Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Đỗ Lai Thúy không hiểu biết thơ phú văn chương, nịnh thối thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều

 




   ĐỖ LAI THÚY KHÔNG HIỂU THƠ PHÚ VĂN CHƯƠNG, NỊNH THỐI NGUYỄN QUANG THIỀU

            Đỗ Hoàng

  Trước đây tôi đọc bài Đỗ Lai Thúy viết khen "Thơ Vô lối" Hoàng Vũ Thuật. Tôi biết ông này không hiểu gì thơ phú văn chương, khen bừa khen ẩu. Từ đó tôi không bào giờ đọc Đỗ Lại Thúy nữa. Ngay cả khi ông viết thơ đời Trần, đời Lý...được đám nịnh bút như Vũ bình Lục tâng bốc, tôi cũng không thèm để mắt tới! Ông này loại "tầm chương trích cú dở hơi!". Loại mà thời Lý Bạch, tiên sinh hết sức chê bai:

魯叟談五經,

白髮死章句。

問以經濟策,

茫如墜煙霧。

嘲魯儒

李白

..."Lỗ tẩu đàm ngũ kinh

Bạch phát tử chương cú

Vấn dĩ kinh tế sách

Mang nhiên trụy yên vụ..."

Đô Hoàng dịch thơ:

Nho Lỗ bàn ngũ kinh

Bạc đầu vì chương cú

Hỏi ông cách cứu đời

Ông như mây vần vụ...

Nhại Đỗ Lai Thúy:

"Lai Thúy viết để xin.

Bạc đầu vì câu chữ

Hỏi ông câu thơ tình

Ông như cọng đu đủ!"

   Nay lại phải viết bài phê phán Đỗ Lai Thúy vì một sự bất đắc dĩ! Đó là Đỗ Lại Thúy nịnh thối cái gọi là thơ Nguyễn Quang Thiều bằng một giọng điệu rất là "mắm cáy"

  Nguyễn Quang Thiều đang chuẩn bị ứng cử cho chức "Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam" nên các báo chí văn nghệ chính thống, các cây bút nịnh thối được huy động ra quân tối đa.

  Trước Viện Văn học tổ chức diễn đàn " Thơ Nguyễn Quang Thiều - lộ trình cách tân", tiếp tạp chí Nhà văn & Tác phẩm in bài của Văn Chinh bốc thơm thơ Thiều, tiếp tạp chí Thơ in bài bốc thơm thơ Thiều của Hữu Thỉnh...nay tạp chí Nhà văn & Tác phẩm tuyên truyền đậm hơn in bài của Đỗ Lại Thúy và của Lê Hoài Lương...coi Thiều như "Thi hào: (Su hào)!

 Nhiều nhà văn, nhà thơ chân chính mỉa mai: "Chúng nó đang dọn sẵn bàn ghế, dán khẩu hiệu tâng bốc Nguyễn Quang Thiều. Sau này Thiều ngồi lên chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có mâm bát ăn uống lẽ nào không nhớ đến đám khuyển mã chúng nó!". Đúng miếng ăn miếng nhục!

 Thực ra chức Chủ tịch Hội Nhà văn như nhóm trưởng, tổ trưởng của một số nhà văn, nhà thơ cùng chí hướng, thời trước, hội họp với nhau, ai tài đức được anh em tôn lên làm trưởng!

   Nay trong chế độ mới, chức này trước ngang Vụ trưởng, nay ngang Tổng cục trưởng nhưng "riêng một biên thùy, thiều gì cô quả, thiếu gì bá vương" có trụ sở, xe pháo, biên chế, có nữ có nam hầu hạ, lương hướng, bổng lộc, tiêu chuẩn chế đúng như một ông quan "tứ phẩm"! Ông quan văn nghệ này được tổ chức Đảng , Nhà nước chọn kỹ không khác gì bên các cơ quan đảng công quyền. Bổng lộc vật chất thì vừa phải, bỗng lộc tinh thần rất lớn nên tranh đoạt chức này cũng sinh tử như bên đảng, bên chính quyền! Nguyễn Quang Thiều công an gia truyền, bản thân cũng là công an chuyên nghiệp (ngoại tuyến) ở trong tầm ngắm "tổ chức đảng".

Họ ngửi thấy Thiều đủ cân lạng vào cuộc đua nên mới "thổi kèn" hết công năng cho ứng cử viên Nguyễn Quang Thiều! Loại hèn hạ, đê tiện như Văn Chinh, Thiên Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thụy Kha, Lê Hồ Quang, Hồ Thế Hà, Lê Hoài Lương... không nói làm gì, loại có chức như Hữu Thỉnh, loại có "chữ" như Đỗ Lai Thúy cũng khom mình tâng bốc Nguyễn Quang Thiều vì quyền lợi hay vì ngu dốt đều thật là mạt hạng!

  Bài bốc thơm của Đỗ Lai Thúy " Thế giới thơ Thiều, một lối vào" (1) bốc mùi rất khó chịu!

  Mới vào bài Thúy khoe cái "nghiên cứu" để dọa người ít chữ: "Thơ Việt Nam từ đầu thế kỷ đến nay, đã hai lần thay đổi hệ hình từ tiền hiện đại sang hiện đại và từ hiện đại sang hậu hiện đại. Lần thứ nhất từ mô hình thơ nghĩa (mũi tên) đến chữ sang chữ  (mũi tên ) đến nghĩa, dù vẫn là thiểu số, nhưng coi như hoàn tất. Lần thứ 2 từ mô hình thơ chữ (mũi tên) đến nghĩa sang chữ (mũi tên) đến nghĩa (mũi tên) chữ, thì còn đang tiếp diễn, định hướng nhưng chưa hẳn định hình. Có điều những chuyển đổi ấy không nối tiếp mà gối tiếp, nên trong mỗi dòng thơ, thậm chí trong mỗi nhà thotonf tại một lúc cả ba hệ hình Bởi thế, đọc thơ Nguyễn Quang Thiều, nhất là định dạng thơ ông, tôi lại phải lần dở đường đi của thơ, để tìm một lối vào thơ ông"

  Nguyễn Quang Thiều không phải làm thơ,  Thiều là đại biểu của Vô lối.

"Đặc điểm của Vô lối là: Thứ nhất là nó chối bỏ truyền thống thơ ca của dân tộc và nhân loại, chối bỏ thẩm mỹ của loài người; thứ hai là triệt tiêu một trăm phần trăm vần điệu; thứ ba là viết dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống; thứ tư là tù mù, tịch mịch, rối rắm, đánh đố mình, đánh đố người đọc; thứ năm là đại ngôn, sáo rỗng, trống hơ, trống hoắc, hô khẩu hiệu; thứ sáu là dung tục bẩn thỉu và tình dục bệnh hoạn; thứ bảy là sính dùng chữ nước ngoài một cách tùy tiện, chưa Việt hóa… (Vô lối phản lại thơ ca - Đỗ Hoàng)

Câu thơ Nguyễn Quang Thiều:"  Câu của Nguyễn Quang Thiều trong Cây ánh sáng  đạt kỷ lục, vượt Nguyễn Thị Kiêm đến 31 chữ (!) tức là 58 chữ.

  "Cả những người đàn bà tội lỗi và thánh thiện vẫn vuốt ve con đỉa khổng lồ bám chặt bộ xương chàng và thì thầm run rẩy với con đỉa ấy, bị hành hạ vì con đỉa ấy, tự vẫn vì con đỉa ấy và tìm thấy một chút ý nghĩa đầy ảo giác với con đỉa ấy"

                               (Nguyễn Quang Thiều)

  Người đọc nào kiên nhẫn đọc câu trên chắc cũng phải điên lên cùng kẻ viết!

 Nó dài hơn câu :" Song of Myself "

I celebrate myself, and sing myself,

And what I assume you shall assume,

For every atom belonging to me as good belongs to you.

 

I loafe and invite my soul,

I lean and loafe at my ease observing a spear of summer grass.

 

My tongue, every atom of my blood, form’d from this soil, this air,

Born here of parents born here from parents the same, and their parents the same,

I, now thirty-seven years old in perfect health begin,

Hoping to cease not till death.

 

Creeds and schools in abeyance,

Retiring back a while sufficed at what they are, but never forgotten,

I harbor for good or bad, I permit to speak at every hazard,

Nature without check with original energy.

 Nguyễn Viết Thắng dịch:

Bài hát chính tôi

"Tôi ca tụng mình, tôi hát về mình

Và cái tôi nhận về thì quí vị cũng nhận về mình như thế

Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về quí vị.

 

Tôi là người lữ thứ, tôi gọi hồn tôi về

Tôi, kẻ vô công rồi nghề, cúi nhìn hoa cỏ mùa hè.

 

Lưỡi tôi, mỗi nguyên tử trong máu tôi là từ đất đai, từ không khí này

Sinh ra từ cha mẹ ở đây, và họ cũng sinh ra ở đây

Năm này tôi 37, cái tuổi tràn trề sinh lực

Và hy vọng sẽ không ngừng cho đến ngày tôi chết.

 

Những giáo điều và những trường học sẽ trống không

Cứ để cho quay lại một thời gian, chúng tốt đẹp ở nơi cần, nhưng ta sẽ không quên

Tôi tiếp nhận Tự nhiên như vốn có, thừa nhận mọi nơi, mọi lúc

Nói hết mọi điều với sức lực buổi đầu tiên."

Walt Whitman

Cầu dài nhất thơ của Walt Whitma là 15 từ, câu vô lối của Nguyễn Quang Thiều gấp 58: 15 = 4 (lần) câu của Walt  Whitman!

  Trong khi đó thơ ca tinh hoa của thế giới phương Tây hay phương Đông chỉ một bài thơ 20 chữ đã sống mài hơn 2 000 năm và còn sồng lâu hơn nữa:

飲酒看牡丹 

今日花前飲,

甘心醉數杯。

但愁花有語,

不為老人開

(劉禹錫)

“Kim nhật hoa tiền ẩm

Cam tâm túy sổ bôi

Đãn sầu hoa hữu ngữ

Bất vị lão nhân khai”

(Lưu Vũ Tích – Đời Đường)

Trước hoa giờ được uống

Mấy chén ngất ngư say

Chỉ buồn hoa lại nói

Không nở cho lão này!

(Đỗ Hoàng dịch)

古池

カエル飛び込む

水の音!

"Ao xưa

Con ếch nhảy vào

Tiếng nước!"

Thơ Hai ku - Nhật Bản - 8 chữ)

  "27 chữ của Nguyễn Thị Kiêm thời Thơ mới đã không còn thì câu 41 chữ của Vi Thùy Linh và câu 58 chữ của Nguyễn Quang Thiều thời Vô lối sẽ tan như bong bóng xà phòng!" (Vô lối phản lại thơ ca - Đỗ Hoàng)

 Vào bài Đỗ Lai Thúy đã dẫn ra khổ thơ coi là tiêu biểu cho thơ Nguyễn Quang Thiều để nịnh thối:

"Dây vĩ cẩm cuối cùng trăng đêm vụt đứt

Bức phong đen tụt xuống lõa lồ

Ôi vở kịch cuộc đời...

Màn cuối

Tiếng hề cười

Băm chả những u mê

Con bống đen đẻ trứng - Nguyễn Quang Thiều)

  Đây không có gì là thơ cả, chỉ là một sự nói lảm nhảm làm dáng, ởm ờ ra vẽ chữ nghĩa tìm tòi, cách tân nhưng bẩn thỉu, dung tục, Những "tụt", "lõa lồ", trườn, ..đầy rẩy trong thơ vô lối của Thiều, nhưng kiểu nói ra vẻ "cách tân" nhưng cũ mèn, sống sượng, ngu độn "băm chả những u mê" cũng mãn tải trong thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều và đám làm thơ vô lối hiện hành. Nó không đem đến một chút gì gọi là thẩm mĩ thơ ca! Trong sáng chữ Việt.

  Thẳng thắn nói rằng Đỗ Lại Thuý không biết thẩm thơ, lại vụ lợi, phản khoa học, táng tận lương tâm!

Thơ vô lối Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Lai Thúy gọi là thơ hậu hiện đại và vẽ biểu đồ để minh họa. Thế thì ta phải tìm hiểu "hiện đại" và"hậu hiện đại" là gì!. Đỗ Lai Thúy biết chứ Hán nên không phải giải thích dông dài về nghĩa của chữ này.

   Định nghĩa của "Từ điển tiếng Việt" (NXB Khoa học Xã hội năm 1967): Hiện Đại  "1- Thời đại ngày nay. 2 - Áp dụng những phát minh mới của khoa học bao gồm những phát kiến mới nhất..Máy móc hiện đại, Vật lý hiện đại. Chủ nghĩa hiện đại..."

 Tiếng Hán: Hiện: 现 1. xut hin, tn ti

2. bây giờ, nay...

Hiện đại 现代: hin đi, hin nay, thi nay, tân thi

Hậu: , nghìa là: 1. Sau, 2. phía sau

现代 (Hậu hiện đại): Ở phía sau thi bây giờ.

 Thơ hậu hiện là cách gọi, cách nói của những kẻ làm thơ tắc tỵ hủ nút, lòe thiên hạ. Ông sống hiện nay mà ông làm thơ để cho đời sau đọc, thưởng thức thì chó nào đọc và mèo nào thưởng thức cho ông (!). Ngụy biện , giả dối để bưng bít cho cái phi thơ ca!

  Tổ tiên nhân loại và tổ tiên chúng ta, các cụ đều làm thơ cho đương thời họ sống mà đến nay con cháu đọc vẫn lôi cuốn, vẫn còn nhiều bài học để cho đời sau nữa. Các ông bà vô lối nhân danh viết cho đời sau"hậu hiện đại" phải nói tục cho sướng mồm, người bây giờ đọc như vấp phải cứt chó!

  Đỗ Lai Thúy, người nghiên cứu văn hóa mà không hiểu thuật ngữ "hậu hiện đại" mà cổ cổ súy cho cái gọi là "thơ hậu hiện đại" thì bàn làm gì! Ông Thúy cố trình bày sơ đồ vòng tròn của mình để nói về "thơ hậu hiện đại":

 " Thơ tiền hiện đại là vòng tròn số 1, chiếm vị trí trung tâm, gồm các nhà thơ chính thống hoặc phong trào, xoay quanh các hội nhà văn trung ương hoặc địa phương. Thơ hiện đại là vòng tròn số 2 ôm lấy vòng tròn thứ nhất và mỏng hơn nhiều so với vòng tron này. Các nhà thơ hiện đại thế hệ hai này cũng có thể là thành viên của các tổ chức chính thức, ít nhiều lệch chuẩn, nhưng chưa thể trở thành đối trọng nghệ thuật như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng...nên chưa  tạo ra một thúc đấy thẩm mỹ cho xã hội và quan trọng hơn cho bản thân họ. Thơ hậu hiện đại là vòng tròn thứ 3, mới định hướng nhưng (có thể còn) chưa định hình. Bởi vậy, tôi thể hiện nó bằng những nét đứt. Cấc nhà thơ hậu hiện đại của ta hiện nay còn đang ở giai đoạn dọn mặt bằng. Họ đả phá cấc quan niệm cũ về thơ, chức năng thơ, ngôn ngữ bằng một đối lập cực đoan; tự gọi mình là thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa đại..- Đ L T." Đám ấy đang sống thời hiện đạ (bây giờ)i, viết thời hiện đại (bây giờ) sao gọi họ viết cho "hậu hiện đại" -  thời sau thời bây giờ (!). Quan niệm có thơ "hậu hiện đại" của ông Đỗ Lai Thúy sai hoàn toàn. Ông đã khẳng định thơ họ viết cho thời sau người, vạn vật sống! Cho dù không có thơ sau thời hiện đại, chỉ là cách gọi để chỉ đám làm thơ hủ nút - thơ vô lối cũng không được gọi tên "thơ hậu hiện đại"!

   Những phỏng đoán, giả tưởng "hậu hiện đại" (sau thời ta sống ) ở tất cả các lĩnh vực khoa học, văn học, văn hóa nghệ thuật đều có, nhưng những tác phẩm văn chương, nhất là thơ viết sau thời ta sống thì không có giá trị gì và không ai làm việc ấy.

  Đám làm thơ tự gọi "hậu hiện đại" và một số ông phê binh, phê chén gọi phong cho họ là "thơ hậu hiện đại " là việc làm lố bịch!

 Như nhiều tiểu luận đã phân tích, chứng mính trước, Nguyễn Quang Thiều không biết làm thơ, không hiểu phép tắc tối thiểu của thơ ca. Ông ta viết ra đúng như đám vô lối viết "hầm bà làng", dở dơi, dở chuột. Đám Vô lối ấy giờ đông như kiến cỏ: Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm Inrasara, Trúc Thông, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Vũ Thật, Nguyễn Khoa Điềm, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam, Tuyết Nga, Vi Thùy Linh.. Vô lối của họ phải dịch ra thơ Việt mới đọc được!

  Đỗ Lai Thúy không hiểu văn chương nhất là không hiểu biết thơ ca.Ông Thúy đi khen bừa khen ẩu, tâng bốc những sản phẩm phi văn chương, thơ ca hết sức sai trái!

  Hà Nội tháng 10/ 2020

        Đ - H

 

(1)   Bài trên tạp chí Nhà văn & Tác phẩm số 42 - tháng 7 + 8 / năm 2020

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét