Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

THƯ MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH - NHẠT, KÉM - KHÔNG NÊN ĐƯAVÀO SÁCH GIÁO KHOA


 

THƯ MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH - NHẠT, KÉM - KHÔNG NÊN ĐƯAVÀO SÁCH GIÁO KHOA
Đỗ Hoàng

Nguyên bản:

THƯ MÙA ĐÔNG
 Hữu Thỉnh
Thư viết cho em nhòe nét mực
Phên thưa sương muối cứ bay vào
Núi rét đêm qua chừng mất ngủ
Sáng ra thêm bạc một nhành lau

Ở đây tuyết trắng trên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ
Mực đóng thành băng trong ruột bút
Hơ hoài than đỏ chảy thành thư

Chắn gió cây run trong rễ tím
Hạt ngô gieo xuống cũng co mầm
Có hôm đồng đội đi công tác
Nhớ đấy, nhưng mà… thêm lớp chăn

Gà buốt gáy lười dăm tiếng khản
Ca bát khua cho đỡ bất thường
Núi giấu trong lòng trăm thứ quặng
Anh bòn không kiếm đủ rau ăn…

Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em…

Mây đến thường rủ anh mơ mộng
Biết vậy, khuya em đỏ ánh đèn
Ước gì có chút hương bồ kết
Cho đá mềm đi núi ấm lên.
Mèo Vạc 3.82

BÌNH GIẢNG
  Bài thơ này tác giả viết thay cho người chiến sĩ canh giữ biên cương, nơi đèo heo hút gió, tuyết rơi đêm lạnh. Xưa nay các thi nhân mượn bút viết thay cho người khác giải bày tấm lòng mình là chuyện bình  thường và có biết bao kiệt tác để lại cho hậu thế như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Đại lân tẩu ngôn hoài (Bạch Cư Dị), Thác lời trai phường nón (Nguyễn Du):
Đặng Trần Côn:

Thiên địa phong trần
                                          Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân
(Cõi trời đất quay cuồng bụi gió
Phận má hường thương khó bao phiên
Cao xanh dằng dặc giăng miền
Ai làm nên nỗi đảo điên đất bằng - Đỗ Hoàng dịch thơ)

Bạch Cư Dị:

 


Đi lân tu ngôn hoài
Nhân sinh hà sự tâm vô định,
Túc tích như kim ý bất đồng.
Túc tích sầu thân bất đắc lão,
Như kim hận tác bạch đầu ông!
Thay ông hàng xóm tâm sự
Người đời tâm tính không nhất định
Ngày trước và nay ý chẳng đồng.
Ngày trước buồn mình chưa được lão
Nay thì đầu bạc hận làm ông!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Nguyễn Du:
Tưởng rằng nói thế mà chơi.
Song le đã động lòng người lắm thay.
Trông trời trời cách tầng mây,
Trông trăng trăng hẹn đến ngày ba mươi.
Vô tình trăng cũng như người,
Một ta ta lại ngậm cười chuyện ta.
(Thác lời trai phường nón)

    Thư mùa đông, Hữu Thỉnh cũng thay lời người lính gửi cho người yêu ở xa, nhưng người lính canh giữ biên cương thời bình tuy có tuyết rơi, mực đóng băng trong ngòi bút, thư lên chậm, rau hiếm, gái hiếm...là một hoàn cảnh không điển hình sự gian khổ, khốn cùng của người lính.
..."Ở đây tuyết trắng trên chăn mỏng
Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ
Mực đóng thành băng trong ruột bút
Hơ hoài than đỏ chảy thành thư...."
Các bản Mèo,bản Thái, bản Tày... nào ở cực Bắc Tổ quốc mà chả thế. Ngay điểm du lịch Sapa nổi tiếng cũng" Bếp đỏ cơm trưa núi vẫn mờ"
     Đấy là chưa so với sự gian khổ,chết chóc đầu rơi, máu chảy của người lính ở sa trường:
..."Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong..."
(Chính Hữu)
   Tình cảm của người viết thay cũng nhàn nhạt, kiều khách qua đường ghé thăm nên bài thơ nhẹ tênh, không đem lại sự đồng cảm nào cho độc giả.
Mới mở bài đã ảnh hưởng hai bài thơ quá nổi tiếng của thơ Hồ Chí Minh, không nói là "thó" một cách lộ liễu:
"Sáng ra thêm bạc một nhành lau"

Hồ Chí Minh:
"Sáng ra bờ suối tối vào hang"
(Tức cảnh Păc bó)
Hồ Chí Minh - 胡志明:
                                                                             

Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.
(Thượng sơn - Lên núi)
(Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai - Tố Hữu dịch)
  Điều này không lạ gì, vì Hữu Thỉnh hay"thó" thơ người khác (!)
  Như phân tích ở trên, sự gian khổ của người lính thời bình không có gì đáng kể:
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em
   Nó còn thua xa sự không cùng, cơ cực của kiếp sơn trang, người dân thường:
Đứt bữa bao năm đành rúc rú
Phim sex thâu đêm chẳng cứng dùi
Bát máu, bát ngô chờ đổi lại
Thân phận sơn tráng con chó thui!
(Thơ minh họa - Đỗ Hoàng)

"Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em"
  Câu này Hữu Thỉnh muốn nói tới cái khổ buồn hiếm sắc trong lính nhưng nói không ra vạch, lại e dè không nói thẳng ra "Bao năm không có muì con gái" lại viết chạch ra cho đỡ phạm "húy" là - màu con gái. Màu con gái ra cái thớ gì? Màu con gái là bề ngoài, mùi con gái mớí thâm trầm, chiều sâu!
Ai cũng biết "Trung quân thiểu sắc"'-中軍 - Trong linh rất hiếm gái, người lính tuổi đang trai ngoài nhu cầu tình cảm, còn nhu cầu sex rất lớn. Nên:
Tam niên tại ngũ
Trư lão như tiên
(Ba năm chui lủi chiến trường
Gặp con lợn nái, tưởng nường tiên sa! - Đỗ Hoàng dịch thơ).

      Nhưng người lính khao khát người tình, khao khát gái đến mức " Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em"là một liên tưởng mong ước không thể chấp nhận được. Người tình của người lính phải to cao : -thạch nhân mới có tiếng guốc ấy.  Trong thực tế không có tiếng guốc nào làm cho người ta nhầm với vó ngựa phi trên đường (!) .
 Chỉ một câu này làm hỏng cả bài thơ vốn đã rất sến, rất nhạt nhẽo.
    Hữu Thỉnh làm thơ đầy "Tứ chứng thi y" (sáo,dở, nhạt, nhắng) coppy...
Bài "Thư mùa đông"này hội đủ các chứng thi y trên nên không nên đưa nó vào sách giáo khoa,bắt học sinh làm luận văn về nó; bắt sinh viên, người nghiên cứu làm thạc sĩ, tiến sĩ sĩ về nó!
  Hà Nội 5 - 2020
    Đ - H




Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Sang thu của Hữu Thỉnh không nên đưa váo sách giáo khoa


 

SANG THU CỦA HỮU THỈNH -  NHÀN NHẠT, LÊN GÂN, DÙNG TỪ KÉM  
KHÔNG NÊN ĐƯA VÀO SÁCH GIÁO KHOA.
  Đỗ Hoàng
SANG THU (Nguyên văn)
Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

 BÌNH GIẢNG
Bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh, được đưa vào sách giáo khoa, dùng cho học sinh giỏi văn phổ thông làm đề văn từ nhiều năm nay. Rất nhiều người cho đó là bài thơ hay, mẫu mực (!). Trong "Hữu Thỉnh - Cánh đồng thơ mất trắng", tôi đã có phân tích bài thơ lên gân, nhàn nhạt, nhiều chỗ dùng từ không hay, nay xin nói lại và nói thêm đôi điều giúp bạn đọc hiểu ra!
  Bài thơ này làm theo kiểu cũ: ba khổ, năm chữ. Nó không có gì mới trong tìm tứ, tìm từ. Lại còn cũ hơn cha ông nữa!
  Khổ thơ đầu nhàn nhạt, không được chính xác lắm, và ai cũng làm được, nhất là các nhà thơ nông thôn.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Hoa ổi thì không thơm và bay xa như hoa bưởi..Mùa xuâm mới có hoa bưởi nở. Vườn quê, hương bưởi thơm ngát một vùng. Hoa ổi không được như vậy.  Hữu Thỉnh muốn tìm loài hoa mới thay chovhoa thị, hương thị mùa thu., nhưng hoa ổi , hương ổi không đặc trưng cho hương mùa thu.  Hoa ổi, hương ổi thuộc loại hạ thảo, người ta ít nhắc đên. Giồng như hoa bỉ.
 "Thiếu chi bông cúc, bông ngâu
Anh chơi bông bí, bông bầu xót tay!"
  Quả ổi chín tuy có thơm, nhưng thơm không xa, chỉ khi đến gần bóp quả ổi ra mới nghe một chút mùi thơm nhẹ. Vậy:
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
Là diệu vợi quá! Là hạ phẩm!
Hữu Thỉnh toàn  chọn loại hạ thảo, hạ điểu trong thơ mình nên làm cho thơ mình cũng thành "hạ phẩm"
 Hai câu tiếp khổ hai:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã"
 Rất chung chung, chả biết sang thu, sau mùa lũ sông dềnh dàng làm chi? Rồi chim vội vã điều gì, khi mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con, mùa thu chim ra ràng...lúc ấy đoàn tụ, vui lắm chứ, có gì vội vã đâu. Hai câu thơ này tối nghĩa,mơ hồ.
Hai câu tiếp rất dở.  Một hình ảnh thô lậu, nặng nề, ghê ghê, để người đọc liên tưởng những cái "vắt" khác sang thu, rất phản cảm:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu".
Từ "Vắt" cha ông ta đã dùng từ thời cổ:
"Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất".
Chữ "vắt" của cha ông trong văn cảnh ấy dùng rất hay, nhân hóa nosleen lamfcho nó có linh hồn sống động đem lại cảm xúc bội trào! Vắt - Hữu Thỉnh dùng đã dỡ rồi còn "Vắt nửa mình" thì tởm lợm quá! Người ta có thể liên tưởng:
"Có chàng trai một tạ
Vắt nửa mình sang em"
Đám mây mùa hạ của Hữu Thỉnh tục tằn, sàm sở, liều mình như chẳng có vậy!
Hai câu kết
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
 Hai câu này đúng là hai câu lên gân, giọng điệu cao ngạo, sáo. Kiểu cao ngạo lên gân đặc trưng của Hữu Thỉnh "
"Khi đứng trong chiến hào
Bỗng thấy mình cao lớn"
(Âm vang chiến hào - Thơ in chung cùng Lâm Huy Nhuận)
 Làm sao thiên nhiên, sấm sét,  giông bão bí hiểm vĩnh hằng, giăng bẫy cây cỏ, con người hàng giây, hàng phút, luôn luôn tìm cách hảm hại cây cỏ, con người hàng giây, hàng phút sao cây cỏ, con người bớt bất ngở trước sấm sét dù đã đứng tuổi.  Càng từng trải, càng phải đề phòng chống lại nó, càng bất ngờ trước sức mạnh vô biên của sấm sét. Và hết bất ngở này đến bất ngờ khác của thiên nhiên! Hôm nay vẫn đầy bất ngờ và càng bất ngờ hơn khi internet, truyền thông viễn thông phát triển như vũ bão, không khác trước đây hai thế kỷ bất ngờ có cái chết thảm khóc về sấm sét của nhà vật lý Georg Wilhelm Richmann .
    "Georg Wilhelm Richmann (tiếng Nga: Георг Вильгельм Рихман) (22/7/1711-6/8/1753) lànhà vật lý người Nga, gốc Đức . Ông đã chết một cách rất thảm khốc khi thực hiện lại thí nghiệm về cánh diều nổi tiếng của của nhà khoa học người Mý
Benbjamin Franklin  (thí nghiệm được thực hiện vào năm 1752 . Do bị sét đánh khi là thí nghiệm đó, Richmann đã bị thiệt mạng. Đây là trường hợp đầu tiên trong lichjswr điện từ học có người thiệt mạng khi làm thí nghiệm về điện từ học. Những sự hy sinh thảm khốc như thế không hiếm trong khoa học, đặc biệt là trong một ngành chứa đựng nhiều nguy hiểm như điện từ học."
 Con người  dù 100 tuổi, hàng cây dù một vạn năm cũng luôn luôn đề phòng và phải bất ngờ sấm sét trong từng giây, từng phút với sấm sét dũ cả trong mm[ mộng thơ ca!
     Thơ mùa thu của tiền nhân sao thanh thoát, dịu dàng, trong sáng thế:
"Hiu hiu gió gửi mây về
Nửa thu sang đó, nửa hè còn đây…
Bóng mờ xuống lặng chân cây,
Non cao vắng vẻ, sông đầy nhớ mong..."
(Sang Thu - Hồ Zdếnh)
Hay:
"Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?..."
                                                     (Cuối Thu - Hàn Mặc Tử)
 Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là bài thơ nhàn nhạt, tình cảm lờ mờ lại lên gân, dùng từ kém, không nên đưa vào sách giáo khoa.!

   Hà Nội 5 - 2020
                                      Đ - H



Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Vè Dân gian - Đỗ Hoàng & Xuân Diệu


     
   
Vè Dân Gian

ĐỖ HOÀNG & XUÂN DIỆU

Đỗ Hoàng nhìn từ xa
Hao hao giống Xuân Diệu
Cũng mái tóc rất điệu
In hình sóng Quy Nhơn.

Đỗ Hoàng nhìn gần hơn
Chẳng giống gì Xuân Diệu.
Đỗ Hoàng tính hay riệu (rượu)
Còn Xuân Diệu thì không.

Đỗ Hoàng yêu mênh mông
Xuân Diệu yêu là chết
Xuân Diệu không có con,
Đỗ Hoàng nhiều chi xiết!

Đỗ Hoàng và Xuân Diệu
Nhìn gần rồi nhìn xa
Hai tài năng tiêu biểu
Của nền thơ nước ta!
       K D




Dich thơ Việt ra thơ Việt...


Nhà thơ Đỗ Hoàng - Người dịch thơ Việt ra... thơ Việt!



Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1982. Anh viết văn, làm thơ và dịch cả thơ chữ Hán. Tập thơ Tuý thì ca xuất bản năm 2001, anh dịch thơ Đường có những câu rất hay, ví dụ: “Rửa gươm trong sóng bể dâu/ Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn” (Nguyên văn: Tẩy binh điều chi thượng hải ba/ Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo - Bài Chiến thành Nam của Lý Bạch). Vào một buổi chiều cách đây hơn năm, tôi với Đỗ Hoàng ngồi nhâm nhi mấy cốc bia bên gốc sấu cổ, khi đã ngà ngà, anh liền đọc thơ. Lúc đầu tôi tưởng anh đọc thơ của anh sáng tác, nhưng không phải, mà đó là thơ người khác được anh dịch ra lục bát. Tôi cứ tưởng anh làm cho vui. Bẵng đi một thời gian, khi làng Bloger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch thơ Việt ra thơ Việt tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài. Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm”. Tôi nghĩ, chắc Đỗ Hoàng còn sợ những tin nhắn trên Blog, nên lo xa như vậy. Tôi hứa chỉ dùng một vài dẫn chứng để viết bài, sau đó trả anh ngay, anh mới yên tâm bắt tay tôi phóng xe máy đi nhà in.

Đọc cả tập thơ dịch Đỗ Hoàng đưa, tôi thấy những nhà thơ được anh dịch nhiều nhất là Hoàng Vũ Thuật, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng… Một lần, hỏi chuyện Đỗ Hoàng, tôi được biết anh dịch thơ Việt ra thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác thơ cách tân, làm thơ bí hiểm, người đọc không hiểu nổi. Anh và nhà thơ Vương Trọng - hai nhà thơ xuất thân từ thầy dạy Toán là hai đại biểu bảo vệ cách làm thơ truyền thống, bởi “thơ trọng ở tình cảm, đổi mới nội dung mới đáng quý, còn hình thức thơ như chúng ta từng có đã đủ để sáng tác được nhiều bài thơ hay”. Không những thế, Đỗ Hoàng còn viện dẫn cả Lục Du bên Tàu: “Công phu thâm xứ phi bình dị”. Thơ ca làm khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, anh không thể nào chịu nổi. Cơn “dị ứng” nổi lên, anh lôi ngay bài thơ Mãi viên trà của người bạn thân thiết nhất là Hoàng Vũ Thuật ra dịch. Sáng tạo lại trong cơn xúc động bởi sự ức chế, nên Đỗ Hoàng dịch rất nhanh. Dịch xong, đọc lại thấy hay, bài thơ như được “nâng cấp”, Đỗ Hoàng liền mang sang nhà nhà thơ Lê Đình Cánh - môt người thơ sành lục bát - đọc cho ông nghe. Lê Đình Cánh “tiếp sức” cho Đỗ Hoàng bởi những lời khen ngất trời. Đặc biệt ông thích hai câu cuối: “Kết vào nhau tựa thêu thùa/ Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây” (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá). Không những thế, ông còn khuyến khích Đỗ Hoàng dịch tiếp và gửi in báo.

Được đà, trong một tháng, anh dịch được hơn chục bài. Dịch được bài nào anh xuất bản mồm cho các bạn thơ, bạn rượu của mình nghe. Nhiều người khen ngợi. Thế là anh tung lên mạng. Nhà thơ Tùng Bách ở tận Vũng Tàu khen trực tiếp trên Blog bằng mấy câu lục bát: “Hoan hô bác Đỗ thật cừ/ Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà/ Nguyên bản em đọc không ra/ Xem qua bản dịch thế mà lại hay”.

Tôi đã đọc hết những bài thơ của Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng, Trịnh Thanh Sơn… do Đỗ Hoàng dịch. Phải công nhận anh dịch lục bát rất khá. Không có một câu thơ nào lỗi vần. Ý tứ lại chuẩn. Bài thơ Giấc mơ đi qua của Vi Thùy Linh được anh dịch thành lục bát, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là “hay một cách bất ngờ”. Tôi xin trích một khổ thứ hai trong bài thơ đó, nguyên bản: Đêm qua rơi dải khăn mâyGió đợi chờ nhau thơ thácNày đọt yêu thươngLớn trên tay những mầm khao khát Bản dịch:Mây đêm buông xuống bất ngờThơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhauTình yêu có phép nhiệm màuDồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.

Không giống như dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt, Đỗ Hoàng dịch rất sát nghĩa, song dịch thơ Việt ra thơ Việt, có những chỗ anh “phải thêm lời, ý tứ vào bài thơ mới rõ nghĩa, vì bản chính tắc tị”. Vì vậy anh bảo nhiều khi phải “nghĩ nát óc” để đọc thơ, luận nghĩa. Đọc để hiểu được thơ của các nhà thơ “đổi mới” đã khó, dịch nó lại càng khó hơn. Khó bởi phải dịch làm sao thật sát, thật hay để người có bài thơ được dịch phải chịu, người đọc, người nghe phải khen. Thành công cũng có, song thất bại cũng không ít. Nguyên nhân thất bại là do không hiểu nổi bài thơ của tác giả đó nói gì, hoặc phải thêm ý của mình vào quá liều lượng. Đỗ Hoàng đơn cử một ví dụ nhỏ về tiêu đề một bài thơ của Hoàng Vũ Thuật, có tên Mãi viên trà. Khi mới đọc, Đỗ Hoàng không thể hiểu nổi. Sau này, có dịp vào Đồng Hới, Quảng Bình, anh mới thấy có cái quán tên Mãi Viên Trà mới vỡ lẽ. Thế mà khi dịch, chữ “Mãi Viên Trà” anh không thể nào dịch được, đành để nguyên.

Một lần gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở Đồng Hới, tôi cho anh xem bài thơ Mãi Viên Trà do Đỗ Hoàng dịch. Hoàng Vũ Thuật đọc rất chăm chú. Đọc xong, ngẩng lên anh bảo: “Hoàng dịch rất chuẩn, lục bát có thần”. Nhưng sau đó mặt anh lặng buồn, nhìn ra cửa biển nói tiếp: “Đỗ Hoàng cũ lắm rồi. Bài thơ nào cũng dịch ra lục bát theo âm điệu của thế kỷ 18 thì còn gọi gì là thơ đời nay nữa…”. Tôi kể lại chuyện Hoàng Vũ Thuật đã nói cho Đỗ Hoàng nghe. Đỗ Hoàng “xù lông” nói cái câu đã từng nói rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi về thơ lục bát: “Thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời. Hoàng Vũ Thuật ngông cuồng!”.

Tôi không dám bình luận gì thêm bởi Đỗ Hoàng đang trong cơn “cuồng nộ”. Chuyện người dịch thơ Việt ra thơ Việt đến nay chưa có hồi kết. Bởi càng ngày càng có nhiều người làm thơ theo lối mới, nghĩa là “không làm thơ theo lối tranh cảnh” như Phạm Quỳnh đã nói, mà thơ của họ đa chiều, lấy sự ám ảnh và nhịp tâm hồn làm trọng. Do đó, người dịch thơ còn phải “lao động” dài dài, và cần phải lao động có năng suất mới đạt được hiệu quả mong muốn. Rất may, hiện nay Đỗ Hoàng đang làm biên tập ở Tạp chí Nhà Văn, nên có điều kiện thuận lợi hơn. Và tôi nghĩ, không chừng, theo gót anh, có nhiều nhà thơ khác cũng đi dịch thơ Việt ra thơ Việt trong tương lai. Chuyện này dễ gây nên một “cú sốc” trong làng thơ Việt. Biết đâu, từ đó nảy sinh ra một cuộc tranh luận mang độ nóng cao, tạo đà cho cuộc cách mạng thơ trong giai đoạn mới? Khi đó, tên tuổi Đỗ Hoàng sẽ đi vào lịch sử văn học!

Tôi không muốn bình luận gì về chuyện dịch thơ này, vì người dịch là bạn tôi và người được/ bị dịch cũng là bạn/ đồng nghiệp của tôi. Tôi rất muốn đứng về một phía. Song Mùa Xuân đã đến, nhớ câu nói xưa “dĩ hoà vi quý”, nên chỉ xin phép được chép ra một bài thơ mà Đỗ Hoàng đã dịch để bạn đọc cùng xem xét, suy ngẫm.      

KINH NGHIỆM XANH

Tôi nằm dưới bóng râm thời trang
Kinh nghiệm xanh rì rào thành phố
Đất nước tôi
Những vòng môi mặn đỏ phù sa
Ngọn tầm vông chuyển giao đất trời
Tư duy tâm Đổi mới
Giấc chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường
Và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười
Văn hiến
Đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Mà mất biết bao chùm điện tử
Không hoá giải
Hình quê hương trong khói hát mồ hôi…

                                           Văn Cầm Hải            


Bản dịch:
KINH NGHIỆM XANH      

Tôi nằm dưới bóng thời trang
Ôi, kinh nghiệm xanh râm ran phố phường     
Đất nước tôi mấy đoạn trường
Phù sa mặn đỏ thêm hường vòng môi!     
Ngọn tầm vông chuyển đất trời
Tư duy đổi mới hồn người tâm can!     
Chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường sôi động mở mang xứ nghèo     
Nôi đầy cười khóc, lời yêu
Nền văn hiến để dệt thêu bóng cờ     
Tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Bao chùm điện tử bất ngờ mất đi!      
Muốn hoá giải, phỏng được gì
Mồ hôi khói hát cũng vì hình quê!

                                                Đỗ Hoàng 

Trần Quang ĐạoNguồn: Sinh viên Việt Nam xuân Mậu Tý