Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Trường ca Biển của Hữu Thỉnh "lấy thúng úp voi" - Hữu Thỉnh nên nên tự giác trả lại tiền các loại giải thưởng cho Dân!



Trường ca Biển của  Hữu Thỉnh - "Lấy thúng úp Voi " - Không nên xuất bản
        Đỗ Hoàng
  Tôi có đọc nhiều trường ca của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ: "Chim Chơ rao, Ba Zan khát" - Thu Bồn, "Ở làng Phước Hậu" - Trần Vũ Mai, "Những người đi tới biển - Thanh Thảo, "Đường tới thành phổ",  "Trường ca Biển"  của Hữu Thỉnh...thì thú thật với bạn đọc, Hữu Thỉnh viết nhạt nhẽo nhất, sơ sài nhất,  dở nhất, kém cỏi nhất, dở ngô, dở ngọng, từ bài  thơ ngắn cho đến bài thơ dài, tiểu luận, phê bình , điểm sách ở một tầm rất thấp, tất cả đều không có lấy một chút tư tưởng chỉ viết theo, nói theo các nghị định, nghị quyết trên định sẵn như các thế hệ tụng ca văn chương mậu dịch! Thế mà trường ca Biển này được nhận "Giải thưởng Hồ Chí Minh" - một loại giải cao nhất của văn chương Cách mạng Việt Nam (!)
 Tôi đã có chuyên luận "Hữu Thỉnh cánh đồng Thơ mất trắng" nên không muốn  dài dòng văn tự, đi sâu vào cái gọi là thơ Hữu Thỉnh mà chỉ nói về trường ca "Trường ca Biển" của Hữu Thỉnh.
  Trường ca Biển có 6 chương: chương I - Đối thoại Biển, chương II - Cát, chương III - Tự thuật của người lính, chương IV - Đất này, chương V- Hóa thạch những dòng sông, chương VI - Bão Biển.
 Đọc 6 chương, chương nào cũng nhạt, cũng dở. kéo dài lê thê, tình, ý hết sức gượng gạo, sơ sài, lắp ghép, lặp lại điều của mình đã kể ở các bài trước... Người viết không ở  Biển, không có kỷ niệm gì về Biển, chỉ lấy vài ba kỷ niệm Trung Du rồi gán cho Biển hoặc nhân một chuyến ra biển mà viết ra trường ca Biển (!)
...Tôi sinh ra trước lúc lên đèn
Bóng mẹ sáng lại mờ trong mắt cha hoảng hốt
Trong căn nhà đất
Tháng hai buồn tiếng thạch sùng kêu...
(Chương II - Tự thuật của người lính)
    Đoạn này trong các trường ca của Hữu Thỉnh hay mượn để kể đến. Nên đổi tên trường ca Biển thành trường ca " Đồi cọ trung du" (!) .Viết trường ca nào Hữu Thỉnh  đưa nó vào làm môt chương rất chi hoành tráng. Hữu Thỉnh là người trung du, đồi cọ, nương dâu viết một bài thơ về biển, người ta còn lượng thứ, nay viết cả trường ca về Biển, thì chẳng khác gì "lấy thúng úp Voi".
  Anh không hiểu gì cả. Biển là một bao hàm lớn. trong có vạn bao hàm con. Anh làm sao viết hết biển của hành tinh này, khi trái đất ba phần tư là Biển? Tuy cũng viết tụng ca, nhưng Thu Bồn, Trần Vũ Mai...biết khiêm nhường hơn chọn cho mình một tựa đề nhỏ, hẹp mà nói được nhiều điều lớn lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thu Bồn - Chim rao, Trần Vũ Mai - Ở làng Phước Hậu...
Trường ca của họ có nhiều khổ hay, đoạn hay, xúc động lòng người ở một thế hệ đánh giặc hy sinh vì dân, vì nước:
..Mẹ thường khen hàm răng con đẹp
Hé môi cười, ánh sáng cười theo
Con đã cà rồi - hàm răng ngà ngọc
Khổ trần, một ống bương đèo!

Tóc bối, tai căng, tay vòng lấp lanh
Con đi theo hướng mặt trời
Những buổi sáng nghe chim rừng ca hót
Con nhớ chừng thuyền mẹ lướt ra khơi!...
(Trường ca Chim Chơ rao - Thu Bồn)
Và:
Những số phận như bùn như đất
Những người ăn cứng dạ món đau thương
Ôi, ngày mai có còn hay mất
Trời thì đen sao thấy được nẻo đường
...
 Còn nhớ chăng mùa khô năm trước
Chúng ta đi, đi mãi không ngừng
Hết trận này lại sang trận khác
Người bạn ta nằm lại một nguồn sông
Người bạn ta chết trong mùa mưa lũ
Người bạn ta chết khi trời sập tối
Để cho bao lòng sống chẳng nguôi quên

Cho anh nói với em dáng mùa thu tới
Đồng Tuy Hòa rộng trắng bờ to
Gặp nhau đây qua mấy mùa trôi nổi
Bàn tay em hay mặt đất sững sờ…...

(Trường ca Ở làng Phước Hậu)

Hay:
..Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt da vùi gốc cao su mấy tầng!...

(Trương ca Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
...
 Trường ca Biển của Hữu Thỉnh tuyệt vô âm tín không có chữ nào, dòng nào được như thế!


  Trong trường ca Biển có quá nhiều đoạn, nhiều khổ nhiều câu rất sến:
"Đến một ngày kia những người lính đã tới biển của mình. Cuộc gặp gỡ của triệu năm với đứa con trận mạc. Không chỉ là người lính lạ lẫm, chính biển lạ lẫm đầu tiên. Biển thốt lên: "Người sắp thắng trận sao mà hốc hác quá".
Những người lính cầm le te cành sú hoe vàng, cầm luôn cả một miền che chở mới. Người lính nói: "Tôi đi qua nhiều bóng mát để về đây".
Bóng mát đã lùi xa. Mực tím đã trải lại cho tuổi học trò. Tiếng gàu sòng đã trả về cho cơn hạn hán. Trước mặt là biển, bốn bề là biển, hình như phải nói một câu gì với biển."
(Chương I - Đối thoại Biển)

  Người đọc thấy câu nào cũng dở, cũng nhạt, cũng sáo, cũng nhắng, cũng sến, cũng tào lao, tò he, kể lể...
...Và người lính nói:
- Hôm nay tôi thấy biển lần đầu.
Biển nói:
- Mái gianh nhà anh không nói thế
Vại nước gốc cau nhà anh không nói thế
Người lính nói:
- Tôi phải làm gì.
Biển nói:
- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước.
Đó là, nghi lễ đầu tiên và nghi lễ cuối cùng

(Chương 1 - "Đối thoại Biển")
 Một lập luận không đâu vào đâu, chẳng có tính thuyết phục! Ai chả bắt đầu từ nước. Dù sống trên đỉnh Hyamalia. Nông dân hạng cố cùng trong mọi xã hội cùng bắt đầu "từ nước" - "Nhất nước nhì phân"
Đoạn này trong các trường ca của Hữu Thỉnh hay kể đến (!). Nên đổi tên trường ca Biển thành trường ca " Đồi cọ trung du" (!) và viết trường ca nào Hữu Thỉnh vẫn có thể đưa nó vào làm môt chương rất  chi hoành tráng (!)
Nhiều chỗ tù mù, rối rắm, vô nghĩa, nhiều sai trái: Quá nhiều câu viết như kẻ dở hời, ngô ngô, ngọng ngọng, tò he....:
Người lính nói:
Tôi đã đi suốt hai đầu đất nước.
Biển hiu hiu thán phục
- Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời
Biển hiu hiu thán phục
Và biển chỉ hỏi anh đơn giản điều này:
- Anh có biết bơi không?
Người lính nói:
- Không phải ai cũng biết bơi. Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay hãnh tiến.
Biển nói:
- Họ đang bơi trên số phận của mình
Một nửa trí khôn của con người là tìm cách chứng nhận mình và chứng nhận lẫn nhau.
Người lính nói:
- Cây không đi tìm gió, nhưng kẻ thù sẽ đến tìm ta. Ta lấy gì để che mắt chúng? Màu cát hay màu biển.
Biển nói:
- Còn lại một mình anh
Người lính nói:
- Tôi phải làm gì?
Biển nói:
- Sống với nước hãy bắt đầu từ nước.
Người lính nói:
- Tôi có nhiều bạn
Tôi cầm tay nhiều người
Nhiều người cầm tay tôi
Tôi sẽ gọi tên ai đầu tiên trong cơn khát biển?
Biển nói:
- Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm cách cướp vàng
Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và chia sóng cùng anh
Hãy gọi ai không biến sóng dữ của kẻ khác thành quà tặng cho mình...
Hoặc:
- Tôi có nhiều bạn
Tôi cầm tay nhiều người
Nhiều người cầm tay tôi
Tôi sẽ gọi tên ai đầu tiên trong cơn khát biển?
Biển nói:
- Kẻ thù nói ngoài khơi có vàng và tìm cách cướp vàng
Bạn bè nói ngoài khơi có sóng dữ và chia sóng cùng anh
Hãy gọi ai không biến sóng dữ của kẻ khác thành quà tặng cho mình
Người lính nói:
- Bao năm rồi tôi nhìn mây biết gió nhìn cỏ biết mưa, cả cánh buồm cũng giúp tôi chạy thóc và nhà trước khi cơn giông đến. Gió ấy, cỏ ấy và cánh chuồn mau mắn ấy có giúp gì tôi ở biển?
Biển nói:
- Đó là những đồng tiền để tiêu trên mặt đất
Người lính nói:
- Bao vốn liếng cả một đời góp nhặt
Bước xuống tàu bỗng thành kẻ tay không...
Sao Hữu Thỉnh có thể lập luận như thế này với người lính biển - người canh giữ Biển, Trời cho Tổ quốc:
- Bao vốn liếng cả một đời góp nhặt
Bước xuống tàu bỗng thành kẻ tay không
(Chương I - Đối thoại Biển)
Lắm chỗ không chính xác:
Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính cát non thành Tổ quốc
Đảo nhỏ quá nói một câu là hết
Có gì đâu chỉ cát với chim thôi

(Cát - chương II)
"Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình" - Câu tù mù, rối rắm. Đảo có lính cát non thành Tổ quốc - Câu này cũng mung lung. Có đảo không có cát non thì sao; chỉ có cát già, chỉ có dân thì sao?
Quá nhiều câu, khổ, chương viết chung chung,khẳng định không đúng: " Cát ở đây là tất cả."
Cát ở đây là lối đi
Cát là chỗ ăn cơm chiêu ngụm nước
Cát là giường nằm gối đầu lên cát
Cát theo lá thư đồng đội gửi về
Cát ở đây là tất cả
Cát là tiền duyên cát là điểm tửa
Nơi chạm súng đầu tiên chốt cặn sau cùng
Sống cát là bệ tì
Chết cát là hoa tươi và nước mắt
Sống cát là màu che mắt địch
Chết cát là màu tang
Không có chỗ nào không có cát..."
(Chương II - Cát)
  Cả một chương II - Cát, dài dằng dặc mà không nói được một ý gì, không có câu nào xúc động viết lên, không một câu triết lý ám ảnh. Từ "Cát" lặp đi lặp lại hàng trăm lần không mang một hàm ý. Toàn những câu sáo rỗng, kêu to: -  " Cát non là Tổ quốc". " Bóng chúng tôi nóng lên dưới cát
Bóng chúng tôi che lên Đất Nước"
 Các nhà thơ khác viết về " Cát" hay hơn nhiều:
"Sống trong cát, chết vuì trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời"
(Tố Hữu)
"Mai rồi đới cát vùi quên
Biển còn hột muôi, nhặt lên , thư rằng..."
(Ngô Minh)
 Các câu trong "Trường ca Biển" Hữu Thỉnh viết quá cũ:
"Cần có đất để làm nên quê hương
Cần có quê hương để vui buồn sướng khổ..."
(Chương IV - Đất này)
  Rất loăng quăng, dài dòng, tối nghĩa, vô lối...nhiều không kể xiết:
Rồi ôn nghèo kể khổ bội thực trong thơ Hữu Thỉnh:
..."Tôi được ăn bữa no đầu tiên
Cha phá kho thóc Nhật
Dòng khẩu hiệu trên nong nia thúng mẹt
Năm làng tôi đi cướp quyền
Tôi nhập tâm những chữ cái đầu tiên
Ngồi tránh đạn trong chiếc hầm thước thợ
"...
(Chương III - Tự thuật của người lính)

 Rồi thì gượng gạo cố làm triết lý, phát biểu không đúng, không chính xác, nhiều triết lý rởm sai:
..."Đức hạnh của sông là đa mang
Dung nhan của biển là bình thản
Vẻ đẹp của sông là không tỉnh táo
Nỗi khổ của biển là sở hữu khôn cùng
Sông - những cây nước khổng lồ
Bóng mát mệt mê man mang bồi đắp
Sông góp củi cho nồi cơm lớn
Lòng vị tha là người khách sau cùng
Dưới đáy biển
Sông lang thang tìm lại các dòng sông
Trên mặt sóng
Đảo đang vào mùa nắng.."
(Chương V - Hóa thạch những dòng sông)

Trong trường ca Biển không kể hết những khẳng định, định nghĩa, "triết lý "  sai:
 “Sông đi sông đi vờ vật sông đi
Tìm lại mình trong biển
Biển nói bằng muối chát
Sông không nghe được gì
Thỉnh thoảng lại tụng lên vài trận bão
Vò mây chơi
Thỉnh thoảng lại cho vài chú cá ngáp
Tuột khỏi vòng luân hồi
Cá chớp mắt; Ta lên thăm lính đảo
Xem đời có gì vui”
Hay::
“Dưới bầu trời khắc nghiệt của chiến tranh
Tôi ít nói nhường lời cho súng nổ
Chính khẩu súng cũng giúp tôi gạt bỏ
Tính hiếu kỳ như một sự trớ trêu”
Triết lý ngô nghê này thì cụ Rùa cũng buồn nôn cười!


 “triết lý” gỉa cầy ngô ngọng, đánh đố:

“Không có cái chết nào nhục nhã hơn là sống không phải mẹ”…
...
 “Mẹ ơi, khi con đau đớn nhận ra cái ác là vô cùng
Cũng là lúc con nhận ra sự hữu hạn của lòng tốt
Mảnh ván con bơi là lòng tốt cuối cùng
Trên thế gian đầy bất trắc
Ngày thứ tư con "đi" trên biển
Bằng đôi tay của mình
Số phận biến con thành một chú bọ gậy ngang tàng
Không chịu chết vì chán nản
Và khi cả người con dán chặt vào đất
Như một - con - tem - người
Dán vào dòng đời
Con bỗng nhận ra không phải lá cờ ta
Không phải mẹ
Không có cái chết nào nhục nhã hơn là sống không phải mẹ”

  Để cho khách quan , tôi xin trích đăngy kiến của nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết từ lúc" Trương ca Biển" của Hữu Thỉnh mới xuất bản:
  "Nói cho công bằng, trong “Trường ca biển” nếu chịu khó đãi cát tìm vàng, vẫn có thể tìm thấy một vài đoạn thơ khá, ví dụ:
“Đom đóm ơi đom đóm dẫn đi đâu
Đêm là tàu lá sen che nửa phần trái đất
Ấy là lúc những vì sao xa lắc
Nối với tôi qua một sợi dây diều”
Và câu hay
“Ngày anh về
Lúa đồng cúi hạt”
Nhưng những câu hay, câu khá như trên quả là hiếm hoi trong thi phẩm này của Hữu Thỉnh.
Trong “Trường ca biển”, ta bắt gặp lối viết, cách nói phúng chỉ, ví von thẽo thọt, tủi phận …lặp lại từ các tập thơ trước của chính tác giả, ví dụ:
“Đời bao nhiêu trớ trêu mà đêm còn quá rộng/Đêm như là vắt kiệt các vì sao”, “Đồng vắt kiệt nằm than trong gió bấc”, “Không không mẹ dặn tôi không/Ngọt chả sợ đường đường không sợ lội”, “Chim ngói cả tin mắc lồng oan nghiệt/Ngọn tơ hồng chết nghẹn giữa bòng bong”…. Hoặc một câu lục bát thất vận: “Cầu vồng xanh đỏ tím vàng/ Chim cu toan đổi chuỗi cườm trời cho”…
Nói tóm lại “Trường ca biển” là một thi phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo, thiếu hẳn giá trị nghệ thuật vì tác giả viết bằng sự khéo tay, thiếu xúc cảm, thiếu một trái tim chân thành của một thi sĩ đúng nghĩa. Chẳng lẽ người ta lại đi tôn vinh hai tác phẩm dở tệ này của Hữu Thỉnh là “Trường ca biển” và “Thương lượng với thời gian” bằng giải thưởng Hồ Chí Minh, để tìm cách hạ thấp giá trị của giải thưởng này đến mức không còn từ gì để nói thế này"...
  Hữu Thỉnh là người thợ máy viết thơ, không có tài thơ, cá nhân tôi (Đỗ Hoàng) đề nghị ông tự giác hoặc Nhà nước thu hồi tiền các loại giải thưởng ông ẳm được trả lại cho dân đóng thuế!
                     Hà Nội 2020
                        Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét