Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Dịch Vô lối hoàng Vũ Thuật (tiếp theo)

 

 


Hoàng Vũ Thuật

(Bài in trên báo Văn nghệ - bộ mới - số 30 (3206) ra ngày 24/7/2021)

NGƯỜI CÂU GIÓ

Không ai nhận ra lối đi của gió

không ai nhận ra gương mặt gió 

anh nhẫn nại ngồi câu trên đồi

sợi dây mảnh mai

những con diều làm mồi với đôi cánh mỏng

gió và gió thổi căng phồng

túi càn khôn kè kè bên hông rỗng rễnh

một ngày câu hai bàn tay trắng trở về

một đời câu tóc xanh hóa thành tóc trắng

lịch trình gió buốt chưa thôi

gió vô hồi ngàn sau chưa hết 

có nhận ra ta trong hữu hạn kiếp người.

                                   19/3/2021

 

Đỗ Hoàng bình giảng và dịch ra thơ Việt

 

NGƯỜI CÂU GIÓ – MỘT KIỂU VIẾT PHI VĂN CHƯƠNG

 

    Hoàng Vũ Thuật viết thơ thuộc loại chót bẹt (kém nhất) ở Hội văn nghệ Quảng Bình thập kỷ 70. Sau đó ông chuyển qua vô lối, tắc tỵ cũng viết loại chót bẹt. Nguyên nhân trái tim thơ của ông thuộc loại chuột nhắt, cá gỗ. Bây giờ cả con gái út của ông cũng vậy! Quả là vô lối gia truyền, phá  nát thi ca Việt!

 Dân ta là dân nông nghiệp lạc hậu nên thơ về câu có rất nhiều. Thơ về câu rất hay của cha ông và của các nhà thơ đương đại.

“Lênh đênh mặt nước ao sâu

Suốt đời ông chỉ đi câu bóng mình”

(Khuyết danh)

“Cần câu ông kéo chùng biển rộng”

(Phạm Hữu Xướng)

“Cụ già thong thả dong cần trúc

Hồ rộng mênh mông mặt nước hồng

Muôn vạn đài sen hương thơm ngát

Tuổi già vui thú với non sông!”

(Thơ vùng tạm chiếm miền Nam – Cụ Hồ muôn tuổi)

Bài Người câu gió của Hoàng Vũ Thuật uốn éo, triết lý cùn, tắc tỵ mù mờ, lấp lững, giả vờ làm duyên của gái già, vụ sệ, đích teo, cẳng queo, da mặt nhăn nhúm, mà làm bộ, làm tịch với trai tơ :

« Không ai nhận ra lối đi của gió

không ai nhận ra gương mặt gió »

 Đám vô lối bây giờ không có vốn sống ngồi trong nhà lầu tưởng tượng ra cũng viết thơ đi câu tùm lum, tà la…

« Ta câu gió

Gió câu mặt trời

Mặt trời câu

Hòn đái

Hòn đái câu hòn

Ghe… »

  Người câu gió viết nhiều câu rất dở, rất thừa :

« một ngày câu hai bàn tay trắng trở về »

Chỉ cần viết : Ngày câu, tay trắng trở về  -  là đủ.

« một đời câu tóc xanh hóa thành tóc trắng »

Chỉ cần : Một đời câu trắng tóc -  là đủ…

Nhiều, nhiều cái non tay nghề và ngô nghê lắm !

 Rồi việc đặt tựa đề, chứng tỏ người không giỏi nghề,. Không biết thuật « thôi xao » của thơ thì làm thơ làm gì !

 Trước đây Hoàng Vũ Thuật đặt tựa đề chuyên đánh đố, tắc tỵ : Ly, Mãi viên trà, Hoàng An, Lổ thủng… Nay đặt tựa đề dài, thừa thải  « Người câu gió ». Câu gió, câu cá, câu mực, câu chó, câu mèo…ai chả biết người mới câu được. Các động vật thấp dưới người không có loại nào làm được ? Nên đặt câu gió là đủ nghĩa. Tiết kiệm được một chữ ! Trong thơ tiết kiệm được một chữ như tiết kiệm một cân vàng !

 Thời hiện đại hay thời nào cũng thế, thơ có vần, thơ không vần không quan trọng. Miễn là tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi đến người đọc như thế nào. Thơ không vần không mới, nó cũ như trái đất. Ngay cha ông ta từ thuở sơ khai đã làm thơ không vần. Các cụ đặt tên các loại ấy là : cáo, chiếu, biểu, hịch. lệnh, sớ…

« Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông, bờ cõi đã chia  

Phong tục Nam Bắc cũng khác… »

  (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Cáo)

Các thi sĩ hiện đại:

Thời chống Pháp:

“Đằng nớ

Vợ chưa đằng nớ

Tớ còn chờ Độc lập

Cả lũ cười vang trên ruộng bắp

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu!”

(Nhớ - Hông Nguyên)

“Người đẹp như tuyết

Chạm vào thấy nóng

Người đẹp như lửa

Sờ vào thấy mát

Không đói,

Gặp người đẹp cũng đói

Không khát

Gặp người đẹp cũng khát…”

           (Lò Ngân Sủn)   

“Nhưng em hỡi

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua sóng gió

Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua thử thách gian lao

Có lẽ nào sánh với tình em!

                (Hà Nhật)

“Nhà tôi buồn

Nuôi một con chó

Một hôm nó nói tiếng người:

Con người sống với nhau ác độc lắm!”

(Phỏng theo Thơ hậu hiện đại Thụy Điển – Phạm Viết Đào dịch)

  Hoàng Vũ Thuật không biết chữ Hán, nhưng sính dùng chữ Hán, dùng bội thực,  chữ chỉ dùng trong ngành chuyên môn, bói toán,chưa Việt hóa bao nhiêu : Càn khôn (乾坤), lịch trình (历程), hữu hạn ( 限),vô hồi (無回 ),  nhẫn nại (忍耐)….  Chữ ta có trời đất, bước chuyển, chỗ dừng, chịu đựng, không về,…sao không dùng ? Mỗi chữ mỗi câu thơ, người làm thơ tiếng Việt đòi hỏi phải sáng tạo từ mới thuần Việt, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt :

« Một tiếng chim kêu Sáng cả rừng » (Khương Hữu Dụng). Chữ Sáng làm sáng câu thơ, sáng bài thơ. Người đời chỉ nhớ đến chữ Sáng. Đời nhớ Khương Hữu Dụng chỉ một chữ Sáng !

 Thuở xưa cha ông ta chỉ dùng chữ Hán (âm Hán Việt).

. Ngay đến sau Cách mạng tháng Tám các lớp ấu trò trường làng còn học cửu chương bằng tiếng Hán Việt :

« Nhị nhị thành tứ

Nhị tam thành lục

Thất cửu lục tam

Cửu cửu bát nhất »…

(2x2  = 4

2x3  =  6

7x9  = 63

9 x9 = 81 )

 Thế nhưng thơ văn tổ tiên viết rất thuần Việt

« Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau »

« Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng : Huyện Lâm Thanh cũng gần »

(Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du)

« Thiên địa phong trần

Hồng nha đa truân 

(Thuở  đất trời nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên)

(Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn)

Thời cận đại :

« Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non »

(Tản Đà)

« Bèo dạt mây trôi

Chốn xa xôi

Em ơi ! Bèo dạt… »

(Dân ca Quan Họ)

 Nêu cha ông không giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt, viết như cha con Hoàng Vũ Thuật và đám vô lối bây giờ thì ai đọc !

 

« Bách niên trong cõi nhân ta

Tài tự, mạng tự khéo là tăng nhau »

Chất vấn rằng : Mã Giám Sinh

Chất vấn rằng : huyện Lâm Thanh cận nhà »

« Bình chuyển, vân di..y ..y

Xứ viễn phương

Muội  y , muội vẫn đợi, vẫn vọng…Bình chuyển »

« Thiên địa gió bụi

Hồng nhan nhiều nạn »

  Thì còn chi Kiều, Chinh phụ ngâm, dân ca Quan Họ !

Chỉ còn đám Vô lối gian xảo, lưu manh,, giả dối, lá mặt, lá trái, ném lựu đạn, man khai lý lịch, tà dâm bệnh hoạn, ngu độn, tắc tỵ, đánh đố, sáo rỗng,  nói bộ, đại ngôn, kênh kiệu… :

« - Mặt hồ thủ dâm nổi sóng

-         10 giờ 30 tôi nhìn người đàn trong phòng tắm kỳ cọ như tuốt da thịt của mình

-         « Trong cơn mơ đói và buồn

Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua

Như dao sắc phất vào tôi tứa máu

Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ thế nào

-         Những con rắn bị thủy táng trong rượu,,, »

(Nguyễn Quang Thiều)

 « Sự em có mặt cần thiết nhu¬ những sơm mai

( nếu đời nguời không có những sớm mai )

anh trở dậy

đọc thơ Nguyễn Du

những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đuờng của một ngày

chợt anh muốn viết tặng em

không thể đuợc… »

-         Cho tôi một chỗ ngồi thầm kín trong giáo đường… »

(Thanh Tâm Tuyền)

« - Tôi anh lính phong tình

Nhìn sương núi vờn quanh thân súng

Mơ vũ điệu giao long… »

“- Ta nhìn tượng

Tượng nhìn hai ta

Cả ba đều vĩnh cửu »

(Nguyễn Bình Phương)

“Người Champa đã đến đất này

đào mương trồng lúa / đốt rừng làm rẫy

yêu nhau / sinh con đẻ cái

làm thơ rồi ra đi

gởi Mĩ Sơn ở lại.

Rồi người Việt từ phương Bắc tới

lại yêu nhau / nên xóm nên làng”

(Phú Trạm Inrasara)

“Khỏa thân trong chăn thèm chồng, thèm anh”

(Vi Thùy Linh)

“Sau một phút êm đềm trên ghế đá

Anh quên cài khuya áo ngực của em”

(Dư Thị Hoàn)

“- Người ơi người, tôi yêu người tha thiết

Tôi sống vì người, chết vì người”

-         Anh mải mê trên đường hoạn lộ

Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Nói chung bài « Người câu gió » của Hoàng Vũ Thuật viết tệ hại, kém nát, thô lậu, kệch cởm, uốn éo… người đọc vô cùng bực bội, căm ghét, không có chỗ nói!

 

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt : 

 

CÂU GIÓ

Không ai biết lối đi của gió

Mặt gió kia chẳng tỏ ai ơi !

Anh câu chịu khó trên đồi

Sợi dây mai mảnh không rời bàn tay

Diều làm mồi chớp bay cánh mỏng

Gió, gió liền thổi rỗng căng phồng

Đất trời túi thủng bên hông

Ngày câu tay trắng số không trở về

Một đời câu tóc thề bạc trắng

Gió chuyển dời cay đắng chưa ngưng

Ngàn sau gió cũng chẳng dừng

Thấy chăng ta giữa người dưng - kiếp người !

 

                  1/2022

                   Đ - H

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét