Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

HỮU THỈNH - GIẢ SÁM HỐI CŨNG PHẢI CHỊU TỘI

 


HỮU THỈNH - GIẢ SÁM HỐI CŨNG PHẢI CHỊU TỘI

ĐỗHoàng

 Tôi vừa viết bài " Ghi chú sau mưa - Sám hối muộn màng, thì có nhiều Văn nhân, tài tử bảo ông nhầm rồi, Hữu Thỉnh giả vờ sám hối, còn khuya Hữu Thỉnh mới sám hối. Không sao,trong cuộc đời này cái giả với cái thật  nó lẩn lộn như vàng thau lẩn lộn vậy! Có cái giả thiệt thân, có cái thật sống còn!

  Tôi hay nghe mẹ tôi kể chuyện hồi hoạt động cách mạng chống Pháp, mấy con ông Bác tôi cùng đồng ngũ với ông Trần Thanh Việt (bố Trân Thanh Hà bạn học cấp 3 năm 1964 - 1968 với tôi). Chẳng may cả mấy người bị Pháp bắt.

  Chúng tra hỏi mấy anh con Bác trước:

-        Chúng mày có làm gì cho Việt Minh không?

Mấy anh rập đầu thưa:

-        Bẩm quan trên, không làm gì cả.

(Thực ra các anh đều là đội trưởng,tổ trưởng trừ gian diệt tề, giết Pháp). Các anh tưởng nói dối  thế thì Pháp tha, không ngờ chúng đem chặt đầu hết.

Tiếp, chúng tra Trần Thanh Việt cũng câu hỏi như trên,Trần Thanh Việt thản nhiên trả lời:

-        Tôi có làm cho Việt Minh, ở với họ không làm không được!

Ông Việt nói thật tưởng chúng chặt năm cái đầu, không ngờ bọn Pháp tha bổng! Đến năm 1968 ,ông Việt làm đến chức Trung đoàn trưởng, Trân Thanh Hà tốt nghiệp lớp 10 được du học Liên Xô!

Bây giờ Hữu Thỉnh nói giả vờ "sám hối", giả vờ nói sống không có niềm tin chế độ Cách mạng,giả vờ nói không thu được quyền lợi gifcar chỉ vớt lưới toàn trăng hư ảo!.Nễu có thực thì Cách mạng cũng không tin cái giã vờ của Hữu Thỉnh.

 Hữu Thỉnh nói có sách, mách có chứng, giấy trắng mực đen. Tập "Ghi chú sau mây" - Thơ Hữu Thỉnh - Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2020. Hữu Thỉnh sẽ bị Cách mạng chém đầu nếu họ đọc được tập thơ này!

                                                          Hà Nội 7 - 4 - 20 21

                                                            Đ - H

 

GHI CHÚ SAU MÂY - Sám hối muộn màng

    Đỗ Hoàng

 

         Đám bưng bô, nâng bi Hữu Thỉnh có số, có má đông hơn một trung đoàn tăng cường: Trường Lưu, Lê Thành Nghị, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Quang Trung, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo (đã chết), Vũ Quần Phương,Mã Giang Lân, Phạm Khải, Văn Chinh, Hồ Thế Hà, Nguyễn Thuỵ Kha, Nguyễn Hữu Quý, Nguuyễn Ngọc Phú, Lý Hoài Thu, Vũ Bình Lục, Đỗ Ngọc Yên...được Hữu Thỉnh cho tiền, cho giải thưởng, cho đi nước ngoài, cho chức sắc...giờ  im hơi lặng khói, tự giác luân chuyển "công tác" sang nịnh thối, bưng bô, nâng bi cho Nguyễn Quang Thiều đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Duy chỉ có Vũ Quần Phương vẫn "chung thủy" có mấy lời khen tập "Ghi chú sau mây", hiểu được Hữu Thỉnh lần đầu tiên nói thắng cái cả tin, phù phiếm, phù vân của cuộc đời của mình và của nhiều người!

                   Hữu Thỉnh không có niềm tin, 为詩立身 - vi thi lập thân, tiến thân bằng thơ, lại là người khéo, đồng như bất hòa hòa như bất đồng(同如不和, 和如不同,  gặp may trong một thể chế người ta cần sự trung thành, lý lịch ông cha ba đời ăn gốc chuối, không cần tài năng. Vì vậy, Hữu Thỉnh làm được Chánh, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam gần 30 năm, hơn cả tổng thư ký tiền nhiệm Nguyễn Đình Thi!

    Tuổi thơ cơ cực làm phu phen đồn điền Pháp kiếm sống, thất học nên nỗi bần hàn ngu dốt ám ảnh cả một quảng đời thơ ấu của ông. Vì thế ông xung phong vào bộ đội. Vào bộ đội cũng là một cách cứu sống bản thân của con em nông dân Việt Nam. Có một chút nhạy cảm hơn đám con  em nông dân vai u thịt bắp (vì Hữu Thỉnh có đến trường học độ lớp 6, lớp 7 cấp 2 dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa), mà học các trường Bắc Việt thì lớp ấu trò cho đến đại học trên đại học chỉ có học thơ Tố Hữu, thơ Hồ Chí Minh,  nên Hữu Thỉnh lúc đầu làm ca dao hò vè ca ngợi Việt Minh. Rồi tiến lên từ vè tiểu đội, vè trung đội  vè đại đội, vè tiểu đoàn lên đến vè quân binh chúng!

     Về già Hữu Thỉnh mới ngộ ra tất cả mọi mình làm đều là do nhẹ dạ cả tin, quá tin tưởng vào một chủ thuyết không tưởng, một xã hội không tưởng; không chỉ một cả tin, Hữu Thỉnh lại có rất nhiều cả tin mang vào đời:

"Một ít muối

một ít lửa

và rất nhiều cả tin

tôi xa quê từ đó"

 (Tự bạch)

Và mang nó theo hết cả cuộc đời:

" Tôi luôn dặn mình đây là lần chót

nhưng lần chót cứ theo tôi suốt cả cuộc đời."

  Cuộc đời của Hữu Thỉnh không có một niềm tin! Con người không có niềm tin chỉ cả tin thì khó làm nên trò trống gì?

Vũ khí mạnh nhất mà con người có được liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử? Không! Vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin! Niềm tin thực sự cũng sẽ đưa con người từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Helen Keller có nói: "Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu."

    Nhẹ dạ cả tin lý tưởng, nhẹ dạ cả tin cống hiến...nhẹ dạ cả tin sáng tác nghệ thuật. Hữu Thỉnh làm sao có tác phẩm hay!

  Thơ Hữu Thỉnh thuộc loại kém nhất trong giàn đồng ca mậu dịch thơ Việt. Lúc đôi mươi:

"Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này căm mãi cái mưu Tú Bà"

Đêm qua bên ấy ru Kiều

Bên này ta đã thiu thiu ngủ rồi"

Lúc trung niên:

"Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ

Bây chừ binh trạm cải gù, gà choai"

Lúc về già:

"Ai ra đến biển mà yêu

Ai đi lên núi, lên  đèo mà tin"

 (Trường ca Biển - giải thưởng Hồ Chí Minh)

  Thơ lục bát mấy bà làng quê viết rất hay, chỉnh chu vần điệu :"Mang thân đi Lao Bảo, Ta Hè/ Về quê anh vẫn hái chè nuôi thân), có đâu như Hữu Thỉnh đến già vẫn còn lỗi vận!

 Ngay tập "Ghi chú sau mây" tác giả tự nhận nó không phải thơ, chỉ là ghi chép thêm vào mà đầy rẩy những bài, câu của ca dao, tục ngữ gần như bê nguyên xi.

 

'Khó nhất là thu lại lửa

và khó hơn là thu lại một lỗi lầm?"

(Nghệ nhân Bát Tràng)

"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy"

(Một lời nói ra bốn ngựa đuổi không kịp)

-        (Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)

"Đôi khi sự giận dữ

Làm ta yên tâm hơn cả tiếng cười."

(Đôi khi)

Ca dao, tục ngữ:

" Mắm mặn chết troi (*) bao giờ. ( *) giòi

Mật ngọt thì ruồi chết tươi

Những nới cay đắng là nơi thật thà

Nhiều bài tứ cũ,cảm xúc cũ:

..."Giữa những nương ngô

bắc bậc

lên trời

Tôi nghe thấy

tiếng ru con

mặn chát"

Trong "Sở kiến hành" (Nhữngđiều trông thấy)  thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tuy ông có học tập Đỗ Phủ nhưng thi hào đặt ra câu kết rất có trách nhiệm, không chép miệng như Hữu Thỉnh:

誰 人 寫 此 圖

持 以 奉 君 王

"Thùy nhân tả thử đồ

Trì dĩ phụng quân vương"

(Ai vẽ bức tranh đó

Đem lên dâng lên nhà vua?"

 Hữu Thỉnh :"Sáng lo công danh/Chiều lo kiếm sống/Tối mài trí lực làm thơ" thì sao mà có thơ hay, triết lý được?

"À ơi mấy chữ khi ai điếu

Sớ sẩm đôi lời lúc lập bi!

Chức ốc cửa quan luồn lão luyện

Sắc vè ngõ bạn khủng khinh khi"

      (Đỗ Hoàng)

  Đám nịnh Hữu Thỉnh cho răng Thỉnh "kính trên, bền dưới" nhưng thật ra "hồi hương trọng tuế, nhân gian trọng tài, nhập triều trong tước, thời nào anh quan ngũ phẩm cũng phải lạy anh quan nhất phẩm, nên phải nịnh trên, nhưng Hữu Thỉnh tốt hơn là êm dưới, không nạt dưới như quan xưa! Đấy cũng là đặc thù của các hội văn học nghệ thuật dưới thời Cách mạng. Tức là hàng nghìn hội viên của hội chỉ sinh hoạt chuyên môn, còn tiền lương gạo bị, mạng sống thì mỗi hội viên đều có cơ quan chủ quản của mình lo. Nên Hữu Thỉnh mới "công đoàn đoàn kết" êm cả làng được!

Hữu Thỉnh phải quỵ lụy chán đám quan nhất phẩm tuổi bằng cháu nội hoặc cháu ngoại Thỉnh! Thỉnh lấy đâu ra thơ? Thơ Hòa Thân (nịnh thần nổi tiếng xưa)  bên Tàu thì có.

   Vũ Quần Phương biết được Hữu Thỉnh sám hối  phù vân, phù phiếm trong tập "Ghi chú sau mây":

"Đọc Hữu Thỉnh nên tỉ mỉ câu chữ một chút. Tỉ mỉ để thấy ý tình anh cất giấu, để thấy cả bút pháp mà anh gắng gỏi để hình thành. Bài thơ ngắn lại, chữ hàm xúc nghĩa, mà nghĩa thì gợi nghĩ (chứ không chỉ nhằm gợi cảm) cảm giác, tình cảm sinh ra sau nghĩ ngợi. Nâng phẩm chất trí tuệ cho thơ là thứ mà nền thơ nước ta đang cần. Đóng góp của Hữu Thỉnh là đáng quý. Đáng quý hơn nữa là cái cách lặng lẽ rút ra kinh nghiệm sống ở cuộc đời này và thực thi nó. Ngay cái tên tập thơ Ghi chú sau mây, ghi chú là thể loại khiêm nhường hơn thơ nhiều lại ghi vào phía sau của làn mây, phù vân lắm chứ. Có thể nói tập thơ này, các bài khá đều nhau trong khuynh hướng lần vào lõi của cuộc đời và dẫn dắt bạn đọc vào một khuynh hướng nghĩ xa hơn chính câu thơ mà lại tìm về thiết thực ở trong đời."

Một con người không có niềm tin, suốt đời chỉ có cả tin và nhiều cả tin mang theo nên Hữu Thỉnh khi trở về bến Thực mới biết lưới mình chỉ kéo lưới lên toàn Trăng hư ảo:

"Buổi sáng cố tình không chứng nhận

cho những giấc mơ

Đêm mầu mỡ ai gieo tuỳ thích

Viển vông mãi chán rồi, tôi quay về Bến Thực

Tới bến rồi

Kéo lưới:

hoá ra Trăng".

(Bến cũ)

 Những tập thơ "Âm vang chiến hào" - in chung với Lâm Huy Nhuận

(Đứng trong chiến hào/

Bỗng thấy mình cao lớn)- ,

 Thư mùa đông,

(Gạo thường lên sớm

Thư thường chậm

Vó ngựa ngoài  kia tưởng guốc em)

 Thương lượng thời gian,

(Sáng lo công danh

Chiều lo kiếm sống

Tối mài trí lực cho thơ)

 Ghi chú sau mây

(Một ít muối

một ít lửa

và rất nhiều cả tin

tôi xa quê từ đó)

 ; rồi những trường ca "Đường tới thành phố, trường ca Biền, trăng Tân Trào; một lô, một lốc giải thưởng: Hội nhà văn, Nhà nước, Hồ Chí Minh, Asian...đều là trăng treo phù phiếm, gió chờ phù vân cả!

..."Bỏ lại đằng sau bao trận đánh

Kịp vào thành phố sáng tên Người

Độc lập theo tăng vào cổng chính

Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!"...

(Bữa cơm chiều trong dinh Độc lập)

  Sau Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hữu Thỉnh là người thứ ba biết sám hối đời mình, thơ mình. Tuy rất muộn, năm nay Hữu Thỉnh đã 80 tuổi ta, bát tuần rồi. Dù sao muộn còn hơn không. Bao nhiêu kẻ còn u mê, chưa hồi tỉnh.

"Hữu Thỉnh cuối cùng nỏ đượcchi

Mài mòn áo mỏng khoác thư thi

À ơi mấy chữ khi ai điếu,

Sớ sẩm đôi lời lúc lập bi!

Chức ốc cửa quan luồn lão luyện,

Sắc vè ngõ bạn khủng khinh khi!

Đồng thơ mất trắng tay liềm hái

Tai tiếng nghìn năm phận sỉ tì!

 Hà Nội 27 - 3 - 2021

    Đ - H

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét