Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Phạm Tiến Duật - "Nhà cười học"

 Phạm Tiến Duật - "Nhà cười học"

    Nhà thơ Phạm Tiến Duật làm Tổng biên tạp Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam độ một hai năm rồi về hưu.
  Trong thơi gian ngắn ngủi đó, anh có mời tướng Đồng Sỹ Nguyên đến thăm Tạp chí một đôi lần vừa tri ân cấp trên cũ, vừa có chút thể hiện chức vị của mình.
  Hai người kể nhiều kỷ niệm cho anh em cơ quan nghe. Có chi tiết tướng Đồng Sỹ Nguyên kể mà tôi thấy khá ấn tượng.
  Ông Nguyên nói: - Một lần tôi đi công tác xuống đơn vị, bất ngờ đọc được bài thơ " Tiểu đội xe không kinh" in trên báo Trường Sơn - báo của Đoàn 559. Tôi phấn khởi quá reo to: " Tuyệt thật! Đây là điều có thể động viên người lính toàn Quân khu xông lên.  (Đoàn 559 không gọi là quân khu nhưng tổ chức biên chế của nó trong thời chiến như một Quân khu, có khi lương thực đạn dược , vũ khí trang bị còn hơn một Quân khu thời bình. Tuy là cấp Quân khu nhưng Đồng Sỹ Nguyên chỉ đeo quân hàm Đại tá. Sau này hòa bình ông mới được vượt cấp lên Trung tướng).
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng..."
Đồng Sỹ Nguyên nói với trợ lý: - Điều chiến sỹ này về làm bảo Trường Sơn.
Lời nói của tướng quân có sức nặng nghìn cân.  Chỉ một tíc tắc, Phạm Tiến Duật đã lên Đoàn bộ thành nhà báo chiến trường, ra vào gặp tướng soái, truyền tụng là tướng Nguyên đãi ngộ nhà thơ trẻ mang quân hàm thượng sỹ mà hưởng tiêu chuẩn như một thượng tá! Khó có người lính nào mơ được.
 Ông Nguyên tiếp: - Phải có tiếng nói tích cực như vậy mới đánh thắng Mỹ, chứ nơi chiến trường là nơi chết chóc, không có lời động viên, người ta bỏ về hết.
                                       
 Và từ đấy thơ Phạm Tiến Duật đầy ắp tiếng cười lạc quan cổ vũ bộ đội, Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ:
..." Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi Bụi trắng tóc như người già
Không cần nghỉ, lái trăm cây số nữa.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha, ha!
(Tiểu đội xe không kính)
 
"Con trai đội nón bao giờ,
Vì mưa nên phải đi nhờ nobns em
Bây lâu mũ sắt đội quen
Buồn cười cái nón tòn ten trên đầu..."
(Cái chao đèn)
 
"Nghe em hát mà anh buồn cười!
Nhịp với phát xem chừng sai cả
Mồ hôi em ướt dầm trên má
Anh với mọi người nhìn nhau khen hay!"
( Nghe em hát)
 
Cây bồng bênh cười vui suốt ngày
Thân thẳng cây chò, cành ngang cây chỉ"
( Những vùng rừng không dân)
 
"Cả sư đoàn bộ binh
Đi dài trong rừng khộp
Anh nhìn mà đột ngột
Rừng già khi thu sang...
Cây khộp tựa cây bàng
Khẳng khiu mùa rụng lá
Quân đi đông đông quá
Những sư đoàn nối nhau
Chưa gặp lần nào đâu
Mà như quen tất cả
Những dáng đi hối hả
Nước da hông, da nâu...
 
 
Quê đâu, quê đâu?
Đứt nối tiếng liền nhau
Ba lô họ nặng quá
Anh nhấc trĩu tay mình
Mà tiếng cười nâng bỗng
Cả rừng và cả anh!
( Những vùng rừng không dân)
 Và khi đùa anh, chúng tôi gọi anh Phạm Tiến Duật là "Nhà cười học".
  Thời ấy còn có nhiều "Nhà cười học", "Nhà hát hộc", "Nhà ca học", Nhà hót học" để đối lại với bây giờ khi hòa bình yên vui thì có rất nhiều "Nhà khóc học"
Huế ngày 10- 4 -2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét