Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Hãy đến Sapa

Thê xe 16 chỗ

HÃY ĐẾN SA PA
Hải Đăng
Đến Sapa, tôi lại nhớ bài thơ của nhà thơ Xuân Hoàng (Quảng Bình)
Sapa đã vãn khách rồi
Sườn non thu lặng xuống đồi từ lâu
Sa mu xanh ngắt một màu
Không cô đơn cũng dải dầu nắng mưa
Sa mù trời hẹn quên trưa
Đài thiên văn chọn đồi xa có buồn
Ở đây thanh thản lạ thường
Đất trời như có tâm hồn của thơ!
...
Ô Quy Hòa hẹn người lên.
Muốn đi thêm sợ chừng quên lối về.
Dịu dàng hơi rét săn se
Thu eemar thế sao nghe nhớ người.
Phải chăng quen với biển rồi
Đến đây vẫn nặng cuộc đời sau lưng!
Hãy đếnvới Sapa! Có bao nhiêu điều mới lạ!
Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào cỡ 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên vốn có theo tiếng H'Mông ở vùng này, có nghĩa là "bãi cát", người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,...
Có nhà nghiên cứu về Sa Pa nghĩ rằng, tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ chữ Chapa, tên gọi tắt của đại úy nam tước thủy quân lục chiến Đờ-Cha-pa. Ông này, sau khi tiến công theo sông Đà lên Điện Biên, Lai Châu, Phong Thổ tiêu diệt tàn quân Thái – Mèo và quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc đã chiếm được những ngôi làng của người Mông - Sa Pa ngày nay. Để thưởng công cho đại úy, Bộ chỉ huy đã đặt tên cho làng Mông đó là Chapa và in ấn trên bản đồ. Người Việt đọc chệch Chapa thành Sa Pa[4].
Dẫu vậy ý kiến này thiếu cơ sở, và không có tư liệu nào khác để kiểm chứng. Người Pháp khá thận trọng khi đặt địa danh ở vùng núi hoặc vùng thưa dân. Điều này là do trước đây một thế kỷ thì các buôn bản cách nhau hàng ngày đường, sẽ rất rắc rối nếu cần tìm người địa phương khuân đồ đến địa danh mà họ không biết. Vì thế những tên vùng ở miền núi như Dalat (Đà Lạt, có gốc là Đạ Lát hay Đạ Lạch) thì người Pháp chỉ chuyển sang đọc kiểu Pháp các tên bản địa của dân tộc đang hỗ trợ họ ở vùng đó. Tại vùng xuôi đông người Pháp, hoạt động nhộn nhịp và tầng lớp thị dân dễ chấp nhận tiếng Pháp thì người Pháp mới đặt tên Pháp, như "cảng Courbet" (Bãi Cháy, Hồng Gai), hay "Cap Saint Jacque" (Mũi Ô Cấp, Vũng Tàu). Mặt khác nếu tra tên họ người Pháp và người Âu gần nước Pháp, sẽ chẳng thấy tên "Đờ-Cha-pa" ở đâu cả.
Thị xã Sa Pa nằm ở phía tây tỉnh Lào Cai. Phía bắc giáp huyện Bát Xát; phía đông giáp huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; phía nam giáp huyện Văn Bàn; phía tây giáp huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên (Lai Châu).
Khí hậu trên toàn thị xã Sa Pa mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18 °C. Diện tích tự nhiên của thị xã là 678,6 km². Dân số thị xã Sa Pa hiện khoảng 61.498 người, bao gồm các dân tộc: H'Mông, Dao, Tày, Giáy, Phù Lá, Kinh, Hoa.
Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ thang 5 tới tháng 8.
Sa Pa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa[6]
. Linhdamtour.com
Tel: 0984800680
Địa chỉ: Lô 24, Dich vụ 11, Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét