Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

ĐỖ DOÃN PHƯƠNG VÔ LỐI, TẮC TỴ HƠN CẢ THANH TÂM TUYỀN

 

Đỗ Hoàng

ĐỖ DOÃN PHƯƠNG VÔ LỐI, TẮC TỴ HƠN CẢ THANH TÂM TUYỀN…

Năm nay Hội Nhà văn xét trao giải thưởng cho đến 4 tập thơ (2010 và 2011), điều này gây kinh ngạc trong làng văn, khi trong thi giới ít người thừa nhận giá trị của nhau, vì thế mà liên tục mấy năm thơ đều mất mùa, các giải thưởng thơ cũng không có giải nhất. Lẽ thường, trong mỗi năm chỉ chọn 1 tập trên một lĩnh vực để trao giải (văn, thơ, dịch, phê bình), "bó đũa chọn cột cờ", để vừa khuyến khích tác giả đồng thời cũng ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng với lao động người viết. Tập thơ "Hoan ca" của Đỗ Doãn Phương đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 2011 cùng với tập "Ngày linh hương nở sáng" của Đinh Thị Như Thúy là tín hiệu đáng mừng cho thơ ca. Hình như vây cánh thơ trong Hội đồng xét giải thưởng Hội Nhà văn đang thắng thế? Việc này cho thấy, các UV BCH Hội Nhà văn đang ngày càng có quyền lực hơn với lá phiếu của mình. Chẳng phải là vui sao? Văn chương + giới thiệu bài viết của nhà thơ Đỗ Hoàng như một cách nhìn khác về tập thơ "Hoan ca". (Vanchuong +)

 

Từ trái: nhà thơ Đỗ Doãn Phương (Phó TBT TT&VH), PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, 
TBT báo TT&VH
 
Trương Lê Kim Hoa, và nhà báo Phạm Thanh Hà.

 

dohoang | 08 January, 2012 16:19

“Dịch” Vô Lối  Đỗ Doãn Phương

Đỗ Doãn Phương V Ô L ỐI, tắc tỵ hơn cả Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – Inra sara, Nguyễn Quang Thiều, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn KHoa Điềm, Nguyễn Phan Quế Mai..

Đỗ Doãn Phương

Nguyên bản:

BA KHÚC NIỆM

Khúc 1
Ngài ở trong ký ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nổi mặt Ngài
Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi Ngài đang tồn tại
Tâm hồn tôi rối loạn
Khắp mặt đất chạy rông

Khúc 2
Bước chân trượt trên đá sỏi
Xuống sườn dốc lòng hồ
Nơi ấy nước nằm lõa lồ trên đất
Thèm được tan biến

Đồi nhả ra những viên đá
Và làm đau những đầu lưỡi sóng
Và làm rách toạc mặt nước
Chưa thể hóa sương

Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối
Tôi như con tôm bật mình trên nền đồi đá sỏi
Thèm được dấu hơi thở mình trong nước
Mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên


Khúc 3
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Bốn phía thế gian ập vào nó
Không một tiếng kêu thét
Tắt phụt
Mầu tro.

Viết liền văn xuôi

Ba khúc niệm

Khúc 1:

Ngài ở trong lý ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nỗi mặt Ngài. Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi, Ngài đang tồn tại. Tâm hồn tôi rối loạn, khắp mặt đất chạy rông!

Khúc 2:

Bước chân trượt trên đá sỏi, xuống dốc lòng hồ. Nơi ấy nước nằm loã lồ trên đất. Thèm được tan biến. Đồi nhả ra những viên đá và làm đau những đầu lưỡi sóng, và làm rách toạc mặt nước chưa thể hoá sương. Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối. Tôi như con tôm bật mình trên nền đá sỏi. Thèm được dấu hơi thở mình trong nước, mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên!

Khúc 3:

Ngọn lửa nhú lên hé mắt nhìn, bốn phía thế gian ập vào nó. Không một tiếng kêu thét, tắt phụt. Màu tro.

 Nhận xét: Đọc mới thấy vô nghĩa, rối rắm, văn xuôi không ra văn xuôi, vè không ra vè, lởm ca, lởm cởm như một kẻ tâm thần nặng, bệnh hoạn...

“Dịch” bài Vô Lối này:

BA KHÚC KHẤN

Khúc 1

Tâm tôi không nhớ nỗi Ngài.

Quanh tôi Ngài vẫn lai rai tại tồn !

Ôi, Tôi rối loạn tâm hồn

Khắp mặt đất rộng chân dồn chạy rông!

 

Khúc 2

Chân trượt trên đá sỏi

Xuống bờ dốc lòng hồ

Nước nằm đất loã lồ

Rất thèm được tan biến!

 

Đồi nhả viên đá hiếm

Làm đầu lưỡi sóng đau.

Và làm toạc mặt nước

Chưa hoá sương được đâu!

 

Tôi đến, đất từ chối.

Như con tôm trên sỏi

Thèm thở trong nước lành.

Nhọn cứng một tinh thần!

 

Khúc 3

Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn

Thế gian bốn phía ốp như đinh

Không nghe một tiếng kêu, tiếng thét

Tắt phụt màu tro, thật khiếp kinh!

Đỗ Hoàng dịch 

Hà Nội ngày 8 -1 - 1012

VĂN CHƯƠNG GIẬT LÙI

Thời Lê Cảnh Hưng, Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khoảng 1740 -1742, đến nay cũng đã gần 300 năm. Buổi ấy Hán học đang bao trùm từ trong triều ra ngoài quận mà các dịch giả Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích đã Việt hoá một cách tài tình. Đến nay gần 300 năm sau có người lại Hán hoá trở lại thơ ca của mình. Điển hình là tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải năm 2011

Đọc xem:

“Vân tùng Giới Tử lạp Lâu Lan,

Tiểu hướng Man Khê đàm Mã Viện

Quân phi trang phục hồng như hà

Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết

 

(Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,

Dẹp Man Khê nhờ sự Phục Ba

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in)

 

Hay:

“Trương phu thiên lý chí mã cách,

Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao”

 

(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Gieo Thái Sơn nhự tựa hồng mao)

Hay

“Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt,

Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn”

(Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,

Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên Sơn)


Đỗ Hoàng

 

 "Hoan Ca" của Đỗ Doãn Phương làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt

Tập Hoan ca của Đỗ Doãn Phương nên cho điểm Zê rô (Dưới điểm 1) về tựa đề

Đã làm văn chương  trong cõi 
Việt thì dù tiếng Anh, tiếng Em giỏi đến mức nào thì cũng  phải biết Hán Việt, phải học Hán Việt, chưa nói học tiếng Trung Quốc mới mong làm văn chương. Đỗ Doãn Phương chắc giỏi tiếng Tàu nên văn chương toàn Tàu Ô.(Hoan Ca)

   Vì Đỗ Doãn Phương còn trẻ, người trẻ thì tôi không dám động đến. Nhưng vừa rồi, Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng cho tập thơ Hoan Ca năm 2011, nên buộc tôi phải lên tiếng. Tôi có lướt qua nội dung, nó cũng là một loại Vô Lối đang thịnh hành, tất nhiên hơn các cây Vô Lối khác một chút, rỗi rãi tôi sẽ dịch một vài bài vô lối của Đỗ Doãn Phương.

  Quay lại tựa đề. Tôi nhớ hơn 25 năm trước, nhà văn Lê Minh đến nói chuyện với anh chị em học viên Nguyễn Du khoá 3. Nhà văn kể rằng: “Tôi có tập truyện, Biên tập viên Nhà xuất bản nọ bào tôi nên đổi tên là “ Đảo cô đơn” thì hay hơn. Tôi nói: “ Tiếng Việt có thiếu đâu mà lấy tiếng Tàu. Tôi vẫn để là “Đảo một mình”.

    Tựa đề Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương 100% tiếng Hán. Hoan  có 6 chữ Hoan. Hoan có bộ thảo, hai chữ khẩu, bộ nhân đứng thì hợp hơn, có 2 nghĩa 1- Vui mừng, 2- trái gái yêu nhau cũng gọi là hoan, bên gái gọi bên trai là hoan, cũng như tiếng chàng của ta.

Ca: cũng có 6 chữ. Ca ở đây có 2 chữ khẩu 1- ngợi hát như ca thi (ngâm thơ) 2- Khúc  hát hợp với âm gọi là ca nhạc 3- Bài ca

Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương – Đúng nghĩa là Bài ca vui (Vì trong tập còn có bi ca - bài ca  buồn nữa - lại cũng chữ Hán)

  Thế mà có một trang mạng đánh giá: Đỗ Doàn Phương người “quét sạch” thơ trẻ hiện đại. Nhà thơ Đỗ Doãn Phương với những nổ lực kỳ lạ” làm trong sáng tiếng Việt” trong những ngọn triều nhục cảm. Như thế thì có mỉa mai cho cõi Việt không!

  Tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương không nên in vì nó làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt, nói chi đến trao giải. Thật chuyện những người thích đùa!

Hà nội ngày 5 thang 1 năm 2012

Nhà thơ Đỗ Hoàng

 Đại Vô lối Đỗ Doãn Phương

Chủ nhật - 08/01/2012 16:41

·       

·       

·       

 

“Dịch” Vô Lối  Đỗ Doãn Phương

Đỗ Doãn Phương VÔ LỐI, tắc tỵ hơn cả Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm – Inra sara, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Hoàng Vũ Thuật..

Đỗ Doãn Phương

Nguyên bản:

BA KHÚC NIỆM

Khúc 1
Ngài ở trong ký ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nổi mặt Ngài
Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi Ngài đang tồn tại

Tâm hồn tôi rối loạn

Khắp mặt đất chạy rông

Khúc 2
Bước chân trượt trên đá sỏi
Xuống sườn dốc lòng hồ

Nơi ấy nước nằm lõa lồ trên đất

Thèm được tan biến

Đồi nhả ra những viên đá
Và làm đau những đầu lưỡi sóng

Và làm rách toạc mặt nước

Chưa thể hóa sương

Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối
Tôi như con tôm bật mình trên nền đồi đá sỏi

Thèm được dấu hơi thở mình trong nước

Mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên


Khúc 3
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Bốn phía thế gian ập vào nó

Không một tiếng kêu thét

Tắt phụt

Mầu tro.

Viết liền văn xuôi
Ba khúc niệm
Khúc 1:
Ngài ở trong lý ức tôi, nhưng tôi không sao nhớ nỗi mặt Ngài. Tôi nhận thấy đâu đó quanh tôi, Ngài đang tồn tại. Tâm hồn tôi rối loạn, khắp mặt đất chạy rông!
Khúc 2:
Bước chân trượt trên đá sỏi, xuống dốc lòng hồ. Nơi ấy nước nằm loã lồ trên đất. Thèm được tan biến. Đồi nhả ra những viên đá và làm đau những đầu lưỡi sóng, và làm rách toạc mặt nước chưa thể hoá sương. Tôi đã đến và mặt đất nơi đây từ chối. Tôi như con tôm bật mình trên nền đá sỏi. Thèm được dấu hơi thở mình trong nước, mà tinh thần cứ như vật nhọn cứng nhô lên!
 
Khúc 3:
Ngọn lửa nhú lên hé mắt nhìn, bốn phía thế gian ập vào nó. Không một tiếng kêu thét, tắt phụt. Màu tro.
 Nhận xét:
 Đọc mới thấy vô nghĩa, rối rắm, văn xuôi không ra văn xuôi, vè không ra vè, lởm ca, lởm cởm như một kẻ tâm thần nặng, bệnh hoạn...
 
“Dịch” bài Vô Lối này:
BA KHÚC KHẤN
 
Khúc 1
 
Tâm tôi không nhớ nỗi Ngài.
Quanh tôi Ngài vẫn lai rai tại tồn !
Ôi, Tôi rối loạn tâm hồn
Khắp mặt đất rộng chân dồn chạy rông!
 
Khúc 2
 
Chân trượt trên đá sỏi
Xuống bờ dốc lòng hồ
Nước nằm đất loã lồ
Rất thèm được tan biến!
 
Đồi nhả viên đá hiếm
Làm đầu lưỡi sóng đau.
Và làm toạc mặt nước
Chưa hoá sương được đâu!
 
Tôi đến, đất từ chối.
Như con tôm trên sỏi
Thèm thở trong nước lành.
Nhọn cứng một tinh thần!
 
Khúc 3
 
Ngọn lửa nhú lên, hé mắt nhìn
Thế gian bốn phía ốp như đinh
Không nghe một tiếng kêu, tiếng thét
Tắt phụt màu tro, thật khiếp kinh!
 
Đỗ Hoàng dịch  Hà Nội ngày 8 -1 - 1012
 
 
VĂN CHƯƠNG GIẬT LÙI
 
   Thời Lê Cảnh Hưng , Đặng Trần Côn viết Chinh phụ ngâm khoảng 1740 -1742, đên nay cũng đã gần 300 năm. Buổi ấy Hán học đang bao trùm từ trong triều ra ngoài quận mà các dịch giả Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích đã Việt hoá một cách tài tình. Đến nay gần 300 năm sau có người lại Hán hoá trở lại thơ ca của mình. Điển hình là tập Hoan ca của Đỗ Doãn Phương vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trảo giải năm 2011
 
Đọc xem:
“Vân tùng Giới Tử lạp Lâu Lan,
Tiểu hướng Man khê đàm Mã Viện
Quân phi trang phục hồng như hà
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết
 
( Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Dẹp Man Khê nhờ sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in)
 
Hay:
“Trương phu thiên lý chí mã cách,
Thái Sơn nhất trịch kinh hồng mao”
 
(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhự tựa hồng mao)
Hay
“Thiếp tâm tuỳ quân tự minh nguyệt,
Quân tâm vạn lý Thiên Sơn tiễn”
 
(Lòng thiếp tựa bòng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên Sơn)
 
Đỗ Hoàng

  Hoan ca làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt
Tập Hoan ca  của Đỗ Doãn Phương  nên cho điểm Zê rô (Dưới điểm 1) về tựa đề
Đã làm văn chương  trong cõi
Việt thì dù tiếng Anh, tiếng Em giỏi đến mức nào thì cũng  phải biết Hán Việt, phải học Hán Việt, chưa nói học tiếng Trung Quốc mới mong làm văn chương. Đỗ Doãn Phương chắc giỏi tiếng Tàu nên văn chương toàn Tàu Ô.( Hoan Ca)
   Vì Đỗ Doãn Phương còn trẻ, người trẻ thì tôi không dám động đến. Nhưng vừa rồi Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng cho tập thơ Hoan Ca nên buộc tôi phải lên tiếng. Tôi có lướt qua nội dung, nó cũng là một loại vô lối, tất nhiên hơn các cây
Vô lối khác một chút, rỗi rãi tôi sẽ dịch một vài bài vô lối của Đỗ Doãn Phương.
  Quay lại tựa đề. Tôi nhớ hơn 25 năm trước, nhà văn Lê Minh đến nói chuyện với anh chị em học viên Nguyễn Du khoá 3. Nhà văn kể rằng: “Tôi có tập truyện , Biên tập viên Nhà xuất bản nọ bào tôi nên đổi tên là “ Đảo cô đơn” thì hay hơn. Tôi nói: “ Tiếng Việt có thiếu đâu mà lấy tiếng Tàu. Tôi vẫn để là “Đảo một mình”. Tựa đề Hoan Ca của Đỗ Doãn PHương 100% tiếng Hán. Hoan  có 6 chữ. Hoan. Hoan có bộ thảo, hai chữ khẩu, bộ nhân đứng  hợp hơn có 2 nghĩa 1- Vui mừng, 2- trái gái yêu nhau cũng gọi là hoan, bên gái gọi bên trai là hoan, cũng như tiếng chàng của ta.
Ca: cũng có 6 chữ. Ca ở đây có 2 chữ khẩu 1- ngợi hát như ca thi (ngâm thơ) 2- Khúc  hát hợp với âm gọi là ca nhạc 3- Bài ca
Hoan ca của Đỗ Doãn Phương – Đúng nghĩa là Bài ca vui ( Vì trong tập còn có bi ca nữa)
  Thế mà có một trang mạng đánh giá: Đỗ Doàn Phương người “quét sạch” thơ trẻ hiện đại. Nhà thơ Đỗ Doãn Phương với những nổ lực kỳ lạ” làm trong sáng tiếng Việt” trong những ngọn triều nhục cảm. Như thế thì có mỉa mai cho cõi Việt không!
  Nên tập Hoan Ca của Đỗ Doãn Phương không cho in vì nó làm hỏng tiếng Việt và thơ Việt
Hà nội ngày 5 thang 1 năm 2012
Nhà thơ Đỗ Hoàng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét