thuyết làm nên văn tài.
197 – Đồng gió của Ngô Khắc Tài
Như mơ thấy bướm hình hài chân quê.
198 – Đức Ban thoát được bùn đê
Là nhờ quyết chí học nghề viết văn!
199 – Câu thơ yên ngựa nhọc nhằn
Hoàng Yến chán bọn thằn lằn, dế giun.
200 – Miền đất lửa đầy tro mun
Nguyễn Sinh một thuở được đùn lên cao.
201 – Trang 17 đáng tự hào
Thế là Nhật Tuấn lặn vào lặng im.
202 – Mới vào đời đã mất trinh
Hà Minh Tuân sóng tội tình đẩy đưa!
203 – Hoàng Văn Bổn nhớ người xưa
Tấm lòng thanh sạch nắng mưa rỡ ràng!
204 - Xứ núi nhớ Hoàng Đình Quang
Cánh đồng lưu lạc lệ tràn thấm mi.
205 – Chuyện từ xóm thợ Trường Thi
Hoàng Ngọc Anh viết cũng vì công nông.
206 – Sao mai lấp lánh trên đồng
Lê Nguyên Ngữ biết cầm lòng viết văn.
207 – Độc hành đường bộ khó khăn
Lê Bầu ngán ngẫm bọn trăn rắn chồn.
208 – Kim Nhất ma núi gọi hồn
Câu văn như có mây cồn, thác rung.
209 – Còn gốc tăm tối cuối cùng
Khuất Quang Thụy ước quét vùng tối tăm!
210 – Nỗi chết không rời Duy Lam (*)
Đọa đày cái xứ An Nam lâu rồi!
Hà Nội ngày 14 – 6 – 2017
(*) Cháu Nhất Linh

CHƯƠNG XV
211 – Hoài Thanh nổi tiếng muôn thời
Thi nhân xứ Việt để đời ghi danh.
212 – Anh hùng chín tầng mây xanh
Nguyễn Thành Chơn hình tượng thành Ngộ Không.
213 – Nửa đêm thức giấc trời trong
Trần Phong Giao một chút lòng tri âm.
214 – Thượng Đức súng nổ, bom gầm
Nguyễn Bảo ghi lại vết bầm thịt da.
215 – Người Anh, người Pháp, người Nga
Biết Ngô Tự Lập hơn là An Nam.
216 – Đêm đêm núi thức không màn
Lữ Huy Nguyên đưa trâu đàn về xuôi
217 – Núi rừng mở hội vui rồi
Ngọc Tự biết lựa thay lời bản buôn.
218 – Hoàng Ngọc Hà, hoàng hôn buồn
Một thời quê kiểng luôn luôn hận sầu!
219 – Nguyễn Đỗ Phú đêm đợi tàu
Rồi xuống ga lẻ biết đâu mà tìm.
220 – Lẽ thường chạy trốn đời mình
Trần Chinh Vũ muốn ghi hình dựng xây.
222 – Trần Hữu Lục chiếc bóng gầy
Hai bên được sống một bầy như nhau.
223 – Tạ Duy Anh khúc dạo đầu
Đi tìm nhân vật ngày thâu đêm dài!
224 – Trái tim phiêu bạt như ai
Phan Cao Toại viết cho ngài hủi phong.
225 – Người viễn khách chốn mênh mông
Nghiêm Xuân Hoàng biết trống không đời tàn.

Hà Nội ngày 14 – 6 – 2017
CHƯƠNG XVI
226 – Đặng Thai Mai xứng Niết Bàn
Cũng nhờ tài trí hơn ngàn năm qua
227 – Ngô Thảo khen ngợi quân ta
Còn bầy quân địch mặc cha xác mày!
228 – Kẻ ma làm như ăn mày
Trần Kim Trắc có những ngày đảo điên
229 – Nổi nhờ tiểu thuyết tên Quyên
Nguyễn Văn Thọ vẫn không quên đảng mình.
230 – Báu vật đến đàn hương hình
Trần Đình Hiến lột nội tình Trung Hoa.
231 – Phạm Mạnh Hùng dịch tài ba
Đọc Việt hơn đọc tiếng Nga nhiều lần!
232 – Triệu Bôn mầm sống hiến thân
Thoát khỏi cuộc chiến tâm thần bao phen.
233 – Vũ Bão một thời ho hen
Mãi rồi thời thế cũng chen đến bờ.
234 – Nguyễn Nhật Ánh viết trẻ thơ
An toàn tương đối ai sờ đến tai.
235 – Quê ta còn đói dài dài
Ngã ba Trọng Hứa đang mài mực thuê.
236 – Trịnh Đình Khôi cán cờ tre
Phất lên bao lũ ma bè chết ngay.
237 – Mùa hoa dẻ thuở đắm say
Văn Linh mới chớm chặt ngay tội tình!
238 - Giấc mơ bay của Viết Linh
Cũng không có cánh tàng hình nơi nao?
239 – Vũ Đình Long quá tự hào
Chén thuốc độc chúng ném vào dân ta.
240 – Người im lặng từ xưa xa
Mặc Đỗ mong muốn thoát ra đường hầm.

Hà Nội ngày 14 – 6 -2017
CHƯƠNG XVII
241 – Thanh Tịnh ngậm ngải tìm trầm
Bao nhiêu ngải đắng nảy mầm cố hương.
242 – Nguyễn Hiếu lực sỹ văn chương
Xúc ngàn tấn chữ mở đường người qua.
243 – Trần Hoài Dương đến nơi xa
Tuổi thơ trong sáng cho ta sống lành.
244 – Những chiếc lá thu Bích Ngân
Biết bao trăn trở phân thân phiêu bồng.
245 – Cuộc kiếm tìm thật mênh mông
Hồ Anh Thái có vạn dòng đã in.
246 – Hai người về bản lưu hình
La Quán Miên muốn văn mình người nghe.
247 – Hoàng Quảng Uyên vượt suối khe
Non ngàn đồng vọng tiếng ve cuối chiều
248 – Hà Ân ông trạng thả diều
Thay vua để nói những điều dân hay.
249 – Không chốn nương thân đêm ngày
Lê Sơn dịch để dân cày được xem.
250 – Kịch, phim, báo Nguyễn Anh Biên
Ghi xong diễn vỡ bị liền quên đi.
251 – Ông Văn Tùng viết tì tì
Suốt đời lận đận cũng vì thơ văn!
252 – Sơn Tùng, Bác Hồ muôn năm
Ai bàn hay dở chuyện trăm nghìn đời!
253 – Phương Lựu chữ nghĩa hơn người
May còn Hán học, tùy thời phải theo.
254 – Bếp lửa đêm rừng vắng teo
Trần Hữu Tòng vượt suối đèo thắp lên.
255 – Người không chịu chết kém hèn
Vũ Khắc Hoan thổi giọng kèn phát ban.

Hà Nội ngày 14 – 6 – 2017
CHƯƠNG XVIII
256 – Tố Tâm tiểu thuyết nước Nam
Hoàng Ngọc Phách giữ thời gian rộng dài
257 – Một thời bên ngoài cuộc đời
Vũ Huy Anh ngợi ca người chân tu
258 – Vẫn còn màu tím hoa mua
Nguyễn Thị Như Trang mới vừa ghé sang.
259 – Ngược chiều đồng vọng thôn trang
Hồng Phương Nguyễn Nhậm trình làng mấy đon.
260 – Chiến chinh thuở ấy mỏi mòn
Mai Tiến Nghị viết lại còn xót xa.
261 - Phạm Viết Đào, vua tặng hoa
Dịch Ru, tiếng họ ra ta mới tài!
262 – Bê Trọc năm tháng dài dài
Phạm Việt Long chép lại vài gian truân.
263 – Trăm năm Puskin từ trần
Thúy Toàn chuyển dịch ông gần bên ta.
264 – Hồn biển gọi giữa bao la
Nguyễn Văn Đệ đẩy thuyền ra rước vào.
265 – Rừng động hổ thét, thác trào
Mạc Phi một thuở tự hào nhớ ghi!
266 – Thế giới lầm lạc đen sì
Võ Thị Xuân Hà chép ghi chuyện đời
267 – Phạm Thường Khanh rất kiệm lời
Hang hùm nọc rắn chuyện đời rối reng.
268 – Hoàng Tích Linh nghiệp bông phèng
Cơm mới là thực xin xem lại mình
269 – Trong làng ngoài xã rập rình
Vũ Xuân Tửu có người xinh tìm về!
270 – Bích Thuận quyết tử vì quê
Mùa thu thiếu nữ giữ lề nếp xưa.

CHƯƠNG XIX
271 – Bài ca người mẹ con thưa
Đặng Thanh Hương cuộc đời chưa cạn lời.
272 – Khúc đồng dao lấm láp rồi
Kao Sơn lại biệt phương trời xa xăm.
273 – Cao Hạnh huyền thoại đang rằm
Vú cát mạch chảy sữa ngầm chứa chan!
274 –Tình yêu ký ức sang trang
Vẫn bền bỉ Hoàng Lại Giang viết bài.
275 – Chân tình trang viết Thiếu Mai
Đôi bờ hát gửi đến ai mặn nồng.
276 – Trần Bạch Đằng, bác Sáu Rồng
Bài ca khởi nghĩa theo dòng Đồng Nai.
277 - Trần Độ xứng bậc anh tài
Anh bộ đội thật không ai sánh bằng.
278 – Cải lương có Trần Hữu Trang
Đời cô Lựu được cả làng say mê.
279 – Xuân Cang trang trải nhiều nghề
Dấn thân tiểu thuyết mới về nghiệp văn.
280 – Phạm Khắc Hòe số mần quan
Cách mạng, phong kiến dùng sang giống dòng.
281 – Đình Kính lăn lộn biển đông
Đưa tàu không số cho đồng bào coi
282 – Đặng Thư Cưu biết theo thời
Về Cách mạng viết được lời văn in.
283 – Trải qua trận mạc oàng ình
Đỗ Kim Cuông chút phần mình thi thư.
284 – Phụ nữ có mấy người hư?
Đỗ Thị Hiền Hòa khổ như bạn bầu.
285 – Tây Hồ nổi sóng từ lâu
Văn Vinh mồ mả vít đầu xuống ao.

CHƯƠNG XX
286 – Nghiệp văn cũng lắm ba đào
Nguyễn Ngọc Liễn tìm lối vào sách ta.
287 – Từng trang viết mực xót xa
Nguyễn Thị Phước nối đời hoa với người.
288 – Nguyễn Bản đặc sắc chữ lời
Chất văn, giọng bút tuyệt vời trở lên.
289 – Trần Hiệp cũng nổi tuổi tên
Dòng sông huyền thoại xanh miền Thanh Hoa.
290 – Kiều Vượng Thanh Hóa quê choa
Cuộc đời thầm lặng nhưng mà có danh!
291 – Chu Hồng Hải phận mỏng manh
Những ngày đang sống đã thành nghĩa ơn.
292 – Kịch Chu Ngọc vẫn xanh rờn
Cô Thục sống đẹp, oán hờn bỏ quên.
293 – Hồ Tĩnh Tâm qua bao miền
Lại về am tiểu ông Hiền tầm sư
294 - Tô Ngọc Hiến, người kiểm tu
Mà loài rắn rít vẫn bu đầy đời!
295 – Tô Hoàng ngửa mặt kêu trời
Bao thương đau của kiếp người sơ sinh
296 – Trường Lưu cũng viết phê bình
Nhưng khen những cái định hình phỗng rơm!
297 – Phạm Tú Châu chắt hương thơm
Trung Việt văn cổ nguồn cơn cội cành
298 – Phạm Hoa đời lính mong manh
Miền xa thẳm cũng nên thành nhớ thương
299 – Mặt thật, mặt giả phải lường
Thái Doãn Hiểu sáng con đường văn thơ
300 - Giàu sang, phú quý mộng mơ
Vi Hồng cọn nước đợi chờ giàng trao!

CHƯƠNG XXI
301 – Phạm Thanh Khương hồn núi cao
Men chiều mở nút, đường vào bản xa
302 – Chiến chinh làng nát, tan nhà
Phiêu linh Nguyễn Một lệ hòa trang văn.
303 – Đàm Quỳnh Ngọc vượt khó khăn
Chuyện tình thế kỷ những năm tháng sầu.
304 – Luật đời cha con còn lâu
Nguyễn Bắc Sơn muốn xử mau về làng.
305 - Nguyễn Hiệp, giun dế cưu mang
Đất trời Bình Thuận cát rang còn dài.
306 – Con rồng huyền thoại phôi phai
Hoàng Tiến, Hà Nội đền đài của dân!
Hết
Hà Nội 15 giờ 7 phút ngày 14 tháng 6 năm 2017
Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét