Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Lý Nhuệ - Nhà văn Trung Quốc

Thuê xe 16 chỗ
Lý Nhuệ: Nhà văn TQ đang được phương Tây chú ý
4 trong số 5 tác phẩm của ông đã được Goran Malmqvist - Viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển dịch. Ông là nhà văn Trung Quốc được phương Tây chú ý nhất hiện nay.
Description: E64Dtimt.jpg
Lý Nhuệ
4 trong số 5 tác phẩm của ông đã được Goran Malmqvist - Viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển dịch. Ông là nhà văn Trung Quốc được phương Tây chú ý nhất hiện nay.
Lý Nhuệ là kiểu tiểu thuyết gia khiến chính các nhà văn phải "kính nể" hơn là những độc giả bình dân. Ông không nổi đến mức đại chúng như Mạc Ngôn với tác phẩm Cao lương đỏ hay Dư Hoa, người viết Phải sống (bởi cả hai đều được Trương Nghệ Mưu chuyển thành phim). Thay vì thế, Lý sống kín đáo, tập trung đọc, nghĩ và viết không ngừng nghỉ.
Sau vài năm, ông lại khiến thế giới văn học phải sửng sốt vì một tác phẩm mới. Tiểu thuyết mới nhất của Lý là Ngân Thành cố sự (NXB Văn nghệ Dương Tử ấn hành tháng 5 năm 2002) đã có thành công vang dội, đoạt giải thưởng văn học Mao Thuẫn vừa rồi và ngay lập tức được xếp vào trong số "100 tiểu thuyết lớn nhất của Trung Quốc trong mọi thời đại".
Trên thị trường văn học quốc tế, Lý được chú ý hơn hẳn các nhà văn khác. Tác phẩm của ông được các nhà Hán học giỏi nhất thế giới theo sát để dịch. Đặc biệt trong số đó là Goran Malmqvist, thành viên nói tiếng Hán duy nhất của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển, nơi trao giải Nobel hàng năm.
Malmqvist "bám" Lý Nhuệ ngay từ thành công đầu tiên của ông với tác phẩm Hậu thổ năm 1989. Ngài viện sĩ có quyền bỏ phiếu trao giải Nobel này đã dịch 3 trong số 5 tác phẩm của Lý và tuyên bố đang hào hứng dịch cuốn thứ 4 Ngân Thành cố sự. Ngoài ra, tác phẩm của Lý cũng cực kỳ thu hút độc giả Âu Mỹ nhờ các dịch giả nổi tiếng như Howard Goldblatt (Mỹ) và Annie Curien (Pháp).
Một lý do để Lý Nhuệ không quá nổi ở đại lục chính là việc ông không thuộc típ nhà văn "mắn đẻ". Với mỗi tiểu thuyết, Lý đều suy tưởng và chuẩn bị dài dài. Khi Lý viết, cũng rất chậm. Trước khi bắt đầu viết Cựu chỉ, ông ngẫm nghĩ tới 7 năm, Ngân Thành cố sự thì Lý còn nghĩ lâu hơn. Nhưng kết quả thì thực ấn tượng. Từ Hậu thổ (1989), Cựu chỉ (1992) đến Vô phong chi thụ (1994 - NXB Văn học vừa ấn hành bản tiếng Việt với tựa là Cây không gió), Vạn lý vô vân (1996) và cuối cùng là Ngân Thành cố sự (2002) mỗi tác phẩm của Lý đều khác nhau đến căn bản trong bút pháp và cách kể chuyện.
Bố cục của các câu chuyện cũng vậy. Song, dù đề tài có thế nào, các câu chuyện của ông đều xoay quanh một chủ đề duy nhất - khám phá bản chất của đời sống con người. Lý do nữa khiến Lý không đại chúng là ông đứng ngoài mọi "trào lưu" văn học vốn có ở TQ rất nhiều từ 1970 đến nay. Như loại "văn học vết thương" với hàng triệu bản sách bán ra trong đầu những năm 1980 mô tả toà án và nỗi khổ cực trong cách mạng văn hoá (1966-1976); hay "văn học về nguồn" với những hoài niệm thời trai trẻ trong cách mạng văn hoá trộn ít nhiều buồn thương.
Từ 1990, văn hoá thương mại đã hút hồn nhiều văn sĩ TQ và họ đã hướng văn học theo kiểu giải trí, tươi mát. Trong tiểu luận Chẳng hát đồng ca (1994), Lý Nhuệ đã viết: "Từ khi nhà Tần thống nhất cách đo cách cân, vô số người TQ chỉ thích cất giọng cùng tập thể, thực đáng chán, khó chịu. Chúng ta liệu có gan hát solo hay không?".
Hai tâm điểm trong tác phẩm của Lý Nhuệ là Núi Lục Lươngvà Ngân Thành cố sự, khúc xạ qua đời ông, một cuộc đời cay đắng Lý từng nếm trải cùng với thế hệ mình trong Cách mạng Văn hoá, khi ông mới 16 tuổi ở Bắc Kinh. Lý bị đưa về núi Lục Lương ở Sơn Tây để cải tạo, 6 năm ròng, trong một ngôi làng biệt lập có cả thảy 11 gia đình. Chính đời cải tạo đã sinh ra văn sĩ Lý Nhuệ. "Tôi có được những kinh nghiệm cá nhân lớn nhất của đời tôi ở đó, những điều quyết định văn phong của tôi sau này", ông nói.
Nhưng Lý chẳng hoà giọng vào hợp xướng "văn học vết thương". Ông viết Hậu thổ - tập 17 truyện ngắn - rất muộn với một lối nhìn khác hẳn. Qua mô tả cuộc đời thường nhật đầy khốn khổ yêu ghét của nông dân vùng Lục Lương, Lý đã vẽ nên một bức chân dung văn hoá về một vùng đất của TQ.
Năm 1994, 1996 Lý trở lại nơi đây để "chế" ra 2 tiểu thuyết nữa: Cây không gió và Vạn lý vô vân. Khác với Núi Lục LươngNgân Thành cố sự là một địa chỉ tưởng tượng của nhà văn sau nhiều năm nghiên cứu và "chế tạo" các mẫu người, trang phục, sông suối, nghề làm muối và những tệ hại của "thành phố bạc". Đây chính là nền tảng của Cựu chỉvà đặc biệt là Ngân Thành cố sự, câu chuyện tả về những con người ở cái thành phố chao đảo trong cuộc cách mạng 1911 lật đổ Thanh triều. "Nhân vật chính của Ngân Thành cố sự là lịch sử", nhà văn thừa nhận. Với những người nhặt phân trâu ở Ngân Thành cố sự, những người làm muối mỏ, với nỗi buồn, đau đớn và cái chết của họ, người ta nhìn thấy lịch sử, loại bạo liệt vẫn thường trùm lên số phận.
Theo China.com.cn
Đỗ Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét