Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

ĐƯỜNG GIÓ – VÔ LỐI CỦA GIÁNG VÂN – PHI THƠ CA


 ĐƯỜNG GIÓ – VÔ LỐI CỦA GIÁNG VÂN – PHI THƠ CA

Đỗ Hoàng
Cách đây mấy thập kỷ những người làm thơ cố gắng chối bỏ những hình thức được lưu hành, họ quyết bức phá và tìm cách thể hiện sao cho khác tiền nhân. Đó là việc đáng khuyến khích. Nhưng qui luật xã hội hay tự nhiên thì mọi việc phát triển đều phải có tính kế thừa và phát huy. Những người tự xưng mình cách tân thơ không hiểu điều đó. Ngôn ngữ phương Đông và ngôn ngữ Việt đều là đơn âm, phát ra từ răng, gọi là xỉ âm, nên nói không có vần điệu, không có lối thì không thể nhớ được, làm thơ đã không vần không điệu, không có tứ lạ, tứ mới, không có một triết lý sâu sắc, viết như người nước ngoài học 3 tiết tiếng Việt rồi làm thơ Việt thì ai ngửi được. Không như ngôn ngữ Xlavơ và La tinh, Âu Mỹ… Mỗi từ của nó như là một khúc ca ngắn, nên thơ họ vần điệu có thể đặt xuống thư yếu.
   Rồi trào lưu làm thơ văn xuôi nảy nở khắp thế giới, khiến cho nhiều người có đất dụng võ cứ viết lung tung lang tang và gọi nó là thơ.
  Những người làm Vô Lối (chữ của Đỗ Hoàng) không chỉ phe nhóm mình tung hê mà được các cơ quan tư nhân và công quyền tung hê nên họ càng tin tưởng mình thiên tài mở ra một chân trời thi ca (!)
 Hàng loạt người làm Vô Lối từ thời miền Nam tạm bị chiếm như: Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm  - In na sa ra…miền Bắc như: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, , Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Văn Cẩm Hải, Mai Văn Phấn, Hoàng Vũ Thuật… nẩy nở như nấm mọc sau mưa!
  Giáng Vân cũng viết Vô Lối như các bậc đàn anh của mình như vì chưa thành danh nên Đỗ Hoàng tôi không muốn mất thì giờ.
  Nay xem thấy cái tập Đường Gió của Giáng Vân được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải, tôi cũng phải viết vài lời phản biện.
  Đường Gió là một tập viết phi thơ ca, Vô Lối toàn tòng, nó chối bỏ tất tật truyền thống cha ông. Nó là một một thứ quái thai không ra chuột không ra mèo. Nó ngô ngô ngọng ngọng, dở dơi dở chuột, khô khan đại hạn, cũ kỹ, giả cầy tây tàu, thừa lời thiếu chữ, thiếu lời, thừa chữ, thiếu chữ thừa lời, nhạt nhẽo vô nghĩa, gái già làm duyên không phải lối, xơ cứng, tù mù, tịt mịch, gượng gạo, vô cảm, lãnh cảm, sáo mòn, sáo rỗng, nhạt thếch, vô vị,  hô khẩu hiệu suông, biểu hiện rất kém văn hóa, kém từng trải…
 Trong 74 bài của Đường Gió, bài Lời của suối nguồn được đưa lên đầu tiên.  Đây là bài không có thang điểm nào mà cho, nó phản thơ ca một trăm phần trăm.
 Hãy chảy đi, chảy đi
 
Bởi vì ta cần mang cho
Bởi vì ta không khi nào cạn
Bởi vì ta không khi nào tính đếm…
Một con suối nhỏ nhoi ồn ào quá đáng. Loại suối cóc léo nhéo suốt đêm ngày làm người ta mất ngủ, còn:
Sông to không chảy ồn ào.
(Sa Di )
Nó thuộc loại thùng rỗng thì kêu to (ngạn ngữ)
 Một kẻ lên gân như con bọ ngựa đá nhau. Con Người vỹ đại như thế mà còn run sợ trước thiên nhiên. Sao con suối nhỏ như mắt muỗi dám cao ngạo mình không khi nào cạn?
Thi sỹ Tản Đà tài danh mới dám viết:
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
 
 Người ta viết đầy hình ảnh lấp lánh, đa chiều, hàm súc. Đây Giáng Vân viết vừa thô thiển, vừa cạn cợt, vừa chủ quan:
Hãy chảy đi
Đừng hỏi nước khổi nguồn từ đâu?
Đừng hỏi Tình yêu khởi nguồn từ đâu
 
Chưa hết Giáng Vân  lại còn đại ngôn, sáo rỗng tiếp:
“Nước là tình yêu ta
Tình yêu là nước nên ta mãi mãi”
 
“Hãy chảy đi
Đừng bào giờ ngoảnh lại
Nước lên hương ban mai
Nước mát rượi ban trưa
Nước dịu dàng chiều hôm
Khi đêm về hư ảo
 
Hãy chảy đi..”
 Thôi miễn bàn nhưng lời đại ngôn có cánh.
Chùm Vô lối viết ở nước Lào vô cùng kém, không có một tí gì là mới, phát hiện mới, cũ càng cũ kỷ, cảm xúc, gượng gạo, triết lý vặt:
“Lặng im hát
Bài hát giữ cho những vẻ đẹp được sống
Đã được tạo tác như vậy.”
(Viết ở Viêng Chăn)
 Nhà thơ Phạm Tiến Duật – một cổ động viên cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn nhưng có những bài thơ về nước Lào hay:
“Ai nói Lào không có biển đừng tin
Tôi đã thấy biển Lào trong vùng giải phóng
Là khi đi giữa Sê pôn, Sê kông lổng lộng
Biển là em,
Thăm thẳm mắt em nhìn.”
 Đọc hết cả tập Đường Gió, tôi mới thấy kiểu viết Vô Lối phá nát văn chương. Giáng Vân có mấy bài viết về Mẹ và con là những bài Vô Lối nhạt nhẽo, cứng nhắc, đơn điệu vô cùng:
“Bên ngoài những định giới hạn hẹp
Mẹ về bên con bằng thứ ánh sáng xanh biếc vô hình
Niềm vui sáng dịu dàng khôn tả…”
(Thơ dâng Mẹ)
 Viết về Mẹ mà giống như thầy giáo dạy bài vật lý  “Ánh sáng truyền theo đường thẳng”
Giáng Vân không học ca dao tục ngữ sao:
“Chiều chiều ra đứng ngõ chiều
Nhìn lên mả Mẹ chín chiều ruột đau”
(Xin xem bài Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt phần sau)
 Trong một bài viết về mẹ “Thơ dâng Mẹ” rất đầu Ngô mình Sở, tiền hậu bất nhất.
“Mẹ đã hóa vào cao xanh kia
Cao sang và hư ảo

Đó là gương mặt thật của mẹ
Gương mặt của người mẹ vỹ đại đã sinh ra con
Tiếp đoạn sau lại rất thủ phận, người mẹ vỹ đại biến mất, chỉ còn:
“Bởi vì mẹ ơi mẹ con mình thật nhỏ bé
Chỉ như cái bòng côi cút trong cuộc đời”
Hai bài thơ viết cho con vừa sơ sài, vừa nhạt vừa lê thê. Không một rung động.
“Tôi ôm con gái tôi
Khi nó nhắm nghiền mắt và mơ
Trong cái thân hình ấm nóng và sống động
Nó tựa hẳn vào tôi tin tưởng.”
Câu dở hơn cả câu văn xuôi
(Thơ viết cho con)
Tiếp:
Con ơi
Có nhiều lúc mẹ rất nhăn nhó con không nhớ sao?
Đầy là những lúc con hư làm mẹ bực mình
Nhưng đây là vì mẹ lo cho con mẹ nhỉ.
(Trò chuyện với con)
Nói bộ dở thua một bà nông dân nói với con gái.
 
 
 Những cây bút đương đại hay né tránh những hiện thực đau đớn đè lên thân phận người phụ nữ. Họ bốc thơm người phụ nữ lên:
“Chị em ta tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời mà cũng nắng cho thơ.”
(Huy Cận)
Thực ra phụ nữ thời nào cũng là nạn nhân của quyền lực và đồng tiền. Phụ nữ dưới các chế độ độc tài, toàn trị lại càng đau khổ hơn.
 Trong văn chương cũ người ta đã lên án việc này rất mạnh mẽ:
Bộ binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”
(Ca dao)
“Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”
(Ca dao)
“Trách móc làm chi chi
Ơi người là người ơi! Ơi chàng là chàng ơi
Sao tệ tệ rứa chàng
Sao bạc bạc rứa chàng!”
(Ca dao)
Rồi thì:
“Đẻ ra đứa con chẳng biết nó giống ai
Cái đầu thì ông xã, cái tai thì của ông trùm.
(Cao dao)
 Bây giờ:
Đẻ đứa con ra là biết nó giống ai
Cái đầu của bí thư chủ tịch, cái rái khoai của đảng đoàn…”
(Ca dao mới)
Hay:
 Đời thì Sở Khanh nhiều hơn rắn
Hệ lụy  bao nhiêu kiếp thân kiều
Trinh nữ làm sao mà lành lặn
Mỗi bước ma bầy kéo tiểu yêu!
(Đỗ Hoàng)
 
 Các cây bút nữ chỉ kêu gào nữ quyền, nhưng chỉ đòi hỏi quyền sex. Quyền sex cũng đáng đòi nhưng nó thứ yếu. Quyền lớn hơn là quyền làm mẹ, quyền nuôi con, quyền được lấy chồng, quyền có chồng, quyền được chồng chăm sóc. Người ta hiểu sai quyền làm mẹ là quyền thoải mái chửa hoang đẻ hoang, một mình người đàn bà phải chịu đựng nuôi con nuôi cái. Mà cái nữ quyền là phải đòi giống đực phải có trách nhiệm việc gây ra hậu quả cho người phụ nữ. Phải như con bò cạp, nếu giao hoan thì phải đổi cả tính mạng để làm nguồn thức ăn cho đứa con sơ sinh sắp ra đời.
 Giáng Vân đáng ra phải viết thay cho những người không chồng mà chửa mới ngoan thì sẽ thực hơn và xúc động hơn.
  Ngoài ra tác giả dùng tràn làn những từ Hán Việt chưa được việt hóa hoặc cũ mòn như: hoan ca, linh giác, an nhiên, thống khổ,  mê dụ, cô tịch, ngẫu cảm…
Những bài viết trước đây và tập Đường Gió là một cách viết hoàn toàn thật bại phi thơ ca.
   Không chỉ Hội Nhà văn Hà Nội mà Hội Nhà văn Việt Nam cũng liên tục trong nhiều thập kỷ qua cổ súy, lăng xê – trao giải cho những cách viết phi thơ ca như thế này. Đã có nhiều bài Vô Lối đưa vào sách giáo khoa cho học sinh học, đó là việc vô cùng tai hại mà cần warninh - cảnh báo.
  Lấy tiền ngân sách – tiền thuế dân đóng hoặc là tiền tư nhân đi nữa cũng là có tội với người đọc và nhân dân!
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2013
Đ –H

 

Phụ lục:
Dịch thơ Việt ra thơ Việt:
Nguyên bản:
Ký ức mưa 
 (Giáng Vân)
 
Bao bọc ngôi nhà mẹ
Những cơn mưa dài hằng đêm
Vách đất nhà mình ẩm lạnh
Ếch kêu vang đồng ngoài
 
Chúng con ngủ
Mơ thấy những dòng sông mưa
Cùng cá tôm đi bơi lội
Đồng làng mênh mông
 
Bao bọc giấc mơ con
Gương mặt mẹ muộn phiền
Bàn tay có những ngó
Những sợi len hay những n dài xanh
Không ngừng đan, nối sợi mưa
Xuyên vào nhau thành áo ấm
Mà mẹ không có áo ấm bao giờ
Con còn nhỏ
 
Không biết mẹ ước gì
Chỉ thấy
 
 
Bao bọc đời chúng con
Mà sao mẹ nhỏ nhoi, yếu đuối
Những mùa mưa không tạnh
Đến giờ..
 
13-12-Bính Tuất
Ngày giỗ mẹ
 Đỗ Hoàng dịch:
 
NHỚ MƯA
 
Bao bọc ngôi nhà mẹ
Hằng đêm mưa kéo dài
Phên đất nhà mình lạnh
Ếch kêu vang đồng ngoài!
 
Lũ chúng con mê ngủ
Mơ những dòng sông mơ
Cùng cá tôm bơi lội
Đồng rộng không thấy bờ.
 
Bao bọc giấc mơ con
Gương mặt mẹ muộn phiền
Tay mẹ xanh từng ngón
Mẹ đan ngày nối đêm!
 
Sợi len như sợi mưa
Kết nhau thành áo ấm
Mẹ có ấm bao giờ
Con thì còn nhỏ lắm.
 
Không biết mẹ ước gì
Đêm mưa mẹ hay khóc
Bao bọc lũ con thơ
Mẹ nhỏ nhoi gầy gộc!
 
Những mùa mưa thấm lạnh
Mẹ ơi! Còn đến giờ!
 
Hà Nội ngày 19 – 11 -2013
                  Đ – H
 
Nếu Giáng Vân viết thay cho những người phụ nữ nạn nhân của giống đực thì sẽ được chị em và người đọc đồng tình hơn!
 
VIẾT CHO CON
(Viết hộ cho những người phụ nữ nhẹ dạ, bất hạnh)
*
Con à, con ạ!
Nước mắt mẹ sung sướng ướt cả dải yếm khi bồng con trên tay.
Con của mẹ bé bỏng nhường này.
Con đã hiện hữu cùng đất trời trong cõi vô cùng rộng lớn
Có con, bây giờ đời  mẹ không còn cô đơn trống rỗng.
Có con phòng mẹ rộng rinh sống động cả một bầu vũ trụ chứa trăng sao
Ôi cái má hồng đào
Thơm thơm mùi sữa.
Có con những ngày buồn thiu của mẹ không còn nữa.
Những ngày lạnh tanh đêm năm canh, ngày sáu khắc vò võ một thân mình.
Những ánh mắt soi mói như kim xuyên qua da thịt của mẹ xuyên qua con tim.
Người ta nói bóng nói gió rằng con là đứa bé không có ai thừa nhận
Là đứa con hoang như chó hoang ngoài đồng cuộc đời sẽ vô vàn bất hạnh.
Mẹ đau suốt tháng ngày mang thai!
 
Con à, con ạ.
Cha con là những người đàn ông đại tài
Họ vô cùng đẹp trai
Như cầu thủ bóng đá Platini của Pháp
Họ giàu như ông Binget
Làm chính trị gia như Obama
Làm thơ giỏi như Lý Bạch, Lok ca
Con đã thừa hưởng tất cả các gien tài năng vỹ đại
Cho con tất để làm nên phận gái.
 
*
Nhưng con ơi!
Mẹ đâu ngờ
Cái giống đực loài nào cũng thế
Nó vô cùng bạc tình, bạc nghĩa.
Nó đánh trống bỏ dùi
Nó mất hút tăm hơi.
Cái giống đực con người thì nó vô cùng tệ bạc.
Nhất là những thắng có chức tước quyền lực.
Nó biến đàn bà thành thú chơi trăng hoa.
Bao nhiêu cô con gái tan cửa nát nhà
Mà không sao vùng vẫy.
 
Hàng ngày,
Nó cũng vào ra nơi cơ quan mẹ đấy
Nhưng nó làm như không bao giờ nhìn thấy đứa con của nó đang lớn dần.
Nó không có một ánh nhìn thiết thân
Cái ánh nhìn mà nó từng vung ra để chiếm đoạt mẹ.
Ôi cái giống đực, loài nào cũng tệ.
 
Con à, con ạ!
Đàn bà cạn lòng như đĩa
Đàn ông bạc nghĩa như vôi.
Ông ngoại từng dạy mẹ rồi
Đi đêm với đàn ông thì phải buộc lưng quần cho chặt.
Mẹ luôn ghi nhớ và nghe lời khi mẹ đã là con gái hồng hào sắc mặt.
Nhưng con ơi.
Làm ở cơ quan đâu chỉ có đi một đêm
Đi nghìn đêm
Lần ấy thì mẹ không mặc quần.
Khổ thân mẹ, mẹ mặc váy.
Cơ sự ra như thế ấy.
 
*
Nhưng mẹ còn may hơn ngàn lần bà ngoại.
Bà ngoại chửa hoang, ông ngoại phải mổ lợn tạ làng.
Họ bắt bà lột hết quần áo dông khắp chợ thôn hết dọc đến ngang.
Sai mõ đào lỗ vừa bỏ bụng thai vào nằm sấp cho hương vệ thi nhau đánh.
Bà con xóm chòm, làng nước gặp ai họ cũng xa lánh
Sợ người chửa hoang như sợ người bị hủi.
Cả một cuộc đời buồn tủi
Bà ngoại đã nuôi mẹ lớn lên như vầy.
 
*
 
Cuộc đời bây giờ đã đổi khác nhiều thay.
Người con gái có quyền làm mẹ.
Nhưng con ơi, sự đời không chỉ thế
Sau này lớn lên con mới biết người con gái có quyền lấy chồng
Người con gái có quyền bắt đàn ông chăm sóc vợ con.
Người đàn ông không được bỏ của chạy lấy người
Người phụ nữ có quyền bắt có trách nhiệm với cuộc đời.
 
*
 
Con à con ơi!
Mẹ biết con thiếu tình thương của cha.
Tình thương của ông bà.
Tình thương cha như núi non cao rộng
Tình thương ông bà như biển đông điệp trùng ngọn sóng.
Vô biên vô cùng.
Con thiếu hụt tình thương ấy như đồng quê thiếu những con sông
Như mái nhà thiếu đi tranh lợp
Như con người chỉ đi một bước.
Vì thế mẹ thương con nhường này!
 
*
Con lớn lên
Xã hội càng đổi thay
Con thay mẹ đòi cho bằng được cái quyền mẹ
Và cái quyền được lấy chồng
Quyền trói buộc đàn ông
Tuân phục nữ quyền muôn thuở.
 
*
Mẹ mong cái ngày ấy không xa nữa
Khi con của mẹ lớn lên.
Con à, con ơi!
 
Hà Nội, ngày 25 – 11 -2013
Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét