Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Luận văn vê Đốt...của Đỗ Hoàng

 

Đỗ Hoàng áo trắng, ( thứ 2 phải sang)

     PHÊĐÔR MIKHAILÔVÍCH ĐÔXTÔIEPXKI - (Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky - Федор Михайлович Достоевский ) VỚI TÁC PHẨM: "ANH EM NHÀ KARAMMAZỐP" (Братья Карамазовы)

 

                                                       Đỗ Hoàng

    Đôxtôiepxki - Достоевский , chiếm một vị trí lỗi lạc trong văn học Nga, như một người kế tục truyền thống nhân đạo và hiện thực, như một nhà văn phê phán quyết liệt xã hội tư sản - địa chủ, cất cao tiếng nói mạnh mẽ chở che con người bình dị thường bị cuộc đời ô trọc làm nhục, giày xéo và đày đọa, luôn luôn bị coi khinh, bị xúc phạm.

   Đôxtôiepxki đã tạo nên một loại tiểu thuyết mới và đã nêu lên một cách hết sức đầy đủ và sâu sắc những mâu thuẫn của đời sống hiện đại và những rung động sâu kín của tâm hồn. Đó là tiểu thuyết bi kịch, tiểu thuyết của những xung đột dữ dội, gay cấn, sâu sắc, căng thẳng... Với sự chính xác như nhà phẫu thuật, Đôxtôiepxki đã khám phá ra đời sống nội tâm sau kín của con người, chỉ ra những điều kiện xã hội hình thành nên tính cách của con người.

   Sáng tác của Đôxtôiepxki có ý nghĩa quốc tế lớn lao. Cho đến ngày nay người ta mới thấy hết tầm vóc vĩ đại của nhà văn Nga này. Họ mới đánh giá được phần nào quy mô triết lý, cái nhìn sâu sắc soi thấu những miền bí ẩn trong tâm tư tình cảm vốn sống động và thật là đa dạng của con người. Các nhà văn trên thế gới thuộc tất cả các trường phái: lãng mạn, hiện thực, hiện sinh chủ nghía đều khai thác mặt này, hay mặt khác ở trong tác phẩm bất hủ của Đôxtôiepxki là để tự suy tôn mình lên.  Bởi vì ở Đôxtôiepxki không một vấn đề nào, không một ý tưởng nào mà không được soi rọi, chiếu sáng, phân tích đầy đủ của các nhân vật của Đôxtôiepxki và được đẩy lên ở mức độ căng thẳng.

   Thế nhưng, ngay ở quê hương, tổ quốc của Đôxtôiepxki, người ta vẫn chưa đánh giá hết tầm vóc của Đôxtôiepxki. Sách của ông in ra ít. Những người nghiên cứu về ông không nhiều.Ở nước ta (Việt Nam), nhất là miền Bắc trước đây khó có thể  tìm ra thấy sách của Đôxtôiepxki. Tình hình cởi mở vài năm lại đây cho ta được đọc một vài tác phẩm  của ông được chuyển qua Việt ngữ. Nhưng Đôxtôi epxki rất phức tạp. Tác phẩm của ông đọc rất hấp dẫn nhưng thật khó hiểu. Đọc vài ba lần cũng chưa có thể nói là đã hiểu hết ý tình của Đôxtôiepxki gửi gắm, kiến giải. Việc khó này không chỉ khó đối với người Việt Nam đọc, nghiên cứu về Đôxtôiepxki mà ngay tại nước Nga và phương Tây - những  học giả lớn cũng có những ý kiến đánh giá khác nhau.

  Bản thân tôi được đọc Đôxtôiepxki, làm luận văn về Đôxtôiep xki là một niềm vinh hạnh nhưng cũng một việc làm quá sức và trình độ của mình. Nhưng là người yêu mến Đôxtôiepxki, người sùng bái ông, tôi vẫn mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, kiến giải của mình khi làm luận văn về Đôxtôiepxki. 

     Đôxtôiepxki để lại cho đời ssau hàng chục kiệt tác, hàng chục nhân vật mang tầm vóc thế kỷ. Nhân vật của ông sáng tạo ra khổng lồ về mọi mặt...Những nhân vật vị tha, trong sạch, cao ngạo, điển hình cho tính cách người Nga và của nhân loại. Với những nhân vật phản diện thì ích kỷ, hẹp hòi, tàn nhẫn thực thi cái ác đến cùng. Với tài năng vĩ đại, với những vốn sống trải nghiệm phong phú, với trái tim giàu nhân hậu, Đôx tôiepxki  đã ạo  ra những nhân vật điển hình biệt lập, không ai giống ai. Một Raxkôlminôv  tham quyền lực, thích làm cái ác, một Hoàng thân Mưskhin luôn luôn day dứt, xót thương trước cái cảnh đời, cảnh người đau khổ quằn quại, một Xmerđiakôp căm thù con người, một I van Fiôđôvits báng bổ đòi bỏ Chúa, một Đimitri  Fiôđô vits cuồng loạn ;một Fiôđor Pavlôvits ham nhục dục. Và một Zôxima kính Chúa sáng danh với tấm lòng quảng đại, vị tha, trong sạch...

  Tôi không thể phân tích hết các nhân vật nổi tiếng của Đôxtôiepxki mà chỉ đi sau phân tích đánh giá thấu hiểu nhân vật Zôxima - Nhân vật mà Đôxtôiepxki gửi gắm nhiều nỗi ước mong,  lòng từ thiện của mình cho hậu thế.  Zôxima là nhân vật trung tâm chiếm một phần quan trọng trong kiệt tác " Anh em nhà Karamazôp" của nhà văn. Để hiểu thấu nhân vật Zôxima, chúng ta không thể không tìm hiểu thêm cuộc đời riêng của Đô xtôiepxki.  Bởi vì khi xây dựng nhân vật cha Zôxima, Đôxtôiepxki đã lấy một phần cuộc đời của mình lăn lộn trong bão táp đời thật,  lấy khát vọng lý tưởng của mình làm nguyên mẫu cho nhân vật điển hình này. Có thể nói cha Zôxima là hiện thân cả Đôxtôiepxki cả thời trẻ trai cho đến thời cuối đời. Cha Zôxima hiện thân Đôxtôiepxki cả về hình mạo, cả về tâm tính, ước vọng sống, cả về nỗi khổ, niềm đau trong cuộc đời.

   Đôxtôiepxki sinh ngày 30 - 10 - 1821 (có sách ghi là 11 -11 - 1821) tại Matscơva. Năm 17 tuổi, ông vào trường công binh tại Petecbourg. Năm 1844 giải ngũ theo nghiệp văn. Ông thành công ngay tác phẩm đầu tay: Dân nghèo  năm 1846 . Năm Đôxtôiepxki 27 tuổii bị bắt giữ vì ông tham gia vào một nhóm chống lại chính quyền Sa hoàng    bị đày đi Xibiri . Sau bốn năm khổ sai, ông phục vụ với tư cách là người lính binh nhì tại Omask. Năm 1857, kết duyên với một góa phụ mắc bệnh lao Marie  Isaeva. Năm 1860 trở lại Petecbourg. Năm 1862 thăm Tây Âu. Ngoài 40 tuổi kết duyên với Anna Grigorievna. Anna Grigorievna là người vợ hoàn hảo, người thơ ký tận tụy của Đôxtôiepxki. Ông mất tại Petecbourg ngày 28 - 1 - 1881.

 Từ khi sinh thành cho đến khi mất, Đôxtôiepxki sống trong một thế kỷ nước Nga sôi sục với những cuộc khởi nghĩa, cuộc biểu tình. Dư âm của những cuộc đấu tranh thế kỷ trước như vẫn còn vang vọng. Chế độ Sa hoàng ngày càng tỏ rõ sức mạnh chuyên chế của mình. Ngục thất của chính quyền phong kiến, tư bản đang mở rộng để tống giam những người chống lại chế độ đương thời. Đôxtôiepxki đã tham gia vào phong trào khởi nghĩa, hoạt động trong những hội kín chống lại chính quyền đương thời. Mục kích được những cảnh sống của những kẻ bạo loạn, chính mình ông chứng kiến và sống trong môi trường của một người tử tù giảm án. Đôxtôiepxki thất vọng trước cái ác và có phần bất lực khi thấy cái ác hoành hành thế gian. Câu hỏi suốt đời trăn trở trong cõi lòng, cõi tâm linh sâu xa của Đôxtôiepxki là nỗi thống khổ của con người. Làm thế nào để cứu vớt con người? Cái thiện cứu vớt con người hay cái ác? Có Chúa không? Những kẻ tự xưng là ân nhân của nhân loại, kẻ ấy là ai? Những kẻ đao phủ, những kẻ khoác áo đấu tranh cho tự do, những kẻ ấy có phải là ân nhân của nhân loại không? Con đường đến vương quốc cái thiện là con đường như thế nào? Đó là câu hỏi vĩnh cửu suốt đời Đôxtôiepxki nung nấu, trăn trở, mong muốn bày giải. Và chính kiệt tác "Anh em nhà Karammarốp", tác phẩm vĩ đại nhất của Đôxtôiepxki tổng kết cả cuộc đời viết văn của ông. Nó tụ hội tất cả những ý tưởng mà Đôxtôiepxki ấp ủ, gửi gắm và bày giải. Nhân vật cha Zôxima chính là câu trả lời co bao nhiêu năm Đôxtôiepxki gửi gắm. Chính cái thiện hiện thực và cái thiện lý tưởng, và một đấng Chúa cứu thế sẽ là ân nhân cứu rỗi con người ra khỏi u mê, lầm lạc, ra khỏi cái ác.

  Nhân vật cha Zôxima hiện lên trong tác phẩm hết sức hiền minh và hết sức sáng chói. Ta biết rằng toàn bộ nhân vật của Đõtôiepxki là sự " tự ý thức" (1), nhân vật của Đôxtôiepxki là một hàm số vô tận, không một giây nào trùng hợp với bản thân mình. Xây dựng nhân vật cha Zôxima, Đôxtôiepxki để cho nhân vật phát triển theo sự tự thân vận động như tiến trình phát triển khách quan của nó. Cha Zôxima đối lập với tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm, những, nhân vật trác táng như Đimitri Fiôdôrôvits, ham nhục dục như Fiôđô Pavlôvits, mạt sát Chúa như  Ivan Fiôdôrôvits, hoan lạc như Grusence... và cũng khác cả Aliôsa, người con thành kính của Chúa mà Zôxima hết lòng yêu mến. Hai nhân vật trung tâm của lòng vị tha, của tình nhân ái còn sót lại giữa một cuộc đời nhăng nhúc, giữa một gia đình ô trọc. Nhưng hai tấm lòng, hai tâm hồn, hai nhân cách rất khác nhau, rất độc đáo, không trộn lẫn nhau, mặc dầu rất hóa đồng với nhau.. Đo là thành công của Đôxtôiepxki khi xây dựng nhân vật cha Zôxima. Cha Zôxima hiện thân của cái thiện. Cái thiện được chắt lọc được trắc nghiệm  từ cuộc sống thực, cuộc sống của những người trần mắt thịt trên trái đất này, chứ không phải một cái thiện lòng nhân từ từ đâu đâu ở cõi xa xăm hay cao vời! Lòng nhân ái của Aliôsa thật tuyệt vời và thật khó tìm. Chỉ thoáng qua vài cử chỉ của nhân vật Aliôsa là chàng trai được Đôxtôiepxki dành cho nhiều thiện cảm. Aliôsa là một bông sen trong vũng bùn nhà Karammazốp. Aliôsa yêu con người nhưng không xa lạ với những khát vọng của con người. Anh có lòng nhân ái trắng trong, đẹp đẽ. Nhưng có một điều khác cha Zôxima là Aliôsa chưa trải qua trường đời thương khó.Mà cái trường đời thương khó kia mới là cái cám dỗ thử thách tấm lòng nhân ái của con người. Cái trường đời kia còn thử thách cả Chúa Cứu thế anh minh nữa. Aliôsa tuyệt hảo như vậy, nhưng chưa phải hiện thực cuộc đời. Mà hiện thực cuộc đời không phải là con cừu non.

  Cha Zôxima thì ngược lại. Cha Zôxima từ trong bùn đen cuộc đời hóa thân để đến với cái thiện, để có lòng nhân ái. Lòng nhân ái có mắt, hiền minh; lòng nhân ái được tu luyện nên thành chính quả. Chính điểm này nó thật hơn lòng nhân ái của Aliôsa. Mặc dầu lòng nhân ái của Aliôsa cũng thật cao đẹp. Nhưng chính cha Zôxima mặc dầu rất yêu quí Aliôsa coi Aliôsa như người con tinh thần của minh, nhưng cha Zôxima là người từng trải nghiệm cuộc đời, tu hành nên chính quả, hơn ai hết, cha hiểu muốn có lòng nhân ái, muốn từ thiện, từ tâm, muốn trở thành đấng cao siêu  thì người tu hành cũng phải sống trong đời thật như những kiếp người trần mắt thịt khác. Vì hiểu hết các lẽ tự nhiên của tạo hóa sinh thành, công phu, công đức như vậy nên Trưởng lão Zôxima khuyên Aliô sa: - Con có trách nhiệm vô cùng lớn lao phải làm trọn trong đời, con phải lưu lạc nhiều, con phải lấy vợ. Con phải chịu đựng trước khi trở lại tu viện. Chúa Ki tô ở trong con. Hãy hết lòng vì Chúa. Chúa sẽ che chở cho con. Con phải trải qua nỗi đau xót lớn lao và sẽ hạnh phúc trong nỗi đau xót ấy... Hãy tìm hạnh phúc trong khổ đau".

  Cha Zôxima đã sống thực như thế. Để có được chức Trưởng lão trong giới tu hành, để có khả năng ngoại cảm lần đầu tiếp xúc với người nào đó, Trưởng lão đã đoán ra được người đó cần gì, có nỗi đâu khổ như thế nào, những  điều bí mật của họ, cha đền biết và chở che, ngay cả những kẻ phạm tội, Zôxima cũng quyến luyến bởi cha Zôxima đã từng lăn lộn, trải nếm trong cuộc đời. 

     Đấy chính là những thành công nhất của Đôxtôiepxki khi xây dựng nhân vật cha Zôxima... Đôxtôiepxki không thần thánh hóa những người tu sĩ. Dù người ấy đã thành đạt trong đường khổ tu. Đôxtôiepxki nhìn những vị chân tu theo cách nhìn, cách nghĩ của ông. Đôxtôiepxki hiểu thấu cuộc đời trần tục hơn.

   Cha Zôxima trước khi trở thành vị chân tu đạo cao đức trọng, Cha đã sống một cuộc đời thường dữ dội như bao kiếp đời thường khác trong một xã hội mà cái ác ngự trị. Cha đã đăng lính và đã trở thành sĩ quan. Cha đã từng làm việc ác, đã từng đánh người. Đánh gã lính hầu Afanaxi của mình. Cha là sĩ quan thiếu úy Zôxima. Thời sống trần tục, Zôxima sống như tất cả những người cùng giới: Rượu chè, trai gái, phá phách, ngỗ ngáo. Zôxima đã từng buông thả sống trong hưởng lạc với tất cả ham muốn của tuổi trẻ, vô chừng mực như không biết dừng lại. Cuộc đời thực là miếng đất màu mỡ cho cái ác sinh sôi nảy nở.  Nhưng cái gì để cho cha Zôxima thức tỉnh? Đến đây, ta thấy Đôxtôiepxki không ngại ngần nói rằng sự cảm hóa  đó chính là lòng lành của Chúa. Zôxima may mắn ham đọc sách và có được cuốn Kinh Thánh. Chính nhờ cuốn sách này, đã thức tỉnh ở trong cõi tâm thức cho một kẻ sống giữa đời mà cái ác được tung hoành. Chính lần gây đổ máu người (máu Afanaxi)  Zôxima đã tỉnh ngộ. Zôxima bớt đi một lần gây đổ máu nữa. Chính nhờ sự sám hối  ấy mà đã cứu một mạng người vô tội, cứu một gia đình đang hạnh phúc.  Zôxima kêu lên: " Mẹ ơi! Ruột thịt của con ơi! Đúng là mỗi người đều có lỗi với tất cả mọi người và về mọi người. Có điều là người ta không biết đó thôi. Nếu người ta hiểu ra thì trần gian tức khắc sẽ là Thiên Đường. Tôi sắp giết một con người nhân hậu, thông minh".

   Và Zôxima để cả bộ lễ phục giập trán dưới chân gã hầu của mình xin tha thứ. Lòng nhân ái của vị trưởng lão có từ mầm móng ngay lúc ấy. Chính cái giáp trán sám hối lần đầu tiên của kẻ làm việc ác bắt đầu chuẩn bị đi vào con đường thiện được giữ gìn mãi suốt đời vị chân tu. Sau này, khi Đimitri Fiôđôrôvits  sắp làm việc hung hãn (trưởng lão Zôxima nhận ra bằng trực giác) Cha Zôxima đã sụp lạy trước Đimitri như vậy. Đấy chính là cái thiện đã chiến thắng cái ác ngay trong lòng cái ác. Cái thiện có trong cõi tâm linh con người. Con người ta bao giờ cũng có hai mặt. Nho giáo cho rằng: " Nhân chi sơ tính bản thiện"  (2) là có hàm nghĩa của nó đây". Trong con người cái ác, cái thiện đan xen. Phải làm cho cái thiện thắng cái ác. Đó chính là ý đồ của Đôxtôiepxki khi xây dựng nhân vật trưởng lão Zôxima...

  Nhân vật trưởng lão Zôxima của Đôxtôiepxki khác xa cha Phrôlô trong "Nhà thơ Đức Bà Paris" của Vichtô Huygô, nhà văn Pháp; khác cha Ral trong tiểu thuyết  "Những con chim ẩn mình chờ chết" của nhà nữ văn người Úc Colleen McCulough . Cha Phrôlô trong tiểu thuyết "Nhà thơ Đức Bà Paris" của Vích to Huy gô được nhà văn này xây dựng công phu, thật thành công, nhưng cha Phrôlô khác cha Zôxima. Cha Phrôlô không đi trọn con đường  tu hành của mình. Từ vị chân tu, từ kẻ làm việc thiện ban lòng nhân ái cho chúng sinh, cha Phrôlô trở thành kẻ giết người vì lòng ghen tức, đố kỵ mà kiếp tu hành chưa gột sạch. Conn đường tu hành thất bại của cha Phrôlô đi ngược lại với con đường của cha Zôxima.

 Cha Phrôlô thông minh, uyên bác thâu tóm tri thức của nhiều tri thức đương thời. Trí tuệ cha phi thường. Cha đi vào con đường tu hành khi còn trai trẻ. Tuổi trẻ của cha trôi đi trong sự say mê học tập, nghiên cứu, muốn chiếm lĩnh nhiều bộ môn khoa học. Nhưng cũng từ đó cha Phrôlô dần dần mất lòng tin vào Chúa, vào các bậc thánh thần. Bản thân sống ép xác từ nhỏ, thiếu tình thân gia đình, thiếu tình đồng loại, Phrôlô sống như thiếu tính tự nhiên của con người, trái hẳn với mọi quy luật sinh vật. Phrôlô trở thành một con người khô khan lạnh lùng, có khi đạo đức giả. Nguy hiểm vô cùng khi một bộ óc thông minh mà thiếu lòng nhân ái. Chính cái đó làm cho Phrôlô trở nên vị kỷ, nhiều thủ đoạn độc ác tinh vi. Cuối cùng không kiềm chế bản năng nhục dục mà thượng đế đã ban cho "loài sâu bọ", Phrolo đã trở thành một kẻ sát nhân. Phê buýt một chàng sĩ quan chết dưới lưỡi dao oan nghiệt của Cha - Phó giáo chủ Phrôlô là sự lên án mạnh mẽ của Vich to Huy gô đối với cái ác.

    "Phó Giám mục Claude Frôllô tuyệt vọng đến mức mất cả lý trí và nhân tính. Hắn phát hiện ra Esméralda đang trú ẩn trong nhà thờ nên đã ép buộc và đe dọa cô. Với sự che chở của Quasimodo, Esméralda vẫn sống bình an và vẫn yêu Phoebus. Frollo cho thi sĩ Gringoire đến để lừa cô ra ngoài, một mặt hắn lại báo cho bọn cảnh binh biết để truy bắt. Frollo đã đặt điều kiện buộc Esméralda phải ưng thuận mình, bằng không ông sẽ giao cô cho bọn cảnh binh đang truy đuổi cô ráo riết. Esméralda quyết chịu chết chứ không ưng thuận nên Frollo đã giao cô cho một bà ẩn tu điên dại đã tự chôn mình trong ngôi mộ lộ thiên từ khi đứa con gái của bà bị người Bohémien bắt cóc và để lại một đứa trẻ dị dạng (bà đã đem đứa trẻ dị dạng đó để trước thềm nhà thờ Đức bà, Frollo đã đem đứa trẻ về nuôi, đó là Quasimodo). Vì thế người ẩn tu này rất ghét bọn Bohémien nên Frollo nghĩ rằng Esméralda sẽ bị bà hành hạ cho đến chết. Nhưng sau đó, hai mẹ con đã nhận ra nhau nhờ vật kỷ niệm (đôi giày của trẻ con mà Esméralda luôn mang bên người là do mẹ làm cho). Cuối cùng, cảnh binh đã tìm được nơi ẩn nấp của hai mẹ con. Người mẹ hết sức bảo vệ con, nhưng Esméralda vẫn bị bắt đi và bà đã chết ngay vì quá tuyệt vọng. Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo biết được đầu đuôi câu chuyện và khi chứng kiến tận nụ cười thâm độc của phó Giám mục khi thấy Esméralda bị đưa ra xử tử, đã xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Sau đó, Quasimodo đã ôm xác Esméralda vào cùng chết chung trong hầm mộ. Tám tháng sau, ngôi mộ bị quật lên. Khi thấy 2 bộ xương, người ta đã định tách họ ra. Xương của Quasimodo tan thành bụi."

      Cha Ral trong tiểu thuyết "Những con chim ẩn mình chờ chết" (Tiếng chim hót trong bui mận gai) - (The Thorn Birds) của Colleen McCullough thì lại tinh vi hơn, táng tận lương tâm hơn. Cha Ral giữ kín hành động của mình. Đẩy hành động tội lỗi của mình cho kẻ khác chịu tội. Đứa con của cha Ral để lại cho tiểu thư Mê gil, dù tiểu thư tự nguyện nhưng là một việc làm vô luân mà giới tu hành không cho phép!

      "Xuyên suốt tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai là câu chuyện tình giữa Meggie và vị cha xứ Ralph. Meggie cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke O'Neill - một công nhân trong trang trại, nhưng chẳng bao lâu sau cô và cha Ralph lại đoàn tụ, cuộc tình của họ đã gây ra nhiều bi kịch.

Chuyện tình của Meggie với cha Ralph chỉ có thể diễn tả trong bốn chữ "nỗi đau tuyệt vời" và để có được sự tuyệt vời đó, họ đã phải trả giá cả cuộc đời. Như trong lời đề tựa đã viết: "Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hốt vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được.Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Ít ra thì truyền thuyết nói như vậy" Và đứa con trai của hai người cũng bị trời đất lấy đi (sóng dìm xuống biển) nói lên nỗi bi ái và tang thương của họ."

     Cuối cùng hai kẻ ấy không ai đi đến nước của Chúa.Họ phải trả giá cho sự lầm lạc của mình.

  Đôxtôiepxki trong đời mình, trong cuộc sống có đạo, nhà văn chứng kiến không ít nững người như cha Phrôlô, cha Ral . Nhưng  Đôxtôiepxki muốn xây dựng một nhân vật chân tu minh triết, một vị chân tu đi hết con đường nhân ái tuyệt đẹp của mình. Mà vị chân tu ấy không ai khác trải nhiều đau khổ như kiếp người thường. Chính Đôxtôiepxki có dụng ý khi xây dựng nhân vật Zôxima. Ông nói về người thầy tu Nga: "Về người thầy tu Nga. Thưa các cha và các thầy, người thầy tu là gì? Trong giới học vấn ngày nay, từ ấy nói ra với ý diễu cợt, một số người dùng nó như một lời thóa mạ. Sự thật trong giới tu hành cũng có nhiều kẻ ăn bám, dâm đãng và ham khoái lạc, nhiều kẻ lang thang trơ tráo. Thế nhưng trong giới tu hành cũng có bao nhiêu người khiêm nhường và hiền lành, khát khao sống cách biệt và nồng nhiệt nguyện cầu trong yên tĩnh. Người ta ít nói đến những người này thậm chí lờ hẳn đi và các vị sẽ hết sức ngạc nhiên nếu tôi nói rằng những người khiêm nhường và khát khao cầu nguyện ấy sẽ một lần nữa cứu nước Nga."

  Điều này nó cũng đúng với ý nguyện của Phật. Kinh Phật có nói: "Ăn chay niệm Phật không phải một điều mê tín dị đoan. Ăn chay niệm Phật là sự tu nhân tích đức, cứu nhân độ thế." (3)

  Cha Zôxima là một vị chân tu mang bản tính Nga sâu đậm. Từ khi ném khẩu súng đầy hơi tử thần vào rừng sâu và xin lỗi kẻ suýt chết trước mũi sũng của mình, cha Zôxima đi vào trường đời. Lần đi này là một sự sám hối lớn. Một sự sám hối như sự sám hối của Thánh Phao lô trước đây đã từng hành hạ những người có đạo. Chính nhờ sự đi này mà cha Zôxima có được cái nhìn thấu suốt sáu cõi, thấy tận nỗi đau trong tim của con người. Chính nhờ đem thân mình dâng hiến cho đấng cao cả, tình nguyện nhận cuộc thử thách sám hổi ấy mà cha Zôxima thắng được sự ham muốn trần tục của bản thân, làm chủ được bản thân mình. Cha Zôxima cùng cha Anfim đi hành hương. Chính cuộc hành hương như thế này biết tự lột xác trần tục của mình. Cha đã biết giã từ vinh hoa phú quý, ham muốn ở đời. Từ bỏ hết thảy, cúng nhà cửa, tài sản cho tu viện, chấp nhận cuộc sống hành khất làm điều thiện để chuộc lại lỗi lầm. Chính vì trở về kiếp người dưới đáy hạ đẳng, cha Zôxima hiểu thêm về họ. Sự gặp lại người hầu của mình ngày xưa là Afnaxi gây xúc động lớn trong lòng cha Zôxima và cả nhiều thế hệ sau này. Chính cha Zôxima cũng nói lên cảm tưởng của mình lúc đó. Chính cha đã tự bạch: " Tôi gặp lại người lính hầu của tôi Afanaxi. Từ hồi chia tay với anh đến nay đã tám năm, tình cờ anh nhận ra tôi và chạy lại với tôi, và trời ơi! Anh ta mừng quá  và đâm bổ đến tôi: " Cha ơi! Đại nhân ơi! Đại nhân đấy ư? Có phải cha đấy không?". Chúng ta xúc động với cha Trưởng lão. Nếu không có phút cải hối, không có điều ăn năn, cam tâm làm điều thiện ngay khi mình đang còn làm điều ác trên cõi đời này, không có tấm lòng vị tha bao dung, không có tình thương độ lượng lớn lao, làm sao một kẻ tôi tớ của mình vốn đối kháng với mình từ trong máu thịt lại có thể thành tâm đến như là thánh thần ban bảo, tự nguyện, tự giác chạy lại với tấm lòng thanh sạch như nước cam lồ vậy. Phút giấy gặp gỡ ấy cảm động nhường bao, tri ân nhừng bao. Người sĩ quan, người từ quyền lực vinh hoa phú quý, đường binh nghiệp thăng quan tiến chức dễ dàng, tiền của như nước đã từ giã hết thảy và chấp nhận đồng năm mươi cô pếc , và một đồng ăn đường của người lính hầu của mình đã có hảo tâm rất mực. Cái gì có được ở tấm lòng chân thành của ngưười lính hầu cũ, người hầu cũ của cha Zô xi ma? Cái đó không ngoài tấm lòng nhân ái, đại từ bi, bác ái của Zôxima cái phút đầu tiên đến với Chúa! Chính việc đến với Chúa, con người mới có lòng thanh sạch, có tâm hồn quảng đại , có tình bằng hữu bao la. Phút giây cha Zôxima cảm động lúc ấy cũng là nguồn khơi gợi cảm hứng cho tấm lòng tốt của người tu hành và giúp cho họ có niềm tin làm việc nghĩa, việc thiện suốt đời mà không hề đắn đo cân nhắc hoặc là nuối tiếc. Cha Zôxima sung sướng nói: "Tôi nhận tiền anh ta, cúi chào hai vợ chồng và ra đi, lòng vui sướng. Trên đường đi, tôi nghĩ: -Trước kia tôi là chủ anh ta, anh ta là tôi tớ. Còn bây giờ giữa chúng tôi là sự hòa hợp vĩ đại của con người với nhau!".

  Lòng nhân ái của cha Zôxima cũng  như cái chân tiện mỹ ở phương Đông mà cổ nhân có nói: "Thi nhĩ Thành nhân, Thường thiên cứu nhân cố vô khí nhân. Thường thiên cứu vật cố vô khí vật, thi vị tập minh" . Nghĩa là: (Cho nên Thành nhân, thường khéo cứu người, nên không có người bị bỏ. Thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ, ấy là sáng bằng hai) - (4) . Đi hành hương trong cõi đời ô trọc, cõi đời mà kẻ ác nhiều hơn người thiện; cõi đời đầy rẫy những hạng người như Ivan Fiôđôrôvits, Xmerđiakốp, Grusenka, Khôlơ lacôva..., những hạng người kém đức tin  và nhiều hạng người vô thần coi khinh Đấng Cứu thế. Cha Zôxima thấy tận mắt, hiểu thấu chân tơ, kẻ tóc nỗi đau trần thế, nỗi đau của những kẻ lầm lạc, không có đức tin. Cha Zôxima biết và nghĩ rằng: "Những kẻ không có đức tin thì không thể là người làm việc thiện được.Không làm được việc thiện thì làm sao có lòng nhân ái bình thường, chưa nói đến phải có lòng nhân ái minh triết. Không có đức tin, con người sẽ trở nên loài thú ! Cuộc sống trên hành tin này sẽ đẫm máu nhiều hơn nữa".  Chính cha Zôxima bằng việc làm của mình, bằng sự hy sinh vô tư, bằng sự tự cải tà quy chính của mình, cha Zôxima thuyết phục được con người kém đức tin hoặc không có đức tin. Hãy nuôi dưỡng lấy đức tin trong lòng mình. Nếu không thì cuộc sống của mỗi một con người sẽ thác loạn, mà cuộc sống của toàn cộng đồng cũng thác loạn,con người mất phương hướng. Đó cũng chính là một phần tâm linh sâu thẳm của Đôxtôiepxki giải bày cùng hậu thế. Đôxtôiepxki hướng về Chúa Cứu thế và tu viện. Ý thức bệnh hoạn và ý thức tội lỗi dẫn đến Đôxtôiepxki mong muốn một xã  hội minh trị có hai thứ là: " Tôn giáo và Nhà nước Quân chủ". Quay về với Đấng Christ. Đôxtôiepxki tìm được cái thiện, ông quan niệm có đức tin và có cái thiện thì có sức mạnh tạo ra toàn thế giới. Sức mạnh toàn trị ấy chỉ có ở Jesus. Hãy gửi đức tin vào Chúa. " Đức tin đến với chúng ta không còn ở dưới pháp luật nữa. Bởi chừng anh em hết thảy đều là con cái của Đức Chúa Trời do đức tin tìm đến Christ Jesus (5).

   Cha Zôxima là hiện thân cho một con người Ki tô giáo trong sáng có lý tưởng, có công khổ luyện, đức độ hy sinh. Nhiều ý kiến lập luận của các học giả cho rằng Đôxtôiepxki dành cho Zôxima là người thầy cuộc sống là không thành công thì rõ ràng là không thật chính xác và không hiểu hết Đôxtôiepxki. Chính nhân vật cha Zôxima là một phần hình mẫu Đôxtôiepxki lấy mình làm nguyên mẫu là nhân vật đạt ở độ thành công cao nhất , thành công một cách tuyệt hảo theo như ý nguyện của Đôxtôiepxki khi xây dựng nhân vật này. Những lời rao giảng của cha Zôxima không phải những lời nhạt nhẽo của một kẻ không từng trải, không từng khố đau, vinh nhục trong đời trần ai... Chính cha Zôxima là người phát ngôn cho tư tưởng, tình cảm, ý nguyện, hoài bão của Đôxtôiepxki ! 

  Lòng nhân ái của cha Zô xi ma như chúng ta đã phân tích là nó bắt nguồn từ trong cội rễ của cốt nhục. Nó được xây nên từ đời sống thực của hàng nghìn số phận đau khổ khác nhau. Nó có niềm tin, nó không dễ một sớm, một chiều tàn phai được. Việc làm đức, việc làm nhân ái của cha Zôxima ta thấy nó có khắp mọi nơi, khắp mọi người, không phân biệt cội nguồn, cộng đồng dân tộc. Lòng nhân ái, cái việc làm đức ấy ở ta cũng có nhiều vị chân tu thực hành. Không hẳn các vị chân tu xuất gia mà là những người tu tại gia cũng có ý thức khi làm việc thiện:

                "Người trồng cây hạnh người chơi

                 Ta trồng cây đức để đời về sau"   (6)

 Người Việt chúng ta quả là có ý thức trong tu nhân, tích đức. Việc làm của họ không mù quáng. Chính cha Zô xima cũng vậy. Cha làm việc thiện với một ý thức rõ ràng. Cha Zôxima muốn con người phải yêu cái thiện, không sợ cái ác, diệt trừ cái yếu. Muốn làm được điều ấy phải trở về với Chúa, phải làm việc nhân ái, để xóa cái ác và xây dựng một vương quốc của cái thiện. Muốn thành công thì  phải nhờ Chúa hỗ trợ.

  Bằng đời thực của mình đã trải qua trong cuộc đời mà đến với Chúa, cha Zôxima không đời nào mù quáng khi mình làm một việc gì cứu nhân độ thế . Việc cha làm không cầu danh, cầu lợi cho mình mà là một việc làm có ý nghĩa hẳn hoi. Một việc làm xuất phát từ tấm lòng nhân hậu có một không hai xây dựng nên. Chính người chúng sinh yêu mến của cha Zôxima, mặc dầu chưa trải qua trường đời nhưng biết tin theo Trưởng lão, biết Trưởng lão là con người chân tu kiệt xuất đã trả lời thẳng trước mặt anh mình là Ivan Fiôđônôvits là anh ta tin có Chúa. Mặc cho Fiôđônôvits bằng những lý luận vững chắc  của mình, bằng  dẫn chứng hùng hồn, từng cải lại cha Zô xi ma, bác bỏ tất cả mọi niềm tin có Chúa trên đời. Chứng tỏ trưởng lão Zô xi ma uy danh rất lớn. Uy danh và lý luận của Zô xi ma đủ để đánh bại tư tươngr vô thần của  Ivan Fiôđônôvits.

  Không những đánh đổ những thế lực vô thần khác, mà ngay trong những người tu hành đạt đến bậc chân tu như Fêrapôn  vẫn  không thể lấn át uy danh đức độ với cha Zôxima. Ở cha Zôxima, cho ta thấy tư tưởng nhân đạo phương Tây và phương Đông đều gặp nhau tại một điểm. Đó là lòng nhân ái bao dung, tình thương quảng đại, yêu mến hết thảy mọi con người sinh ra trên cõi thế này.

  Cùng thơi điểm này ở phương Đông cụ thể là ở Việt Nam ta, nhà danh y nổi tiếng của dân tộc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nói:

           "Đứa ăn mày cũng trời sinh

            Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không"

   Về lòng nhân ái (Y đức) Hải Thượng Lãn Ông  thường nói: “Thầy thuốc nắm tính mạng của người bệnh, người ta gửi tính mạng cho mình, phải hết sức cẩn trọng, phải nghiên cứu sách vở kỹ càng, khi chữa bệnh phải cẩn thận, phải nhận rõ được bệnh chứng rồi mới lập phương, tuyệt đối không được sơ suất, xem thường. Nghề thuốc không phải là nghề cầu danh trục lợi, không phải thấy người giàu sang mà xu phụ để kiếm tiền, thấy người nghèo khổ, cô đơn mà khinh miệt. Người giàu sang không thiếu gì thầy, thiếu gì thuốc”.  (7). Khi chữa bệnh cho người nghèo khổ, chữa được bệnh rồi, cụ còn giúp tiền để bồi bổ. Cụ thường nói: “Làm nghề thầy thuốc không nên vụ lợi. Không nên cầu báo ơn. Không nên khinh người nghèo. Đối với đồng nghiệp phải khiêm nhường. Phải học tập những người hơn mình. Giúp đỡ người kém mình. Không được khinh rẻ lẫn nhau” (8). Đây là yếu tố nhân cách của người làm thuốc và đạo lý làm thầy của cụ. Cụ đã viết ra 9 điều Y huấn cách ngôn để dạy các thế hệ thầy thuốc đời sau mà ngày nay, Bộ Y tế đã lấy làm y đức cho các thầy thuốc đông y". 

  Phật dạy: Yêu thương phải từ bi, hỷ, xả -

Đó là lòng nhân ái, yêu thương hết thảy mọi chúng sinh, giúp nhau qua hoạn nạn, cùng chung khi có niềm vui, bỏ qua mọi thù hận không đáng có, cùng nhau tiến đến đại đồng.

 Lòng nhân ái ở đạo Giáo, đạo Phật đều cùng gặp nhau tại một điểm. Cũng như cha Frôlô (Nhà thơ Đức Bà Paris) , cha Zôxima là người thông suốt giáo lý Kitô giáo, người hiểu được cội nguồn chân dung thiện mỹ của Đạo. Sự tu hành, việc ham đọc sách, lòng ham học, ham hiểu biết cõi dương thế giúp cho các nhà tu hành hiểu biết rộng rãi  ở nhiều phương diện tri thức. Cha Ralphơ (t rong tiểu thuyết  - Những con chim ẩn mình chờ chết) cũng vậy.  Cha là một trí thức lớn. Nhưng cuối cùng cha Frôlô, cha Ralphơ đều bị lột mặt nạ, họ đều là một mớ bòng bong không có một ý nghĩa nào thuyết phục con người trên đời. Còn lại chỉ có cha Zôxima. Cha Zôxima thể hiện một tấm thịnh tình nhân ái bao la. Nói theo ngôn ngữ hiện đại là lòng nhân áu có mắt, hay là lòng nhân ái hiển minh, xuất phát từ một tri thức rộng lớn minh triết! Lòng nhân ái có từ trái tim yêu nhân loại của mình.

     Như đã phân tích phần trước, cuộc đời trai trẻ của cha Zôxima là một phần đời trai trẻ của Đôxtôiepxki. Quảng đời quân ngũ của cha là quảng đời quân ngũ của Đôxtôiepxki. Phần đời binh nghiệp ấy đã cho Đôxtôiepxki thấy được rõ cái thiện, cái ác trên đời này... Trong những ngày hoạt động ở nhóm chống đối, Đôxtôiepxki càng thấy rõ hơn cái ác tồn tại ở thế gian. Chính nhờ vốn sống trong phần đời thực này mà Đôx tôiepxki hiểu thêm nhân thế.Trên cõi đời này, cái thiện và cái ác đều song song tồn tại. Nó cùng đi đến cõi bất tử. Không có cái này tiêu diệt được cái kia. Đấy là một sự thật.  Nhưng chúng ta cũng biết rằng bao giờ cái thiện cũng nhiều hơn cái ác và chiến thắng cái ác. Đó là cách nhìn biện chứng. Cách nhìn đúng. Tất nhiên trong cuộc đời, thì lúc này, lúc khác, chỗ này, chỗ khác ,có lúc cái ác thắng cái thiện, cái thiện thua cái ác. Vấn đề là con người hay các bậc minh triết biết huy động con người trở về cái thiện để cho cái thiện thắng thế.. Chính lúc này vai trò của các tôn giáo chân chính có một vị trí lớn lao trong việc tập hợp loài người đi theo cái thiện.

  Cha Zôxima hiểu rõ điều này. Bằng lý lẽ của mình, bằng cái nhìn thấu thị, cha biết rằng: "Kẻ nào không tin Chúa thì cũng không tin con dân của Chúa. Người nào tin con dân của Chúa thì cũng sẽ thấy Thánh diện của Chúa. Chỉ có nhân dân và sức mạnh tinh thần sau này của nhân dân mới làm cho kẻ vô thần đã mất gốc trở lại đạo... Không có Chúa thì dân chúng diệt vong.  Bởi vì nhân dân khao khát lời của Chúa".

  Việc đi tìm cái thiện của cha Zôxima thật đúng với việc đi tìm cái thiện của những bậc tu hành phương Đông. Muốn trị được cái ác, không gì hơn phải trở về với cái thiện. Vương Duy là bậc thi Phật đời Đường ở Trung Quốc đã từng nói:

     "An thiền chế độc long" (9)

 Nghĩa là : " Muốn trị được con rồng dữ phải trở về đạo Phật và thấu hiểu nó". Ta hiểu con rồng dữ ở đây là cái ác. Chế ngự được cái ác thì thế giới muôn loài yên bình.

  Theo Tạng thư:

    "Phật thứ nhất: Xích Ái Phật Phật thứ nhất tên là Xích Ái Phật, giáng sinh tại phương Nam, vị này là linh minh nhất trong chúng sanh, giáo hóa người đời, khai phát núi đảo, thời ấy là thời kỳ hồng hoang, nhân hợp với Thiên, vô tri vô thức, tính bổn chí thiện, người và thú ở chung, người thú không phân ra, nhưng không xâm phạm nhau, không giết chóc lẫn nhau, hòa bình sống chung, không giành ăn với nhau. Trong Kinh Thánh “Cựu Ước” trang thứ nhất có ghi: “Thần nói: Xem đấy! Ta đã đem rau cải, hạt giống đủ loại khắp nơi và trái trên cây đủ loại mang theo hạt giống, ban cho các ngươi làm thực phẩm, còn con thú đi trên mặt đất, con chim bay trên không trung, cùng các loài vật có mạng sống bò trên mặt đất, Ta đem cỏ xanh ban cho chúng làm thức ăn, việc như vậy là hoàn thành, cho nên người và thú đều có miếng ăn của mình, không xâm phạm lẫn nhau”.

     Trong “Tam Tự Kinh” có nói: “Đạo, lương, túc, mạch, thử, tắc, thử lục cốc nhân sở thực. Mã, ngưu, dương, kê, khuyển, thỉ, thực lục súc nhân sở tự”, con chó giữ nhà trông đêm, con gà báo thức sáng sớm, mọi thứ đều có cái cho sử dụng, thật là thế giới an hòa lạc lợi ". 

      Hai luồng tư tưởng của cái thiện ở hai phương Đông, Tây lại cùng gặp nhau ở một điểm.

    Lòng nhân ái của cha Zô \xima là lòng nhân ái được Chúa ban cho. Không phải ai cũng có vinh hạnh này. Cha Zôxima đã có Kinh Thánh trong đời của mình. Lòng nhân ái của cha cũng bắt đầu từ tấm lòng vị tha có cội nguồn từ thuở còn thơ. Chính người có tuổi thơ là người giàu lòng nhân ái hơn ai cả. Bởi vì nhờ những điều này  mà khi trở thành vị chân tu, cha Zôxima mới thấu triệt thêm chân lý :" Không thể nói về đức hạnh được khi chính chúng ta đi làm đổ máu người". Cha coi tội làm đổ máu người là tội lớn nhất trên tất cả các tội có ở trần thế. Không có cái sám hối nào lớn hơn cái sám hối làm đổ máu người. Cái sám hối ấy nghìn năm đè nặng lên trái tim người hối lỗi. Không ai có thể chia sẻ số phận ấy. Cha mẹ cũng không, anh em bầu bạn cũng không, chồng vợ cũng không. Cuối cùng chỉ có bản thân mình, chính mình biết hối cải , biết tự mình tỉnh ngộ chuộc lại lỗi lầm. Chỉ có điều đó mới tìm về được cái thiện, chính điều đó mới mong xóa dần đi cái ác.

  Những bậc chân tu vỹ đại ngày trước, những vị thánh ngày trước đã làm được điều này. Đó là những tấm gương cho đời sau noi theo.

   Phao lô là một vị Thánh thứ nhất , thứ hai trong các hàng vị Thánh sau Đức Chúa Jesus cũng đã đi từ con đường lầm lạc trở về con đường lương thiện.Trước mắt vua Ápripba, Phao lô nói: "Chính tôi từng thầm nghĩ làm nhiều điều để chống nghịch danh Chúa Người Xanaret. Tôi cũng đã làm như vậy trại Gieusalem, đã nhân quyền bính của các thầy tế lễ và bỏ tù nhiều thánh đồ và lúc họ bị giết, tôi cũng bỏ thăm ưng thuận."

Nhưng Phao lô đã gặp Chúa. Chúa đã xưng danh: "Ta là Jesus mà ngươi bắt bớ đây, song hãy đứng lên. Ta sẽ giải cứu người khỏi dân. để hướng về Đức Chúa Trời hầu cho họ nhận được sự tha tội được nên Thánh bởi có đức tin với ta."(10)

  Tìm về cái thiện, tìm về Chúa, được Chúa cảm hóa, được cái thiện dẫn dắt, Phao lô đã đi đến con đường chân tu và cuối cùng đắc đạo.

  Thánh Miguel de Manata cũng vậy. Từ một kẻ Don Juande trác táng làm thui hại bao nhiều đời con gái vô tội, Miguel de Manata đã sám hối ,  từ bỏ tất cả để trở về cái thiện . Công đức hổi lỗi ấy đã được hậu thế soi xét. Hai trăm năm sau khi chết, Miguel de Manata được hiển Thánh.

   Cha Zôxima đi theo các vị thánh này, noi gương họ và như đã phân tích là cha cũng đắc đạo.

  Cha Zôxima khi ném khẩu súng của mình, không muốn làm đổ máu đồng loại, bằng cái cảm quan thấu thị. Cha biết "dùng súng để đẻ ra chính quyền" (11) là tự sát mình và tự sát nhân loại. Kẻ nhân danh tự do sẽ giết chết tự do! Cái nhu cầu thỏa mãn bản thân của họ nảy sinh trong lòng họ nhiều ham muốn, nhiều thói quen vô nghĩa và ngu xuẩn, lắm giả tưởng vô lý. Người ta sống đố kỵ và hiềm khích lẫn nhau. Ngựa xe, chức tước, kẻ hầu người hạ, danh dự lòng tham giết chết con người ham quyền lực. Rồi thay cho rượu, họ uống máu người. Những kẻ đấu tranh cho nhân loại, giành lấy tự do ấy lại rơi vào vòng nô lệ của những thói quan, ham mốn. Ý tưởng thống nhất toàn nhân loại của kẻ ác, ý tưởng phục vụ nhân loại của họ ngày càng lụi tắt trên thế gian. Cuối cùng tất cả lý tưởng giả vờ phục vụ nhân loại ấy chi đi phục vụ cho một nhúm ngưới sống biệt lập với cộng động.

   Cha Zôxima hiểu con đương tu hành của minh   khi mình tự chọn là con đường dẫn đến tự do thật sự, dẫn đến cái thiện. Có như thế mới có lòng nhân ái. Lòng nhân ái phải sinh ra ở trái tim giàu lòng nhân hậu và ở bộ óc trác việt của bậc chân tu hay người làm việc thiện. Cha Zôxima biết rằng ngay từ thời cổ xưa, những nhà hoạt động của nhân dân cũng từ những bậc tu hành mà ra. Hiện tại cũng thế mà sau này cũng thế. Cha Zôxima khi trở về cái thiện , cha hiểu công việc của mình, công việc chân chính của vị chân tu Nga. Những người ăn chay và những người khiêm nhường và hiền lành ấy sẽ đứng ra phục vụ sự nghiệp vỹ đại. Nhân dân sẽ cứu nước Nga. Từ muôn đời tu viện Nga đi với nhân dân. Cha Zôxima bằng khả năng thấu thị của mình hay chính Đôxtôiepxki bằng thiên tài trực báo cảnh tỉnh cho nhân loại biết nguy cơ của kẻ làm điều ác. Cha Zôxima thấy được ở nước Nga của Cha: "Những nhà hoạt động không tính ngưỡng, không làm nên trò trống gì cho dù người đó có tấm lòng chân thành và trí tuệ thiên tài. Hãy nhớ lấy điều đó. Nhân dân sẽ đương đầu với người vô thần và quật đổ kẻ đó. Nước Nga chính giáo thống nhất sẽ xuất hiện. Hãy bảo vệ nhân dân và chăm sóc trái tim nhân dân bằng ân nghĩa. Hãy vì nhân dân mang Chúa trong mình."

  Đôxtôiepxki quả có cái nhìn thấu thị.  Bằng giác vô thức, ông biết đến cái đổ vỡ tất yếu của những kẻ vô thần (hay đúng hơn những kẻ làm điều ác). Sau một trăm năm thời gian đã là người thầy công minh kiểm nghiệm cái nhìn thiên tài của Đôxtôiepxki. Đúng là Đôxtôiepxki là một thiên tài - thiên tài nhân ái. Ông đã cảm nhận trước tất cả nhân loại. Thế kỷ sau thế kỷ 19, thế kỷ XX, cái ác thắng thế hoành hành lấn át cái thiện. Điển hình là chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng sản.

   Cái ác của Chủ nghĩa Phát xít là : Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông mà muốn đặt quốc gia trong những thuật ngữ về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, trên tất cả là các động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng quốc gia được huy động..[1] Rất nhiều đặc điểm được quy cho chủ nghĩa phát xít bởi nhiều học giả khác nhau, nhưng những yếu tố sau thường được xem như cấu thành: chủ nghĩa dân tộc hẹp hòichủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa độc tài quân sựchủ nghĩa quân phiệtchủ nghĩa chống cộngchủ nghĩa hợp tácchủ nghĩa toàn trịchủ nghĩa chuyên chế[2], chống lại chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản. Có rất nhiều tranh cãi giữa các học giả về bản chất của chủ nghĩa phát xít và những loại phong trào chính trị và những chính phủ mà có thể bị gọi là phát xít. Trên thực tế chủ nghĩa phát xít ở Ý, nơi khởi đầu của nó, khác với ở Đức, hay "chủ nghĩa phát xít" ở Nhật, ở Tây Ban Nha, và một số nơi khác, và cũng như các phong trào phát xít mới phát triển ở châu Âu hiện nay, xem xét các khía cạnh kinh tế, thủ thuật giành chính quyền, cương lĩnh, tư tưởng, mô hình nhà nước,... nhưng có điểm chung là gắn với tinh thần dân tộc.

 

Ngoài các đặc điểm chung của chủ nghĩa phát xít như độc tài, chuyên chế, phản dân chủ, xâm lược, dã man tàn bạo, phát xít Đức có một điểm độc đáo là tàn sát nhằm tiêu diệt những người chúng cho là “hạ đẳng” dù họ không phải là đối tượng chiến tranh. Hành vi nói trên xuất phát từ quan điểm chủng tộc bệnh hoạn cực đoan ích kỷ của Hitler: coi chủng tộc German là thượng đẳng (chúng tự lấy tên là người Aryan), các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ là hạ đẳng, cần giết hết để lấy không gian cho chúng sinh tồn. Phát xít Nhật cũng có quan điểm cho dân tộc Nhật là dòng dõi thần thánh, cần thống trị toàn châu Á để xây dựng “Đại Đông Á” ngang ngửa với Âu, Mỹ; nhưng chưa tới mức bệnh hoạn như Hitler.

Năm 1933, Hitler chỉ thị phải thủ tiêu những người bẩm sinh tàn tật hoặc đần độn (không phải Do Thái). Khoảng 5000 trẻ em loại này đã bị tiêm thuốc độc chết. Năm 1939, hắn lập 6 “Trung tâm T-4”, dùng khí CO (carbon monoxide) giết mỗi đợt 20-30 người thiểu năng trí tuệ hoặc tâm thần, rồi đốt xác phi tang. Gia đình họ nhận được bình tro hài cốt và thư chia buồn nói chết là do viêm phổi, phải đốt xác để tránh truyền nhiễm. Về sau, do bị lộ, các đại diện tôn giáo lên tiếng phản đối. Hitler phải ngừng việc này (8/1941) khi hơn 70 nghìn nạn nhân đã chết, nhưng vẫn thủ tiêu tiếp vài nghìn tù chính trị, tù hình sự và người Do Thái theo cách cố ý kết luận họ bị tâm thần.

Người Do Thái di cư đến Đức từ thế kỷ I; đầu thế kỷ XX họ có hơn nửa triệu người ở Đức, chiếm 1% số dân. Thủa xưa, tín đồ đạo Ki Tô ở châu Âu ghét người Do Thái vì cho rằng họ gây ra cái chết của Jesus. Cuối thế kỷ XIX, xuất hiện một “lý thuyết sinh học” nhận định Do Thái là một chủng người khác thường, có bản tính độc ác di truyền. Nước Nga Sa Hoàng giết hại hàng nghìn người Do Thái với lý do ấy. Nhiều người Do Thái chạy sang Đức, nơi họ coi là quốc gia văn minh nhất. Nhưng họ đã nhầm, vì sau này nơi đây xuất hiện Hitler.

Hitler cho người Do Thái là loại quái vật bí hiểm quỷ quyệt, chuyên đứng sau giật dây, gây ra tất cả các tội ác, từ chủ nghĩa tư bản cho đến nạn mại dâm. Hắn dùng luật pháp định tội họ và đánh họ về kinh tế. Từ năm 1931, các đội Xung kích Nazi đã đập phá khu người Do Thái và các ngôi mộ của họ, cũng như ngăn người Đức tới mua hàng ở các cửa hiệu Do Thái. Năm 1933, Hitler ký các đạo luật cấm người Do Thái làm công việc văn thư, luật pháp, y tế, nông nghiệp, âm nhạc, kịch nói, điện ảnh, cấm phục vụ trong quân đội v.v.. Giai đoạn 1933-1939 đã ban hành hơn 400 đạo luật chống Do Thái. Năm 1935, Quốc Hội thông qua Luật Chủng tộc Nuremberg, hoàn toàn loại trừ người Do Thái ra khỏi đời sống xã hội. Năm 1937, Goering thực thi “Aryan hoá nền kinh tế”, nghĩa là tịch thu các xí nghiệp của người Do Thái. Khoảng 80% các xí nghiệp này đã chuyển vào tay người Đức.

Từ 1934, Đức bắt đầu xua đuổi người Do Thái. Hàng năm có 8000 người Do Thái bị đưa đến Palestine thuộc Anh – nơi được Anh hứa lập riêng một nhà nước Do Thái. Về sau các nước khác không nhận nữa, vì họ cũng bài Do Thái và vì đã nhận quá nhiều; như Ba Lan chỉ trong 20 năm đã có 400 nghìn người Do Thái đến. Mỹ, Anh, Pháp có truyền thống nhận người tỵ nạn, nay cũng hạn chế nhận. Việc xua đuổi giết hại người Do Thái chỉ chậm lại trong thời gian Đức tổ chức Thế vận hội Olympic 1936; sau đó lại đẩy mạnh. Trong “Đêm Kinh hoàng” 9/11/1938, các đội Xung kích đánh giết, cướp bóc, đập phá, đốt cháy nhiều cửa hiệu, đền thờ, nhà ở của người Do Thái ở Munich. Đầu năm 1939, Hitler tuyên bố: “Chủng tộc Do Thái ở châu Âu sẽ bị huỷ diệt.” Lực lượng SS bắt người Do Thái đưa về trại tập trung Dachau gần Munich để giết dần họ. Sau khi chiếm Ba Lan, nơi có 3,3 triệu người Do Thái, phát xít Đức bắt đầu tăng tốc độ tàn sát. Để giấu dân Đức biết việc này, từ cuối 1939, phát xít Đức chở người Do Thái và người Gypsy (ở Việt Nam quen gọi là người Di-gan, một chủng tộc gốc Indo-Aryan, năm 1979 được Liên Hợp Quốc công nhận là một dân tộc) ở châu Âu vào các trại tập trung ở Ba Lan.

Cuộc tấn công vào Liên Xô – nơi có 5 triệu người Do Thái – đánh dấu bước ngoặt trong chính sách chống Do Thái. Hitler huấn thị cho các chỉ huy quân đội: Do Thái và Bôn-sê-vich, giới trí thức và Hồng quân Nga đều là kẻ địch phải tiêu diệt. Lực lượng SS trở thành đội quân hành quyết chuyên nghiệp. Khi tiến vào Liên Xô, chúng cứ thấy người Do Thái là bắn ngay. Tại 3 nước vùng Ban-tích, chúng phối hợp với cảnh sát địa phương (vốn ghét Do Thái) làm việc này. Trong 5 tuần đầu vào đất Liên Xô, số người Do Thái bị chúng giết nhiều hơn tổng số đã giết từ trước đến lúc đó. Ngày 1/8/1941, Heydrich báo cáo Himmler: “Có thể tin chắc là trên mảnh đất miền Đông này sẽ không còn người Do Thái nữa.” Sau đó Himmler đến tận Minsk để xem “biểu diễn” cảnh hành quyết: hàng trăm người Do Thái nằm úp mặt dưới rãnh đào, lính SS bắn vào từng người. Himmler sợ tái mặt suýt ngã, thế nhưng sau đó hắn huấn thị: mọi người cần thi hành chức trách luật pháp của mình; để tự bảo vệ, loài người cần xác định kẻ nào là có hại, và đã có hại thì phải tiêu diệt sạch. Khi chiếm Kiev (9/1941), lính SS gọi toàn bộ người Do Thái tập trung vào nghĩa trang rồi xả súng bắn; trong 2 ngày, chúng giết chết 33.771 người. Về sau, Himmler ra lệnh phải tìm cách giết sao để “đỡ hành hạ họ về tinh thần”. “Sáng kiến” đầu tiên là dùng các xe tải bọc kín, mỗi xe chứa khoảng 50 người rồi bơm khí CO vào cho họ chết ngạt.       Đầu 1942, khi đã giết hơn 1 triệu người “hạ đẳng”, Goering ra lệnh tăng tốc độ giết họ với mục đích diệt chủng. Chúng xây dựng ở Đông Âu 3 trung tâm giết người là các trại tập trung Belzec, Treblinka, Sobibor. “Dây chuyền công nghệ” mới là: dùng xe lửa chở người đến trại, lột hết quần áo, đưa vào phòng kín mỗi phòng 400 người rồi bơm khí CO vào, xác đem đốt hoặc chôn. Trung bình nạn nhân đến trại không quá 3 giờ là bị giết! Hàng ngày có 100 toa xe lửa chở người đến, mỗi ngày 3 trại này “sản xuất” được 25 nghìn xác chết! Tổng giá trị số tiền cướp từ nạn nhân lên tới 70 triệu USD. Tóc của họ được chở về Đức để chế tạo loại vải đặc biệt. Ba trại tập trung trên về sau bị Đức san bằng để phi tang tội ác; xác chết được đào lên rồi đốt. Tiếp đó, chúng xây dựng trại tập trung Auschwitz I, II và III, vừa là trại lao động vừa là các nhà máy giết người. Tháng 3/1944, Đức chiếm Hungary; lúc này Liên Xô đang đánh đuổi quân Đức ở Đông Âu, nhưng chúng vẫn kịp chở 280 nghìn người Do Thái ở Hungary đến Auschwitz. Khi quân đội Liên Xô giải phóng trại này (27/1/1945), chỉ còn 2800 người sống sót, trong kho còn hơn 836 nghìn áo khoác và váy phụ nữ, 370 nghìn áo khoác nam và 7 tấn tóc của người đã chết.  

     Hitler cũng tàn sát hàng loạt người Gypsy – buộc tội họ phá hoại huyết thống người German. Chủ nhiệm “Viện nghiên cứu Vệ sinh chủng tộc và sinh vật học quần thể” là bác sĩ Robert Rits được giao nhiệm vụ nghiên cứu tìm “chứng cớ khoa học”. Tất cả người Gypsy đều phải đăng ký với chính quyền, rồi được phân loại theo mức độ lai với người Đức. Cuối cùng Rits kết luận: người Gypsy có dòng máu người nguyên thuỷ, làm thành một giai cấp “á vô sản” tự khép kín, có khuynh hướng phạm tội, nên đưa vào các trại tập trung để lao động, hoặc tốt nhất thủ tiêu họ. Khoảng 250-500 nghìn người Gypsy đã chết trong các trại tập trung.

Tháng 8/1939, trước khi xâm lược Ba Lan, Hitler ra lệnh cho quân đội Đức: “Giết hết bất cứ đàn ông, đàn bà, trẻ con có huyết thống Ba Lan hoặc nói tiếng Ba Lan; chỉ có thế chúng ta mới giành được không gian sinh tồn ta cần”, nhằm lập một đế chế Nazi ở Đông Âu, xây dựng tại đây một xã hội “tuyệt đối nông thôn hoá, thuần khiết về đặc tính sinh học, không cho phép tồn tại dân bản địa hạ đẳng.” Himmler nói: “Chúng ta phải bảo đảm chỉ người Đức thuần chủng mới được sống ở miền Đông.” Để đàn áp phong trào kháng chiến, chúng quy định: cứ 1 lính Đức bị giết thì chúng sẽ giết 50-100 người Ba Lan.

Lực lượng SS thành lập “Uỷ ban Tăng cường Đức hoá” (RKFDV) để quy hoạch đất đai Đông Âu, thủ tiêu người Slavơ ở đó và bố trí người Đức đến ở. Quân Đức đến đâu cũng ra lệnh cho mọi người dọn nhà sạch sẽ, chuẩn bị hành lý tuỳ thân trong vòng 20 phút và nộp chìa khoá nhà cho chúng, rồi chúng chở họ đến các trại tập trung. Nhà của người Ba Lan phải giữ lại cho người Đức đến ở sau khi hết chiến tranh. Ai phản đối lập tức bắn. Ngoài nhà treo biển: “Người Ba Lan, Do Thái và chó cấm vào”. Ruộng đất giao cho quân đội Đức quản lý để khi lính Đức giải ngũ sẽ sử dụng. Tên Heydrich trùm SS khét tiếng giết người Do Thái về sau đã bị du kích Tiệp Khắc ám sát; để trả thù vụ này, phát xít Đức đã gây ra vụ thảm sát làng Lidice.

Tổng cộng phát xít Đức đã giết 13 triệu dân thường Đông Âu; Ukraine – 4 triệu người (gần 1 triệu là Do Thái), một nửa số dân Kiev bị giết; Belorussia – 2,3 triệu hoặc 25% số dân; Ba Lan – 6 triệu (một nửa là Do Thái, một nửa là tín đồ Tin Lành) hoặc 22% số dân; Liên Xô – vài triệu dân người Slavơ và 3 triệu tù binh Nga gốc Slavơ. Tại Ba Lan, chúng giết toàn bộ các nhà báo, 45% bác sĩ, 57% luật sư, 40% giáo sư – những người chúng cho là có thể lãnh đạo dân chống lại Đức.

Tuy thế, Hitler có thái độ khác đối với các nước Tây và Bắc Âu. Vẫn đánh nhau với Anh nhưng hắn tôn trọng dân Anh, vì họ cùng nguồn gốc chủng tộc German. Hắn lúc đầu muốn hoà bình với Anh để cùng chống Liên Xô, nhưng Thủ tướng Churchill phản đối vì đã thấy rõ bộ mặt xâm lược của hắn. Hitler coi người Slavơ là “đáng khinh”, nhưng chưa cần diệt ngay như người Do Thái. Người Slavơ do nhiều dân tộc hợp thành, gồm người Ba Lan, Tiệp Khắc, Slovakia, Croatia, Slovenia và Serbi; các nước có người Slavơ như Hungary, Romania và Bulgaria còn là đồng minh của Đức, cho nên việc tiêu diệt người Slavơ khác với người Do Thái. Hitler chủ trương nước Đức không xây dựng xã hội quý tộc nuôi nô lệ mà tự lao động kiếm sống trong một “xã hội nông thôn”.ái ác điển hình thứ hai trong thế kỷ nối tiếp (thế kỷ XIX) là chủ nghĩa cộng sản.

 

 

Chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung.[1][2][3] Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Trong xã hội cộng sản, các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân. Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế - xã hội, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất.

Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc.[2] Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới.

Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của chủ nghĩa xã hội; một nhóm học thuyết triết học chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức có nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp.[4] Nhánh kia là lý luận của các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.

Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ phương Tây nhưng càng di chuyển về phương Đông càng bị biến đổi tùy theo tâm lý, văn hóa và những điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mà nó đi qua làm nảy sinh ra những trường phái tư tưởng cộng sản khác nhau với cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa cộng sản. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa LeninChủ nghĩa StalinChủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trotsky, đều kế thừa từ Chủ nghĩa Marx, nhưng giữa chúng có những khác biệt tùy theo cách hiểu và bối cảnh xã hội mà nhà lý luận chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến Chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism).

         Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

       Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ.

Chủ nghĩa cộng sản đi vào lịch sử như là sự kết tội chủ nghĩa tư bản, kịch liệt nhưng đầy chất lý tưởng, và hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cũng như những người cánh tả khác, đều đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình trạng bi thảm của nông dân và công nhân cũng như sự lan tràn của lao động nhập cư và lao động trẻ em. Những người cộng sản nhìn thấy cuộc tàn sát trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất như là hậu quả trực tiếp của sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cường quốc để giành giật thị trường nước ngoài.

Nhưng một thế kỷ cầm quyền của chủ nghĩa cộng sản – mà ngày nay vẫn còn đứng vững ở Cuba, Bắc Hàn và Trung Quốc – đã làm rõ cái giá phải trả về nhân mạng của một chương trình chính trị quyết tâm lật đổ chủ nghĩa tư bản. Hết lần này đến lượt khác, nỗ lực xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã gây ra cái chết của một số lượng người đáng kinh ngạc. Từ năm 1917 – ở Liên Xô, Trung Quốc, Mông cổ, Đông Âu, Đông Dương, Phi châu, Afghanistan và nhiều nước châu Mỹ Latin – chủ nghĩa cộng sản đã làm thiệt mạng ít nhất 65 triệu người, theo nghiên cứu cẩn thận của các nhà dân số học.

Những công cụ hủy diệt của chủ nghĩa cộng sản bao gồm việc trục xuất hàng loạt, các trại cưỡng bức lao động và sự khủng bố của nhà nước cảnh sát – một mô hình được lập ra bởi Lenin và đặc biệt là người kế tục ông là Joseph Stalin. Mô hình này được nhân rộng nhiều nơi. Dù chủ nghĩa cộng sản đã cố ý giết chết một lượng lớn người dân nhưng thậm chí còn nhiều nạn nhân hơn đã chết vì nạn đói – hậu quả của những dự án tàn bạo về cải tạo xã hội.

Với những tội ác mang “tầm sử thi” này, Lenin và Stalin phải chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Pol Pot ở Campuchia, gia tộc họ Kim ở Bắc Hàn và các nhà độc tài cộng sản khác ít tàn bạo hơn. Nhưng chúng ta đừng bỏ qua các ý tưởng đã thôi thúc những kẻ độc ác này tàn sát con người trên quy mô lớn như vậy, cũng đừng quên cái bối cảnh dân tộc thôi thúc họ đi theo các ý tưởng này. Sự nghiệp chống chủ nghĩa tư bản hấp dẫn họ do tính đúng đắn của chính nó và trong tâm trí họ, đó cũng là công cụ để các quốc gia chậm tiến nhảy vọt lên, đứng vào hàng ngũ các cường quốc.

Giờ đây, cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa đã lụi tàn, nhưng một trăm năm của nó, xét như một sự nghiệp vĩ đại chống chủ nghĩa tư bản, vẫn đòi hỏi một sự phân xử thích hợp.

Vào tháng Hai năm 1917, Nga hoàng Nicholas đệ Nhị thoái vị dưới áp lực của các tướng lĩnh, những người lo ngại rằng các cuộc biểu tình và tuần hành đòi cơm áo ở thủ đô St. Petersburg đang làm xói mòn nỗ lực chiến tranh chống Đức và các nước đồng minh của nó. Cuộc Cách mạng tháng Hai, như tên gọi biến cố ấy, lập ra một chính phủ lâm thời không do người dân bầu lên; chính phủ này cầm quyền mà không có một nghị viện dân cử. Nông dân bắt đầu giành lấy ruộng đất và các xô-viết (tức là các ủy ban chính trị) bắt đầu được thành lập trong binh lính ở chiến trường, cũng giống như các xô-viết đã được lập ra trước đó trong các nhóm chính trị ở đô thị.

Mùa thu năm ấy, khi chiến tranh diễn ra ngày càng dữ dội, những người bolshevik của Lenin đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa vũ trang, huy động được có lẽ không quá 10.000 người. Cuộc đảo chính của họ không nhắm lật đổ chính phủ lâm thời từ lâu đã trở nên dở sống dở chết; thay vì vậy họ chống lại các xô-viết chính ở thủ đô do những người xã hội chủ nghĩa ôn hòa hơn thống trị. Cuộc Cách mạng tháng Mười bắt đầu là một cuộc lật đổ chớp nhoáng mà những người cánh tả cấp tiến thực hiện để chống lại phần còn lại của cánh tả, thành phần tố cáo những người bolshevik vi phạm quy tắc và sau đó đã bỏ ra khỏi các xô-viết.

Những người bolshevik, cũng như nhiều đối thủ của họ – là môn đệ trung thành của Karl Marx, nhà tư tưởng cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực vĩ đại của lịch sử. Cái mà ông gọi là chế độ phong kiến sẽ phải nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản, rồi đến lượt mình, chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản và cuối cùng là một thế giới đại đồng không tưởng xa xăm! Marx hình dung ra một kỷ nguyên mới của tự do và sung túc, và điều kiện tiên quyết của nó là sự phá hủy “chế độ nô lệ tiền lương” và sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Như ông và người cộng sự Friedrich Engels từng tuyên bố trong Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848, học thuyết của họ “có thể được tóm gọn trong một câu đơn nhất: bãi bỏ quyền tư hữu”.

Một khi đã giành được quyền lực vào đầu năm 1918, những người bolshevik tự đổi tên thành đảng Cộng sản và họ tìm cách buộc nước Nga phải cấp tốc đi lên chủ nghĩa xã hội, đi tới giai đoạn cuối cùng của lịch sử. Hàng triệu người bắt đầu tập sống theo những phương cách mới. Tuy nhiên không ai biết chính xác xã hội mới sẽ ra làm sao. “Chúng tôi không thể mô tả đặc điểm của chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi không biết, chúng tôi không thể nói chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào khi nó đạt đến hình thức hoàn hảo của nó”, Lenin kết luận như vậy vào tháng Ba năm 1918.

Nhưng với họ có một điều rõ ràng: chủ nghĩa xã hội không giống chủ nghĩa tư bản. Chế độ xã hội chủ nghĩa thay thế quyền tư hữu bằng sở hữu tập thể, thị trường thay bằng kế hoạch hóa và các nghị viện “tư sản” thay bằng “quyền lực nhân dân”. Tuy vậy vào thời điểm đó ngay cả một số người cộng sản đã rút ra kết luận là trong thực tế không thể nào thực hiện được kế hoạch hóa khoa học. Còn công cuộc tập thể hóa quyền tư hữu đã đem lại quyền lực không phải cho nhân dân mà cho nhà nước.

Quá trình do người cộng sản phát động đã kéo theo sự bành trướng rộng rãi một guồng máy công an mật vụ để xử lý các vụ bắt bớ, lưu đày trong nước và hành quyết những “kẻ thù giai cấp”. Việc tước quyền sở hữu của các nhà tư bản cũng làm giàu cho một giai cấp mới các cán bộ nhà nước, những người nắm quyền kiểm soát tài sản quốc gia. Tất cả các đảng phái và quan điểm nằm bên ngoài học thuyết chính thống đều bị đàn áp, chính trị như là một cơ chế để điều chỉnh bị xóa bỏ.

Những mục tiêu được tuyên bố của cuộc cách mạng năm 1917 là sự sung túc và công bằng xã hội, nhưng sự tiêu diệt chủ nghĩa tư bản đã sinh ra những cơ cấu làm cho các mục tiêu đó không bao giờ đạt được.

Ở khu vực đô thị, chế độ xô-viết có khả năng dựa vào lực lượng công nhân nhà máy có vũ trang, những người mới kết nạp đảng đầy nhiệt huyết và công an chìm, dựa vào những người trẻ nôn nóng xây dựng thế giới mới. Nhưng ở nông thôn, người nông dân – có khoảng 120 triệu người như vậy – đã thực hiện cuộc cách mạng của riêng họ, lật đổ giới quý tộc và thiết lập trong thực tế quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

Với một đất nước bị tàn phá đang đi tới bờ vực của nạn đói, Lenin bắt buộc các cán bộ đảng còn miễn cưỡng phải chấp nhận cuộc cách mạng riêng rẽ của nông dân trong thời điểm đó. Ở nông thôn một nền kinh tế gần giống kinh tế thị trường vẫn được cho phép vận hành, bất chấp sự phản đối của các đảng viên cộng sản thuần túy.

Khi Lenin qua đời vào năm 1924, sự nhân nhượng với nông dân đã trở thành vấn đề của Stalin. Cho đến năm 1928, có chưa tới 1% diện tích đất canh tác đã được hợp tác hóa một cách tự nguyện. Vào thời điểm ấy, phần lớn các nhà máy chủ yếu đều đã do nhà nước làm chủ và chính quyền đã cam kết một kế hoạch 5 năm công nghiệp hóa. Các nhà cách mạng bực tức khi thấy giờ đây Liên Xô có hai hệ thống không tương thích với nhau – chủ nghĩa xã hội ở thành phố và chủ nghĩa tư bản ở làng quê.

Stalin đã không trì hoãn. Ông áp đặt công cuộc tập thể hóa cưỡng bức trên toàn quốc, từ ven biển Baltic tới ven bờ Thái Bình Dương, bất chấp những cuộc nổi loạn của quần chúng nông dân. Ông đe dọa các cán bộ đảng, bảo họ rằng nếu như họ không nghiêm túc trong việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, họ hãy chuẩn bị sẵn sàng để giao quyền lực cho những nhà tư sản đang nổi lên ở nông thôn. Ông kích hoạt cuộc chiến tranh giai cấp chống lại “kulak” (trung nông và điền chủ), và bất cứ ai bảo vệ họ, áp đặt hạn ngạch (quota) cho việc bắt bớ tràn lan và lưu đày nội địa.

Stalin nói rõ nguyên lý cơ bản về ý thức hệ của ông: “Chúng ta có thể phát triển nông nghiệp theo kiểu kulak, kiểu nông trại cá nhân, bên cạnh trang trại quy mô lớn” giống như ở “Mỹ và các nước khác” hay không? Ông hỏi. “Không, chúng ta không thể. Chúng ta là đất nước Xô-viết. Chúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế tập thể, không chỉ trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp”.

Và ông đã không bao giờ thoái lui, ngay cả khi, do hậu quả các chính sách của ông mà đất nước Nga rơi vào một nạn đói nữa vào các năm 1931-1933. Tập thể hóa cưỡng bức trong mấy năm ngắn ngủi đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng từ 5 đến 7 triệu người.

Tiền lệ khủng khiếp của Liên Xô đã không ngăn cản được các nhà cách mạng cộng sản khác. Mao Trạch Đông, một người cứng rắn như Stalin, đã vươn lên vị trí cao nhất của phong trào cộng sản Trung Hoa và vào năm 1949, ông và các đồng chí của ông trở thành người chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Mao đã thấy cái giá nhân mạng khổng lồ trong cuộc thử nghiệm của Liên Xô như là yếu tố nội tại của thành công!

Chính sách Đại Nhảy Vọt của Mao, một chiến dịch bạo lực diễn ra từ 1958 tới 1962, là nỗ lực tập thể hóa khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc và mở rộng công nghiệp về nông thôn. “Ba năm lao động cần cù và chịu đựng [để có] ngàn năm thịnh vượng”, là một trong những câu khẩu hiệu nổi bật thời đó.

Các báo cáo sai lệch về những vụ thu hoạch thắng lợi và nông dân sung sướng vui vẻ tràn ngập các khu nhà ở được cung cấp đầy đủ của giới tinh hoa cộng sản cầm quyền ở Bắc Kinh. Nhưng trong thực tế, chương trình của Mao đã dẫn tới một trong những nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử, làm chết đói khoảng từ 16 đến 32 triệu người. Sau thảm họa, mà những người sống sót nói tới như là “làn gió cộng sản”, Mao dập tắt hết những lời kêu gọi ngừng tập thể hóa nông nghiệp. Như ông từng tuyên bố: “nông dân muốn tự do nhưng chúng ta muốn chủ nghĩa xã hội”.

Những mất mát khủng khiếp này vẫn không ngăn chặn được sự lặp lại tính tàn bạo cộng sản nhân danh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Sau khi chinh phục được Campuchia vào năm 1975, Pol Pot và phe Khmer Đỏ của ông ta đã đuổi hàng triệu người ra khỏi các thành phố, đẩy họ về nông thôn làm việctrong các công xã và các dự án cưỡng bức lao động. Họ tìm cách biến Campuchia thành một xã hội thuần nông không có giai cấp.

Khmer Đỏ bãi bỏ đồng tiền, cấm đánh bắt cá để kinh doanh, hành quyết các tu sĩ Phật giáo, Hồi giáo; các cộng đồng thiểu số gốc Việt và gốc Hoa của đất nước bị coi là “kẻ xâm nhập”. Chế độ của Pol Pot cũng tập trung trẻ em để ngăn ngừa việc chúng bị lây nhiễm ý thức hệ từ cha mẹ “tư bản” của chúng.

Được biết đã có khoảng 2 triệu người Campuchia, tương đương một phần tư dân số vào thời ấy, đã chết vì đói rét, bệnh tật, bị hành quyết hàng loạt trong bốn năm ác mộng dưới ách cai trị của Pol Pot. Ở một số khu vực, ao chuôm nào đào lên cũng thấy sọ người.

Phân tích về giai cấp của Marx bác bỏ tính chính danh của mọi phong trào chính trị đối lập, không chỉ từ các phần tử “tư sản” mà từ ngay bên trong các phong trào cộng sản – bởi vì những người đối lập phục vụ “một cách khách quan” cho lợi ích của trật tự tư bản quốc tế. Cái lô-gic về cách mạng không ngừng nghỉ chống chủ nghĩa tư bản sẽ chỉ tới một lãnh tụ duy nhất trên đỉnh một hệ thống độc đảng.

Từ Nga tới Trung Quốc, từ Bắc Hàn tới Cuba, các nhà độc tài cộng sản đều chia sẻ những đặc điểm chung chủ yếu. Tất cả đều ít nhiều tuân theo khuôn mẫu của Lenin: một sự pha trộn hệ tư tưởng đấu tranh với những thủ đoạn vô nguyên tắc. Và tất cả đều có sức mạnh ý chí tuyệt vời – điều kiện tiên quyết để thủ đắc những gì chỉ có sự đổ máu không tính nổi mới có thể mang lại.

Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua chủ nghĩa cộng sản không phải là tác nhân duy nhất thực hiện các vụ tàn sát. Sự đàn áp của chủ nghĩa quốc xã (Nazi), những cuộc chiến tranh thanh lọc sắc tộc cũng đã giết hại khoảng 40 triệu người. Và trong thời Chiến tranh Lạnh, phong trào chống cộng sản đã kích hoạt những cơn bùng phát bạo động bất ngờ và dữ dội ở Indonesia, châu Mỹ Latinh và nhiều nơi khác.

Nhưng bằng chứng về nỗi kinh hoàng cộng sản nổi lên liên tục trong nhiều thập niên đã gây sốc nặng cho những người cánh tả và theo tư tưởng tự do ở phương Tây, những người cùng chia sẻ nhiều mục tiêu công bằng xã hội của các nhà cách mạng. Nhiều người phản đối Liên Xô đã làm méo mó chủ nghĩa xã hội, và quy những tội ác của chế độ Xô-viết cho tình trạng lạc hậu của nước Nga, cho tính khí của Lenin và Stalin. Dù sao, Marx không bao giờ ủng hộ việc tàn sát hàng loạt hoặc các trại lao động kiểu Gulag. Không tìm đâu thấy ông biện luận rằng công an chìm, trục xuất người trên xe chở súc vật và chết đói hàng loạt là những biện pháp nên dùng để thiết lập các trang trại tập thể.

Nhưng nếu chúng ta phải học có một bài học từ một thế kỷ cộng sản thì đó chính là: để thực thi các lý tưởng của Marx thì cần phải phản bội chúng. Đòi hỏi của Marx “bãi bỏ quyền tư hữu” là tiếng kèn xung trận kêu gọi hành động – nhưng cũng là con đường kiên định dẫn tới sự hình thành nhà nước đàn áp, không bị kiểm soát.

Một số nhà xã hội chủ nghĩa bắt đầu nhận ra rằng, không thể có tự do nếu không có thị trường và sở hữu tư nhân. Khi họ bắt đầu giải hòa với sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, hy vọng sẽ điều tiết thay vìxóa bỏ nó, họ bị cáo buộc là những kẻ phản bội. Theo thời gian, ngày càng có nhiều nhà xã hội chủ nghĩa chấp nhận kiểu nhà nước phúc lợi, hoặc kinh tế thị trường có sự phân phối. Nhưng tiếng còi kêu gọi vượt qua chủ nghĩa tư bản vẫn còn vang vọng trong một số người cánh tả.

Những thành trì cố thủ quan trọng của thế kỷ cộng sản vẫn còn tồn tại, dù không theo kiểu Marxist chính thống, ở Nga và Trung Quốc. Cả hai quốc gia này vẫn tiếp tục hoài nghi những gì có lẽ là quan trọng nhất của thị trường tự do và sở hữu tư nhân: khả năng đem lại cho người dân thường sự độc lập trong suy nghĩ và hành động, cho họ quyền theo đuổi những lợi ích của chính họ mà họ thấy phù hợp, trong đời sống riêng tư, xã hội dân sự và không gian chính trị.

Nhưng chống chủ nghĩa tư bản còn được sử dụng như một chương trình thay thế trật tự thế giới bằng một trật tự mới, trong đó những mục tiêu dân tộc chủ nghĩa từ lâu bị đè nén sẽ được hiện thực hóa. Đối với Stalin và Mao, người thừa kế những nền văn minh cổ đầy tự hào, châu Âu và Hoa Kỳ đại diện cho sức cám dỗ và mối đe dọa của một phương Tây siêu việt. Những người cộng sản tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải đuổi kịp và vượt qua các đối thủ tư bản chủ nghĩa và giành cho đất nước mình vị thế trung tâm trên sân khấu quốc tế. Cuộc đấu tranh cách mạng cho phép nước Nga thỏa mãn cái ý thức kéo dài nhiều thế kỷ về sứ mệnh đặc biệt của mình trên thế giới, trong khi nó cho Trung Quốc cơ hội để tuyên xưng một lần nữa là Vương quốc Trung tâm.

Sự chống đối phương Tây của Vladimir Putin, cùng với sự pha trộn đặc thù của ông trong đó niềm hoài vọng về thời đại Xô-viết hòa với sự phục hồi Chính thống giáo Nga, được xây dựng trên tiền lệ của Stalin. Về phần mình, tất nhiên Trung Quốc vẫn là cường quốc cộng sản cuối cùng, ngay cả khi Bắc Kinh quảng bá và cố gắng kiểm soát một nền kinh tế phần lớn là thị trường. Giờ đây, dưới quyền ông Tập Cận Bình, đất nước này vừa đi theo hệ tư tưởng cộng sản vừa khai thác văn hóa truyền thống Trung Hoa trong nỗ lực nâng cao vị thế quốc gia như là một sự thay thế phương Tây.

Thế kỷ máu của chủ nghĩa cộng sản đã đi tới lúc kết thúc, và chúng ta có thể bày tỏ niềm vui về sự lụi tàn của nó. Nhưng những khía cạnh đáng lo ngại trong di sản của nó thì vẫn còn dai dẳng!

       Và cuối thập 80, đầu thập kỷ 90 sự tan rã, tan tành của cộng đồng xã hội chủ nghĩa hoang tưởng, nhân loại mới hiểu được cái nhìn thấu thị Đôxtôiepxki qua nhân vật trưởng lão Zôxima đầy lòng nhân ái, hiển minh. Cái nhìn thiên tài của Đôxtôiepxki hay cái nhìn thiên tài của cha Zôxima vượt qua tầm thế kỷ mà không một nhân vật đương thời nào hiểu nổi. Dù cho đó là cha, Phó Giáo chủ Phrôlô,  cha Ralphơ người bao quát trí thức đương thời. Ngay cả Abert  Camus (giải Nobel văn học 1957 - người Pháp) sau gần một thế kỷ lời tiên đoán của Đôxtôiepxki mới nói được: "Sự mâu thuẫn vỹ đại. Vả lại dù sao đi nữa chính ý nghĩa của thực tại, và xã hội chủ nghĩa đã trái nghịch nhau rồi. Vì thật thế, một hiện  thực xã hội chủ nghĩa làm sao có thể thực hiện được khi thực tại không hoàn toàn có tính chất xã hội chủ nghĩa (12) và Camus mới nói tiếp được: "Từ xương máu mồ hôi của nhân loại người sẽ thấy nẩy sinh  ra một thứ văn chương vô nghĩa, những báo chí ngoan ngoãn, những bài tường thuật nghèo nàn như  ảnh chụp và những tác phẩm bị chỉ huy, trong đó lòng hận thù thay cho tín ngưỡng." Với lòng tin bất diệt  vào ý niệm chân tu của mình, cha Zôxima vượt lên trên hiện thực của thời một thời mình sống, một thời của cái xã hội rối ren, một xã hội đổ vỡ từ cội nguồn của một gia đình. Tiêu biểu là gia đình Nga - "Gia đinh anh em nhà Karammazốp".  Một gia đình mà ở đó con người không có lòng tin, những kẻ báng bổ tín ngưỡng từ người cha Pavlovits  đến người con Ivan Fiodorovits đều mất niềm tin, đều báng bổ lại đấng Christ. Một gia đình như một cộng đồng nhân loại thu nhỏ tan nát bởi vì vô luân, vì xâu xé nhau. Một gia đình đang tâm làm mọi cái ác trên đời nếu có thể làm được từ việc chửi rủa cho đến việc giết cha và giết đồng loại.

  Cha Zôxima có cơ sở tin tưởng vào việc thực hiện cái thiện của mình, lòng nhân ái của mình trên chân lý đức tin, trong  sự thánh thiện của nghiệp chân tu, trong quan niệm xây dựng một chính thể có trật tự từ trên xống. Với đức tin mang trong mình như Thánh Kinh, cha Zôxima xây dựng lòng nhân ái đúng đắn khi cha có quan niệm đúng đắn ở một xã hội mà quan hệ chủ và tớ là quan hệ anh em. Đây là cái điều hiện thực hơn, có ý nghĩa thực tế hơn, chứ không phải là điều hảo huyền, điều mơ ước của những  người nhân đạo chung chnung như những người theo chủa nghĩa Mác không tưởng:

"Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo

Hết tù, hết tội, hết gieo neo

Trong ngoài bốn bể anh em cả

Ôi đẹp vườn xuân những sớm chiều"

  (Xuân Thủy - Thơ ca cách mạng Việt Nam)

  Cái xã hội đẹp như pha lê ấy, làm chung ăn chung, cái xã hội ấy nó nằm ngoài cõi trần thế và nó cũng chẳng nằm ở đâu trong vũ trụ này. Con người với thực tế của mình, cứ nhìn vào thực tế của mình trên cái xã hội chuồng gà của mình mà thực thi lòng nhân ái. Lòng nhân ái ấy có thực hơn. Những kẻ yêu nhân loại chung chung hóa ra chẳng bao giơ yêu ai cả. Xây dựng được cái quan hệ chủ tớ tốt thì sẽ có lòng yêu thương thân ái. Cái đó thực ở cõi đời. Đừng nên phụ người "phụ người chẳng bỏ khi người phụ  ta (13). Đừng nên thà ta phụ người, chứ nhất quyết không để người phụ ta (14). Cha Zô xi ma khi nhìn thực trạng xã hội Nga, dân chúng bải hoại vì rượu, họ tàn ác với gia đình, trẻ con ở các xưởng máy còm cõi vì bạo lực và đã trụy lạc... Hãy làm sao đừng có tình trạng ấy. Hãy đứng lên truyền đạo lý, lòng nhân ái. Chúa Trời sẽ cứu nước Nga. Bởi vì nước Nga vỹ đại là ở sự quy thuận của mình. Cha Zôxima nói: "Phải tôn trọng tôi tớ. Đối xử với họ như cùng đồng loại với mình". Cha Zôxima cũng hiểu rằng nếu toan tính tổ chức một hội khước từ Đấng Chrit, tức là lòng nhân ái, thì sẽ làm cho thế gian này ngập máu, bởi vì máu sẽ gọi máu, máu sẽ trả máu, kẻ vung kiếm sẽ chết vì kiếm. Nếu không có lơi hứa của Đấng Chrit thì họ sẽ tiêu diệt nhau cho đến người cuối cùng trên trái đất này và người cuối cùng sẽ tự giết mình. Ở phương Đông cũng vậy. N ếu lấy oán báo oán, oán oán chất chồng; lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan" (15). Cha Zôxima làm điều từ thiện vì tình yêu những người hiền lành và quy thuận.

  Cha Zôxima cũng đã từng kêu gọi khi yêu thương con người dù là trong quan  hệ chủ tớ, nhưng không nên sợ tội lỗi, phải yêu con người trong tội lỗi của họ, đó chính là tình yêu cực đỉnh. Đó là tình yêu cực đỉnh trên thế gian. Đó là tình yêu có thực để tiếp xúc với một thế giới khác. Cha Zô xi ma nghĩ rằng có tình yêu ấy thì con người mới có tình yêu thế  gian với một tình yêu bao trùm lên tất cả. Cha Zôxima khuyên hãy yêu loài vật, đừng chọc  giận chúng, đừng hành hạ chúng, đừng lên mặt với chúng, chúng không có tội lỗi, chỉ có con người mới có tội lỗi. Hãy yêu loài vật để giảm bớt tội lỗi của mình. Cha Zôxima kêu gọi hãy yêu trẻ em.

   Trẻ em không có tội lỗi , trẻ em là thiên thần, trẻ em làm cho tâm hồn người lớn thêm trong sáng, thêm thanh sạch. Đau đớn thay, nếu ai đó trong chúng ta xúc phạm trẻ em. Tấm lòng nhân ái này của cha Zôxima thấm nhuần lòng nhân ái của Chúa thượng!... Người ta đem trẻ em đến cùng Chúa  để ngài rờ chúng. Môn đồ bèn rầy la họ. Jesus thấy vậy nổi. giận mà phán cùng họ rằng: "Hãy để trẻ con đến cùng ta, đừng cấm chúng nó, vì nước Đức Chúa Trời thuộc về chúng nó. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai chẳng nhận nước Đức Chúa Trời như một con trẻ, thì hẳn chẳng được vào đó".  Ngài bèn ẳm chúng nó đặt lên tay mà chúc phước cho nó. (16)  

 Để có lòng yêu trẻ con, cha Zôxima cũng phải lăn lóc trong bể khổ

Cha đã tự bạch. Chính cha Anfim đã truyền đạt cho cha yêu con trẻ. Những ngày đi hành hương người cha Anfim trầm lặng dễ thương đã ban phát bánh kẹo cho trẻ. Cử chỉ ấy tác động sâu sắc đến Zôxima , mới có lòng yêu thương trẻ em  Sau này cha Zô xi ma mới có lòng yêu thương trẻ em thắm thiết gắn với Chúa như vậy.

  Cha Zôxima yêu thương và có luận thuyết về sự yêu thương. Những luận thuyết yêu thương của lòng nhân ái bắt nguồn từ cuộc sống, từ cuộc đời của cha trải qua cơ sở thực tế. Không có một cơ sở lòng yêu thương nào của cha Zôxima là gượng ép, là đi nói theo giáo lý của kẻ rao giảng nào. Từ cuộc đời cha và cuộc đời của nhiều người mà cha biết và của Chúa, để cha hun đức nên lòng nhân ái của mình. Lòng nhân ái của cha được nuôi dưỡng từ cội nguồn gia đình. Cha lúc nào cũo cha Zôxima nhớ tới người anh yểu mệnh của mình.. Chính nỗi hoài niệm ấy tăng thêm lòng nhân ái cho cha Zôxima. Người anh của cha từ thuở nhỏ lúc nào cũng xin chim chóc, trẻ em tha thứ. Cha biết rằng làm như vậy lòng người nhẹ nhõm hơn, tình yêu sẽ bao trùm hơn, lòng vị tha được nhân lên.

   Có lòng nhân ái hiền minh, cha Zôxima đã kêu gọi con người vượt lên tội lỗi. Hoàn cảnh xấu, sức mạnh tội lỗi không thể lấn át khi con người có gan thực thi đạo tốt lành của mình. Cha kêu gọi chỉ có cách cứu rỗi hãy can đảm coi mình là người chịu trách nhiệm về tất cả các tội lỗi của mọi người thành tâm, bạn sẽ đi đến gần nước Chúa hơn. Cha Zôxima cũng nhắc nhở, nếu trút sự lười nhác và tội lỗi lên người khác thì nhiễm phải thói hung hãn của quỷ Sa tăng, con người lại đi về phía cái ác. Địa ngục tất nhiên không thể tránh khỏi. Cha Zôxima cũng nhắc nhở thêm cho ai, kể cả quan tòa khi chính mình cũng đang là kẻ phạm tội. Hãy tha thứ như Chúa. Một lần Phê rô hỏi Chúa: "Anh em phạm lỗi thì bày lần tha thứ được không?". Chúa mới trả lời: "Nếu anh em phạm lỗi ta không những bảy lần tha thứ mà bày mười lần tha thứ". Ý Chúa cũng như ý cỏ nhân phương Đông: "Dữ thiên nhân" (Đối với người thì thương yêu hết thảy, hay "Điềm đạm vi thương" (Điềm đạm là hơn)) (17). Conngười làm việc lành sẽ được cứu rỗi. Cha Zoxima nhắc nhở điều ấy. Bởi vì cha hiểu cái nghĩa lý của đời. Người công chính qua đời thì ánh sáng còn lại.

  Cha Zôxima thống thiết kêu gọi: "Hãy là người hiền minh và luôn luôn cao quý. Phải biết chừng mực, hãy thương yêu, hãy học biết điều đó, hãy lánh mình đi và cầu nguyện. Hãy yêu mến đất và sập mình xuống hôn đất. Hãy hôn đất, lại hãy yêu thương không ngững (Cha Zôxima luôn luôn kêu gọi như thế). Hãy yêu, hãy yêu không biết chán, yêu tất cả mọi người, yêu tất cả mọi vật, hãy tìm kiếm sự hân hoan và cuồng loạn ấy. Hãy làm cho mặt đất thấm nước mắt vui sướng của các bạn và yêu những giọt lệ ấy của bạn. Đừng hổ thẹn về sự cuồng loạn ấy, hãy yêu quí nó vì đó là ân sủng của Chúa ban cho, một ân sủng cực kỳ lớn lao mà không mấy người hưởng được, chỉ có những người biết yêu thương có tấm lòng nhân ái hiền minh mới có thể có ân sủng ấy".

  Cha Zôxima thể hiện lòng nhân ái hiền minh, lòng nhân ái có con mắt suy xét là như vậy. Lòng nhân ái ấy không bao giờ mù quáng, lòng nhân ái ấy đem lại tình thương thiết thực cứu rỗi loài người giữa cái ác đang ngtrị trêncõi dương thế. Lòng nhân ái hiền minh của cha Zôxima đối lập lại tất cả, cái ác và chính thể cầm quyền thống trị  đương thời và hậu thế. Những kẻ cầm quyền khi đi ngược lại quyền lợi của nhân loại bao giờ cũng thích làm cái ác. Mặc dầu họ che giấu ngụy trang dưới nhiều hình thức lương thiện giả vờ. Nhưng cái ác vẫn lộ ra. Hàn Phi Tử có nói: "Kẻ cầm quyền không cần lương thiện". (18)  Mao Trạch  Đông cũng nói: "Làm cách mạng không cần phải lịch sự, chỉnh chu. Cách mạng tất nhiên có kẻ bất hạnh và có kẻ không bất hạnh. Nó không phải là buổi diễn thuyết có văn vẻ". (19). Hàn Phi Tữ cũng lại nói: " Làm chính trị cũng như kẻ gội đầu, có phải bỏ sợi tóc nào cũng phải làm" (20)

    Những kẻ ác nhất định phải xuống địa ngục. Điều đó đã được chứng minh trong hàng ngìn năm của nhân loại và  trong kiệt tác "Anh em nhà Karammazôps. Những kẻ làm điều ác đều bị cõi linh thiêng trừng phạt. Một Ivan Fiôđôrôvits, kẻ thiết kế tiến trình giết cha, kẻ đang tâm làm điều ác phi luân, đầu óc bất tỉnh. Xmerđiakôp tự mình treo cố kết liễu đời mình. Rồi Fiôdôr Pavlôvits  bôi nhọ các bậc chân tu, đam mê nhục dục, tranh giành tình yêu với con cái, phỉ báng Chúa, không làm điều thiện bị chính đứa con hoang của mình là Xmerđiakốp  giết chết. Một KateriaIvanôvna tới phút cuối cùng, trước một con người bị án oan thế mà vẫn lên tiếng vu oan giáng họa để phải tan nát gia đình và mất cả tình yêu .

  Khác với triết lý kẻ ác, cha Zôxima nghiệm rằng ngoài " tôi tư duy là tôi tồn tại" (21), còn một mệnh đề nữa mà cha Zôxima biết là" tôi tồn tại bởi vì tôi yêu". Tình thường có sứ mệnh vĩnh hằng như vậy.

  Nếu không có tình yêu và tình thương, không có đức tin, không có lòng nhân ái hiền minh những kẻ đó chỉ ở trong địa ngục khổ đau. Vì họ không yêu được nữa. Những kẻ ác kiêu ngạo ấy sẽ tự hút máu mình trong sa mạc cô đơn, những kẻ ấy đời đời không đến được với Chúa Trời hằng sống. Họ đời đời cháy rong ngọn lửa đố kỵ của họ, họ đến với cái chết hư vô.

 

                                                      *

                                                 *         *

Tiểu thuyết gia vỹ đại Đôxtôiepxki cũng như nhiều tiểu thuyết gia vĩ  đại khác của Nga và của thế gới đều bằng tài năng nghệ thuật của minh tạo nên những nhân vật sống động, có cuộc sống khác thường mà nhiều khi người xây dựng, sáng tạo ra nó cũng không ngờ mình đạt một thành tích kỳ vỹ đến thế.

 Nghệ thuật xây dựng các nhân vật của Đôxtôiepxki đều như vậy. Các nhân vật của ông đều đạt cả chiều cao lẫn chiều sâu, chiều rộng lẫn chiều dài. Nhân vật và tác giả hòa làm một. Hai người như hình với bóng. Ta là người như là một, ta với người như một ma hai (22). Ba khtin đã chỉ rõ tính đa diện, đa thanh, đa chiều của các nhân vật Đôx tôiepxki . Nhân vật của Đôxtôiepxki có tính độc lập, tự chủ, tự động ở bên trong, khi đã thành công nó hầu như sống theo bản năng của nó mà rất ít chịu sự chi phối của tác giả... Tiếng nói, lời phát ngôn của nhân vật có giá trị như lời phát ngôn, tiếng nói của tác giả. Các nhân vật của Đôxtôiepxki bao giờ cũng hiện hữu như chính bản thân mình, với trí não, lương tâm của mình  mà không một ai có thể chi phối được. Vì vậy, tâm tư tình cảm của nhân vật hiện lên một cách đầy đủ như cuộc sống đời thường nhiều dạng, nhiều hình.

  Nhân vật cha Zôxima, Đôxtôixki dành cả tâm huyết, trải nghiệm của đời mình, lấy đời mình làm nguyên mẫu, nhà văn đổ công sức ,tâm huyết của mình vào nhân vật này. Và nó thành công rực rỡ. Nhân vật cha Zôxima hiện lên như là đại biểu cho cái thiện, cho lòng nhân ái, là  ánh sáng công chính xóa tan cái ác đang ngự trị trên thế gian. Điều này chính Đôxtôiepxki cũng không ngờ tới là nó có kết quả như vậy.

     Nhưng sau một thế kỷ, chúng ta thấy rằng những điều lo lắng của Đôxtôiepxki không xảy ra. Ngược lại nhân vật cha Zôxima bất tử. Nó sống thật hơn tất cả những bậc minh triết, nhân ái nào sống thật trên cõi đời này.

    Ta thấy rằng Vichto Huygô xây dựng cũng rất thành công nhân vật cha Phó Giáo chủ Phrôlô. Nhà văn đã thành công xây dựng nên một người coi linh hồn của chúng  sinh, nhưng đã trở thành nạn nhân của chính minh. Đã dễ cho giáo lý bị bẻ cong bởi bản năng tự nhiên của con người. Bởi vì trong ước muốn của đời thực, trong cha Phrôlô vẫn trổi dậy thân xác bị ẩn ức luôn luôn bừng trỗi dậy. Sự giằng xé giữa tâm linh, giữa thiện và ác, giữa thượng giới và trần thế, giữa giả nhân giả nghĩa và chân thực bao trùm lên người thầy tu và biến người thầy tu thành quỷ dữ!

  Cha phơ  trong " Những con chim ẩn mình chờ chết" cũng vậy. Nói chung sự thành của hai tiểu thuyết gia này cũng tầm cỡ thế giới. Nhưng có điều, mô tip phản diện ấy không mới và cũng có nhiều tiểu thuyết gia khác xây dựng và cũng thành công. Đôxtôiepxki xây dựng một con người chân tu đắc đạo về cuối đời đạt được toàn bích mà hợp lý, hợp tình, hướng cho nhân loại có niềm tin vào cái thiện. Điều đó càng có giá trị,  ý nghĩa nghệ thuật nhân lên gấp hai. Quả thật như vậy, những ý kiến của Zôxima, những luận thuyết nhân ái của cha, những việc làm của cha là tấm gương cho hậu thế noi theo sống và làm được như thế. Nếu con người sống và làm được một phần nhỏ như cha Zôxima mong muốn thì thế giới này sẽ bớt đi bao nhiêu là máu đổ vô nghĩa. Nếu con người làm điều thiện và đừng có  "thắng ni bất mỹ" (thắng trận đâu có tốt) thì hàng nghìn năm qua nhân loại sẽ không có cảnh núi xương sông máu 23).

   Cuối cùng điều mà cha Zôxima chỉ ra là làm thức tỉnh nhân loại đừng để cái ác hoành hành. Cái ác hoành hành không nhân danh được ai, không tạo ra một giá trị hữu ích cho nhân loại. Chỉ có cuối cùng nó đưa nhân loại đến con đường tiêu diệt lẫn nhau. Sau một thế kỷ, điều tiên đoán thiên tài cị cái ác chế ngự, nhân loại làm sao hiểu được cái áca cha Zôxima cũng là của Đô xtôiepxki đã thành sự thực làm cho nhân loại bừng tỉnh.

  Nhân vật cha Zôxima là một điển hình. Tác phẩm "Anh em nhà Karammazốp là một kiệt tác. Nó làm bộ mặt nhân loại thêm khả kính, thêm đáng yêu. Đúng như Abert Camuas đã nói : " Bí quyết của một kiệt tác là làm cho bộ mặt nhân loại thêm đáng yêu, khả kính". (24)

 

                                                     *

                                                  *    *

   Đốt (**) là một trong những thiên tài hiếm hoi, thiên tài của cái thiện, của lòng nhân ái. Qua nhân vật cha Zôxima, ta thấy Đôxtôixki là một nhà nhân ái thiên tài, một tiếng chuông thức tỉnh và cảnh báo cho nhân loại . Nhưng nhân loại bị cái ác chế ngự, nhân loại làm sao hểu được những tiên đoán của Đôxtôiepxki. Chỉ có thời gian mới làm cho nhân loại bừng tỉnh khỏi cái sự u mê, mê muội của mình. Bao nhiêu là máu đổ ra bởi những kẻ ác, bởi những bạo chúa lấy con người ra làm vật thí nghiệm cho những mưu mô, những trò chơi, những đam mê, những dục vọng cá nhân của mình.

  Đôxtôiep xki không chỉ là nghệ sĩ lớn nhất ở thế kỷ XIX mà còn lớn nhất mãi mãi sau này!

  Nhưng ta cũng không nên quên rằng, trong thế giới quan sáng tác của Đôxtôiepxki cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn sâu sắc, những mâu thuẫn này thường bộc lộ trong sáng tác của nhà văn. Đó cũng là hạn chế tất yếu về lịch sử mà Đôxtôiepxki sống trong thời đại của mình.

  Những người Việt Nam chúng ta, tuy được tiếp xúc, được đọc Đôxtôiepxki muộn màng, nhưng chúng ta cũng đủ yêu mến, kính trọng ông với một sự khâm phục bội phần, một sự ngưỡng vọng tài năng vô song của một thiên tài có cái nhìn nghệ thuật thấu thị.

  Chúng ta học tập ở ông rất nhiều trong cách sống, cách viết, thái độ trước cuộc sống, trước cái ác; học tập ở lòng nhân ái hiếm có để làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn. Con người sống xích lại gần với nhau hơn. Và một ngày nào đó, khi cái thiện ngự trị thế gới, đẩy lùi cái ác ra một khoảng xa thì lúc ấy trên hành tinh này sẽ bớt những mặc cảm, bớt những cuộc thác loạn, những cảnh đổ máu, con người thực sự có đức tin, sống với đức tin!

                                          Hà Nội, ngày 5 - 6 - 1992

                                                         Đ - H  

CHÚ THÍCH:

1 -  Ý kiến của Bakhtin - Nhà phê bình lỗi lạc Nga

2 - Ý trong Luận ngữ - Khổng tử

3 - Kinh Phật

4 - Đạo đức kinh

5 - Trích Kinh Thánh (Cựu ước và Tân ước)

6 - Ca dao & Tục ngữ Việt Nam  - 2 tập

7 - Y thuật - Hải thượng Lãn ông , Lê hữu Trác.

8 - Y thuật, Hải thượng Lãn ông - Lê Hữu Trác.

9 - Vương Duy thi tập

10 - Ý Kinh Thánh.

11 - Lời Mao Chủ tịch - Bàn về mâu thuẫn.

12 - Sứ mệnh văn nghệ - Camus

13 - Lời Tào Tháo - Tam Quốc diễn nghĩa.

14 - Lời Tào Tháo - Tam Quốc diễn nghĩa

15 - Kinh Phật

16 - Kinh Thánh

17 - Đạo đức kinh

18 - Hàn Phi Tử

19 - Hàn Phi Tử

20 - Trích lời Mao Trạch Đông - Diên An khởi nghĩa.

21 - Lời nhân vật kích Siếc pia

22 - Thơ Tản Đà - Tản Đà tuyển tập

23 - Ý Đạo đức kinh.

24 - Sw mệnh văn nghệ - Camus

SÁCH THAM KHẢO:

A - Tiếng việt:

1 - Gã khờ - Sài Gòn 1971

2 - Thằng ngốc - NXB Văn học thập kỷ 70 thế kỷ trước.

3 - Đêm trắng -     nt -

4 - Tội ác và Trừng phạt  - nt -

5 - Đạo đức kinh

6 - Nam hoa kinh

7 - Tục ngữ cà ca dao Việt Nam - Tuyển tập Hồ Chí Minh

9 - Thơ ca Cách mạng Việt Nam

10 - Sứ mệnh văn nghệ - Abret Camus

11 - Thơ Đường 2 tập - Nhà xuất bản Văn hoa 1961

12 - Khổng tử

13 - Nho Giáo

14 - Kinh Thánh

15 - Thơ văn chống Pháp

16 - Tiếng chim hót trong bụi mận gai

17 - Nhà thơ Đức Bà Paris

18 - Thơ Tản Đà

19 - Phật học

20 - Tạng thư

21 - Đạo Hồi

22 - Nhà văn Việt Nam hiện đại (ba tập)

23 - Tam Quốc diễn nghĩa

24 - Triết học Mác lênin

25 - Phê bình của Bakhin

26 - Đêm trắng

27 - Lí luận văn học Việt Nam

28 - Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn Ông - Cuộc đời và sự nghiệp y học.

29 - Hàn Phi tử

30 - Kinh Vĩnh Nghiêm

31 - Bàn về mâu thuẫn.

 

Tiếng Trung:

 

1      - Tuyển tập Mao Trạch Đông -  泽东 选集

2      - Trích lời Mao Chủ tịch - 主席的话 (提取)

3      - Tam Quốc diền nghĩa - 三国采取意

4      - Tiểu sử Mao Trạch Đông - 泽东 传记

5      - Binh pháp Tôn tử - 孙子兵法

6      - Thơ từ Mao Chủ tịch -泽东主席的诗歌

7      - Nhân dân nhật báo (trích) thập kỷ 60 thế ký trước.- 人民日报 , 上个世纪60年代

8      - Thông báo khoa học, văn hoc - 科学通知, 文学

9      - Nam Tư có phải nước xã hội chủ nghĩa không? - 南斯拉夫是-  一个社会主国家

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét