Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

VÔ LỐI Phú Trạm Inrasara viết cho ai đọc

 


 VÔ LỐI PHÚ TRẠM IN RA SA RA VIẾT CHO AI ĐỌC

Đỗ Hoàng

  Trong các chuyên luận trước tôi đã viết có nhiều nhà thơ dân tộc thiểu số, họ là những nhà thơ song ngữ tài danh như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đức Hậu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn…thế hệ kế tiếp Lương Định, Dương Thuấn, Mai Liễu…đã góp phần làm rạng rỡ văn học nước nhà. Trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam lấy tiếng nói, chữ viết, chữ ,,quốc ngữ,, của người Việt, tộc người đa số làm chính. Các nước trên thế giới, như Trung Quốc, Nga, Anh, Mĩ…cũng vậy. Trung Quốc quốc ngữ là tiếng Hán, Nga thì tiếng Nga, Anh thì tiếng Anh…Các nhà thơ dân tộc thiểu số như Lão Xá ,Trung Quốc, Raxun Gamzatop ,Nga, đều thông thạo quốc ngữ của mình và họ có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng.

 

      Phú Trạm Inrasara dân tộc thiểu số Chăm. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc Đông Nam Á.

Người Chăm hay người Champa (Chăm Pa) (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời... hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Đến thời vua Minh Mạng, vương quốc Chăm pa đã bị xóa sổ; thời Pháp thuộc còn lưu lại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, tương đương dân số một phường trung bình ở thành phố.

  Hàng nghìn, hàng trăm năm qua, cộng đồng dân tộc thiểu sống trong cõi Việt họ nắm vững tiếng phổ thông ,, tiếng Việt,, như tiếng mẹ đẻ. Riêng Phú Trạm Inrasara tiếng Việt làm thơ rất kém. Tôi có lần khảo sát tiếng Việt của Inrasara thì thấy ông ta trình độ chỉ lớp 1, lớp 2 trường làng. Ông ta làm thơ tiếng Việt rất nhăng cuội, lộn xà lộn xộn, rồi đưa lẫn tiếng Hán, tiếng Anh, các dấu toán học vào trong bài thơ như một mớ bòng bong. Phú Trạm Inrasara là loại đại biểu số I thơ vô lối.

  Báo Văn nghệ bộ mới do những người thơ vô lối cầm chịch nên số 19 Phú Trạm Inrasara được in một chùm 2 bài. Bài thứ nhất là ,,Tam khúc Orchid Island Taiwan,, ; bài thứ 2 ,, 3 Đoản thi trái đất,,.

       Phú Trạm  Inrasara đã dốt chữ Việt lại sính dùng mấy chữ tiếng Hán và mấy chữ tiếng Anh học thời phổ thông pha trộn vào trong bài thơ vô lối để ,,khoe ,, mình có văn hóa cao. Bài thơ nào cũng thế, tập thơ nào cũng thế.

CON ĐƯỜNG VỠ

Người cư ngụ dưới căn nhà tồi tàn

trước ngọn đèn tồi tàn, người suy tưởng

về sự thống khổ bần hàn trong thế gới bần cùng

giàu sang là nẻo đường rừng người đi buổi sớm

Con đường khép lại và mở ra dưới sức nặng bàn chân

Xát mòn vẹt đau để vui mở ngọn

cưu mang gót giày nhục nhằn cho mầm nắng trồi lên

Con đường  rừng nhạt và chìm vào ẩn mật

kiên nhẫn chờ đợi bước chân thế hệ chưa hình thành

bất chợt chiều nay tôi thấy con đường vỡ

đang nhìn tôi trong tiếng nói không lời

 In trong tạp chí Thơ số 1&2 – 2012)

Một bài ngắn 11 dòng, In ra sa ra đã dùng đến 20 chữ Hán chưa Việt hóa !  Rất kém.

cư ở, cư trú; ngụ  1. nhờ cậy 2. nói bóng gió; 摧殘 tồi tàn : tồi tàn, hư hỏng, đổ nát; 推想 suy tưởng , như suy tư 推思. 推思 suy tư : nghĩ ngợi. 推奬 suy tưởng :đề cao mà khen thưởng;cưu : bò lan, quấn quýt ( nói về loại dây leo ). mang : bận rộn, bề bộn; nhục :1. nhục, xấu hổ 2. làm nhục 3. chịu khuất; 隱密 ẩn mật 1. Dấu kín.Che dấu kín đáo. 堅忍 kiên nhẫn - Vững lòng nhẫn nại, Bền vững chiu đựng; 世繫 thế hệ 1. Liên hệ dòng dõi của một gia tộc trải qua các đời. 2. Liên hệ dòng dõi giữa các tông phái kế thừa nhau.

形成 hình thành  hình thành, lập nên, tạo thành 

  Chùm thơ của Phú Trạm Inrasara in tên báo Văn nghệ bộ mới cũng dở dơi, dở chuột. Một tí chữ Hán, một tí chữ Anh, một nhóm chữ Việt không ra làm sao, có ý khoe mẽ. Bài đầu là

   Tam khúc Orchid Island Taiwan, Tam khúc là chữ Hán = 曲=

Nghĩa là ba đoạn.

Con cháu nhắc lời cụ Hồ vạn lần là ,, chữ ta có thì dùng chữ ta, khi nào chữ ta không có, ta mới mượn chữ chữ nước ngoài,,. Ta có chữ ,, ba đoạn thơ,, đàng hoàng nhưng Phú Trạm Insarara không dùng mà dùng ,,tam khúc,, cho ra vẻ ta đây cũng chú ,,khách,,  Tàu Ô.

,,3 Đoản thi trái đất,,. Đoản thi là chữ Hán = 短詩 = 

 Chữ Việt nghĩa là ba đoạn thơ ngắn. Sao lại không dùng tiếng Việt. Phú Trạm Inrasara đang làm thơ tiếng Việt mà.

 Tiếp đến ông ta dùng chữ Anh lởm cởm. Làm thơ tiếng Việt mà dùng tiếng Anh để viết thì ông nội Phú Trạm Insarara cũng đếch biết mô tê răng rứa nói chi đến người đọc bình thường. Chắc đám vô lối cho in bài này đọc được. Đây cũng là sự lòe bạn đọc một cÁch ngu dốt, quê kệch. Tiếng Việt có sao không viết thẳng ra ,, Ba đọan thơ về đảo hoa lan Đài Loan,, mà viết chuột không ra chuột, dơi không ra dơi thế này ,,Tam khúc Orchid Island Taiwan,,.

Khúc một là một thông báo lịch sử, địa lý sơ sài không có một tỉ ti nào gọi là có chất thơ, dù là chất thơ vô lối, mà nói đến quốc gia nào cũng được

[1] Sông núi dời đổi    

triều đại chuyển đổi

quốc gia biến đổi

lòng người bấp bênh thay đổi không lường   ,

duy rác hạt nhân là vĩnh cửu

  Khúc này nói cho nước Lào, Căm pu chia, Cu ba, Nga, Mĩ, Anh, Pháp …được tất.. Một khổ vô lối như thông báo sử, địa mà tác giả lạm dùng đến  11 chữ Hán.

朝代 triều đại = Đời vua — Khoảng thời gian của một dòng vua trị vì ; chuyển = quay vòng, chuyển, đổi ; 国家 quốc gia= nhà nước, quốc gia, đất nước ; biến 1. thay đổi, biến đổi 2. trờ thành, biến thành  3. bán lấy tiền

4. biến cố, rối loạn ; lường  1. đong, đo  2. bao dung  3. khả năng, dung lượng ; duy chỉ có ; hạt = hại, hại vô cùng ;   nhân 1. nguyên nhân  2. nhân tiện  3. tuỳ theo  4. phép toán nhân ; 永久 vĩnh cửu = vĩnh cửu, vĩnh viễn, lâu dài, mãi mãi

[2] Và họ hiện đại hóa chúng tôi

và họ tạo thêm nhiều, nhiều hơn nữa

nhu cầu mới lạ cho ngày thường của chúng tôi

[nhu cầu chưa bao giờ cần]

và họ mang cố gái của chúng tôi đi mất

và họ chở thứ rác lạ về

cùng với rác lạ

bệnh lạ về

nỗi lo lắng lạ về

và ở lại…

 

  Khổ này như thông báo tổ chở rác của chị em công nhân môi trường làm vệ sinh đường phố mỗi ngày, Nó không dính dáng gì đến hòn quốc đảo hoa lan Đài Loan cả.

[3]

Và chúng tôi trôi giạt về hoang đảo xa hơn

và chúng tôi chạy lên dốc núi cao, cao hơn nữa 

và tôi thấy một mình giữa đường phố xa lạ

và tôi thấy đời tổ tiên tôi đang ở góc bảo tàng

và tôi thầy

đời tôi

sắp bảo tàng…,,

 Ngắm nhìn hòn đảo hoa lan Đài Loan, anh liên tưởng đến thân phận dân tộc Chăm của anh, bản thân anh, hẩm hiu mạt hạng, nhưng kể lể lạnh lùng một cách vô cảm, không một chút rung động, không để lại một dòng đồng cảm xót thương những tộc người man di mọi rợ bị xóa sổ trong lịch sử, bị nhồi trấu nằm trong nhà bảo tàng như chuồng bò.

  Bài thứ hai trong chùm thơ của Phú Trạm Inrasara là ,,3 Đoản thi trái đất,, viết về tai nạn Tchernobyl ,,Checnoo bin,, bên Ucraian ; tỉnh bị đại hồng thủy Fukushima  Nhật bản và đảo Haiti. Như ,,Ba khúc về đảo hoa lan Đài Loan,,, ,,3 Đoản thi trái đất,, viết cho ba địa danh nào trên trái đất cũng đươc.

Ngôi nà trống trong thành phố trống

thành phố vừa bị bỏ lại

cái bàn trống trog ngôi nhà trống

tờ giấy và cây bút bỏ trước chiếc ghế trống

ký ức một gia đình bị đánh mất, chắc thế  

cũng có thể là những câu thơ

bỏ quên

[1] Tchernobyl

   Những câu tổ dân phố thông báo hàng ngày ở các nơi bị dịch covis 19 . Câu thông báo của người ta còn đầy chất thông tin, thiết thực, giúp cho công an, phường đội, tự vệ biết giải quyết kịp thời sự cố xảy ra ở địa phương hơn các câu gọi là thơ của Phú Trạm Inrasara.

Những chiếc ô tô

những ngôi nhà và những biệt thự

một khu cư xá đầy nhóc người ;; rồi

một thị trấn.

trôi

như đồ chơi của bọn trẻ con

trong bàn tay bà mẹ thiên nhiên giận dữ,,

[2] Fukushima

 

  Đây không phải là những câu thơ mà những câu nói bộ khi xem ti vi chiều cảnh đại lụt ở tỉnh Fukushima, Nhật bản.

 

  Số phận một dân tộc

số phận một nền văn minh

số phận một vùng đất

sắp bị trôi vào cuộc chơi

ngu ngốc,,

[3] Haiti

Haiti (phát âm /ˈheɪtiː/; tiếng Pháp Haïti, phát âm: [a.iti]; tiếng Haiti: Ayiti), tên chính thức Cộng hòa Haiti (Tiếng Pháp: République d'Haïti)); (Tiếng Haiti: Repiblik Ayiti) (Tiếng Việt: Cộng hòa Ha-i-ti[6]), là một quốc gia ở vùng biển Ca-ri-bê nói tiếng Creole Haiti- và tiếng Pháp. Cùng với Cộng hòa Dominicana, quốc gia này nằm ở đảo Hispaniola, trong quần đảo Đại Antilles. Ayiti (vùng đất núi cao) đã là tên Taíno hay Amerindian bản địa của phía tây núi non của hòn đảo. Điểm cao nhất quốc gia này là Pic la Selle, với độ cao 2.680 mét (8.793 ft). Tổng diện tích là 27.750 km² và thủ đô là Port-au-Prince.

Vị trí dân tộc, ngôn ngữ và lịch sử của Haiti độc đáo vì nhiều lý do. Đây là quốc gia độc lập đầu tiên ở Mỹ Latin, quốc gia do người da đen độc lập phi thực dân hóa đầu tiên trên thế giới, là quốc gia duy nhất mà sự độc lập một phần là nhờ cuộc nổi loạn nô lệ. Dù có mối liên hệ văn hóa với các láng giềng Hispano-Caribbe, Haiti là quốc gia độc lập chủ yếu sử dụng Pháp ngữ ở châu Mỹ, và là một trong hai quốc gia (cùng với Canada) với tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức.

Quốc gia Haiti (Pháp: État d'Haïti, Haiti: Leta an Ayiti) là tên gọi của quốc gia ở miền bắc Haiti. Quốc gia này được tạo ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1806 sau khi lật đổ Đế quốc Haiti từ sau vụ ám sát Hoàng đế Jacques I. Quốc gia Haiti miền bắc nằm dưới sự cai trị của Henri Christophe lúc đầu là Trưởng quan Chính phủ Lâm thời Haiti từ ngày 17 tháng 10 năm 1806 cho đến ngày 17 tháng 2 năm 1807 khi ông trở thành Tổng thống Quốc gia Haiti. Hiến pháp năm 1807 dành cho Quốc gia Haiti đã biến chức vụ tổng thống thành vị trí suốt đời với quyền được bổ nhiệm người kế nhiệm mình. Ngày 28 tháng 3 năm 1811, Tổng thống Henri đã tự xưng là Vua Henry I, do đó giải thể Quốc gia Haiti và lập nên Vương quốc Haiti.,,

 Quốc gia Haiti như thế mà tác giả viết quá sơ sài thua một cái tin trênbáo và đặt cho một vùng đất nào cũng được.

  Phú Trạm Inraara tỏ ra ngông nghênh, chơi trội, ta phải viết cho ngang tầm trái đất, nhưng gã như con châu chấu lên cầm xà ich lái xe ngựa. Chưa đi bước nào xe ngựa đã chổng bánh lên trời. Rốt cuộc ,, Tam khúc Orchid Island Taiwan,, ; 3 Đoản thi trái đất,, hiện nguyên hình con ngáo ộp vô lối chết tươm xác thối như cứt chó.

  Đã ngu độn, dốt nát tiếng Việt không khiêm tốn làm ra vẻ ta đây viết như thằng hề bôi son phấn đầy mặt quỷ.

 Bài 1 thì ghi Tam khúc, bài 2 thì đề số 3 Đoản thi, câu thì xuống dòng tùy tiện,

đặt dấu ngoặc ,, ;;,, ngớ ngẩn.

,, một khu cư xá đầy nhóc người ;; rồi

một thị trấn.

trôi,,…

 

o

 

  Không chỉ Phú Trạm Inrasara mà cả đám vô lối Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phú Trạm Inrasara,Nguyễn Khoa Điềm, Mai Văn Phấn, Phan Hoàng, Phạm Đương, Trần Hùng, Dư Thị Hoàn, Mã Giang Lân, Mai Quỳnh Nam, Từ Quốc Hoài, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy,Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trúc Thông, Thi Hoàng, Thanh Tùng…rất ngu độn tiếng Việt, ba que xỏ lá, ném lựu đạn, trí trá, gian manh…đã tàn phá thơ dân tộc một cách nguy hại trầm trọng.

  Chùm gọi là thơ của Phú Trạm Inrasara chỉ có bọn vô lối thưởng ngoạn với nhau, dân tộc Việt không ai chấp nhận loại này.

                                         Hà Nội , ngày 1O/11/221

                                                    Đ  H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét