Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Lts:  Đảng Quốc xã của Adolf Hitler  tổ chức rất chặt chẽ và rất khắt khe. Người  chưa được thẩm tra lý lịch kỹ lưỡng khò mà vào đảng này. Bằng mọi giá tình báo Liên Xô (cũ) phải cài điệp viên vào đảng Quốc xã.Có vào được mới thăng tiến, mới giữ được trọng trách cốt yếu. Điệp viên Liên Xô đã làm được. Họ làm cho Hitller  điên đảo. Cộng sản cũng vậy. Tổ chức đảng họ vô cùng chặt chẽ, vô cùng  khắt khe, thế mà những tay đại Việt gian, đại xảo trá,ba que xỏ lá, đại lưu manh như Nguyễn Khoa Điềm, Hồ Xuân  Mãn, Lê ĐứcAnh, Nguyễn Hà Phan,Mai ÁiTrực...nay lại  Nguyễn TưThoan (Nguyễn Tử Thoan) luồn sâu leo  cao làm đến Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình 13 năm (1961 - 1974)
    vannghecuocsong.com


·       
Thuê xe 16 chỗ
MẬP MỜ BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG BÌNH
NGUYỄN TƯ THOAN
*


Ngay bây giờ thời mở cửa dân chủ nhưng những việc trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam những người có cấp sắc bình thường trong Đảng còn không biết được huống gì những người không đảng phái những người ngoài Đảng. Vừa rồi có ông quan thượng đẳng về vườn nghe thiên hạ đồn thổi nhiều chuyện song chẳng biết đâu là sự thật. Sá gì chuyện Nguyễn Tư Thoan một chính trị gia cấp tỉnh bị hồi hưu cách đây gần nửa thế kỷ!
Nguyễn Tư Thoan làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình từ những năm 1961 đến năm 1974 hơn 13 năm ròng rã đi suốt cuộc chiến tranh chống máy bay phá hoại của giặc Mỹ. Một nhiệm kỳ dài so với các đời Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình sau này.
Ông ta là một chính trị gia cấp tỉnh thuộc loại giỏi. Phong trào Quảng 
(Tác giả Đỗ Hoàng)
Bình hai giỏi (sản xuất giỏi chiến đấu giỏi) do ông phát động đề xướng và đốc chiến thực hành thành công. Ông đã dựng được ngọn cờ nông nghiệp Hợp tác xã Đại Phong đứng đầu miền Bắc thời ấy cũng là một kỳ tích.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ VI người ta bầu ông Cổ Kim Thành làm Bí thư còn ông Thoan được điều ra Hà Nội làm chuyên viên 6 thuộc Bộ Nông nghiệp.
Thời ấy những người dân Quảng Bình nghe đồn đại Nguyễn Tư Thoan làm gián điệp cho Mỹ nguỵ chuồn sâu leo cao để cướp chính quyền bị bắt đi tù rồi.
Đến bây giờ mọi người cũng chỉ biết vậy. Ai cũng tin thế là đúng. Bởi vì có những tên luồn sâu leo cao to gấp mấy lần Nguyễn Tư Thoan mà cũng bị hạ bệ bị đi tù ông Thoan ăn nhằm gì!
Hồi Báo Dân (Bình Trị Thiên) tôi hay được nghe anh Phan Văn Khuyến Phó tổng Biên tập báo một thời làm báo Quảng Bình kể về Nguyễn tư Thoan với sự cảm phục. Anh không nói gì về đời tư chỉ kể rằng Nguyễn Tư Thoan đi đầu gương mẫu không sợ khó khăn gian khổ máy bay bắn phá nhưng vẫn cầm đuốc xông lên hàng trước để hàng vạn quần chúng theo sau. Vì báo Đảng gần cận với Bí thư Tỉnh uỷ nên anh Khuyến cũng được nhiều lần nghe Nguyễn Tư Thoan tâm sự. Anh Khuyễn kể:  - Ông Thoan nói: - Mình cũng da thịt như mọi người mình cũng sợ bom đạn nhưng Bí thư mạơ bom đạn thì hô hào quần chúng sao được nhất là những người thuộc cấpMình phải lên gân cốt cho họ noí họ mới nghe làm họ mới phục!
Trong chiến đấu ông rất gương mẫu dũng cảm trong sản xuất ông Thoan cũng rất quyết đoán. Đồng ruộng Quảng Trạch không có nước quanh năm hạn hán ông dẫn tất cả cán bộ của Ty Thuỷ lợi Quảng Bình lên Rào Nan chọn đoạn sông hẹp nhất ra lệnh đổ đất đá ngăn đập lấy nước tưới ruộng.
Kỹ sư thuỷ lợi Trưởng Ty Thuỷ lợi xanh mắt mèo không dám can ngăn Bí thư tỉnh uỷ. Tất cả phải tuân lệnh. Thế mà đến hôm nay đập vẫn vững chắc đồng ruộng Quảng Trạch luôn luôn có nước tưới dân muôn năm ấm no. 
Anh Phan Văn Khuyến đã viết hẳn một bài báo dài in trên báo Văn nghệ trong năm (2010) khen ngợi Bí thư Nguyễn Tư Thoan đề nghị phong thưởng công trạng lập đền thờ cho ông!
Một lần viết lịch sử giao thông Việt Nam tôi được cử vào viết lịch sử giao thông Quảng Bình. Tôi làm việc với ông Lại Văn Ly nguyên Trưởng ty giao thông Quảng Bình Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình trong những năm ông Thoan làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Sau công việc rổi rải tôi hỏi ông:
•- Nguyễn Tư Thoan có phải giản điệp cài cắm leo cao không anh?
Ông Lại Văn Ly trả lời nghiêm túc:
•- Không phải anh ạ. Ông ta có thời đi làm cảnh sát (phòng nhì - mật thám) của Pháp. Sau khi Nhật nhảy vào Đông Dương Pháp thua ông ta đi làm cảnh sát của Nhật. Hai việc này ông ta không khai trong lý lịch.
•- Thế là hạ tầng công tác? - Tôi hỏi
•- Đúng thế! - Ông Ly trả lời.
•- Trong thời gian ông Thoan làm Bí thư có sai phạm gì không? - Tôi tiếp
•- Không! Rất quyết đoán năng động thông minh nhưng độc đoán quyền hành nên cấp dưới không thích - Ông Ly cho biết thêm.
Việc phát hiện hai chuyện trên thwo dân gian là như thế này.
Một lần ông Nguyễn Tư Thoan ra dự đại hội Đảng ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn. Ở dưới có đại biểu người trong Nam từng bị ông tra tấn giam cầm thời ông làm mật thám Pháp phát hiện ra. Ông ta liền làm việc với với tổ chức Đảng và biết đúng kẻ tra tấn ông ta là Nguyễn Tử Thoan (sau đổi ra Tư) đang đương chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình.
Mới gần đây khi viết hồi ký cho ông Mai Văn Bộ nguyên cán bộ Uỷ ban Kiêm tra Đảng Trung ương tôi có hỏi chuyện ông Thoan Ông Bộ cho biết thêm: - Khi ông Thoan ra làm chuyên viên Bộ Nông nghiệp có mấy lần đến gửi khiếu nại lên UBKT Đảng. Ông Bộ thụ lý việc ông Thoan (Ông Bộ thời trước chống Pháp đã làm đến Bí thư huyện uỷ một huyện ở Thanh Hoá) khuyên ông Thoan: - Đảng cho anh về hưu sớm là được rồi anh vẫn là lão thành Cách mạng. Anh kiện nữa là anh mất sạch. Ông Thoan im lặng ra về.
Ở đời người phò thịnh chứ không ai phò suy. Thời ông Thoan nhiều kẻ xu nịnh tâng bốc ngay văn nghệ Quảng Bình nhiều số cũng in thơ ông. Ông gửi bài gì cũng in viết chưa hay thì có biên tập sửa chữa lại cho đăng. Tôi nhớ ông Thoan có viết: " Tôi tưởng vần thơ tôi đã cạn/ Tám tháng rồi tôi lại làm thơ/ Để ca ngợi quê hương Quảng Bình mình đẹp lắm/ Đẹp từ mỗi tên làng tên núi tên sông"
Con ông lấy gái đẹp đã đành cháu ông cứ họ Nguyễn Tử là không một cô gái làng nào từ chối mà còn tình nguyện hiến dâng nữa. Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ.
Thời ông đương chức ông về làng Hoa Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ quê ông cho xây mộ bố mẹ to đùng to đoàng gấp nhiều lần cái trụ sở Tỉnh uỷ sơ tán. rồi ông đề vào bia mộ "Đời đời nhớ ơn công lao cha mẹ".
Việc ấy dân tình kêu than một thời.
Nhưng khi ông bị nghi là gián điệp và bị cách chức Bí thư Tỉnh uỷ thì sao?
Một lần triển lãm ánh Bác Hồ vào thăm Quảng Bình sau khi ông Thoan mất chức người ta đã cắt ảnh ông đi bên Bác Hồ. Ông đến xem triển lãm thấy vậy ông bỏ về luôn.
Cái nhà ông ở trên Cộn sau khu làm việc của Tỉnh uỷ Quảng Bình những năm chiến tranh chông Mỹ tôi thấy đúng là căn nhà cấp bốn lợp ngỏi nâu đã xỉn màu.
Những lần đi ngang qua đó tôi thấy một ông lão ngồi nhổ cỏ đầu gối qua mép tai trông rất thê thảm.
Nhiều người chỉ: - Ông Thoan  Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình đó!
Sau đấy ông chết không một tiếng tăm.
Đời chính trị nó cũng bạc thật.
*.
ĐỖ HOÀNG


6.
“Ở GÓC PHỐ TRÀNG THI”
KHÔNG PHẢI LÀ THƠ 
*


Ở GÓC PHỐ TRÀNG THI

xanh như ngọc thời gian ta đã uổng
đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn cầm tay ta
lặng lẽ trong Thư viện Quốc gia

hotel mười mấy lầu xanh đỏ
điện công ty rừng rực
chắn làm sao thư viện của ta
ta ra chơi cùng bác đa già
đu vào bác đã mấy đời con cháu...
*.
TRÚC THÔNG

LỜI BÌNH:
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
Ở Đài Tiếng nói Việt Nam trước đây có hai nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và Trúc Thông. Anh em thường nói đùa, một người đau chữ, một người đau đời.  Nguyễn Bùi Vợi đau đáu quê nhà viết theo thể truyền thống mang đậm chất Xứ Nghệ, khu Bốn; Trúc Thông trước cũng viết theo thể truyền thống nhưng sau đó ông đoạn tuyệt lối thơ cũ tìm cách đổi mới cố đẽo gọt chữ nghĩa muốn mong làm một cuộc cách tân lớn thơ Việt. Nhưng than ôi! Ông biến thơ từ một người có da có thịt trở ra một khung xương méo mó, chỗ có xương, chỗ toàn đất sét nên không ra hình thù gì cả:
“Điêu trác tự thị văn chương bệnh
Kỳ hiểm vưu thương khí cốt đa”
(Cổ nhân)
(Đẽo gọt là bệnh của văn chương/Kỳ quái, tắc tỵ, bí hiểm thì hại đến hồn thơ)
Bài “Ở góc phố Tràng Thi” là một sự điển hình cho lối thơ tìm tòi đến nỗi phi  thơ ca của Trúc Thông.
Bài này từ cách đặt tựa đề đến lập tứ chọn từ, chọn ngữ, cách thể hiện đều không có tý gì gọi là thơ (!)
Tựa đề Ở góc phố Tràng Thi là quá rộng, nó không sát với nội dung bài viết. Vì ở góc phố Trang Thi có bao nhiêu là công sở, tư sở và cả dân du thử du thực lãng vàng ngày đêm nữa. Mà Thư viện Quốc gia tác giả đang nói đến thật sự là nằm trung tâm phố Tràng Thi rất đường bệ, rất khang trang. Trong văn chương đặt tựa đề hay đúng là bài văn đã đạt giá trị trên 50%. Đặt tựa đề như trên là hỏng 100%.
Tiếp đến hai câu vào bài là hai câu không thơ và kém từ cách chọn chữ, lập ý. “Học làm sao hết chữ cũ trên đời”. Đúng là học là sao hết chữ trên đời. Nhưng ai lại gọi chữ cũ. Chữ làm sao cũ được? Trúc Thông muốn tìm một cách nói cho khác người cho lạ tai, hóa ra lại không khác người mà lại cũ hơn người. Trúc Thông cố làm mới nhưng nó không mới. Cũng như người con gái cố làm đẹp mà mình không đẹp thì làm sao làm đẹp được. Bản thân mình phải đẹp đã chứ!
“Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài”
(Ca dao)
Tiếp câu “Sách chồng nên núi”. Câu này lại quá cũ , thừa ra. Đương nhiên sách của nhân loại thì chồng cao như núi rồi. Điều đó là điều hiển nhiên không cần nhà thơ Trúc Thông phát hiện. Trúc Thông đã không có phát hiện gì ở đây mà lại nói thừa ra. Người ta so với núi là những cái đau thương, cái giàu sang, cái vui, cái bi thảm  không bao giờ như núi nhưng gần như núi mới tạo ra ấn tượng mạnh, có sức liên tưởng lan xa:
- Xương chất cao như núi
- Xương chất thành núi
- Máu chảy thành sông!
- Vàng chất cao như núi
“Xanh như ngọc thời gian ta đã uống” là một câu nói của nhưng eng, những ả 8x, 9x đong đưa làm duyên làm dáng không phải lối. Câu viết cho có ảo huyền cho có siêu thực nhưng nó là một câu viết rất vô duyên!
Tiếp sau là các câu viết vô duyên trơn tuột nối theo như thế:
“đuổi theo những mốt
tuột bao bậc thầy
muốn nắm tay ta...”
Tác giả lại dùng từ nửa Anh, nửa Việt: “hotel mười mấy lầu xanh đỏ”. Sao lại viết nguyên từ tiếng Anh hầu theo như vậy? Chữ Việt có kia mà: Lều nghỉ, nhà nghỉ, từ Hán việt hóa như: Khách sạn có phải dễ đọc, dễ nhớ hơn không? Ngay cả từ  Ô - ten tiếng Pháp thì cũng có nhiều người Việt biết hơn là từ hotet.
Câu kết là câu rất phản cảm, nghe nó thô lậu thế nào nhất là nói lái người miền Trung đu nặng: “đu vào bác mấy đời con cháu”. Tìm tòi gì mà quái gỡ như thế này? Câu nói bộ này trong khẩu ngữ nghe đã chối tai đừng nói đưa nó vào thơ mà lại làm câu kết.
Nhà thơ Trúc Thông rất cố gắng tìm tòi, tự bứt phá mình nhưng:
“Thiên nhai vô bờ
Hồi đầu ngưỡng ngạn”
(Chân trời mênh mông
Ngoảnh lại đã gặp bờ)
Và cuối cùng thì:
“Hòn đá bên đường thành bại
Mỉm cười tay trắng đời trai”
Người ta chỉ nhớ bài thơ lục bát “Bờ sông vẫn gió” của Trúc Thông và chỉ có nhớ một câu:
“Bờ sông vẫn gió người không thấy về”.
Thế cũng đã an ủi lắm rồi!
*.
ĐỖ HOÀNG


5.
THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
CŨ, NHẠT NHẼO, LÃNH CẢM, NHIỀU LỖI
*


Tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ do Nhà xuất bản Trẻ in và nộp lưu chiểu quý II năm 2012, gồm 16 truyện ngắn như tên gọi đặt dưới tựa đề.
Tôi đọc Nguyễn Thị Thu Huệ cách đây hơn hai thập kỷ với truyện Hậu thiên đường. Truyện nhẹ nhàng sâu lắng in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nghĩ rằng tác giả trẻ này sẽ đi xa. Sau đó đọc thêm truyện ngắn Ngoại hay Ngoại ơi gì đó thì tôi hoàn toàn thất vọng.
Rồi biết được tiểu sử tác giả. Tác giả không phải xuất thân trong gia
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
 đình danh gia vọng tộc nhưng cũng là gia đình trí thức nổi tiếng, đời sống ổn định, công việc của tác giả cũng có thu nhập, yên tâm hưởng phú quý, thì tôi tin điều tôi thất vọng là đúng. Từ đó không bao giờ đọc Nguyễn Thị Thu Huệ nữa.
Không ai muôn mình khổ, cũng ai muốn nhà văn khổ để viết văn. Ngôi đền văn chương thiêng liêng ai vào cũng được. Cổ nhân đã từng nói văn chương như cái chợ, ai cũng vào được và ai cũng ra được. Có ai cấm ai đâu.
Anh đi đâu?
Hỡi thông minh, sức mạnh
Vào trái tim đang yêu
Anh đi đâu?
Hỡi nỗi buồn, bất hạnh?
Vào traí tim đang yêu!
(Gam za tốp)
Nhưng: 
Văn buồn mới hay
                          (Viên Mai)
Trong văn học, chỉ những gì trải qua và chịu đau khổ mới hay được.
                           (E Gong cua)
Mặt lúc nào cũng phởn phơ thịt mỡ, hơn hớn như cô gái hát xướng, như tiểu thư đầy đủ, lòng thì nguội lạnh như sắt tôi và những “nhiệt tình xuống quá độ âm” (Chế Lan Viên) thì văn chương làm sao rung cảm được.
Khác với nhiều tác giả thường né tránh hiện thực đương đại, quay viết về các điển tích lịch sử để trốn cường quyền bạo lực của chính thể đương nhiệm, giữ an toàn sinh mệnh vật thể và sinh mệnh chính trị cho bản thân, cho gia đình, dòng tộc của mình, thì Nguyễn Thị Thu Huệ viết về trực diện cuộc sống hôm nay, bối cảnh là một thành phố đã được đô thị hóa từ lâu.
Những chuyện chỉ xoay quanh là làm gái, đua chó, trốn chúa lộn chồng, thất tình, gái điếm lấy trộm cướp giết người, hiếp dâm, ăn uống, phim ảnh, pha một tí toan vẽ, bột màu…
Nói chung truyện không ra truyện, phóng sự không ra phóng sự, hồi ức không ra hồi ức (Câu chuyện đại chiến, Coi như không biết, Phòng chiếu phim số 9, Chủ nhật được xem phim hoạt hình, Của cha, của con những cành vạn niên thanh, Thu xếp cuối đời). Vấn đề đặt  ra để giải quyết quá cũ. Ngay cả báo chí đã nói, đã viết quá nhiều mà bào chí viết và nói hay hơn rất nhiều.
Truyện cũ kỹ và lộn xộn nhất là truyện X- Men có mùi trường đua. Nội dung truyện không mới. Truyện nói về một cô làm gái (gái đĩ) yêu và lấy một tay giết người, nuôi chó (giặc cỏ) rồi về sống với nhau.
Chàng nuôi chó và giết người loại giang hồ hảo hán có hẳn một trang trại chó và một nghĩa địa chó. Số chó lên tới 53 con. So với đàn chó Lê Lợi 353 giao cho Nguyễn xí trông coi lúc thuở hàn vi thì ít hơn 300 con, song ở một thành phố biển đàn chó này cũng đáng kể. Chàng nuôi chó, giết người đặt tên mỹ miều cho nó: Hoàng Gia, Chiến Phong, Đại Gia, Trường Sinh, Bất Tử. Chàng được phết qua một tinh thần thể thao cho bớt mùi chó, biết tổ chức cuộc đua chó theo thời thượng để trục lợi.
Còn nàng thì làm điếm phố biển Vũng Tàu nhưng biết 5 ngoại ngữ ở mức độ giao tiếp: Anh, Nga, Hàn Trung, Pháp. Thân thế, sự nghiệp, hoàn cảnh éo le, ước mơ đổi đời kết thúc là làm gái!
Vấn đề này cũ như trái đất. Trà hoa nữ (Pháp), Sống lại (Nga), Kim Vân Kiều truyện (Trung Quốc), Kinh thánh…đã viết lâu rồi.  Đáng ra thôi thì bình cũ rượu mới, nhưng rượu ở đây càng cũ mèn hơn. Cũ hơn ba trăm nước:
Nhưng rồi cướp phá giành tranh
Đôi bên giặc cỏ thập thành thanh lâu
Có gì đạo đức cao sâu
Một bầy mọi rợ từ đầu đến đuôi!
(Kiều Thơ - Đỗ Hoàng)
Đọc truyện này, tôi phải đọc đi đọc lại sợ mình không hiểu tác giả nói gì. Nó giống như loại thơ Vô lối, tắc tỵ bây giờ. Đọc mà thưởng thức không sao, đọc mà viết thì phải soi kỹ. Cái tên X-Men đã rất Tây rồi nhưng Tây Men hay Tây woman? (đàn ông hay đàn bà vì bây giờ nạn đồng tính đã sang xứ da vàng mũi tẹt). Đọc đoạn vào bài: (chấm câu). Tiếng của X- Men và nàng đi nửa đoạn đường quật rẽ phải, chạy về phía sân vận động sáng đèn. (chấm câu), (trang 6 - 6 dưới lên - Thành phố đi vắng). Tôi biết X- Men chắc chắn đàn ông. Vì trong tập truyện có những đôi đồng tính gái cũng xưng chàng nàng nên người đọc rất dễ lẫn lộn.
Đọc đến đoạn sau: (chấm câu). X- Men vẫn nhìn chằm chằm con số 5, thật thà đáp như thể nàng định nướng mấy cái đùi chó lên ăn thật. (chấm câu), (trang 7 - 9 dưới lên - truyện đã dẫn). Theo câu ngữ pháp tiếng Việt thì đã đủ nghĩa sau dấu chấm. X - Men đích thị là người ta lầm đàn bà trăm phần trăm!
Đọc tiếp: Nàng nằm xuống bên X-Men, không ôm, không rúc cái xương sườn đầu tiên xuống dưới cái bờ ngực rộng…Mọi thứ ở  X-Men đầy, như đưới làn da là một chất khí đặc bơm căng. (trang 16 - 3 dười lên - truyện đã dẫn). Thì X-Men là đàn ông.
Đọc truyện này như đánh đu với xiếc!
Truyện trên chất lượng nội dung, nghệ thuật rất thấp.
Trong tập truyện ngắn có nhiều chuyện nói về đôi lứa sống thử nhiều năm không hợp nhau, chán nhau, rồi chia tay, rồi ăn năn, rồi dằn vặt. Điển hình là truyện Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này. Đây là một mẩu không ra truyện ngắn, không ra mẩu phóng sự, cảm văn không ra cảm văn. Nội dung là cô Hân, kỹ sư dựng phim sống với người tình 8 năm, sống chui rúc không hôn thú, không làm đám cưới, làm bữa cơm mời bạn bè, người thân. Sống thử một thời rồi chán nhau và chia tay. Cô gái bỏ vào Sài Gòn nhớ lại mối tình tang, sám hối.
Nhạt nhẽo vô cùng.
Chuyện như một bài báo của tất cả mọi tờ báo công khai hôm nay nếu có trang văn hóa xã hội đều đưa lên được. Báo chí còn phản ảnh hay hơn huống gì một tác phẩm văn học, nhất là truyện ngắn. Tác phẩm không đem lại điều gì mới về nội dung, nghệ thuật mà còn làm nghèo đi nôi dung nghệ thuật thì làm sao phản ánh bộ mặt thời đại, không làm cho cành hoa văn học nước nhà vốn héo queo, sâu gặm thêm một tí hương sắc gì mà còn lấy nọc như nọc ong châm cho nó thui chột thêm thì thật có lỗi.
Bí quyết của một kiệt tác là làm cho bộ mặt nhân loại thêm phong phú và khả kính hơn. (Sứ mệnh văn nghệ - Cammus)
Truyện ngắn cố kéo dài ra như truyện vừa là truyện Cú mèo và rượu hoa. Truyện này cũng là một trong những truyện nhạt nhẽo. Truyện kể về đôi vợ chồng Sim và Mừng về ở làm công cho nhà ông Nhân đã từng du học nước ngoài, bỏ vợ bỏ con ở nhà chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Cô vợ không chịu nổi cảnh cô đơn đã nhảy lầu tự tự. Để nuôi con trai thơ dại, ông Nhân lấy vợ mới. Vợ mới sinh lực dồi dào cặp bồ và cắt gân chân chồng, khiến ông Nhân nằm liệt. Nghe tin ấy, vợ chồng đứa em ở nước ngoài về đòi chia tiền bán nhà. Nhưng nhà ông Nhân đã làm giấy cho vợ chồng Sim Mừng rồi. Ông Nhân chưa chết, hai vợ chồng người em phải trở lại nước ngoài và chết thảm ở quê.
Chuyện kể dài lê thê, cũ kỹ, rời rạc, vô cảm, vô hồn, không có gửi gắm một thông điệp gì cả.
Truyện ngắn là một giọt nước mà không có nó không thể có đại dương. Theo tôi hiểu toàn bộ truyện ngắn là một bức khảm lớn lao về thời đại. Với những mảng tường như nhỏ bé nhưng nó góp phần làm tấm chân dung hoàn chỉnh. (Ai ma tốp)
Truyện lạnh lùng vô cảm nhất là truyện Trong lúc ăn một bát phở gia truyền.
Tác giả cứ tả cho cái khoái khẩu của mình đã đời. Ăn phở gầu, xào thịt thăn, nước dùng phải có nước mắm cá cơm thêm vào cho ngọt, cô gái lo sợ mất túi da đắt tiền, lo bọn cướp chuyên giết người cướp của bên cạnh mà không đau xót mình đã xơi tái thi thể của người bạn kéo cày, người bạn trị âm tri kỷ muôn đời của nông dân. Con người đang ngốn ngấu bao nhiêu thi thể của bạn nhà nông của mình. (Phiên chợ Giát - Nguyễn Minh Châu.)
Một việc xưa nay chưa từng có
Anh xơi tái muôn loài ăn cỏ
Mà chiều nay lại nổi tuyên ngôn
Anh với chúng bạn bè gắn bó!
(Vô đề - Đỗ Hoàng)
Truyện cuối sách Thành phố đi vắng vừa lấy tên đặt cho tập truyện ngắn là một hồi ức hơn là truyện ngắn. Tác giả kể lại hồi ức của một cô gái đã từng sống, học tập, yêu một chàng trai nước ngoài là người Thụy Điển ở một thành phố lớn. Nàng trở về chốn xưa thì thành phố đã thay đổi. Không phải thay đổi tốt lên mà thay đổi xấu đi. Kỷ niệm chí còn phôi pha trong hồi ức. Chốn cũ quá xa lạ, trống trải cô đơn và nàng bị tâm thần, đi đến quyên sinh.
Nó không có cái gì điển hình, không có tình tiết làm cho độc giả rung động, cảm thương. Nó lạnh lùng, trống vắng của sự vô cảm, vô tình người viết.
Trước hết, anh phải làm cho tôi cảm động, kinh hoàng đê mê, hoặc anh phải làm cho tôi sợ hãi, rơi lệ hay căm hờn. (Bê Se)
Cả tập truyện ngăn Thành phố đi vắng không làm ai mảy may ép được mắt ai són ra vài giọt gọi là chia sẻ!
Vể nghệ thuật Thành phố đi vắng không mang lại điều gì mới.
Tác giả chỉ thay khi hỏi và đối thoại không xuống dòng, viết liền tù tì, ai hiểu thế nào thì hiểu. Cứ đọc theo văn bản. Điều này nhiều người đã làm và lâu lắm rồi. Ở bên Tàu người ta viết từ phải qua trái không xuống dòng. Thơ người ta cũng viết liền một mạch như văn xuôi. Đối thoại không chấm hai chấm, không xuống dòng:
Bác sỹ tần ngần “Làm việc với bệnh nhân tâm thần là nghề mấy chục năm của tôi. Nhưng trường hợp chỉ nói độc một câu thế này chưa thấy”. Chồng cười gằn “Đấy là câu cuối cùng của nó nói điện thoại với bố. Khi nhìn thấy người bị giết ở phòng số 9, nó điên luôn nên chỉ nhớ một câu ấy”.
(Trang 146 - 6 trên về - Phòng chiếu phim số 9)
Rồi chấm câu lung tung, vô tội vạ:
Nhà rộng nhưng ba người nằm chung. Dương nằm ngoài, sát tường. Đến Luyến. Tân chặn ngoài cùng. Khi ngủ. Tự động có luật bất thành văn, người ngoài úp mặt vào lưng người trong. Gọi là thế úp thìa.”…
(Trang 41 dòng 2 dưới lên - Sống gửi thác về)
Hay:
(Chấm). Lẩm bẩm. Thì đấy. Cái bọn nhắn tin vào điện thoại đòi nợ em đấy. Cái gì thì cho qua. (Chấm)  (Truyện đã dẫn)
Lấy vật vô tri động vật hóa hoặc nhân cách hóa nó lên một cách không phải lối: Thành phố đi vắng (Tường chợ đi vắng, tường chợ đi họp, Tường chợ đi buôn, Thành phố đi mát xa, Tường chợ đi nhảy đầm…) nghe nó không vào thế nào.
Thành phố đi vắng là một tập truyện ngắn chưa đạt trung binh.
Vậy có thơ rằng:
THÀNH PHỐ ĐI VẮNG
Đơn sơ, lạnh lẽo, nhạt nhèo
Cũ càng con cóc lộn lèo văn chương!
*.
Rằm tháng giêng, Quý Tỵ
ĐỖ HOÀNG


4.
TẬP VÔ LỐI "NHỮNG LỚP SÓNG NGÔN TỪ"
CỦA MÃ GIANG LÂN THUA VĂN HỌC SINH LỚP SÁU
*


Tôi đã có lần viết về Mã Giang Lân hai lần cầm vé giả đi Tàu Thơ. Đó là lần Mã Giang Lân đoạt giải ba thơ Báo Văn nghệ với bài “Trụ cầu Hàm Rồng” năm 1975 và tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” - Giải thưởng năm 2013 của Hội Nhà văn Việt Nam. 
Lần này có điều kiện đọc được cả tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân nên tôi viết tiếp cảm nhận của tôi vê tập thơ đoạt giải này. 
Mã Giang Lân suốt đời làm nghề dạy học, suốt đời nhìn 4 bức tường
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
 (Lời tự bày giải của Giáo sư Lê Trí Viễn), ít va chạm với cuộc sống. Bản tính lành chả động chạm đến ai, lại “tùy thơi chi hỉ vi đại tai” - Không tử (cái ý tùy thời lớn lắm thay), thời nào theo thời ấy, phong trào nào viết theo phong trào ấy, kiểu như “có xôi nói xôi dẻo, có thịt nói thịt bùi”, đậm chất văn nô, gồng lên không dám chịu thương đau cùng cộng đồng. Thi pháp lại rất kém nên vì thế thơ ông nhạt nhẽo, đơn điệu, viết như không có vốn sống, chả ai muốn đọc.
Trước hết là khuyên mọi người không nên đọc, nó chẳng đem đến một tình cảm, thẩm mỹ nào mà lại đưa cái bực bội vào người!
Tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” gồm 42 bài do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2013 với số lượng 500 bản. Trong đó có 10 bài cụ thể viết về quê, 2 bài viết về Đà Lạt, 1 bài viết về cháu nội, còn lại viết ở các miền đất khác và nước ngoài.
Riêng tựa đề tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” đã đáng cho điểm Một về chỗ. Ngôn và Từ nguyên chữ Hán, Ngôn có nhiều nghĩa. Ngôn ở đây là nói, tự mình nói. Từ là lời nói. Nghĩa ở đây là lời thơ, lời văn. Dịch ra thuần Việt là “Những lớp sóng nói lời thơ văn”
Những hồn thơ, hồn văn chưa ăn ai, huống gì cái lớp sóng ngôn từ bề ngoài. Phải là linh khí, tâm can:
“Máu đã khô rồi! Thơ cũng khô!
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ đây trong gió trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ!...”
(Trút linh hồn - Hàn Mặc Tử)
Bây giờ sinh ra nhiều loại nhà thơ chạy đi tìm cái vỏ bề ngoài hồn thơ như vây. Chẳng hạn “Bóng chữ” của Lê Đạt. (Lê Đạt viết hay thời trước năm 1960, sau đó bị Cách mạng đánh tơi bời, ông quay tìm lối tắc tỵ để tránh búa rìu dư luận). 
“Điêu trác tự thị văn chương bệnh
Kỳ hiểm vưu thương khí cốt đa”
(Gọt rũa là bệnh của văn chương
Cầu kỳ, rắc rối làm hại đến hồn thơ)
(Lục Du – Nhà thơ đời Tống)
Mã Giang Lân cũng vậy, cầu kỳ rắc rối, nhạt nhẽo đơn sơ, nghèo nàn, lạnh lẽo, vô cảm đọc xong tập thơ “Những lớp sóng ngôn từ” người ta chẳng thấy sóng ngôn từ - sóng lời thơ lời văn ở đâu cả. Chỉ một vài chữ nghĩa xơ cứng, vô hồn, dung tục, anh chị, dao búa, lại rối ra rối rắm, đánh đố bạn đọc.
“Một đêm gấu ăn trăng
nhà nhà truyền nhau gõ nồi gõ mâm gõ chậu
xé không gian
mặt trăng hiển thị 
trăng lạnh cứ nơm nớp có gì chưa ổn
người ngủ không ngủ yên ngồi đập muỗi
người áo vắt vai hóng gió giữa trời
người lắc đầu ca cẩm…
(Khúc biến tấu)
Viết ra văn xuôi thì mới thấy sự ngô nghê vô lối của nó:
“Một đêm gấu ăn trăng, nhà nhà truyền nhau gõ nồi gõ mâm gõ chậu xé không gian. Mặt trăng hiển thị, trăng lạnh cứ nơm nớp có gì chưa ổn. Người ngủ không ngủ yên ngồi đập muỗi, người áo vắt vai hóng gió giữa trời, người lắc đầu ca cẩm…”
(Khúc biến tấu)
Cái lớp sóng ngôn từ mà Mã Giang Lân khuếch trương lên là ngôn từ nước ngoài viết không dịch ra tiếng Việt để lòe người Việt không biết ngoại ngữ! - “Baiyoke sky hotel” – tên một bài thơ (Khách sạn nối bầu trời) – xin trở lại sau.
Mười bài thơ – vô lối viết về cố hương, có hai bài liền viết Hàm Rồng, bài nào cũng sơ sài cụt lủn, lạt lẽo tình quê, bài nào cũng giản đơn, thô kệch; bài nào cũng sường sượng, nhạt nhèo, có phần hâm hấp, dở dẫn:
Bốn lăm năm lại một sáng này
nhà chài tung lưới
đoàn tàu hối hả lao vào 
hình như ngày hè găm đầy mắt lưới.
(Một sáng Hàm Rồng)
Thú thực khi có điều gì khó nghĩ
tôi thường ra đây ngồi
với dòng sông vô tư về biển
đôi bờ yên ngủ
những con thuyền neo lại đợi triều lên
tiếng gầu kéo nước
dăm ba đốm lửa loang trên sông…
(Đêm Hàm Rồng)
Chuyển ra câu văn xuôi cũng chẳng ra cái gì:
“Bốn lăm năm lại một sáng này, nhà chài tung lưới. Đoàn tàu hối hả lao vào, hình như ngày hè găm đầy mắt lưới.”
(Một sáng Hàm Rồng)
“Thú thực khi có điều gì khó nghĩ, tôi thường ra đây ngồi với dòng sông vô tư về biển. Đôi bờ yên ngủ, những con thuyền neo lại đợi triều lên; tiếng gầu kéo nước. Dăm ba đốm lửa loang trên sông…”
(Đêm Hàm Rồng)
Viết về cố hương quá nhạt nhẽo.
Mã Giang Lân đầy chữ sáo rỗng, “ba voi không ngọt bát xáo”, tiền nhân chỉ vài từ:
“Tha hương sinh bạch phát
Cựu quốc kiến thanh san”
(Quê người đầu điểm bạc
Nước cũ núi còn xanh)
(Đường Thi)
Hay: 
Byron (Anh)
My native land - Good night!
Adieu, adieu! my native shore 
Fades o’er the waters blue; 
The night-winds sigh, the breakers roar, 
And shrieks the wild sea-mew. 
Yon sun that sets upon the sea 
We follow in his flight; 
Farewell awhile to him and thee, 
My Native Land - Good Night! 

Đất quê ta, đêm yên lành ! 
Tạm xin xa bờ biển quê, 
Với làn nước lục xanh mê bóng trời 
Dội đêm sóng gió thét lời.
Và bài ca bão của loài hải âu.
Mặt trời đã lặn biển sâu
Ta mơ theo lối sắc màu quê hương
Tạm xa nơi chói ánh dương
Đất đai nguồn cội, đêm thương êm lành ! 
(Đỗ Hoàng dịch)
Không phải so sánh với thi bá, thi hào ngay những nhà thơ cùng quê, cùng trang lứa với Mã Giang Lân, họ viết về quê sâu nặng, triết lý, rất hiện đại, hay:
“Những khế ổi
Chín quá thì rụng xuống
Lặng yên nằm
Trong bóng mát tán cây
Thả bước ngắm vườn quê
Chợt thấy lại
Quả rụng rồi
Nhưng chẳng rụng xa cây!
(Vườn quê – Mai Ngọc Thanh)
Viết về người chị họ mà như bản kê khai đi kinh tế mới gửi xã trợ cấp đói:
“Phải đi bộ mấy cây số rồi ngồi xe lai chị mới về tới quê
mỗi năm cũng chỉ một lần vào ngày giỗ bố
mấy chục năm xung phong đi kinh tế mới
suối khe cây cối um tứm[ng mù đồ đạc áo quần lúc nào cũng âm ấm
nước suối thì xanh ngăn ngắt
chỉ được dăm năm chồng lăn ra ốm, một năm sau là đi…”
(Người chị họ nóí)
- Đó đâu phải là thơ?
Người ta viết về chị, người thân hay lắm:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” 
(Hàn Mặc Tử)
Rồi viết về mẹ, rồi cũng như bản báo cáo gửi an ninh xóm, chưa nói hai từ “qua đêm” rất dung tục thời này như “đi tàu nhanh qua đêm, ngủ qua đêm” ở các nhà thổ…
… “Hôm nay con cháu ở đâu cũng đông đủ
cùng nhau lặng lẽ
dâng một bát cơm 
dâng một chén nước 
khói hương bay như tóc mẹ ngày nào
mẹ chi còn là thế hay sao
Con đi vào bếp
con ra góc vườn
mấy quả cau già héo hắt qua đêm
dây trầu leo lá khô lá úa
vẫn đợi mẹ về…”
(Mẹ)
Chuyển ra văn xuôi: … “Hôm nay con cháu ở đâu cũng đông đủ, cùng nhau lặng lẽ, dâng một bát cơm, dâng một chén nước; khói hương bay như tóc mẹ ngày nào, mẹ chi còn là thế hay sao. Con đi vào bếp, con ra góc vườn. Mấy quả cau già héo hắt qua đêm, dây trầu leo lá khô lá úa, vẫn đợi mẹ về…”
(Mẹ)
Bài này thua bài văn của một học sinh lớp 6 Nam Định viết về mẹ của mình.
Bài văn về Mẹ của em Vũ Minh Hằng lớp 6:
“Người luôn quan tâm, dìu dắt em chính là mẹ. Mẹ như thiên thần hộ mệnh, luôn xuất hiện mỗi khi em cần hay gặp chuyện buồn. Năm nay, mẹ đã ngoài 40 tuổi, nhưng đối với em mẹ vẫn còn trẻ đẹp lắm. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nổi bật lên là đôi mắt, đôi mắt long lanh như hai giọt sương mai. Mỗi khi em được điểm tốt, đôi mắt mẹ lại ánh lên vẻ tự hào về em, còn mỗi khi được điểm kém, đôi mắt mẹ nhìn em trìu mến như muốn an ủi: “Con ơi,cố lên, đừng nản lòng”. Mái tóc mẹ không dài, đôi tay mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, có lẽ đếm những nếp nhăn ấy là đếm được mẹ đã bao nhiêu việc để nuôi gia đình. Đôi tay mẹ là đôi tay búp măng nên làm việc gì cũng khéo, món ăn mà mẹ đã làm thì không có ai có thể chê. 
Mẹ đã làm nhiều việc vì gia đình, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng em cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí em. Em nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo em đi ngủ, em chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ em là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, em tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc : “Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì kiếm được tiền nuôi gia đình đấy” Tình mẹ thật bao la và rộng lớn, mẹ ơi, có nhiều lúc con làm mẹ buồn, con xin lỗi mẹ nhiều, mong mẹ tha thứ cho con. Con sẽ học thật giỏi để sau này về giúp đỡ mẹ, để nụ cười mãi nở trên môi mẹ. Mẹ đã làm nhiều việc khổ vì gia đình, không ai có thể đếm được những việc ấy. Mẹ ơi, hãy làm những việc vừa sức mình thôi, để thời gian nghỉ ngơi. Con yêu mẹ nhiều lắm “ Mẹ mãi là nơi ấp áp của tâm hồn con”!
Em học sinh lớp sáu viết về Mẹ hay hơn vạn lần Mã Giang Lân, vì em có tình yêu Mẹ bao la! Có lối hành văn giản dị rung động lòng người!
Một tội nữa của Mã Giang Lân là tội ăn cắp ý, tứ từ thơ người khác một cách trắng trợn.
Ngô Thời Nhậm có nói: “Thơ kiêng mượn áo trăm nhà”. Học tập nhau là được, nhưng ăn cắp tứ, ý câu chữ lộ liễu quá với thi nhân là một trọng tội!
Bài thơ Trăng ở bên trời là một bài ăn cắp ý, tứ Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu là một điển hình.
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa, 
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ 
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời …
…Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau
(Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)
“Dọc hàng cây cò ỉa trắng đêm
Lầm lũi dắt nhau rạc rài đường vắng
Trăng xa xanh lạnh lẽo bên trời..”
Dù thế gian đêm tối mịt mờ
Ta nhắm mắt vẫn một vầng trăng viên mãn…”
(Trăng ở bên trời - Mã Giang Lân)
Con ong hút mật hoa chứ không ăn cắp cánh hoa. Mã Giang Lân đã ăn cắp cánh hoa của Hoàng Hữu về làm thơ mình mà thơ quá dở lại còn dung tục “cò ỉa trắng đêm” 
Tệ hại nhất trong tập thơ là bài vô lối Baiyoke sky hotel! Đây không phải là bài thơ. Nó là lời kể của một khách du lịch bình thường nào đó có chút khoe mẽ khi đến Băng kok, Thái Lan ngắm nhìn khách sạn Baiyoke sy 84 tầng, cao 300 mét – khách sạn cao nhất Thái Lan và đã đến Đức ngắm tháp truyền hình Đức cao 365 mét:
“Chiếc bút chì 
dựng đứng
viết lên trời xanh
baiyoke sky hotel
300 mét
84 tầng
Đêm Bangkok xoay quanh.
Tầng 84 xoay quanh
chiếc cối xay nặng nề xay thóc
văn minh lúa nước phương Đông
Viết liền văn xuôi: “Chiếc bút chì dựng đứng viết lên trời xanh Baiyoke sky hotel 300 mét, 84 tầng. Đêm Bangkok xoay quanh. Tầng 84 xoay quanh, chiếc cối xay nặng nề xay thóc .Văn minh lúa nước phương Đông…”
Bài này đã có các nhà thơ phê bình như nhà thơ Trần Mạnh Hảo phán xét. Riêng tôi, tôi không coi nó là thơ, là văn là cáo là chồn gì… mà là một thứ rác rưởi làm bẩn thơ ca Việt của ta.
Như nói ở đầu “Những lớp sóng ngôn từ” của Mã Giang Lân nhiều bài bê nguyên xi tiếng nước ngoài vào thơ để không một thảo dân nào hiểu được như mấy từ baiyoke sy hotel, thập tải đọc thư bần đáo cốt! Đành rằng khách sạn Baiyoke sky hotel quá nổi tiếng, ở đâu, người nào cũng lên mạng đặt phòng ngủ được! Đành rằng bây giờ người Việt rất nhiều người biết tiếng Anh, nhưng trong thơ Việt viết nguyên tiếng Anh cả câu, đặt luôn làm tựa đề như thế này có được không? Và nếu viết Hidden cam fuck hotel; Mature slut hotel thì mấy ai đọc hiểu để thấy sự bẩn thỉu của nhà nghỉ? Tại sao không dịch ra tiếng Việt để mọi người hiểu thêm “lớp sóng ngôn từ” mới: “Khách sạn nối với bầu trời” hay “Khách sạn bầu trời Baiyoke” hay “Nhà nghỉ Bầu trời Baiyoke”- “Quán trọ Bầu trời Baiyoke”!
Đáng ra không nên mất thì giờ về tập Vô lối này của Mã Giang Lân nhưng vì nó được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2013, vì nhiều người tâng bốc về nó nên tôi phải viết. Họ khen Mã Giang Lân đã phát hiện ra một hình ảnh đẹp “Chiếc bút chì dựng đứng viết lên trời xanh”.
Không chỉ Thái Lan bây giờ nhiều nước có nhiều nhà cao trên trăm tầng nhìn từ xa đến đứa trẻ con cũng thấy nó giống cái bút chì, chứ chi đến người già mà khen phát hiện! Còn “viết lên trời xanh” là ăn cắp của cha ông. Đài Nghiên – Tháp Bút “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh) của Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu đã viết từ mấy trăm năm trước, đến thần đồng Trần Đăng Khoa viết nâng lên. Khoa lúc này mới lớp 4 trường làng:
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao…
(Trần Đăng Khoa)
Nhưng cha ông ta viết thơ, viết nhạc, viết chữ, viết sử…lên trời xanh, còn Baiyoke sky hotel - khách sạn - quán trọ - nhà nghỉ - anh em cùng họ với nhà thổ thì viết gì lên trời xanh mà ai cho viết? Sao mà tự hào cho người Thái như vậy? - “ Văn minh lúa nước phương Đông”(!)
“Ước sao vọng tới quê nhà
nỗi niềm Bang kok
chiếc cối xay
quay
mệt nhọc…”
Dân Việt chúng ta xin chào thua cái nỗi niềm này!
Viết thế thì người Thái Lan cũng căm giận, chứ nói chi người Việt. Đúng là phải “túc cà ti lăng tẹt” - chơi ăn cắp gian, nói xấu phải đánh bét đít (tiếng Thái). Đề tài rượu hoa, mỹ tửu là đề tài dễ viết hay, thế mà Mã Giang Lân viết như người uống nước khoáng đóng chai:
…nắng chợt loe chút nắng
gió chợt dồn mây bay
nào rót thêm ly nữa
vang có làm ai say...
(Đà Lạt vang)
Vang mà uống không say thì uống làm gì! Đàn bà họ cũng không thèm uống, nói gì đến đấng mày râu!
Họ cũng:
… “Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
Sầm Phu tử
Đan Khâu sinh
Tương tiến tửu bôi mạc đình!
Ngũ hoa mã
Thiên kim cừu
Hô nhi hoán mỹ tửu
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!
(Tương tiến tửu – Lý Bạch)
(Một lần gặp nhau uống say ba trăm chén
Bác Sầm
Anh Đan 
Rượu đã dâng đây, hãy uống tràn.
Ngựa năm sắc
Cừu nghìn vàng, 
Con ơi ! Đem đổi rượu ngon
Phá hết cái buồn muôn thuở cho tan!
(Sắp dâng rượu – Đỗ Hoàng dịch)
*
Đọc xong “Những lớp sóng ngôn từ” - dù cái tựa đề rất thời thượng nhưng chắng thấy một lớp sóng ngôn từ nào mà chỉ thấy rặt từ dung tục, chợ búa, anh chị, từ ăn cắp của thi hữu, từ bê nguyên xi không dịch của nước ngoài:
“Ta còn cả lô nhô mái phố
Dọc hàng cây cò ỉa trắng đêm”
(Trăng ở bên trời)
Vang cứ vang hết lòng
Ngon cứ ngon tới số
(Đà Lạt vang) 
Trăng xa xanh lạnh lẽo bên trời
(Trăng bên trời)
Để nguyên không dịch:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt (Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi) 
(Ngẫu hứng)
Baiyoke sy hotet (Tiếng Anh)….
(Baiyoke sky hotel)
*
Mã Giang Lân muốn tìm một cách viết tự cho là mới nhưng không mới chút nào. Việc viết bỏ vần, bỏ điệu cha ông ta đã làm từ lâu và để lại những áng thơ bất hủ (theo quan điểm hiện đại) như: Bài cáo bình Ngô, Bạch Đằng giang phú, Phú hỏng thi, Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)…. 
Thế hệ các nhà thơ chống Pháp quê ở Thanh Hóa đã rất thành công trong tiến trình hiện đại thơ Việt: Hữu Loan (Màu tìm hoa sim, Đèo Cả), Trần Mai Ninh (Nhớ máu), Hồng Nguyên (Nhớ), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn)…Các nhà thơ thời chống Mỹ quê Thanh Hóa như: Nguyễn Duy, Xuân Sách, Mai Ngọc Thanh có nhiều đóng góp xứng đáng. 
Không chỉ tập này, mà cả một đời thơ, Mã Giang Lân là người thất bại với việc sáng tác thơ dù ông đã được các cơ quan công quyền cấp vé giả cho đi Tàu Thơ. 
Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội liên tục, nhiều lần trao vé giả cho nhiều người đi Tàu Thơ. Trước năm 2013 trao cho Đỗ Doãn Phương, Phạm Đương, Từ Qốc Hoài, Đinh Thị Như Thúy…Hội Nhà văn Hà Nội trao cho Nguyễn Bình Phương , Dương Tường…
Đến nỗi tôi phải viết Vô lối Từ Quốc Hoài, Phạm Đương, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Bình Phương thua văn học sinh lớp 7. Nay thơ - vô lối Mã Giang Lân lại thua văn học sinh lớp 6
Một nhà thơ có mác hội viên Hội nhà văn Việt Nam, một giáo sư tiến sỹ, nhà giáo nhân có thâm niên 50 dạy đại học hiểu thơ như thế, sáng tác thơ như thế quả là vô cùng tai hại. Tai hại hơn nữa là Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2013 cho tập “Những lớp sóng ngôn từ”. Việc làm này đã đẩy văn chương nước nhà vào bước đường cùng!
*
Hà Nội ngày 09 - 09 - 2015
ĐỖ HOÀNG


3.
THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM
KHI VỀ THƯỜNG DÂN
*


Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. Nói cho đúng đó là cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn của dân tộc Việt Nam bị các thế lực nước lớn giật giây chi phối cả đôi bên. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông.
Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía cho cuộc đánh nhau vì quyền lợi phe nhóm.
Lạ lùng cuộc đời nay
Đến văn chương cũng đĩ
Loài người làm khổ thay
Cái chiến tranh vô nghĩa!
(Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng)
Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí:
Nãi tri binh dã thị hung khí
Thánh nhân bất đắc nhĩ nhi dụng chi
(Lý Bạch)
Binh đao ác độc vô cùng
Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
(Túy thì ca - Đỗ Hoàng dịch)
Sư chi sở xứ
Kính các sinh yên
Đại quân chi hậu
Tán hữu hung niên
(Lão tử)
Chỗ đóng quân lính
Gai góc mọc đầy
Đằng sau cuộc chiến
Đói khổ lắm thay!
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ,  kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá:
Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba
Mỹ và đĩ
(Con gà đất cây kèn và khẩu súng - Nguyễn Khoa Điềm)
Hay:
Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy
Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy!
(Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Thơ họ là dàn đồng ca không lồ muôn người như một, hô khẩu hiệu suông, cũ kỹ, mòn vẹt , véo von, rập khuôn, sáo rỗng, không có tư tưởng, vô cảm trước nỗi đau của nhân quần trong cuộc chiến đầy chết chóc, xương núi, máu sông! Hình thành nên trùng trùng điệp các nhà cổ động viên, nhà ca học, cười học, hót học, hát học, tấu hài học vô tình hoặc cố tình …
Thơ Nguyễn Khoa Điềm là loại dịch nghị quyết tuyên huấn cấp xóm khô khan, không một chút truyền cảm. Nhiều kiểu định nghĩa các phạm trù đất nước, quê hương không đầy đủ, không chính xác, có phần phản cảm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm(!)
(Đất nước - Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Đất là nơi anh đá bóng cũng  phải kể  ra chứ… Nước là nơi em khỏa thân soi gương phải kể ra chứ…
(Nhà thơ Đỗ Hoàng)
Trong văn chương cũng như trong toán học có những cái không định nghĩa mà chỉ mô tả. Điểm. mặt phẳng, trong toán học; tổ quốc, đất nước, quê hương trong văn học…là những mệnh đề người ta chỉ mô tả mà thôi. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước thì bao giờ cho đủ.
Khi đường công danh Nguyễn Khoa Điềm càng cao, sự khô khan xơ cứng trong thơ lại tỷ lệ thuận với chức quyền, còn chất lượng thơ thì tỷ lệ nghịch với chức quyền. Đúng là được mùa cau thì đau mùa lúa; được mùa lúa thì úa mùa cau.
Cammus từng nói: “Tôi không vì thơ ca mà hy sinh chính trị, nhưng tôi hy sinh những gì làm hại cho thơ ca”. Đấy là chính trị của một châu lục có truyền thống dân chủ tiến bộ, còn chính trị của cộng sản phương Đông, chính trị Tàu Ô thì thôi rồi lượm ơi! Phải bỏ thơ ca mà đi làm kỹ thuật thôi!
Nguyễn Khoa Điềm muốn bắt cá hai tay, vừa làm quan thật to, vừa là nhà đại thi hào. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng tham. Nhưng cuộc đời không cho ai vừa giàu như Bin gết, vừa tài thơ như Đỗ Phủ, vừa nhà chính trị quân sự lỗi  lạc như Thành Cát Tư Hãn, đep trai như Platini (cầu thủ đá bóng) …Thời coi Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng, cấm internet, đốt thành tro bụi những tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam…Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đống để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hóa Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sỹ
Đường hoạn lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn lúc tuổi chưa đến 60, còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa phủ - Huế khai báo với địch.
Chuyện này tôi biết ở Bảo Đảng Bình Trị Thiên năm 80 – 87. Hồi ấy có chủ  trương ngầm là ai bị tù ngụy thì phải hy sinh cho Đảng, không được tham gia chính quyền vì không biết ai khai, ai trung thành.
Khi ra Hà Nội học, tôi nghe các anh trong Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam bảo là có đơn tố cáo nói là Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên. Tôi nói, tôi có biết việc này hồi ở Huế, nhưng tôi không tin. Vì tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chặt lắm. Võ Đại Tôn gián điệp về nước đòi lật đổ chính quyền, mới qua biên giới Thái - Lào, mà Hà Nội đã chưởi cha ông Võ Đại Tôn bóc lột nhân lao động Bắc bộ, biết cả chuyện cha ông Võ Đại Tôn hiếp dâm nông dân đẻ ra hàng loạt địa chủ cường hào ác bá khác.
Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự len lỏi để làm quan và làm quan to của mình:
Anh mê mải trên đường hoạn lộ
Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng
(Cõi lặng).
Thời làm quan to của Nguyễn Khoa Điềm là thời uy tín Cách mạng Việt Nam ở vào “giai đoạn thoái trào”. Đảng Cộng sản Việt Nam xóa bỏ tất cả các đảng phái trở thành đảng độc tài chuyên quyền, đảng trị mất uy tín trầm trọng trong lòng dân tộc. Thời oanh liệt của Đảng Lao động Việt Nam không còn nữa. Thời dân và Đảng trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào đi vào miền cổ tích. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước lan tràn vô phương cứu chữa, quan lại làm giàu trên nước mắt mồ hôi người lao động.
Nó không khác gì bài ca tố cáo địa chủ, phong kiến đàn áp dân nghèo thời tiền Cách mạng:
Chưa hết mùa, trong nhà ta đã hết lúa
Đói xác xơ thương đàn con vất vả
Môn khoai sắn ngày qua ngày lọt dạ
Bởi địa tô chúng bóc lột công sức ta.
Chúng cấu kết cùng nhau cường hào gian ác
Đại chủ ngoan cố đè nén lên đầu bao người
Làm giàu trên nước mồ hôi người nông dân
Cướp trâu, cướp ruộng, cướp nhà người nông dân
Cướp con, cướp vợ, cướp nồi người nông  dân
Bần cố nghèo khổ muôn đời…
Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương
Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán ...đã rút lui để giữ khí tiết.
Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả (Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu.
Người quân tử phải hiểu ra điều đó. Người không hiểu ra thì không phải là quân tử. Kẻ không quân tử mới bè phải, đảng phái.
Quân tử bất đảng phái (Luận ngữ) - Quân tử không bè đảng, không bè phái. Quân tử, đại trượng phu, thi nhân không a dua, không hùa với đám đông:
Thị dĩ đại trượng phu
Xử kỳ hậu bất cự kỳ bạc
Xử kỳ thực bất cự kỳ hoa
Cố khứ bỉ thư thử
(Lão tử)
Phàm bậc trưởng lão
Xa chốn nhố nhăng
Bỏ hoa lấy quả
Trời đất cân bằng!
(Đỗ Hoàng dịch)
Chuyện chính trị nói như trong Nam là không bàn, nay chỉ nói chuyện thơ của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức về vườn.
Người Việt hay nhân loại nói chung đều tha thứ lỗi lầm của con người trước đây. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn viết được, còn trăn trở cùng nhân dân thì là điều đáng quý. Chuyện đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy là chuyện người tầm thường của muôn đời rồi. Những tài năng xuất chúng, thiên tài mới không mặc áo, ở trần dù đi với ai.
Thánh Phê rô một tông đồ thân cận của Chúa Giê su. Trước đó là một tội đồ quyết tâm hành hung giết Chúa. Sau khi được cải hóa, thánh Phê rô có nhiều thành tích trong làm việc nghĩa, việc thiện được Chúa tin yêu. Có lần Thánh Phê rô hói Chúa: - Người bị phạm lỗi 7 lần tha thứ có được không? Chúa trả lời: - Kẻ phạm tội, ta 77 lần tha thứ.
Thơ tuyên truyền của Nguyễn Khoa Điềm trước đây được giới phê bình chính thống tung hô rầm rộ; thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi về vườn cũng được một số người cỗ vũ.
Để có cái nhìn đúng về những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm mà gọi là thơ gần đây, tôi có vài thiển ý nhỏ.
Tất cả những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm trên các trang mạng xã hội, báo in chính thống đều thể hiện một tâm trạng bực tức, hằn học, tiếc nuối thời vàng son. Không có một chút gì gọi là thơ ca. Nó là một thứ Vô lối đang thịnh hành mà Nguyễn Khoa Điềm cố từ chối không nhận mình là làm Vô lối:
Rằng tôi không bợ đỡ ngôn từ, điếu đóm hậu hiện đại
Bưng mâm cho các cô nàng gót sen ba tấc chữ
(Comment - Tạp chí Thơ số 4 -2013)
Nguyễn Khoa Điềm làm Vô lối nhưng viết không chân thành, giả nên không vào lòng người đọc.
Từ xưa đến nay, trong nước và trên thế giới, nhiều nhà thơ làm quan to, thậm chí là vua giữ nhiều trọng trách của đất nhưng thơ của họ đi vào lòng dân, được nhân dân truyền tụng:
Oa oa …oa oa..oa oa!
Cha  trốn đi lính nước nhà
Nên khổ thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha!
(Hồ Chí Minh)
Chu Thần nay ở nơi đâu
Để cho Miên Thẩm lên lầu không an
Tháng ngày tựa án lan can
Mãi trông mây cuốn trời Nam dặm nghìn
Dấu xưa nay biết đâu tìm 
Thương ai bảy nổi ba chìm nước non
Trăng kia khi khuyết khi tròn
Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi.
(Sóng Hồng - Trường Chinh)
Nguyễn Khoa Điềm viết cho bạn thân là người từng đóng gạch với mình, người tri âm tri kỷ nhưng vẫn lấy cái giọng kẻ cả, khệnh khạng quan trên  ban phát thương xuống, không một chút rung động:
Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Bất ngờ bạn đến thăm tôi
Gửi cho nhiều sách, Ối giời là thơ!
….
Mong sao bạn bớt bồi hồi
Hãy làm thơ nữa để rồi gặp nhau.
(Bạn thơ - Nguyễn Khoa Điềm)
Sự khệnh khạng, cao ngạo bề trên, hổn xược với tiền nhân thể hiện nhan nhản trong thơ và trong Vô lối của ông:
Cái chết của viên tham tri hay thơ âm thầm trong chính sử
Mất hút một con thuyền chuồi qua cửa Thanh Long
(Nguyễn Du)
Thơ ca là bộc lộ sự thành thật, sự thành thật được trọn vẹn thì thơ hay (Bê se).
Ngày trước, thi hào Bạch Cư Dị là một trong tam kiệt của Đường thi (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Ông làm quan đến Thượng thư nhưng thơ rất chân thành. Ông không đạt chiều cao của Lý Bạch, chiều sâu của Đỗ Phủ nhưng ông đạt được chiều rộng của thơ, chỉ vì khi nói tới nỗi khổ con người ông là người ngoài cuộc. Nhưng không vì thế mà không xúc động, không lưu truyền đến đời sau:
Kim ngã hà công đức?
Tằng bất sự nôn tang
Lại lôc tam bách thạch
Tuế án dữ dư lương
Niệm thử tự tứ quý
Tận nhật bất năng vương
(Quan nghệ mạch)
Ta có tài đức gì?
Không hề đi cấy cày
Lương ba trăm thạch thóc
Hết năm bồ còn đầy
Nghĩ vô cùng hổ thẹn
Mặt đỏ hết mấy ngày!
(Xem gặt lúa)
Thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn giả, luôn luôn sượng không thành tâm chút nào:
Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang
(Chiều Hương Giang)
 Bản thân anh và loài người anh xơi tái hàng tỷ con bò mà vẫn coi nó là bạn thân thì là một việc xưa nay hiếm(!)
Một việc xưa nay chưa từng có.
Anh xơi tái muôn loài gặm cỏ
Mà chiều nay anh nổi tuyên ngôn
Anh với chúng bạn bè gắn bó!
(Thơ 4 câu - Đỗ Hoàng)
Nhìn chung tất tần tật Nguyễn Khoa Điềm viết cái gì đều không thật, như là của giả.  Trong chính trị người ta thường dùng thủ đoạn để lừa nhau, để tranh thủ phiếu. Chỉ một cái táng tận lương tâm, kẻ hãnh tiến đoạt được một giang sơn. Song trong thơ ca dùng lừa đảo hoặc nói điều giả đối thì anh mất sạch. Giả dối là điều tối kỵ với thơ ca.
Nguyễn Khoa Điềm than nghèo, nhưng người đọc nghe nó sến sến thế nào, bởi Nguyễn Khoa Điềm có nghèo đâu. Nhà lầu bốn năm tầng ở khu quan to Đội Cấn - Hà nội một thời có lính gác, nhà vường ở Huế mấy con mèo, con chó chạy một ngày chưa chắc đã hết vườn. Rồi còn biết bao của chìm của nổi khác nữa. Lương hưu của Nguyễn Khoa Điềm cao gấp mấy chục lần nhưng cán bộ quèn đang công tác. Làm sao mà nghèo được. giả nghèo thì được làm thơ giả nghèo thì là đồ giả.   Một ông quan to cỡ tột đỉnh như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều kẻ có trang trại trên núi non chuyển đổi đất mường thành đất thủ đô thì làm sao họ cơ ngã như nông dân được. Họ làm sao mà nghèo đói. Một ông bí thư chi bộ xóm trong thể chế đảng trị cộng sản hơn nhiều lần quan phụ mẫu ngày xưa. Nên cái việc than nghèo của ông quan nhất phẩm Nguyễn Khoa Điểm rất giả dối:
Đêm đêm cái nghèo vuốt ve trán người chồng
Khẻ nâng bàn tay người vợ
Đặt cái hôn lên đôi chân trần đứa trẻ
Và thầm ngủ ngon… ngủ ngon…
(Đêm đêm - tạp chí Thơ số 4 -2013)
Cái nghèo đi đêm của Nguyễn Khoa Điềm không đàng hoàng chút nào. Cái nghèo này là cái nghèo khai bậy để hưởng hộ nghèo mà Nhà nước triển khai mấy năm qua.
Hơn nghìn nắm nay, các thi hào kim cổ đều nói tới cái nghèo. Cái nghèo của họ có thật nhưng không bị lụy, không khai gian nghèo. Họ nói lên được  cái nghèo của họ được mọi người đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ. Nghèo họ cũng là nghèo mình. Nghìn năm rồi đọc cái nghèo của Đỗ Phủ ta còn xúc động:
An đắc hạ thiên vạn gian
Đại tý thiên hạ hàn sỹ câu hoan nhan
Ô hô! Hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc
Ngô lư độc phá thu đồng tử diệc tức.

(Ước được vạn gian phòng rộng rãi
Kẻ sỹ nghèo có mái nhà che
Bao giờ? Hãy hiện ngay đi.
Thân ta chết cóng có gì ngại đâu.)
(Đỗ Hoàng dịch)
(Mao ốc vị thu phóng sử phá ca -
Bài hát gió thu thổi tốc nhà)
Xúc động với cái nghèo của Nguyễn Trãi:
Thập tải đọc thư bần đáo cốt
Bàn vô mục túc tọa vô chiên
(Mười năm đọc sách nghèo đến tủy
Mân không rau cỏ, chỗ đâu ngồi)
(Đỗ Hoàng dịch thơ)     
Cái nghèo của Nguyễn Du thậm đau đớn. Cha làm quan mà con đói rét. Có khác gi Đỗ Phủ làm Tả thập di - Quan can gián vua mà con chết đói:
Thập tử cơ hàn bắc môn ngoại
(Mười miệng đói xanh ngoài cửa Bắc)
Và Nguyễn Khuyến:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.
Thơ ca cổ kim có nói đến cái chết. Chết là cái quan định luận. Lúc đó mới nói đúng cái được cái mất của đời người. Các thi hào xưa nay nói tới việc này một cách vô tư, thanh thoát, nhẹ nhõm, bởi vì cuộc đời của họ quá sáng trong, không bụi mờ:
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết lại về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì
(Di chúc thư - Nguyễn Khuyến)
Hay:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời
(Cao Bá Quát)
Nguyễn Khoa Điềm nói đến cái chết như một lời thách thức, cao ngạo, rất cải lương, khô khan đại hạn:
Khi cái chết chắn cửa
Đời tôi
Cám ơn!
(Comment)
Phần viết của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức quan to về vườn không có đổi mới, sáng tạo gì. Nó là một  thứ Vô lối xuất hiện từ mấy thập kỷ vừa qua. Nhiều câu dở hơn câu nói bộ:
Dậy thức hút thuốc vặt (Đất nước những tháng năm thật buồn)
Tôi bày tỏ chính tôi, câu chữ của tôi, nước mắt của tôi (Comment)
Ngoài đường trẻ con đi học, trong nhà người già ngủ (Mùa bình thường)
Dùng nhiều âm Hán Việt , chữ nước ngoài chưa được Việt hóa: trật cước, comment…
Người đọc tìm đọc Nguyễn Khoa Điềm làm thơ khi mất chức là vì người đọc tò mò, hiếu kỳ, không biết ông quan to hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc của “triều đình”, bao nhiêu phần trăm dự án ma, dự án không ích nước lợi dân, bao nhiều biệt thự, đất đai mà vẫn làm thơ, thơ hồi hưu có khác gì không?
Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên.
Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công.
Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao:
Tôi mua một con chó 
Để có bạn bầu
Trò chuyện sớm hôm..

Và rồi một hôm
Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ.
Rằng con người đã từ lâu
Không còn nói ngôn ngữ của con người…
(Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch)
Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy.
Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hối hơn:
“Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra, 
khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ, 
Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro
Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù.
Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp
Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi!
Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi
Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn.
Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn
Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây!
Từ nay đi cùng các chị 
Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo!
Nghề mà phải bớt gạo 
Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa!
Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra

Tạ lỗi quê nhà
Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau

Điềm tôi đây
Xin đập đầu chịu tội!
Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa!
*
ĐỖ HOÀNG


2.
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT
Dịch Thơ Việt ra Thơ Việt
 *


Lời tòa soạn: Quy luật phát triển của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội tiến lên theo hình sin. Cái sau lặp lại cái trước ở một trạng thái cao hơn. Ví như thơ không vần, loài người làm từ thuở sơ khai, thuở tiếng nói chữ viết còn rất khiêm tốn; bây giờ tiếng nói chữ viết phát triển ở một bậc cao, thơ không vần lại xuất hiện. Không chỉ những tộc người có ngôn ngữ đa âm tiết lược bỏ vần điệu mà các tộc người tiếng nói đơn âm như phương Đông người ta cũng làm thơ không vần. Những bài thơ không vần thành công là một sự sáng  tạo không ngừng nghỉ của loài người.
 Tuy vây, cũng có người nhân danh cách tân đổi mới làm thơ không vần một cách lạm phát phá vỡ truyền thống thi ca của dân tộc, tạo ra một loại sản phẩm quái thai, vô giá trị như loại Vô lối xuất hiện tràn làn ở cõi Việt. Nhằm nhận dạng Vô lối và Thi ca, chúng tôi xin gới thiệu tiếp ba bài thơ dịch Thơ Việt ra Thơ Việt của nhà thơ Đỗ Hoàng để bạn đọc tham khảo.
                              - vannghecuocsong.com -

Dịch Thơ Vô lối ra Thơ Việt 
Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:
HỒN NHIÊN

Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?
Nắng ngủ ngon trên mặt cỏ

Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con, sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...

Có thể anh hay em sẽ khuất
Sau lưng thành phố, giữa ngọn đồi xanh
Sao em nặng lời với mặt bàn chưa sạch?...

Rồi tất cả đi qua
Như chim và như rác
Chỉ sự hồn nhiên ở lại
Trong nhớ thương, trên bóng ngày...
(*) In trong tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2- 2016
BÌNH GIẢNG:
Bài Vô lối Hồn nhiên gồm 13 dòng. Dòng nhiều nhất là 9 từ, dòng ít nhất 5 từ. Đây là kiểu viết bỏ hết vần điệu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhiều nhà thơ khác sau hậu chiến 1975. Bài này có ba khổ đầu đặt ra ba câu hỏi nghi vấn. Một là nghi vấn nắng, hai là nghi vấn chó, ba là người (người thân). Ba nghi vấn đều không đúng với đối tượng được hỏi, mà lại sai cơ bản khi cái ác đang ngự trị trong vũ trụ. Và các câu nghi vấn thành ra dớ dẩn!
“Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?”...
 Bom đạn nổ là cái ác do con người gây ra. Mà cái ác thì đến Phật cũng không biết nó xuất hiện lúc nào? Chỉ khi nó xuất hiện, Phật mới nói: - “Ác lai, ác báo”. Làm sao nắng biết được tâm linh cái ác? 
“Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo được nào”
(Ca dao)
Mặt trời cũng bất lực trước cái ác bóng đêm:
Sun of the Sleepless! melancholy star! 
Whose tearful beam glows tremulously far, 
That show’st the darkness thou canst not dispel, 
(Byron - Thi hào Anh)
Mặt trời của những người thức khuya, 
Ngôi sao buồn có nghìn tia sáng mảnh
Đêm ngày luôn  tuôn dòng lấp lánh 
Lung linh huyền không cản được ác dữ màn đêm 
(Đỗ Hoàng dịch)
Thì làm sao con chó con, cún con biết được khi nào cái ác xảy ra mà hỏi nó:
“Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con, sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...”
 Hồn nhiên là bài Vô lối hỏng cả lập ý, lập tứ và nhiều câu chữ thừa và dung tục:
“Sao em lại nặng lời với mặt bàn chưa sạch”
Nghe như người ta mắng nhau trong quán bán thịt chó ở các chợ nhà quê!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét