Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Đám bốc thơn Hữu Thỉnh nhân cách kém...


              

ĐÁM BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH
-        HỌC THUÂT THẤP,
-        NHÂN CÁCH KÉM...
GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO VĂN HỌC, NHÂN DÂN
       Đỗ Hoàng
  Tôi nhiều lần nói đám bốc thơm thơ Hữu Thỉnh nhiều hơn quân số một trung đoàn tăng cường. Nói cho có vẻ giễu cợt, nhưng quả thật số ấy đông lắm! Từ ông, bà giáo sư giảng dạy đại học cho đến một anh cuốc rẫy ở miền sơn cước. Rồi tội nghiệp cho nhiều thế hệ sinh viên làm luận văn, học sinh phải làm đề văn về thơ Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh quản lý Văn nghệ trên 20 năm, nên Hữu Thỉnh được bốc thơm không thua gì thời Tố Hữu. Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Tú Nam ...các nhiệm kỳ khóa trước!
 Xin dẫn ra một vài chục cải tên không lấy gì thơm cho lắm: Trường Lưu, Phạm Quang Trung, Lê Thành Nghị, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn, Mã Giang Lân, Thu Tứ, Nguyễn Ngọc Phú, Văn Chinh, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thụy Kha, Phạm Khải, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Quang Sinh, Lý Hoài Thu,  Nguyễn Hoàng Sơn, Vũ Bình Lục, Nguyễn Minh Khiêm, Hồ Thế Hà, Đặng Huy Giang,  Lê Đức Dương...
  Thói đời thì con người phù thịnh, không ai phù suy! Hữu Thỉnh hơn hai thập kỷ làm trùm Sò văn nghệ Việt Nam thì kẻ tâng bốc, cầu cạnh, cung phụng là đương nhiên. Vấn đề đáng nói ở đây là tầm học thuật, nhân cách kẻ sĩ của đám nịnh bút quá thấp! Nếu Bêilinxki khen nịnh thơ Sa Hoàng, Kim Thánh Thán khen nịnh thơ vua Tàu, Nguyễn Du nịnh thơ Minh Mạng... thì còn đâu các tên tuổi trên!
 Mã Giang Lân giáo sư đại học, hơn 50 năm đứng trên bục giàng đọc thiên kinh vạn quyển không thể viết chuyên luận in trên tạp chí Thơ Hội Nhà văn việt Nam là   "Hữu Thỉnh thơ, ám ảnh, mê hoặc". Hữu Thỉnh là người làm ca dao hò vè phong trào, 12 tuổi mới a, bờ, cờ...mà cũng chỉ học 8, 9 năm gì đó làm sao có " ngôn ngữ thơ ám ảnh mê hoặc" (!).Cái chất siêu nịnh này thì trong văn chương không kẻ nào sánh kịp Mã Giang Lân (!)
 Không ai nịnh không. Mã Giang Lân người Thanh Hóa, mà người nào cũng vậy, "bánh ít trao đi, bánh chì trả lại". Hữu Thỉnh cho Mà Giang Lân thơ giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn, tập " Nhứng lớp sóng ngôn từ" - tập  thơ như cứt trẻ ăn rau má ỉa ra! Và thơ Mã Giang Lân được in bài tù tì trên báo Văn nghệ, tạp chí Thơ, tạp chí Nhà văn...của Hội Nhà văn !
  Lê Thành Nghị làm gì, viết gì cũng không ai biết, nó sơ sài, củ kỉ nhạt nhẽo, vô hồn, nghị quyết, báo cáo thành tích chi bộ (!); nhưng biết cung cúc tận tụy khen thơ Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh... hết năm này qua tháng khác nên cũng được ưu ái, chiếu cố cho vài cái miễn sai giải thưởng(!).
  Đặc biệt Hữu Thỉnh, hơn 20 năm Cai Văn nghệ Việt Nam, Lê Thành Nghị khen đứt lưỡi cái gọi là thơ Hữu Thỉnh (!)
 Người bình thường, dân đen không nói, Lê Thành Nghị có chức sắc, bên quân đội, hàm Đại tá, học vấn : Phó Tiến sĩ (Tiến sĩ), nhiều năm Chủ tịch hội đồng Lý luận phê bình - Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều giải thơ, lý luận phê binh - Hội Nhà văn Việt Nam.
Khen Hữu Thỉnh:
"Đọc Hữu Thỉnh tôi quan tâm trước hết đến những gì anh muốn nói. Có hai mảng thật sâu đậm trong thơ Hữu Thỉnh: Đất nước, Nhân dân, cuộc chiến... trải nghiệm trang trước và thế sự, nhân tình thế thái... chiêm nghiệm trang sau, như hai mặt thống nhất của một tờ giấy trong sáng tạo của anh, như thể nếu không có sự trải nghiệm kia, thì cũng chắc gì đã có sự chiêm nghiệm này. Hai mặt, mặt thì lắng sâu, mặt thì ám ảnh.
Như bất cứ một tài năng nào khác, sống và sáng tác trong một thời điểm khi mà cuộc chiến tranh giải phóng đang đến hồi quyết liệt nhất, Hữu Thỉnh cũng đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của Đất nước, Nhân dân, cuộc chiến tranh mà anh và hàng vạn con người đang đương đầu. Mảng "đề tài" này nói lên sự xa rộng trong cảm xúc của Hữu Thỉnh. Đất nước trong thơ Hữu Thỉnh không phải là những khái niệm mà là những gì rất cụ thể, cạnh sát con người, như trời ở trên đầu, đất ở dưới chân, giản dị như đôi khi chỉ là bãi "cát non" ẩn dụ dưới bàn chân người lính:
- Biển có đảo biển đỡ lặp lại mình
Đảo có lính cát non thành Tổ Quốc
- Bàn chân lính đánh vần trên đất đai Tổ Quốc
- Bóng chúng tôi che lên Đất Nước
Giữ nguyên lời dặn của ông bà...
(Trường ca Biển)
Những câu viết của Hữu Thỉnh như trên mà tâng bốc thì Lê Thành Nghị là nhà gì? Bởi trường ca Biển của Hữu Thỉnh một thi phẩm làng nhàng, quá yếu kém!
  Đổi lại Lê Thành Nghị được gì? (Bên Nhà văn là Danh hiệu, Danh dự....) - Được Hữu Thỉnh cho làm nhiều năm - Chủ tịch hội đồng Lý luận 


Phê bình - Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm:  Thơ. Lý luận phê bình đoạt giải hàng năm (!)

   Đám hậu sinh  "khả ố" cũng lươn chạch luồn lách, tung nịnh kẻ có quyền, người có tiền hơn các thế hệ đi trước. Có thể kể: Phạm Khải (Có khi ký Phạm Khải, hay kí PK, Phạm Nhật Linh), Nguyễn Ngọc Phú. Lê Quang Sinh...
  Hữu Thỉnh là anh làm tuyên huấn cấp tiểu đội, như anh đốt con cuí khai hỏa súng Thần công (!). Tư tưởng, tư tiếc gì đám cu li. Thế mà Phạm Khải nâng bi:
"Yêu thơ Hữu Thỉnh mà không đọc trường ca "Đường tới thành phố" là một lỗ hổng lớn, là không thể đánh giá đúng tầm vóc của nhà thơ này. Bởi với các ưu, khuyết của mình, đến nay, trên thi đàn Bắc Việt, "Đường tới thành phố" vẫn là một trong những tập trường ca nêu lên hình ảnh cuộc chiến chống Mỹ một cách rộng rãi, chân thực và tài tình hơn cả." (Nhà thơ Hữu Thỉnh: Biển có đảo, biển đỡ lặp lại mình... Văn nghệ Công an - 08:00 21/08/2012 P.K)
  Xin thưa rằng: trường ca “Đường tới thành phố” đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán là dở vô cùng, là không biết làm thơ, là tào lao chi khươn ngay trên báo Văn Nghệ. " Đường tới thành phố" là một bài kệể lể lê thê, dài dòng, rỗng tuếch thuật lại cuộc tranh đoạt của thằng anh, ác độc, gian manh, xảo quyệt ...hơn thắng em để " tranh nhà giành xe, chôm gái"... không hơn, không kẻm! - Con cháu MaoTrạch Đông, lấy nông thôn bao vây thành thị! . Cái tựa đề tập thơ đã nói rõ điều đó.
  Rồi bài "Chợ chim" là bài ăn cắp tứ " Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt " của Hoàng Nhuận Cầm. Hoàng Nhuận Cầm viết với một bút pháp tài hoa, đẳng cấp Hữu Thỉnh viết nôm na, nhạt nhẽo:
Hoàng Nhuận Cầm:
"Ngụy trang công sự xong rồi
Mới hay đồi chốt là đồi lắm chim
Cứ ôm khẩu súng ngồi yên
Lắp thêm băng đạn, còn đêm đấy mà.
Thản nhiên cơn gió chạy qua
Tiếng chim lách chách, gần xa chuyện gì?
Ngây thơ là chuyện chim ri

Khoác lác nhất nhì, chuyện sáo sậu thôi!
Chuyện như nghe ở đâu rồi
Là lời chú vẹt đang ngồi góc kia.
Mạ ơi... đất nước cách chia
Tiếng kêu con quốc chạy về quả tim..."
Hữu Thỉnh :
"Bồ quân bên suối chín vàng
Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Đầu têu tu hú chạy lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên cả giày

Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem

Bồ nông ở cữ ăn khem
Cà siêng có khách vội đem quà về
Con sáo mua bán màu mè
Quạ đen đánh quịt còn khoe đủ điều
Chú vẹt ăn bốc nói leo

Chèo bẻo đanh đá nói điều chanh chua..."
 Viết thua cả vè! Không có một âm vang, lại câu chữ, gieo vần lôi thôi, lếch thếch!
 Thế mà Phạm Khải ton hót: "Không ngờ chỉ với rặng bồ quân chín bên suối đã đủ làm nên một cái chợ thật hấp dẫn đối với họ nhà chim. Chợ chim cũng như chợ người, cũng đủ các cảnh mua bán lộm nhộm, lẫn lộn kẻ ngay người gian, nhưng mà thật vui, thật rôm rả các em ạ.
Công đầu phát hiện ra cái chợ này là của tu hú. Nó vốn nổi tiếng vì sự mày mò, đầu têu mách nước. Ngày xưa bác Tố Hữu chẳng từng đã viết: "Khi con tu hú gọi bầy- Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần". Rồi sau này, đến bác Chế Lan Viên: "Tu hú kêu vải đỏ trùm cây". Thật đúng là con "ma xó", chỗ nào cũng có mặt. Chả trách, ai đó soi mói, thóc mách quá, là bị người ta nhận xét "cứ như con tu hú vậy".
Sẻ con chắc lần đầu được đi chợ, cuống quýt giục mẹ đến nỗi "bỏ quên cả giày". Nhưng cô chim sâu vốn nổi tiếng bởi sự cần mẫn bắt sâu, thì phải đến "nửa ngày mới sang", vì cô đang bận "nuôi con". Chị cà siêng- ngay cái tên gọi đã thể hiện sự siêng năng- cũng vì có khách nên chỉ đảo qua cho được một lát, kiếm chút quà đem về, không trò chuyện được nhiều.
Kì lạ nhất có lẽ là anh chào mào "Chào mào chưa nếm đã say". Vì chỉ có say thì khi quay đuôi, người ta mới nhìn ra... đỏ đít. Còn chim anh vũ: "Anh vũ mua bán đàng hoàng- ăn xong múa lộn cả làng cùng xem" thì quá rõ rồi. Vốn chữ "vũ" có nghĩa là múa (vũ điệu là điệu múa mà).
Xấu tính nhất phải nói là bọn quạ, vẹt, chèo bẻo, thường có mặt ở khắp các "chợ". "Con sáo mua bán màu mè", vì thế nên người nào ở đời hay màu mè, kiểu cách quá, người ta gọi là "khách sáo". Còn quạ đen "Quạ đen đánh quịt còn khoe đủ điều" là vì cái mồm nó cứ quàng quạc, làm gì mà chẳng đáng nghi. Người ta gọi là "quạ quịt" cũng phải thôi.
"Con vẹt ăn bốc nói leo". Các em có nhớ không, ngay nói chuyện học, ai học mà không hiểu, người ta gọi là "học vẹt". Bởi vậy mà học thế nào chớ để mang tiếng thành kẻ "ăn bốc nói leo" các em nhé."Chèo bẻo đanh đá nói điều chanh chua" cũng vậy. Thiên hạ khiếp sợ những ai bẻm mép, nói chèo nói bẻo..."
  Còn câu kết: "Chỉ xin cái hạt về sau
Nhân ra ngàn quả làm giàu cho chim" thì cóp của dân gian, người ta nói  hàng  vạn năm rồi!
  Phạm Khải bôc thơ Hữu Thỉnh, Hữu Thỉnh cho ngay  danh hiệu và chức vị: Ủy viên Hội đông Lý luận, phê bình Hội Nhà văn Việt Nam! Thật không bỏ công nịnh thối!)
 Bốc thơm thơ Hữu Thỉnh đến mức bộc thực, số hậu sinh khả ố có Nguyễn Ngọc Phú. Nguyễn Ngọc Phú làm thơ quá dở mà viết bình thơ còn dở hơn nữa. Nguyễn Ngọc Phú như Trường Lưu chỉ chăm chăm khen, tán thơ Hữu Thỉnh Những bài" Trông ra bờ ruộng, Ngõ Thu, Bữa cơm chiều trong dinh Độc Lập, Thưa thầy, Chợ Chim...Phú gửi in khắp các báo.
  Bài Chợ Chim của Hữu Thỉnh là bài ăn cắp, học theo Hoàng Nhuận Cầm nhưng rất xoàng xỉnh (đã dẫn ở trên) nhưng Phú tán:
 "Đó là “Đầu têu tu hú”, là “Sẻ con quên giày” với ngả nghiêng của “Chào mào chưa nếm đã say”. Ở đây, có những hình ảnh đọc lên ta không thấy ở loài chim nữa mà cao hơn đó là tư cách phẩm chất đáng quí của con người: Có gì như sự ân cần chu đáo đảm đang của người phụ nữ ở “Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang” hay ở phong cách sống rất đàn ông nghệ sĩ của “Anh vũ mua bán đàng hoàng - Ăn xong múa lộn cả làng cùng xem”.
Nhưng đã là chợ thì phải có bao điều tốt xấu. Đây không còn là chợ chim nữa mà là chợ đời bởi thế mới có: “Con sáo mua bán màu mè - Quạ đen đánh quịt còn khoe đủ điều - Chú vẹt ăn bốc nói leo - Chèo bẻo đánh đá nói điều chanh chua”.
Một “Chợ chim” qua ống kính quay chậm của nhà thơ đã hiện lên những cận cảnh thần kỳ khi ông không những chụp được dáng hình điệu bộ mà còn thu được cả thần thái, tính cách của các loài chim...." (BÁO GIÁO  DỤC & THỜI ĐẠI  -   01/10/2018) 
Câu:
 “Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lộn cả làng cùng xem”.
 Hai câu nôm na, dại dại, dở người thế này mà khen thơ hay thì thật "biết rồi, nói mãi khổ lắm!"
 Nguyễn Ngọc Phú bốc nịnh Hữu Thỉnh đến không còn liêm sỉ. Đổi lại, Hữu Thỉnh cho Phú chút lộc, đi thăm Ấn Độ, cho làm Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam (!). Một anh ở biên ải, khỉ ho cò gáy được thế là thơm lắm rồi.

(Còn nữa)
 

 
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét