Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Hồ Chí Minh với ngoại ngữ

Thuê xe 16 chỗ

HỒ CHÍ MINH VỚI NGOẠI NGỮ
Đỗ Hoàng
Hồi học ngoại ngữ (Trung văn, Nga văn) phổ thông và đại học có nhiều bài khóa, và nghe thầy giáo kể về việc học ngoại ngữ phi thường của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh biết nhiều ngoại ngữ, trong đó thông thạo Trung, Pháp, Anh, Nga... Bác Hồ thường nói:"Mỗi ngoại ngữ là một loại vũ khí giáng vào đầu kẻ thù!" Tiếng Pháp, Bác viết "Bản án chế độ thực dân Pháp", tiếng Nga, trong kháng chiến chống Pháp, Bác dịch" Lịch sử Đảng Cộng sản Lên Xô", dịch "Tỉnh ủy bí mật" được giải A của Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếng Trung thì Bác quá siêu! Bác không chỉ biết tiếng phổ thông mà còn biết phương ngôn, tục ngữ các vùng miền như Quảng Đông, Quảng Tây... Nay đọc Hồ Tuấn Hùng, giáo sư sử học Đài Loan, ông Hùng cho biết thêm Hồ Chí Minh còn biết tiếng địa phương người Khách gia, Miêu Lật, Đài Loan.
自勉
没有冬寒憔悴景,
將無春暖的輝煌
災殃把我來鍛鍊,
使我精神更緊張
Tự miễn
Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh
Tương vô xuân noãn đích huy hoàng
Tai ương bả ngã lai đoạn luyện
Sử ngã tinh thần cánh kiện cường.
Dịch thơ:
Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Nam Trân
Chú giải:
“Khẩn trương” (緊張), gần giống như “lậu toán”, năm 1960, văn bản “Nhật ký trong Tù” của nhà xuất bản Văn học đổi “khẩn trương” thành “kiện cường” (健強), đến năm 1990 đã lấy lại hai từ nầy. “Khẩn trương” là từ rất thông dụng của người Khách Gia Miêu Lật, ý nghía của nó là, thời gian cấp bách rồi, cần phải có tinh thần phấn chấn, ví dụ như cách dùng tiếng Khách Gia sau đây: “Tham gia thi đấu, thời gian càng gần càng phải khẩn trương”.
落了一隻牙
你的心情硬且剛,
不如老舌軟而長
從來與你同甘苦,
現在東西各一方
Lạc liễu nhất chích nha
Nhĩ đích tâm tình ngạch thả cương
Bất như lão thiệt nhuyễn nhi trường
Tòng lai dữ nhĩ đồng cam khổ
Hiện tại đông tây các nhất phương.
Dịch thơ:
Rụng mất một chiếc răng
Cứng rắn như anh chẳng kém ai,
Chẳng như lão lưỡi dẻo và dài;
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ,
Nay kẻ chân mây, kẻ cuối trời.
Trần Đắc Thọ
Dị bản :
Cứng rắn như anh khác thói thường,
Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương;
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ,
Nay phải xa nhau, kẻ một đường.
Chú giải:
“Lạc liễu nhất chích nha” (落了一隻牙): càng tìm hiểu, nghiên cứu, giải nghĩa thơ Hồ Chí Minh, càng phát hiện ra, ông là nhà thơ dân gian chính hiệu, vì trong bài nầy, ông đã biểu đạt được mối quan hệ giữa “nha xỉ” (牙齒-răng) với “thần thiệt” (唇舌-môi lưỡi) rồi lấy đó làm tựa đề. “Lạc liễu nhất chích nha”, thực chất là một câu văn bất thông trong cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa Trung văn, nhưng lại là một phương ngôn rất thông dụng nếu phát âm theo cách của người Khách Gia, Miêu Lật, cho dù không tương ứng với với ý nghĩa biểu đạt cùng một đối tượng trong Hán ngữ. Vì vậy, Hồ Chí Minh phải dùng “lạc” (落) và “chỉ” (只) để thay thế.

一个賭犯硬了
他身只有骨包皮,
痛苦飢寒不可支
昨夜他仍睡我側,
今朝他已九泉歸
Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
Tha thân chỉ hữu cốt bao bì
Thống khổ cơ hàn bất khả chi
Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc
Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.
Dịch thơ:
Một người tù cờ bạc chết cứng
Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi;
Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng.
Nam Trân
Chú giải:
“Ngạnh liễu” (硬了) hàm ý chỉ sự chết, là một từ rất thông dụng trong ngôn ngữ Khách Gia Miêu Lật. Người Khách Gia thường nói “ngạnh liễu” thay cho “nhân tử liễu” (người chết) của Trung văn.

夜半聞哭夫
嗚呼夫君兮夫君,
何故夫君遽棄塵
使妾從今何處見,
十分心合意投人
Dạ bán văn khốc phu
Ô hô phu quân, hề phu quân !
Hà cố phu quân cự khí trần ?
Sử thiếp tòng kim hà xứ kiến,
Thập phần tâm hợp ý đầu nhân.
Dịch thơ:
Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng
Hỡi ôi, chàng hỡi, hỡi chàng ơi !
Cơ sự vì sao vội lánh đời ?
Để thiếp từ nay đâu thấy được,
Con người tâm ý hợp mười mươi.
Nguyễn Sĩ Lâm

Chú giải:
“Thập phần tâm hợp ý đầu nhân” (十分心合意投人), thoạt nhìn không hiểu ý tứ ra sao, nhất thời chưa thể giải nghĩa. Nhưng nếu ta biết được Hồ Chí Minh thường có thói quen dùng ngôn ngữ Khách Gia làm thơ, đồng thời đọc diễn cảm bài thơ, thì có thể giải đáp được thắc mắc trên. Hồ Chí Minh sáng tác thơ thường hay chú ý việc gieo vần nên rất khoái sử dụng thủ pháp “đảo trang”, nếu đem câu thơ nầy đổi thành “Thập phần hợp ý tâm đầu nhân” và dùng tiếng Khách Gia đọc diễn cảm, sẽ thấy rất rõ ràng “Thập phần ý hợp tâm đầu nhân” hàm ý chỉ sự đống ý đồng tình trong tâm trạng con người.

獄中生活
每人各有一火炉,
大大小小幾個鍋
煮飯煮茶又煮采,
成天煙火没時無
Ngục trung sinh hoạt
Mỗi nhân các hữu nhất hỏa lô,
Đại đại, tiểu tiểu kỷ cá oa;
Chử phạn chử trà hựu chử thái,
Thành thiên yên hoả một thời vô.
Dịch thơ:
Sinh hoạt trong tù
Hỏa lò ai cũng có riêng rồi,
Nhỏ nhỏ, to to mấy chiếc nồi;
Cơm, nước, rau, canh, đun với nấu,
Suốt ngày khói lửa mãi không thôi.
Nam Trân
Chú giải:
“Một thời vô” (没時無), mấy từ nầy rất không hợp lý nếu xét theo cú pháp Trung văn, trái lại, đọc theo Khách Gia thoại sẽ dễ dàng biết được ý tứ của nó. Đó là “lúc nào cũng có”. Bài thơ nầy, đọc diễn cảm theo tiếng Khách Gia, Miêu Lật rất thuận miệng và dễ hiểu.
遷江獄
籠外六十九人盎,
籠中的盎不知數
監房卻像刨藥堂,
又像街上買盎鋪
Thiên Giang ngục
Lung ngoại lục thập cửu nhân áng,
Lung trung đích áng bất tri số;
Giam phòng khước tượng bào dược đường,
Hựu tượng nhai thượng mại áng phố.
Dịch thơ:
Nhà lao Thiên Giang
Ngoài lao sáu chín chiếc ang người,
Chồng chất trong lao biết mấy mươi;
Nhà ngục mà như nhà chế thuốc,
Gọi là hàng chĩnh cũng không sai.
Băng Thanh
Chú giải:
“Áng” (盎), giáo sư Hoàng Tranh giải thích: Là loại đồ đựng bằng gốm thời cổ, bụng to, miệng nhỏ. “Nhân áng” chỉ loại chum bằng gốm, một số địa phương vùng Quảng Tây có tập quán dùng chôn người chết. Hồ Chí Minh những năm ấy bị giam tại nhà tù Thiên Giang, có thể đã nhìn thấy loại đồ gốm như đã nói trên đựng xương người chết sau khi được quy tập vào một nơi trước cửa nhà tù rồi mới đem chôn, nên mới có từ “nhân áng” (人盎). “Áng” rất giống với cách phát âm Khách Gia được chuyển sang Hán ngữ.

搭火車往來賓
幾十日來勞走路,
今天得搭火車行
雖然只得坐炭上,
畢竟比徒步漂亮
Tháp hoả xa vãng Lai Tân
Kỷ thập nhật lai lao tẩu lộ,
Kim thiên đắc tháp hoả xa hành;
Tuy nhiên chỉ đắc tọa thán thượng,
Tất cánh tỷ đồ bộ phiêu lượng.
Dịch thơ:
Đáp xe lửa đi Lai Tân
Cuốc bộ mấy mươi ngày vất vả,
Hôm nay được bước lên xe hỏa;
Dù rằng chỉ ngồi trên đống than,
Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ.
Đỗ Văn Hỷ–Huệ Chi
Chú giải:
“Lai Tân” là tên một huyện ở Quảng Tây, thuộc quyền quản lý địa khu Liễu Châu, cách Liễu Châu 80 km.
“Lao” (勞), “đắc” (得), “chỉ đắc” (只得), “phiêu lượng” (漂亮) cho dù đọc diễn cảm bằng Trung văn cũng sẽ thấy rất không lọn nghĩa, thậm chí không biết tác giả nói về cái gì. Tuy nhiên, nếu dùng Khách Gia thoại, đọc diễn cảm thì hoàn toàn thông suốt và dễ hiểu. “Lao” (勞) là “lao động” (vất vả), “đắc” (得) là “khả dĩ” (可以), “chỉ đắc” (只得) là “chỉ khả dĩ” (只可以), ý nghĩa là “chỉ được, có thể được” đều là từ ngữ Khách Gia được chuyển âm.
“Phiêu lượng” cũng là tiếng Khách Gia được chuyển thành từ ngữ Trung văn, chỉ sự so sánh tốt hơn. Vì không có từ Trung văn phiên âm đối ứng nên Hồ Chí Minh đành phải dùng từ “phiêu lượng” thay thế.

伍科長,黃科員
伍科長與黃科員,
兩人見我太可憐
慇勤慰問和幫助,
這像冬寒見暖天
Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên
Ngũ khoa trưởng dữ Hoàng khoa viên,
Lưỡng nhân kiến ngã thái khả liên,
Ân cần ủy vấn hòa bang trợ,
Giá tượng đông hàn kiến noãn thiên.
Dịch thơ:
Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng
Họ Ngũ trưởng khoa với họ Hoàng,
Thấy ta cùng cực động lòng thương;
Ân cần thăm hỏi và cứu giúp,
Như nắng bừng lên giữa giá sương.
Nam Trân
“Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng” đều là các viên chức của cơ quan Chính trị bộ thuộc Đệ tứ Chiến khu.
1- “Giá tượng”: Ngữ pháp Trung văn không có từ loại nầy mà là khẩu ngữ của người Khách Gia. “lưỡng nhân” chỉ hai người, còn “giá tượng” chỉ “hình như”, “như”.
2- Phải là người có trình độ Hán học khá uyên bác mới trước tác được “Nhật ký trong Tù”, cho dù đã học Hán văn rất cẩn thận, nhưng không thường xuyên tu dưỡng, bổ sung kiến thức, làm sao sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn như Hồ Chí Minh để diễn đạt tư tưởng tình cảm của mình qua các thể tài trên.

世路難
走遍高山與峻岩,
那知平路更難堪
高山遇虎終無恙,
平路逢人却被監
余原代表越南民,
擬到中华見要人
無奈風波平地起,
送余入獄作嘉賓
忠誠我本無心疚,
却被嫌疑做漢奸
處世原來非易易,
而今處世更難難
Thế lộ nan
(1)
Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham
Na tri bình lộ cánh nan kham
Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
(2)
Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân
Vô nại phong ba bình địa khởi
Tống dư nhập ngụ tác gia tân
(3)
Trung thành ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan.
Dịch thơ:
Đường đời hiểm trở
(1)
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao !
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao ?!
(2)
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quý” ở nhà giam !
(3)
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Nam Trân
Chú giải:
“Trung thành”, “Hán gian”: “Nhật ký trong Tù” là những từ Hán, biết Hán ngữ có thể sáng tác được
寄尼魯
其一
我奮鬥時君活動,
君入獄時我住籠
萬里遥遥未见面,
神交自在不言中
Ký Nê Lỗ
Ngã phấn đấu thời quân hoạt động,
Quân nhập ngục thời ngã trú lung;
Vạn lý dao dao vị kiến diện,
Thần giao tự tại bất ngôn trung.
Dịch thơ:
Gởi Nehru
Khi tôi phấn đấu, anh hoạt động,
Anh phải vào lao, tôi ở tù;
Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt,
Không lời mà vẫn cảm thông nhau.
Hoàng Trung Thông
Chú giải:
“Nê Lỗ” (尼魯): Giáo sư Hoàng Tranh chú thích, “Nê Lỗ” tức “Nê Hách Lỗ” (Jawaharlal Nehru – 1889–1964), nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa, lãnh tụ Đảng Quốc Đại, Thủ tướng nhiệm kỳ đầu (1947–1964) sau khi Ấn Độ độc lập. Hồ Chí Minh và Nehru là người cùng thời đại, đều cùng ra sức phấn đấu cho nền độc lập dân tộc và quốc gia. Hai người chưa từng gặp mặt nhưng đã là bạn tâm giao từ lâu. Từ tháng 12 năm 1921 đến tháng 6 năm 1945, Nehru trước sau từng bị bắt 9 lần. Thời kỳ Hồ Chí Minh bị bắt tại Quảng Tây, Nehru cũng bị nhà đương cục của Chủ nghĩa Thực dân Anh, kẻ thù của nhân dân Ấn Độ giam giữ, mà kẻ bắt giam Hồ Chí Minh, lại là chính phủ Quốc dân Đảng, một láng giềng hữu hảo, là đồng minh chống chủ nghĩa phát-xít.
Năm 1939, Hồ Chí Minh từng nhiệm chức Đài trưởng Đài thông tin Vô tuyến Cơ quan Bát lộ Quân Quảng Tây và nhân viên Đài vô tuyến Ban Huấn luyện Cán bộ Du kích Hành Dương, phụ trách thu thập thông tin ngoại văn, sau đó dịch sang tiếng Trung. Đối với tình hình quốc tế và các lãnh tụ quốc gia lúc ấy, trình độ của ông là tương đối cao.
Tháng 12 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc từ Paris đến Bruxelles tham dự “Hội nghị Thế giới các Dân tộc bị Áp bức”, Jawaharlal Nehru cũng tham dự hội nghị nầy và được bầu làm Ủy viên Chấp hành, đồng thời, cùng với Nguyễn Ái Quốc có mối quan hệ rất mật thiết.
Hà Nội 2016
Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét