Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

 


TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

        Lts: Văn đàn công khai chính thống từ khi tập thơ Tâm sự người lính của Nhà thơ Đỗ Hoàng xuất bản năm 1996 đến nay không một tờ báo mậu dịch nào lên tiếng, nó đã bị quên lãng! Nhưng độc giả vẫn nhớ. Đó là tập thơ nói về nỗi đau của nhân loại, cụ thể là nỗi đau và khát vọng hòa bình của người lính trong chiến tranh.Tầm vóc tập thơ rất vỹ đại. Nhân kỷ niệm 55 năm tập thơ ra đời, 26 năm tập thơ được xuất bản (Nhà xuất bản Văn học năm 1996), 4 năm tập thơ được tái bản (Nhà xuất Hội Nhà văn năm 2018), tạp chí Văn nghệ & cuộc sống xin giới thiệu vài mẩu chuyện Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại!

          vannghecuocsong.com 

  Mẩu chuyện 1:

  Tôi đang đi xin lại tập thơ Tâm sự người lính lỡ tặng cho bạn bè theo yêu cầu của mật vụ công an để nộp lại cho họ thì gặp nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đang làm ở nhà xuất bản Thanh niên. Chị Luyến nói:

-         Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chỉ là tiếng nổ quả lựu đạn, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng là tiếng nổ của bom nguyên tử! Có mươi bài tuyệt hay!

Đáng ra là vui lắm song tôi lại buồn vì tập bị thu hồi!

 (còn nữa)

 

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

        Lts: Văn đàn công khai chính thống từ khi tập thơ Tâm sự người lính của Nhà thơ Đỗ Hoàng xuất bản năm 1996 đến nay không một tờ báo mậu dịch nào lên tiếng, nó đã bị quên lãng! Nhưng độc giả vẫn nhớ. Đó là tập thơ nói về nỗi đau của nhân loại, cụ thể là nỗi đau và khát vọng hòa bình của người lính trong chiến tranh.Tầm vóc tập thơ rất vỹ đại. Nhân kỷ niệm 55 năm tập thơ ra đời, 26 năm tập thơ được xuất bản (Nhà xuất bản Văn học năm 1996), 4 năm tập thơ được tái bản (Nhà xuất Hội Nhà văn năm 2018), tạp chí Văn nghệ cuộc sống xin giới thiệu vài mẩu chuyện Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại!

          vannghecuocsong.com 

 

(tiếp theo)

MẨU CHUYỆN 2

  Tôi với nhà văn Linh Nghiệm – Trần Huy Quang, nhà văn Phạm Đình Trọng s đênthăm Nguyễn Trọng Tạo đang nằm khoa cấp cứu cuối cùng. Trước đó, tôi đã đến thăm anh lúc nằm ở khoa cấp cứu hồi sức nhưng đã hôn mê!

   Bệnh viện chỉ cho một người vào, ưu tiên anh Trọng ở xa, anh vào đại diện anh em.

  Tôi và anh Quang ngồi ngoài tán gẫu.

  Anh Quang nói: - Tập thơ Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng có câu thơ sánh với Tào Tùng đời Đường: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” là “Nhất định có người phải chết oan”.

  Tôi nói: - Cám ơn Nhà văn nhiều!

  Tôi nhớ lại đó là bài Vô đề viết trên cao điểm chốt 176 vào năm 1973

“Lính ở bên kia mấy tiểu đoàn

Vô nhiều đứng chật cả đường quan

Ngày mai không biết nơi nào đánh?

Nhất định có người phải chết oan!”

Bài Kỷ Hợi tuế - Kỳ 1 của Tào Tùng như sau:

“TÀO TÙNG ( 830 - ? ) VÀ THƠ “KỶ HỢI TUẾ”

Tào Tùng tự Mông Trưng, quê ở An Huy,đổ Tiến sĩ đời Đường Chiêu Tông,làm Hiệu Thư Lang,chuyên soạn các văn bản cho vua .Ông có để lại nhiều bài thơ.Nhưng bài thơ dược người đời nhắc đến nhiều nhất là bài:

Kỷ Hợi Tuế ( Hy Tông Quảng Minh Niên ) kỳ 1.Sau đây là nguyên tác:

己亥歲(僖宗廣明元年)其一

澤國江山入戰圖,

生民何計樂樵蘇。

憑君莫話封侯事,

一將功成萬骨枯。

PHIÊN ÂM:

KỶ HỢI TUẾ* ( HY TÔNG  QUẢNG MINH NIÊN ) KỲ 1

Trạch quốc** giang sơn nhập chiến đồ

Sinh nhân hà kế lạc tiều tô***

Bằng quân mạc thoại phong hầu sự****

Nhất tướng công thành vạn cốt khô

                                                TÀO TÙNG

 

*Năm 879 đời vua Đường HY TÔNG

** Tên vùng đất: Triết giang - Giang nam Trung quốc. Vào thời Cao Biền

dẹp Hoàng Sào

*** Tiều: người đốn củi, Tô: người cắt cỏ

****Xin anh chớ nói chuyện phong hầu ( khanh,tuớng )

Đỗ Hoàng dịch nghĩa:

Nước Trạch, núi sông nằm trong vùng tao loạn chiến cuộc

Cuộc sống của người đốn củi và người cắt cỏ vô cùng khốn đốn

Xin anh đừng nói chuyện việc lên khanh tướng

Một người lên tương vạn xương người xowng máu khô”

Đỗ Hoàng dịch thơ:

NĂM KỶ HỢI – HY TÔNG QUẢNG MINH năm thứ nhất – Kỳ 1

“Nước Trạch núi sông bãi chiến trương

Dân tình đời sống quá đau thương

Anh đừng bàn việc phong hầu nữa

Một tướng đeo hàm vạn núi xương!”

   (còn nữa)

 

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

        Lts: Văn đàn công khai chính thống từ khi tập thơ Tâm sự người lính của Nhà thơ Đỗ Hoàng xuất bản năm 1996 đến nay không một tờ báo mậu dịch nào lên tiếng, nó đã bị quên lãng! Nhưng độc giả vẫn nhớ. Đó là tập thơ nói về nỗi đau của nhân loại, cụ thể là nỗi đau và khát vọng hòa bình của người lính trong chiến tranh.Tầm vóc tập thơ rất vỹ đại. Nhân kỷ niệm 55 năm tập thơ ra đời, 26 năm tập thơ được xuất bản (Nhà xuất bản Văn học năm 1996), 4 năm tập thơ được tái bản (Nhà xuất Hội Nhà văn năm 2018), tạp chí Văn nghệ &cuộc sống xin giới thiệu vài mẩu chuyện Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại!

          vannghecuocsong.com 

 

MẨU  CHUYỆN 3

   Gần chục năm trước, Lựu Đạn biệt hiệu vui đặt cho Bảo Ninh mời tôi biệt hiệu Nguyên Tử (sau khi ta tập thơ Tâm sự người lính),  đến uống rượu ở đường Hoàng Hoa Thám gần nhà Bảo Binh. Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương sinh năm 1952 tại xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Binh, nay thuộc thành phố Đồng Hới. Bảo Ninh cùng quê Quáng Bình với tôi, lại cùng học trường đại học viết văn Nguyễn Du khóa 3. Tôi học dỡ sau ra khóa 4 thi tốt nghiệp.

   Tôi và Hoàng Ấu Phương có một chút dây mơ rể má nội ngoại ở phò mã Hoàng Kế Viêm. Bảo Ninh bên nội, tôi bên ngoại. Hai đứa nói chuyện bung lung thiên địa, chuyện Hoàng Kế Viêm, chuyện trời, chuyện đất, chuyện đời, chuyện  lính…Cuối cùng là chuyện tập thơ Tâm sự người lính.

     Lúc này tiểu thuyết Thân phận tình yêu tên nhà xuất bản Thanh niên đặt cho Nỗi buồn chiến tranh xuất bản lần đầu đã được Hội Nhà văn trao giải và một số nước ngoài trao giải. Tên Bảo Ninh nổi như cồn. Còn Tâm sự người lính của tôi đến nay vẫn chìm trong im lặng!

      Bảo Ninh nói: - Mình thích độ chục bài : Ngừng bắn về thăm quê, Hành quân qua thành Đồng Hới, Lính gái, Qua Lùy Thầy cảm tác, Trước tài nghệ ướp xác, Vô đề, Số phận loài người, Cái chết người đẹp…Thích nhất là Ngứng bắn về thăm quê! Lúc ngừng bắn ông còn được về thăm quê, mình ở chiến trường xa không làm sao về được! Chiến tranh thật tang thương!

  Tôi nói: Cám ơn Bảo Ninh đồng cảm!

 

  NGỪNG BẮN VỀ THĂM QUÊ

 

Vừa mới đến đầu thôn,

Đã thấy làng lạnh vắng.

Mùa nay giêng hai đến,

Người chạy ăn khắp nơi.

 

Làng quê đồng trắng trời,

Tre yếu gầy buổi đói.

Mái nhà tranh không chói (1)

Dửng dưng trời cao xanh!

 

Khắp nơi người chạy ăn,

Như kiến ong vỡ mật.

Đói không còn biết chết.

Xuống biển lại lên rừng.

 

Mẹ già đang tha phương.

Quên đường bom đạn nổ.

Chưa trọn đời đói khổ.

Nợ nần chất cháu con!

 

Ruộng ở nhà bỏ hoang,

Lúa tiêu điều xơ xác.

Kiểu làm ăn hợp tác,

Đói nghèo đến tuỷ xương!

 

Trai tráng bỏ quê hương,

Sung vào nơi lính tráng,

Coi thường thân mạng sống.

Cố lách qua đói nghèo!

 

Khuôn mặt đất nhăn nheo,

Quê nhà tan xác lá.

Bao giờ không đói khổ?

Lúa đầy rương giêng hai!

 

       Làng Thuận    30 -11 - 1973

--------

(1)  Lợp thêm, tiếng miền Trung

(còn nữa)

 

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

        Lts: Văn đàn công khai chính thống từ khi tập thơ Tâm sự người lính của Nhà thơ Đỗ Hoàng xuất bản năm 1996 đến nay không một tờ báo mậu dịch nào lên tiếng, nó đã bị quên lãng! Nhưng độc giả vẫn nhớ. Đó là tập thơ nói về nỗi đau của nhân loại, cụ thể là nỗi đau và khát vọng hòa bình của người lính trong chiến tranh.Tầm vóc tập thơ rất vỹ đại. Nhân kỷ niệm 55 năm tập thơ ra đời, 26 năm tập thơ được xuất bản (Nhà xuất bản Văn học năm 1996), 4 năm tập thơ được tái bản (Nhà xuất Hội Nhà văn năm 2018), tạp chí Văn nghệ &cuộc sống xin giới thiệu vài mẩu chuyện Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại!

          vannghecuocsong.com 

Mấu chuyện 4 :

 Trước đây, tôi post bài thơ « Tâm sự người lính » lên mạng, được nhiêu anh em comment, nhớ  có một bạn Fb hải ngoại viết rằng : « Lâu rồi mới được nài thơ về người lính chân thật như thế ! »

  Nhớ nhất tập thơ « Tâm sự người lính » bị thu hối lúc mới phát hành. Tôi bij bị anh em nhà vặn bạn viết xa lánh kiêu như số « Nhân văn Giai phẩm »  trước đây.

  Duy nhà thơ Bùi Biệt Mĩ thì khác.

   Tôi đến Hội Nhà văn Hà Nội ở 19 Hàng Buồm gặp ngay nhà thơ Hoàng Cát. Hoàng Cát bị đánh vì « Cây táo ông Lành » nên vừa thấy tôi Hoàng Cát lên xe hon đa 50 chạy một lèo không kịp xổ ống quần che chân giả !

    Tôi lên tầng hai gặp anh Mĩ, anh Mĩ hồ hởi : - Ô Đỗ Hoàng – Bầy vật người, bầy vật thú – câu thơ trong bài thơ « Loài người » và  « Chỉ nhúm người làm giàu trong chiến tranh, chỉ nhúm người nuôi sống đời mình bằng máu đồng loại chảy –câu thơ trong bài thơ « Tâm sự người lính ».

  _ Đi uống bia ! Đi uống bia !

  Anh Mĩ lúc đó là Chánh văn phòng Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.

  Xin đưa hai bài thơ lên Fb để bạn đọc xem.

 

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH – TIẾNG NỔ BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG THI ĐÀN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

        Lts: Văn đàn công khai chính thống từ khi tập thơ Tâm sự người lính của Nhà thơ Đỗ Hoàng xuất bản năm 1996 đến nay không một tờ báo mậu dịch nào lên tiếng, nó đã bị quên lãng! Nhưng độc giả vẫn nhớ. Đó là tập thơ nói về nỗi đau của nhân loại, cụ thể là nỗi đau và khát vọng hòa bình của người lính trong chiến tranh.Tầm vóc tập thơ rất vỹ đại. Nhân kỷ niệm 55 năm tập thơ ra đời, 26 năm tập thơ được xuất bản (Nhà xuất bản Văn học năm 1996), 4 năm tập thơ được tái bản (Nhà xuất Hội Nhà văn năm 2018), tạp chí Văn nghệ & cuộc sống xin giới thiệu vài mẩu chuyện Nhà thơ Đỗ Hoàng nhớ lại!

          vannghecuocsong.com 

Mẩu chuyện 5 :

 Nhà văn Đỗ Trường ở Đức quốc viết chân dung Đỗ Hoàng « Đỗ Hoàng người nhặt lại hồn thơ cũ » có điểm qua các tập thơ của Đỗ Hoàng được xuất bản : Tâm sự người lính, Kiều Thơ, Khúc ngâm vợ lính, Nếu trái đất không còn chảy máu…Tâm sự người lính được Nhà văn điểm qua 8 bài. Có hai bài trích toàn bài : Cái chết người đẹp, Ngưng bắn về thăm quê. Xin giới thiệu cùng bạn đoc !

          SỰ THẬT CHIẾN TRANH

 

 

 

 

 

Cuộc đời lính

Nào có ra thớ gì!

Thằng cha cầm quyền nào cũng hô hào cổ động.

Xui bẩy loài người quăng cuộc sống,

 

Lao vào chém giết tang thương!

Tôi đã đi đến tận cùng của cuộc chiến tranh

Đã thấy mũi viên đạn đồng kia nhọn sắc như một luồng ác ý

Khẩu súng lạnh như dòng nghịch lý

Giữ cuộc đời bao mớ triết lý rơm! 

 

          Giữa cuộc đời bao thứ văn chương trôi tuột lá môn,

Bao thứ văn chương phản thùng chữ nghĩa,

Bao thứ lời ca chỉ làm thêm tội lỗi,

Đang chất chồng thêm những bãi tha ma!

 

Tột cùng đinh hạng lính hèn tôi đã sống qua,

Nỗi khổ đau của người trai chinh chiến,

Nỗi bất công của ngàn đời chịu đựng,

 

Chết lặng im như hòn đá bên đường!

 

Tôi sống tột cùng với những kẻ chiến chinh cấp bậc lính trơn

Với những người con gái, con trai buổi đầu xa mẹ,

Với những người con gái con trai đã mất thời trai trẻ.

Những tiếng nấc xé lòng, mặt trời giết ngày xanh!

 

Nỗi hận thù nghìn đời kẻ bày ra chiến tranh,

Biến nhà văn trở thành biệt kích

Biến đồng loài thành ra tội đồ thứ thiệt,

Trái đất tỷ năm này dằng dặc khổ đau!

       

 

           Bọn chúng muốn lưu tiếng tăm còn mãi mai sau,

Muốn tổ tông giống dòng nghìn đời quan tước.

Bọn chúng muốn thăng quan tiến chức,

Tranh giải thưởng này đến các giải thưởng kia.

 

Đến như cái Nô Ben nào có  ý nghĩa gì.

Khi phần thưởng trao vào tay quỹ dữ (1)

Khi phần thưởng lại trao cho những tên đồ tể,

Coi mạng người như cỏ rác

trong cuộc chiến tranh này!

 

 

Thực ra cái công lao hoà bình của

ngàn xưa và của hôm nay

Là công lao của người lính,

Là công lao vô bờ mà không người lính

nào tính đến

Họ không cần ghi công lao gì trong những cuộc so gươm.

 

 

Người lính cần nhất là bản án công tâm

Khi họ ở trên ghế quan toà.

Lời buộc tội này cho những kẻ

coi máu người như nước lã

Cho những kẻ tranh chức, tranh quyền, ích kỷ.

Cho những bộ óc mộng mị điên khùng!

Loài người trong năm nghìn năm

Năm nghìn cuộc chiến

Năm tỷ người rơi đầu trên lưỡi kiếm

 

Hãy lắng nghe và hãy lắng nhìn

Bản cáo trạng nghìn đời của người lính

Bản cáo trạng về những kẻ gây ra

chiến tranh vấy bẩn

 

Đáng có gì đâu tặng thưởng và ngợi ca!

 

                         20 – 11 – 1973

(1)     Nobel Hoà bình năm 1973 trao cho Kissinger và Lê Đức Thọ

 

LÍNH GÁI

 

              *

 

Tín tri sinh nam ác

Sinh nữ do đắc giá bỉ lân

(Sinh con gái hơn con trai

Sinh con gái gả chồng gần

Sinh con trai phải vùi thân chiến trường)

 Binh xa hành - Đỗ Phủ - Đỗ Hoàng dịch

           

                 **

Giá nữ dữ chinh phu

Bất như khí lộ bàng

(Con gái gả cho linh

Như đem bó bên đường)

 Tân hôn biệt -  Đỗ Phủ - Đỗ Hoàng dịch

 

Đường trống trải mai này lạnh thế.

Rét tê người như thể châm kim.

Tần ngần tôi đứng lặng nhìn,

Một đoàn bộ đội chúng mình hành quân.

 

Đoàn lính gái áo quần còn mới

Lứa lính này đưa tới miền trong.

Họ không hề bị đeo gông,

Mà sao ánh mắt mênh mông nỗi buồn!

 

Bước gấp lại đầu buôn lạnh vắng,

Nghe chỉ huy sốt sắng truyền lời:

“Rằng quân ta đủ gái trai,

Vào trong giải phóng đất trời tự do!”

 

Bầy lính gái thẽn thò vì lạnh,

Ai xát lòng muối mặn mà đau!

Hiền hiền những ánh mắt nâu,

Lệ rơi thấm đất nỗi sầu nghìn năm.

 

Họ chết lặng cắn răng im tiếng,

Con gái miền quê kiểng biết chi:

"Tâm xà khẩu phật từ bi,

Đen như hắc in những khi láng đường!"

 

Rồi không rõ chán chường hay đói,

Hay đường dài mỏi gối chùn chân?

Từ trong đám lính quân hành

Tiếng khóc xé ruột - thất thanh tang nhà.

 

 Họ giậm chân, hết la lại thét:

“Vào trong kia nào biết buổi về.

Chao ôi! Da diết nhớ quê!”

Gào than  theo gió bốn bề bão dông!

 

Gào khản cổ gió đông chẳng thiết,

Gió vô tình mải miết cứ trôi.

Trên đường hàng vạn trăm người,

Dửng dưng như ánh mặt trời cao xa!

 

Xương trắng phơi nẻo ra tiền tuyến

Mồ gái tơ diều liệng, chồn day!.

Lớp này rồi lớp khác thay,

Màu cờ lau trắng rợn lay sa trường!

               

          *

      *       *

  

Lời động viên dễ thường miệng mỏi.

Vẫn trơ trơ con gái lính mình

Giữa trời đông câm nín thinh,

Cùng chung bao nỗi nhục hình có cây!

                   

 

Tim tôi cũng tái ngây vì lạnh,

Cùng đường vào cám cảnh ngày xa.

Đoàn con gái lính đi ra.

Bao giờ về lại quê nhà thưở xưa?

 

   Đất Lào ngày 27 – 11 – 1973

 

 

        CÁI CHẾT NGƯỜI ĐẸP

 

 

Em chết rồi.

Người đẹp!

Viên đạn của thế kỷ nào bắn em?

Anh sững sờ giữa trái đất máu đổ.

Xác em nằm trong huyền ảo xa xôi.

 

Không gian đen,

Không gian trắng

Không nói ra lời

Nỗi đau trái đất kéo tang màu mây xám.

Thế là vô tình

Sự sống

Bắt tay cái chết chia lìa!

 

Quân phục em mang

Máu thâm sì.

Nghìn năm sau em chẳng về được nữa.

Dù vật chất biến hoá bão toàn,

                       

 

 

 

 

Dù sự sống chỉ là điều phi lý.

Không gian,

Thời gian

Mệt mỏi trường tồn!

 

Anh đi trên trái đất cô đơn.

Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.

Xác em nằm

                     Một hành tinh vứt bỏ.

Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua.

 

 

Anh không thể nào viết nỗi lời thơ.

Khóc em để loài người nguyền rủa!

Trong vô biên

                       Mạng em thua hạt cỏ.

 

Khóc em

            Anh phản lại Trường Tồn!

 

         Chiến trường Quảng Trị  1 – 1974

 

NGƯNG BẮN VỀ THĂM QUÊ

 

 

Vừa mới đến đầu thôn,

Đã thấy làng lạnh vắng.

Mùa nay giêng hai đến,

Người chạy ăn khắp nơi.

 

Làng quê đồng trắng trời,

Tre yếu gầy buổi đói.

Mái nhà tranh không chói (1)

Dửng dưng trời cao xanh!

 

Khắp nơi người chạy ăn,

Như kiến ong vỡ mật

Đói không còn  biết chết.

Xuống biển lại lên rừng.

 

Mẹ già đang tha phương.

Quên đường bom đạn nổ.

Chưa trọn đời đói khổ.

Nợ nần chất cháu con!

 

           Ruộng ở nhà bỏ hoang,

Lúa tiêu điều xơ xác.

Kiểu làm ăn hợp tác,

Đói nghèo đến tuỷ xương.

 

Trai tráng bỏ quê hương,

Sung vào nơi lính tráng,

Coi thường thân mạng sống.

Cố lách qua đói nghèo!

 

Khuôn mặt đất nhăn nheo,

Quê nhà tan xác lá.

Bao giờ không đói khổ?

Lúa đầy rương giêng hai!

 

   Làng Thuận  30 -11 - 1973

--------

(1)  Lợp thêm, tiếng miền Trung

 

 

VÔ ĐỀ

           Lính ở bên kia mấy tiểu đoàn?

           Vô nhiều đứng chật cả đường quan.

           Ngày mai không biết nơi nào đánh?

           Nhất định có người phải chết oan!

 

                        12 – 1973

 

HÀNH QUÂN QUA THÀNH ĐỒNG HỚI

 

Dừng lại vội vàng giây lát thôi,

Thành quách ngày xưa đổ nát rồi.

Sao cảnh trăm đời như vẫn một.

Đầu hèn lính mọi lại sắp rơi!

 

                    10 – 1973

 

THÂN PHẬN LÍNH

 

 

 

Ai nhìn khuôn mặt lính?

Cháy đen màu đồng hun.

Mấy năm rồi đã sống.

Lặng câm như khoảng rừng!

 

Sinh viên năm thứ nhất

Sinh viên năm thứ hai.

Lớp lớp trong cỏ rác,

Dưới đất đen sâu vùi!

 

Số sư đoàn cơ động,

Số sư đoàn chốt cao.

Biến đi cùng năm tháng,

Đời trần ai biết đâu!

    Cao điểm chốt, biên giới Lào - Việt

             12 – 1972

 

 

    TRƯỚC TÀI NGHỆ ƯỚP XÁC

 

Ai chết nghìn năm còn để xác?

Thế giới hôm nay mãi sửng sờ!

Còn ta sống giữa đời đen bạc,

Như chết nghìn năm dưới đáy mồ!

 

                     5 – 1973

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét